You are on page 1of 8

Chống giặc dốt:

-Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Chống nạn
thất học” - “Diệt giặc dốt”, huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban Bình
dân học vụ từ huyện đến xã, với phương châm: người biết chữ dạy
người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dôt được phát động rộng rãi
thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người người đi học, cả nhà đi
học. Con biết chữ dạy cha mẹ, anh biết chữ dạy cho các em. Học ban
ngày, học buổi trưa, buổi tói, khắp thôn xóm ở đâu cũng tập đọc, tập
viết. Khẩu hiệu “Đi học là yêu nước” đã trở thành phong trào cách
mạng sinh động ở tất cả các thôn, xóm. Nhân dân tự nguyện cho
mượn nhà, bàn ghế, cánh cửa, ván gỗ làm bảng, làm bàn, làm lớp học,
giúp đỡ nhau giấy bút mực, ban ngày lao động sản xuất, buổi tối, buổi
trưa tranh thủ học tập.
Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi người
tự nguyện, tự giác tham gia học tập, chính quyền và Ban Bình dân học
vụ các địa phương đã sáng tạo ra nhiều biện pháp huy động mọi người
đi học như: đón đường hỏi chữ, dựng 2 cổng: “vinh quang” và “cổng
mù” (ai biết chữ cho đi cổng vinh quang, ai chưa biết chữ đi cổng
mù). Vì thê ai ai cũng chăm lo học tập.
Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự tận tụy, nhiệt tình
của chính quyền và Ban Bình dân học vụ các cấp chỉ trong thời gian
ngan nhiều người trong huyện đã biết đọc, biết viết. Tính đến cuối
năm 1946, toàn huyện Thọ Xuân đã tổ chúc hàng trăm lớp học, thu
hút hàng ngàn người đi học. Nhiều cán bộ Bình dân học vụ đã lặn lội
với phong trào như các ông: Trịnh Quang Tân, Lê Đãng Các, Hoàng
Hải, Lê Huy Hớn...
Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông
Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến
trường. Trường Tiểu học thị trấn Thọ Xuân, Bái Thượng, Quảng Thi
được xây dựng hoàn thiện từ lóp nhất đến lóp năm.
Có thể khẳng định: chế độ mới đã tổ chức cho toàn dân học tập
nâng cao dân trí xã hội. Phong ưào Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính
trị xã hội sâu sắc.
Bà con sử dụng chai, lá chuối, than để khắc phục nạn thiếu dầu, thiếu giấy, thiếu
phấn. Có người dùng nia, nong, ván thay giấy, thậm chí viết cả dưới đất. Nhiều
cụ già 60 tuổi, cả những bà lão, phụ nữ con bế con bồng cũng cắp vở đi học.
Trên các con đường vào làng, vào chợ đều có cổng đố chữ, ai biết chữ
mới được vào. Toàn dân đi học là một trong những nét tiêu biểu nhất
cho khí thế của một dân tộc đang vươn lên làm chủ vận mệnh của
mình. Nhiều câu ca dao ra đời động viên khích lệ người người đi học:
 
Không ham của cải anh đâu
Ham người biết chữ để bầu người thay
Không ham bồ lúa anh đầy
Ham anh biết chữ làm thầy bình dân
-Chống giặc ngoài:
Đối với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cảnh
giác và sẵn sàng chiến đấu. Ngày 5/9/1945, Người kêu gọi: “(Nhân
dân Việt Nam) cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì
mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần
nữa… Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn
sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”.
Để đối phó với sự công kích trực diện của kẻ thù, ngày 11/11/1945,
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán và rút vào hoạt động
bí mật, đồng thời thành lập Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, hoạt động
công khai.
Bấy giờ, để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt
động cách mạng, Đảng ta đã chỉ đạo phát triển rộng khắp các tổ chức
quần chúng, mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân. Chẳng hạn, trong
các xí nghiệp thì có ủy ban công nhân (sau đổi thành ủy ban xí
nghiệp); tổ chức lực lượng Thanh niên cứu quốc, Tự vệ chiến đấu (kể
cả trong học sinh, thanh niên Công giáo và hướng đạo); tổ chức Phụ
nữ cứu quốc; tiếp tục phát triển Hội Văn hóa cứu quốc; đồng thời hình
thành nhiều tổ chức quần chúng khác như Công thương cứu quốc
đoàn, Cựu binh sĩ cứu quốc đoàn, Liên đoàn Công giáo cứu quốc, Hội
Phật giáo cứu quốc…
Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ban hành chỉ thị về kháng chiến
kiến quốc (mật), nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp
xâm lược” nên “chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận Dân tộc
thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”, đồng thời “phải củng cố
chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện đời sống cho nhân dân”, “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy
định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”.
Đối với vấn đề ngoại xâm, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta đã ký Hiệp
định Sơ bộ với Pháp, đồng ý cho 15.000 quân Pháp thay thế quân
Tưởng giải giáp quân Nhật. Đến tháng 6/1946, toàn bộ quân Tưởng
rút khỏi Việt Nam; bọn phản động mất chỗ dựa nên ra sức chống phá,
nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp đã mưu toan đảo chính lật
đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 7/1946, âm mưu
của chúng bị vạch trần, thông qua sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu. Vụ
phá án đã đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng, làm tan rã hệ
thống tổ chức của một đảng phản động, phá vỡ liên minh phản cách
mạng giữa bọn phản động bên trong với thế lực xâm lược bên ngoài.
-Củng cố lực lượng
Ngày 10 và 11/9/1945, Hội nghị cán bộ Bắc kỳ của Đảng đã ra nghị
quyết, trong đó về vấn đề chính quyền, nghị quyết nêu rõ: huy động
các hạng nhân tài và chính trị phạm ra giúp việc; cấp tốc tổ chức các
ủy ban nhân dân các làng, các phố; thi hành thống nhất các chương
trình của Việt Minh và do Chính phủ quyết định…
Ngày 11/9/1945, với bút danh Chiến Thắng, Hồ Chí Minh nêu “cách
tổ chức các ủy ban nhân dân” (làng, huyện, tỉnh, thành phố), đăng trên
báo Cứu quốc. Theo đó, mỗi ủy ban có từ 5 - 7 người, gồm một chủ
tịch, một phó chủ tịch, một thư ký, một ủy viên phụ trách chính trị,
một ủy viên phụ trách kinh tế - tài chính, một ủy viên phụ trách quân
sự, một ủy viên phụ trách xã hội. Người nhấn mạnh: “Ủy ban nhân
dân tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ
mới, khác hẳn các cơ quan do bọn thống trị cũ đặt ra”. Bấy giờ, để tập
hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động cách
mạng, Đảng ta đã chỉ đạo phát triển rộng khắp các tổ chức quần
chúng, mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân. Chẳng hạn, trong các xí
nghiệp thì có ủy ban công nhân (sau đổi thành ủy ban xí nghiệp); tổ
chức lực lượng Thanh niên cứu quốc, Tự vệ chiến đấu (kể cả trong
học sinh, thanh niên Công giáo và hướng đạo); tổ chức Phụ nữ cứu
quốc; tiếp tục phát triển Hội Văn hóa cứu quốc; đồng thời hình thành
nhiều tổ chức quần chúng khác như Công thương cứu quốc đoàn, Cựu
binh sĩ cứu quốc đoàn, Liên đoàn Công giáo cứu quốc, Hội Phật giáo
cứu quốc…Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại
71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra
333 đại biểu. Hai Đảng đối lập trong Chính phủ là Việt Quốc và Việt
Cách không tham gia bầu cử; trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã
đồng ý công nhận thêm 70 ghế thuộc các đảng này, nâng tổng số đại
biểu là 403. Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn
ra trong điều kiện chiến sự, có sự cản trở, phá hoại của bọn phản động
và sự hạn chế đi lại nhưng có đến 89% cử tri đi bầu; thậm chí ở Trung
bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã có đổ máu, với ít nhất 42 cán bộ của ta
hy sinh. Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên
hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; với hai đảng
đối lập, Việt Quốc nắm một số bộ gồm Kinh tế, Ngoại giao, Việt
Cách nắm chức Phó Chủ tịch Chính phủ, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế -
Lao động, Canh nông. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm
1946 tại kỳ họp thứ hai.
--Đối với giặc ngoài, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ:
trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng sẽ “trao” Đông Dương
lại cho Pháp, miễn là Pháp mang đến cho chúng những lợi ích quan
trọng. Do vậy, kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp. Tuy
nhiên, để tập trung đối phó với thực dân Pháp, cần phải hòa hoãn,
nhân nhượng với quân Tưởng, nhằm tránh phải đối đầu với cả hai kẻ
thù cùng một lúc.

Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta đề ra chính sách “Hoa - Việt thân
thiện”, có những nhân nhượng nhất định: cho quân Tưởng tiêu tiền
“quan kim” (mặc dù điều đó làm cho tài chính và thương mại của ta
càng thêm nguy ngập); cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng
(khi đất nước chưa qua khỏi nạn đói); về quân sự, tránh xung đột với
quân Tưởng, tỉnh táo để không rơi vào âm mưu và hành động khiêu
khích đảo chính của chúng; về chính trị, mở rộng Chính phủ lâm thời
thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, “chấp thuận” một số đại diện của
Việt Quốc, Việt Cách (tay sai của Tưởng) tham gia Chính phủ… Đặc
biệt, Đảng ta đã quyết định rút vào hoạt động bí mật. Đây là sự nhìn
nhận và xử trí cực kỳ nhạy bén, sáng suốt, tránh được sự đối đầu có
thể dẫn tới đổ vỡ. Tuy nhiên, trong những điều kiện và hoàn cảnh cho
phép, nhân dân ta cũng công khai những hành động cần thiết để khẳng
định ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết bảo vệ thành
quả cách mạng đã giành được.
Với sách lược khôn khéo trong quan hệ với quân Tưởng và các thế
lực tay sai của chúng, Đảng và nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu và
hành động khiêu khích, lật đổ chính quyền của địch, bảo vệ vững chắc
được thành quả Cách mạng Tháng Tám; góp phần quan trọng vào
việc ổn định miền Bắc, tập trung sức chống thực dân Pháp xâm chiếm
Nam Bộ.

Để ứng phó với thực dân Pháp, đúng như nhận định của Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, ngày
28-2-1946, Chính phủ Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Đờ Gôn đã ký
“Hiệp ước Hoa - Pháp”, thỏa thuận để quân Pháp ra miền Bắc thay thế
quân Tưởng “canh giữ tù binh Nhật” và giữ trật tự theo hiệp ước quốc
tế. Có thể khẳng định, đây thực chất là sự mua bán chính trị, ngã giá
về lợi ích dân tộc hẹp hòi giữa các thế lực đế quốc trên lưng nhân dân
Việt Nam - một sự áp đặt như “việc đã rồi”, bất chấp Chính phủ và
nhân dân ta có thừa nhận hay không.

Lường trước tình huống phức tạp trên, Đảng và Chính phủ ta quyết
định tạm thời hòa hoãn với Pháp, cho quân Pháp ra miền Bắc, nhằm
tránh tình thế cùng một lúc phải đấu tranh với nhiều kẻ thù, bảo toàn
thực lực, tạo thêm thời gian củng cố chính quyền và thành quả cách
mạng, tǎng cường tiềm lực để đưa cách mạng tiến lên; đồng thời để
sớm gạt được quân Tưởng ra khỏi nước ta và loại trừ bọn tay sai của
chúng. Đây chính là sách lược “Hòa để tiến” của ta. Tuy nhiên, chính
nhiều quan chức chính quyền và quân đội Pháp cũng phải thừa nhận
một thực tế là họ không thể dễ dàng đưa quân vào miền Bắc nếu
không đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh.

Chấp nhận tạm thời hòa hoãn và có nhân nhượng cần thiết để quân
Pháp ra miền Bắc, nhưng không phải hoàn toàn theo “Hiệp ước Hoa -
Pháp”, mà phải theo những điều khoản đàm phán ký kết trong “Hiệp
định sơ bộ Việt - Pháp” (ngày 6-3-1946), cụ thể nước Pháp công nhận
Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài
chính riêng trong Liên bang Đông Dương và Khối liên hiệp Pháp;
Việt Nam thỏa thuận cho quân đội Pháp vào thay quân đội Trung Hoa
dân quốc (quân đội Tưởng Giới Thạch) trong thời hạn không quá 5
năm; hai bên đình chiến, quân đội hai bên giữ nguyên vị trí đóng quân
để tiến hành đàm phán chính thức.

Để thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng và toàn dân, Trung
ương Đảng ra Chỉ thị “Hòa để tiến” (ngày 9-3-1946), nhằm nhắc nhở
và đề phòng xu hướng “tả” khuynh, không muốn hòa với Pháp, không
tin chủ trương hòa với Pháp là đúng. Xu hướng này có thể xuất phát
từ lòng yêu nước chính đáng, nhưng nông nổi, có thể dẫn đến hành
động tự phát, dễ bị bọn phản động khiêu khích. Đồng thời tránh cả xu
hướng “hữu” khuynh, ngây thơ tưởng rằng Hiệp định Việt - Pháp đã
giúp dân tộc ta tránh được mọi khó khǎn rồi. Xu hướng này dễ gây ảo
tưởng, mất cảnh giác, không chuẩn bị đối phó với mọi bất trắc, dẫn
đến bị động nếu thực dân Pháp tráo trở. Cẩn trọng hơn, ngay sau khi
ký kết “Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp”, Chính phủ ta cử một phái đoàn
sang thăm viếng, giữ “quan hệ hòa hảo” với Chính phủ Trùng Khánh
(ngày 18-3-1946).

Thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp là một đòn nặng đánh vào dã
tâm thâm độc phá cuộc đàm phán Việt - Pháp, “đuổi” nhanh quân
Tưởng ra khỏi bờ cõi, góp phần làm tan rã bọn phản động tay sai của
chúng.

Tuy nhiên, việc bảo vệ thành quả và phát triển lực lượng cách mạng
của ta từ sau “Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp” diễn ra hết sức cam go.
Một mặt, ta kiên trì đấu tranh ngoại giao, duy trì khả nǎng hòa hoãn,
tỏ rõ lập trường hòa bình, hữu nghị với chính quyền Pháp; mặt khác,
kiên quyết đấu tranh đẩy lùi những âm mưu, hành động khiêu khích,
lấn tới của quân Pháp.

Với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh có chuyến thăm nước Pháp (từ ngày 31-5-1946); trực tiếp tham
gia đoàn đàm phán giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Chính phủ Pháp (từ ngày 6-7-1946), nhưng không đạt kết quả.
Cũng trong khoảng thời gian trên, quân Pháp đã ngang nhiên chiếm
đóng trái phép trụ sở Phủ toàn quyền cũ ở Hà Nội (ngày 25-6-1946),
kế hoạch đảo chính lật đổ Chính phủ ta (ngày 14-7-1946), lập “Chính
phủ Nam kỳ tự trị”… đã lật tẩy mưu đồ tiến hành chiến tranh xâm
lược trước sau không đổi của giới cầm quyền hiếu chiến Pháp. Dù
vậy, trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính
phủ Pháp bản “Tạm ước Việt - Pháp” (ngày 14-9-1946), thể hiện thiện
chí hòa bình trước sau như một của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Mặt khác, để Đảng, Chính phủ và nhân dân ta có thêm thời gian và
điều kiện xúc tiến nhanh việc chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối phó
với những bước leo thang phiêu lưu mới của thực dân Pháp.

Đến tháng 12-1946, không thể chấp nhận hơn được nữa những yêu
sách và hành động phản trắc, ngang ngược của quân Pháp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
--Ngoại dao:
Giai đoạn 1945-1946: Đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn của của đất
nước nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng. Nhà nước độc lập
non trẻ đứng trước vô vàn thử thách (chính quyền vừa ra đời, kinh tế
đình đốn, ngân sách trống rỗng, chưa được nước nào công nhận, thiên
tai liên miên, đặc biệt là 30 vạn thù trong, ngoài ra còn có giặc ngoài).
Có thể nói nước ta trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng cộng sản Việt
Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã thực hiện
những sách lược hết sức đúng đắn, khôn khéo vừa kiên quyết vừa linh
hoạt: lúc hoà với Tưởng, tập trung sức chống Pháp xâm lược ở miền
Nam, rồi hoà với Pháp với việc ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng
Ba 1946 để đuổi Tưởng về nước, góp phần giữ vững Nhà nước độc
lập non trẻ.
- Giai đoạn 1947-1954: Ngoại giao phục vụ cuộc kháng chiến trường
kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Ngoại giao đã phối hợp với chiến
trường, đấu tranh chính trị chủ động triển khai hoạt động quốc tế,
tranh thủ đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là hình
thành liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia chống kẻ thù chung;
xây dựng quan hệ với Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Ấn Độ…
Tranh thủ thuận lợi do thắng lợi của chiến dịch biên giới đưa lại,
ngoại giao đã thành công thúc đẩy thế giới công nhận và thiết lập
quan hệ ngoại với Việt nam. Đầu năm 1950, lần đầu tiên chúng ta đã
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, Liên Xô, các
nước dân chủ nhân dân ở châu Á, Đông Âu. Các nước xã hội chủ
nghĩa đã trở thành chỗ dựa quan trọng cho cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Phối hợp với mặt trận quân sự, Việt nam đã tham gia
Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, buộc các nước lớn công nhận
các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông
Dương, giải phóng được miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam chuyển
sang giai đoạn mới.

You might also like