You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH - ĐẠI HỌC UEH


KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------------+-----------

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN

Giảng viên ThS. Hoàng Xuân Sơn


Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ MỸ LỆ
MSSV 31201021121
Khóa - Lớp K46 - AD006
Mã lớp HP 22D1HIS51002618
ĐỀ BÀI

Bằng những kiến thức đã học về môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
anh, chị hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm
1945, Đảng và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối như
thế nào để có thể vượt qua tình thế trên (1945-1946)? (4 điểm)

2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai
đoạn trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị rút ra được bài
học kinh nghiệm nào cho bản thân? (6 điểm)
BÀI LÀM
1. Những chủ trương, đường lối mà Đảng và chính quyền cách mạng đã đưa
ra trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm
1945:

  Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất
nghiêm trọng. Cuối tháng 8/1945, lấy danh nghĩa quân Đồng minh, gần 20 vạn
quân Tưởng, theo gót là lực lượng phản động Việt Nam Quốc dân Đảng và  Việt
Nam Cách mạng đồng minh Hội ồ ạt kéo vào miền Bắc nước ta. Chúng ráo riết
thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động.
Đằng sau quân Tưởng là Mỹ với dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ “ủy trị”
của họ. Ở miền Nam, cũng với danh nghĩa quân Đồng minh, quân Anh vào giải
giáp quân Nhật, núp sau quân Anh là quân Pháp. Ngày 23/9/1945, quân Pháp nổ
súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Chưa bao
giờ trên đất nước ta cùng một lúc có nhiều kẻ thù hung bạo và xảo quyệt như lúc
này. Đồng thời lúc này hệ thống chính quyền còn non trẻ, yếu kém , đất nước bị
tàn phá nặng nề, nạn đói xảy ra vô cùng nghiêm trọng làm gần 2 triệu người chết.
Có tới 50% ruộng đất bị bỏ hoang, nền kinh tế xơ xác, kiệt quệ, 95% dân số thất
học, mọi người lưu lạc khắp nơi. Vận mệnh nước Việt Nam mới “như ngàn cân
treo sợi tóc”.
Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh, sau ngày tuyên bố
độc lập, vào 3/9/1945 Chính phủ lâm thời đã nêu 6 việc cần phải làm cấp bách:
phát động chiến dịch tăng gia để cứu đói; mở phong trào chống nạn mù chữ; sớm
tổ chức tổng tuyển cử; mở phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm chính; bỏ thuế
thân, thuế chợ, thuế đò; tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết để tập
trung vào 3 nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Vào
10 - 11/9/1945 Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng đề ra các nhiệm vụ về chính
trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, trong đó “nhiệm vụ chính, trọng
tâm trong lúc này là củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, quân sự để
giữ vững nền độc lập”.
Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến
quốc. Trong Kháng chiến kiến quốc, Đảng xác định mục tiêu là giải phóng dân
tộc với khẩu hiệu là “dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết” nhưng không phải giành
độc lập mà giữ vững độc lập. Đảng cũng chỉ rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là
thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
Để thực hiện các nhiệm vụ đó Trung ương đề ra các công tác cụ thể:
 Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính
thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân.
 Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức
và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.
 Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc "bình đẳng tương trợ", thêm bạn bớt
thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới
Thạch và chủ trương "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.
 Xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà và tổ chức kháng chiến ở miền
Nam
 Về bộ máy lãnh đạo
 “Vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền Nhà nước”.
Vì vậy ngày 06/01/1946 tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội, với hơn 89% cử tri đi
bầu và đã bầu ra được 333 đại biểu. 02/03/1946 Quốc hội thông qua phiên họp
đầu tiên danh sách chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau
bầu cử Quốc hội, các địa phương cũng đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân
các cấp theo phổ thông đầu phiếu. Đến cuối năm 1946 Hiến pháp đầu tiên của
nước ta ra đời.
 Về quân đội

Đảng ta coi trọng việc xây dựng và phát triển công cụ bảo vệ chính quyền
cách mạng như quân đội, công an. Lực lượng vũ trang tập trung được phát triển
về mọi mặt. Cuối 1946, lực lượng quân đội thường trực mang tên Quân đội quốc
gia Việt Nam có 8 vạn người. Việc vũ trang quần chúng cách mạng, quân sự hoá
toàn dân được thực hiện rộng khắp.  
 Về kinh tế

+ Biện pháp trước mắt: Kêu gọi mọi người thực hành tiết kiệm nhường cơm,
sẻ áo giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện “hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”, “Tuần lễ
vàng”.
+ Biện pháp về lâu dài: Phát động tăng gia sản xuất, đắp đê, khai hoang vỡ
hóa. Thực hiện giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân và các thứ vô lý khác. Tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia lại cho dân cày nghèo, chia lại ruộng
đất công.
 Về giáo dục

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chỉ Minh ký sắc lệnh mờ Nhà bình dân học vụ,
phát động phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân. Đến 03/1945 ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ có 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên, các trường trung học, tiểu
học phát triển mạnh. “Ngày 10/10/1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 45/SL thành
lập một ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội" nhằm đào tạo giáo viên văn khoa
trung học, và để nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng một nước độc
lập và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.

 Thực hiện sách lược hoà hoãn, tranh thủ thời gian chuẩn bị toàn quốc
kháng chiến
Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính
phủ ta thực hiện sách lược phân hóa kẻ thù, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ thù.
 Đối với quân Tưởng và quân tay sai
Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với
quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền
Nam. Đồng thời nhận cung cấp lương thực và lưu hành đồng Quan kim, Quốc tệ.
Nhượng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ cho bọn tay sai của
Tưởng. 11/11/1945 Đảng tạm rút vào hoạt động bí mật với “sách lược” tự giải
tán, chi để lại một bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa là Hội nghiên
cứu chủ nghĩa Mác.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân
nhượng trên nguyên tắc: Chính quyền được giữ vững, Đảng phải lãnh đạo chính
quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Chính phủ, độc lập chủ quyền
của đất nước phải được tôn trọng.
 Đối với quân Pháp ở miền Nam
Đảng cũng đã chọn giải pháp thương lượng với Pháp, nhằm mục đích: tránh
tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời
gian hoà hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi.
6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp
định sơ bộ - thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, đã đưa đất nước ta thoát
khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, cuộc đàm phán
chính thức của hai chính phủ được tổ chức tại Phông-tên-ơblô kéo dài hai tháng
nhưng cuối cùng thất bại. Để kéo dài thời gian hòa hoãn và tranh thủ xây dựng
lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9
tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.
Tranh thủ thời gian hoà hoãn này, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tích cực đẩy
mạnh sản xuất, ổn định đời sống, tích trữ lương thực, phát triển lực lượng vũ
trang, xây dựng các chiến khu, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, chính quyền
nhân dân được củng cố vững chắc hơn, Hiến pháp được Quốc hội thông qua; tích
cực tuyên truyền trong nước và quốc tế về cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân
tộc ta. Qua lãnh đạo đấu tranh và xây dựng, Đảng đã lớn mạnh cả về số lượng và
chất lượng. Từ CMT8 đến 12/1946 số lượng Đảng viên từ 5.000 đã tăng lên
20.000 người. Đối với việc củng cố và phát triển lực lượng, quân và dân ta đã
tích cực sẵn sàng về quân sự và chính trị để đối phó với những bất trắc có thể xảy
ra.
Lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chính quyền nhân dân, vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc (từ 9/1945-12/1946), Đảng ta đã đưa đất nước vượt qua
những thử thách hiểm nghèo, củng cố và phát huy thành quả Cách mạng Tháng
Tám, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng
trong giai đoạn trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị
rút ra được bài học kinh nghiệm nào cho bản thân

2.1 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

* Ý nghĩa lịch sử của sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1945-1946
 Công cuộc xây dựng lại đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đã
cho thấy được vai trò lãnh đạo vô cùng to lớn của Đảng, sự lãnh đạo đúng đắn là
nền móng quan trọng nhất để khôi phục và phát triển một đất nước.
 Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là thắng lợi có ý

nghĩa chính trị to lớn trong việc củng cố khối đoàn kết toàn dân, trong cuộc đấu
tranh bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc góp phần
nâng cao uy tín của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.
 Việc giải quyết những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám chứng tỏ:
nhân dân ta rất yêu nước, tin tưởng và gắn bó với chế độ mới, đoàn kết xung
quanh Đảng và Chính phủ, phát huy quyền làm chủ đất nước. Đảng và Chính phủ
mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương sáng suốt đưa đất
nước ta vượt qua mọi thử thách một cách tài tình, sẵn sàng bước vào cuộc chiến
đấu lâu dài.
 Những thành quả qua sự lãnh đạo của Đảng đã bảo vệ được nền độc lập

của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng
đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hoà;
chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn
quốc sau đó.

* Bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1945-1946
 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo

vệ chính quyền cách mạng.


 Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù
chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu
tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể.
 Tận dụng khả năng hoà hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền

nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh
lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.

2.2 Bài học kinh nghiệm cho bản thân

Qua những sự kiện trên đây em rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho
bản thân mình đó là:
 Lên kế hoạch xác định rõ mục tiêu, trọng tâm cho kế hoạch ở hiện tại và

trong tương lai. Phải biết nắm bắt mọi cơ hội xung quanh mình, tận dụng thời
gian và đưa ra những quyết định vào thời điểm phù hợp.
 Phải biết tự đánh giá, chỉnh đốn bản thân, lắng nghe góp ý của mọi người

xung quanh những mặt chưa tốt, tránh thái độ bảo thủ lúc nào cũng nghĩ mình
làm đúng.
 Phải biết thích nghi với mọi hoàn cảnh sống, không nên xử lý công việc

một cách thụ động, có kế hoạch dự bị để ứng phó với các vấn đề xảy ra trong
tương lại một cách hiệu quả nhất
 Phải biết thể hiện cảm xúc của mình đúng nơi đúng lúc, thêm bạn bớt thù

đồng thời nên nhường nhịn nhau, giảm cái “tôi” của bản thân để có thể duy trì
các mối quan hệ lâu dài.
 Đoàn kết là sức mạnh vì vậy khi sống trong một tập thể (trường học, công

ty, …) thì không nên chia bè xẻ lứa, không nên nói xấu nhau gây mất đoàn kết
mà phải luôn đề cao sức mạnh tập thể, cùng nhau chia sẻ và giúp đỡ khi mọi
người gặp khó khăn.
 Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lí luận chính trị, bồi đắp lí

tưởng cách mạnh trong sáng, đồng thời nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức
chuyên môn của bản thân bằng cách học hành với một thái độ nghiêm túc, tham
gia công cuộc xây dựng và đổi mới Đảng, đổi mới Tổ quốc giúp cho nước nhà
ngày càng văn minh, phát triển hơn.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài Kiểm Tra. 2017. Chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà nước nhằm xây
dựng, bảo vệ quyền cách mạng, giữ độc lập dân tộc. . [online] Truy cập tại:
<https://baikiemtra.com/lich-su/chu-truong-bien-phap-cua-dang-va-nha-nuoc-
nham-xay-dung-bao-ve-chinh-quyen -cach-mang-giu-gin-doc-lap-dan-toc-
2394.html> [Truy cập 24/3/2022].

Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội

Yên, L., 2013. Xây dựng và bảo vệ chính quyền sau cách mạng tháng
tám . [online] Ban Nội Chính Trung ương. Truy cập tại:
<https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201309/xay-dung-va-bao-ve-chinh-
quyen-sau-cach-mang-thang-tam-292407/> [ Truy cập 24/3/2022].

123docz.net. 2015. Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung
ương đảng ngày 25111945. [online] Truy cập tại:
<https://123docz.net/document/2820734-tieu-luan-chu-truong-khang-chien-kien-
quoc-cua-trung-uong-dang-ngay-25111945.htm> [Truy cập 25/3/2022].

________Hết_______

You might also like