You are on page 1of 7

2. Đường lối kháng chiến toàn quốc của Đảng và quá trình thực hiện từ 1946-1950.

a. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
*Nguyên nhân kháng chiến bùng nổ:
- Từ cuối tháng 10-1946, tình hình chiến sự ở vn vô cùng căng thẳng, nguy cơ dẫn đến một cuộc
chiến tranh giữa VN và Pháp tăng dần.
- Cuối tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng thành phố Hải Phòng, Lạng
Sơn , tiếp đó chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, tấn công vào các vùng tự do của
Nam Trung Bộ và Nam Bộ, hậu thuẫn cho lực lượng phản động xúc tiến thành lập cái gọi là
“chính phủ Cộng Hòa Nam Kỳ”
- 18/12/1946, đại diện Pháp tại Hà Nội đơn phương tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với chính phủ
VN,đưa liên tiếp 3 tối hậu thư

=> thiện chí hòa bình của chính phủ và nhân dân VN bị thực dân Pháp cự tuyệt, không còn cách
nào khác Đảng và nhân dân VN phải đứng lên chống lại thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập
và chính quyền cách mạng. Nói như chủ tịch Hồ CHí Minh “ta với Pháp không còn 1% cơ hội hòa
hoãn nào nữa, thì cuộc kháng chiến phải bùng nổ” -> tiến hành cuộc kháng chiến

Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch:
"Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ. ...
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức
chống thực dân Pháp cứu nước. ...
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân
tộc ta"

* Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp:
-Thể hiện qua các văn bản:
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945)
Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946)
Chỉ thị Hòa để tiến (9-3-1946)
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8-1947)
-Nội dung cơ bản của đường lối
+,Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân phản động Pháp
xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất.
+, Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến
này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt
Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới. Cho nên cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân
tộc giải phóng và dân chủ mới.
+, phương châm của cuộc kháng chiến: kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện, kháng
chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
+,Triển vọng của cuộc kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng
lợi

-Ý nghĩa đường lối: Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng là ngọn
cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên

20 giờ ngày 19/12/1946, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quân và dân Hà Nội và ở các
vùng đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn dân bùng nổ cùng
với hàng loạt địa phương khác như Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nam Định, Bắc Ninh. Tiêu biểu nhất là
quân dân Thủ Đô đã thực hiện cuộc kháng chiến liên tục trong 60 ngày đêm. 7/1/1947, Trung
Đoàn Thủ Đô thành lập nêu cao tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”

b. Lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
*Tổ chức:
Công tác xây dựng Đảng
Kinh tế, văn hóa, xã hội
Ngoại giao
Quân sự

-Về Công tác xây dựng Đảng: được chú trọng. Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ
trang, công nhân, nông dân, trí thức ưu tú qua thử thách được kết nạp vào Đảng. Qua cuộc vận
động xây dựng "chi bộ tự động công tác", tổ chức cơ sở đảng được tôi luyện, trưởng thành và
thực sự là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở các địa phương.
-Về Kinh tế, văn hóa, xã hội: Đảng chủ trương đẩy mạnh phong trào gia tăng sản xuất, tự cấp tự
túc lương thực, đảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân. Duy trì phong trào bình dân học vụ,
dạy và học của các trường phổ thông các cấp. Tìm hướng đi tranh thủ sự ủng hộ, đòng tình của
lực lượng tiến bộ và nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến
-Về đối ngoại: đầu năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô. Ngày 18-1-
1950, Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, sau đó Chính phủ Liên Xô và các nước dân chủ
nhân dân Đông Âu, Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta bắt đầu nhận được viện trợ và vật chất của Trung Quốc và Liên Xô.
Một số cố vấn của Trung Quốc đã đến giúp đỡ Việt Nam. Nhân dân nhiều nước châu á, châu Phi
đã dành cho nhân dân ta cảm tình đặc biệt và sự ủng hộ tích cực. Phong trào phản chiến của
nhân dân Pháp phát triển rầm rộ. Mối quan hệ truyền thống, liên minh chiến đấu của ba nước
Đông Dương được tăng cường. Với sự giúp đỡ, phối hợp của quân và dân ta, các khu căn cứ
kháng chiến ở Trung Lào, Hạ Lào được thành lập; Uỷ ban Dân tộc giải phóng Khơme ra đời. Thế
liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương càng thêm vững chắc.
-Về quân sự: thu đông năm 1947, Thực dân Pháp huy động lục quân, hải quân và không quân,
hình thành 3 mũi tiến công chính tiến lên vùng ATK Việt Bắc. Trong bối cảnh đó, ngày
15/10/1947, Ban Thường vụ Trung Ương Đã ra chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của
giặc Pháp. Ngày 21/12/1947, quân và dân ta đã lần lượt bẻ gãy các mũi tiến công nguy hiểm của
giặc Pháp, bảo toàn được cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến, đánh bại kế hoạch âm
mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Để tăng cường xây dựng bộ đội chủ lực, tháng 11-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh về
nghĩa vụ quân sự. Hàng vạn thanh niên náo nức tòng quân, đưa quân số lên 23 vạn. Đầu năm
1950, hai đại đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn chủ lực của Bộ Tổng Tư lệnh và của các quân
khu ra đời. Dân quân tự vệ phát triển lên tới ba triệu người.

Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch Biên giới dọc tuyến
biên giới Việt – Trung thuộc 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (chiến dịch Thu Đông năm 1950). Lần
đầu tiên, ta chủ động mở một chiến dịch tiến công quy mô lớn. Một lực lượng lớn bộ đội chủ
lực được huy động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy trực tiếp chỉ đạo
chiến dịch. Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu mở màn bằng trận Đông Khê. Qua 29 ngày đêm
chiến đấu ác liệt (từ ngày 16-9-1950 đến ngày 15-10- 1950), ta đã hoàn toàn giành thắng lợi to
lớn, “đạt được mục tiêu diệt địch, kết thúc thời kì chiến đấu trong vòng vây”. Thắng lợi đó đã
tạo ra một bước chuyể biến lớn đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới. Quân đội ta đã
nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ, chủ động tiến công và phản công
ngày càng lớn.

You might also like