You are on page 1of 10

Phần 1:

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á. Nhưng không lâu sau ngày tuyên bố độc lập ấy, thực dân Pháp trở
lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Trải qua một thời gian nhân nhượng, Trung
ương Đảng, Chính phủ đã chuẩn bị tiềm lực mọi mặt, ngày 19-12-1946, kháng
chiến toàn quốc bùng nổ.
Hoàn cảnh:
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân
Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Biểu hiện là:
+ Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập
“Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng
Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng
thêm quân ở Hải Phòng.
+ Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như
đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò
Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ
Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.
=> Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình
hình đó đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-
12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
(Chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=kLc3v_vebUE&t=12s)
Trong giờ phút quyết định, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của
Chủ tịch Hồ Chí Minh như lời hịch non sông, vang vọng và khẳng định: “Bất kỳ
đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để
cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm
thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước”. Hưởng ứng Lời hiệu triệu, quân và dân Hà Nội cùng quân dân các địa
phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm
lược.
Một lần nữa, ngọn lửa truyền thống, khí phách chống giặc hào hùng của dân tộc
ta lại bừng cháy trong những ngày toàn quốc kháng chiến. Khắp nơi, từ thành thị
đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, nhân dân ta hăng hái tham gia
kháng chiến, tổ chức đánh chặn địch, với ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do,
với khí thế của những công dân quyết đứng lên bảo vệ quyền làm chủ và cuộc
sống của mình,.Toàn thể chiến sĩ vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân
du kích cùng nhau thi đua giết giặc lập công; công nhân và nông dân thi đua
tăng gia sản xuất; thanh niên thi đua xung phong trong mọi công việc: tòng
quân, sản xuất, vận tải, học tập... cán bộ chính quyền và đoàn thể thi đua thực
hành cần, kiệm, liêm, chính. Toàn thể đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm
thi đua chuẩn bị sẵn sàng để đấu tranh chống địch...

Đáp lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân
dân Hà Nội chiến đấu quả cảm trên đường phố (Ảnh tư liệu: TTXVN)
1. Nội dung cơ bản: Dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
Thông qua một số văn kiện quan trọng của Đảng, cụ thể như sau:
+ Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945):
 Với khẩu hiệu “ Dân tộc trên hết – Tổ quốc trên hết”
 “ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là TDP xâm lược, phải
tập trung ngọn lửa dấu tranh vào chúng. Nhiệm vụ riêng trong nước là
phải củng cố chính quyền chống TDP xâm lược, bài trừ nội phản, cải
thiện thời sống nhân dân.” (Trong Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-
1975), Nxb Hà Nội, Giáo Dục, Tr.20).
+ Lời kêu gọi toàn dân Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/12/1946):
 Với ý chí “ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, thể hiện một thái độ dứt
khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
 Khích lệ tinh thần thép của nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào,
tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường,
quyết chiến quyết thắng.
 “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt
đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm
dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải
ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” (Trích trong Lời kêu gọi toàn dân
Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh
(8/1947):
 Trong tác phẩm nêu rõ: Cuộc Kháng chiến của nhân dân Việt Nam là
cuộc kháng chiến tự vệ, chiến tranh giải phóng, chiến tranh chính nghĩa,
là “ một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do độc lập, dân chủ và hòa
bình”.
 Đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khẳng định: “ Dưới tay lái tài tình
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con tàu Việt Nam với đoàn thủy thủ dũng cảm
của nó, nhất định sẽ tránh được mọi đá ghềnh, vượt con sóng cả để cập
bến vinh quang.”
2. Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh đổ TDP xâm lược, giành nền độc
lập, tự do, thống nhất hoàn toàn; vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ
hòa bình thế giới…
3. Yếu tố quan trọng trong cuộc kháng chiến
+ Kháng chiến toàn dân:
 Sự kết hợp toàn bộ sức dân, tài dân và lực dân; đánh địch ở mọi lúc,
mọi nơi “ mỗi người dân là một chiến sĩ , mỗi làng xã là một pháo đài,
mỗi đường phố là mặt trận”, trong đó lực lượng vũ trang ba thứ quân
làm nòng cốt.
 Cách đánh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trong thế “ thiên la
địa võng” đối với quân thù, đánh địch phía trước, ở phía sau, ngay trong
lòng địch, chiến trường khoogn phần chiến tuyến.
 Phát huy truyền thống “ toàn dân đánh giặc” của dân tộc ta.
+ Kháng chiến toàn diện:
 Đánh giặc trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận, là kháng chiến cả về chính
trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao (trong đó mặt trận
quân sự giữ vai trò mũi nhọn) nhằm huy động mọi tiềm lực về vật chất,
tinh thần của đất nước, liên hiệp với mọi lực lượng cách mạng tiến bộ và
hòa bình trên thế giới, kết hợp mọi hình thức đấu tranh để đánh bại kẻ thù.
+ Kháng chiến trường kỳ:
 Dân tộc ta đã kế thừa và phát huy tốt tư tưởng “ Lấy ít địch nhiều, lấy
nhỏ thắng lớn” để tạo lợi thế về phía mình, xuất phát từ truyền thống
đánh giặc của dân tộc ta.
 Bên cạnh đó, số lượng là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức
mạnh giành chiến thắng, trong lúc kháng chiến, về lực lượng của ta và
địch có sự chệnh lệch, và địch luôn tìm ra âm mưu đánh ta “ đánh nhanh
thắng nhanh”; “ dùng người Việt đánh người Việt” nhằm tấn công trực
tiếp vào lực lượng quân số của ta.
 Vì vậy, quân ta phải tiến hành việc đánh lâu dài, phải vừa đánh vừa
phát triển lực lượng, đồng thời làm tiêu hao sinh lực địch, gây ra những
khó khăn nhất định, đặc biệt dựa vào nguồn lượng thực, địa hình và thời
tiết khắc nghiệt của nước ta.
 Đánh lâu là để đoàn kết, động viên sức mạnh dân tộc, bồi dưỡng sức
mạnh toàn dân, làm cho ta ngày càng mạnh, để giành thắng lợi hoàn
toàn.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính:
 Đảng ta đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa yếu tố khách quan và chủ quan
trong đánh giặc. Trong đó, yếu tố chủ quan là quan trọng nhất, phải lấy
nguồn nội lực là dân tộc, phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân
dân. “ Tự lực cánh sinh” là yếu tốt quan trọng, chỉ có thể tự thân nổ lực
mới có thể phát huy được sức mạnh của chính mình “ đem sức ta mà giải
phóng cho ta” .
 Mặc dù vậy, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm, phát huy cao độ và tôn trọng
từ sự giúp đỡ và ủng hộ về tinh thần và vật chất của quốc tế. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta được khẳng định là cuộc chiến tranh chính
nghĩa, giải phóng dân tộc khỏi đế quốc thực dân xâm lược. Vì vậy, chúng
ta cần kêu gọi và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên ngoài. Thực
hiện đúng với câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”

PHẦN 2:
2. Tổ chức chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
- 6/4/1947, Ban chấp hành Trung ương triệu tập Hội nghị cán bộ Trung
ương với mục đích

MỤC ĐÍCH

Phát động Tăng cường


Mở rộng mặt trận Củng cố Đẩy mạnh công tác xây
dân tộc thống chính quyền chiến tranh du công tác
kích dựng Đảng,
nhất chống thực nhân dân ngoại giao củng cố lực
dân Pháp lượng

- - Đường lối kháng chiến


- - Văn kiện thể hiện:
- + Chỉ thị Toàn dân kháng chiến
- + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- + Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi
- - Nội dung: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế.
- + Về xây dựng Đảng: Phát triển đảng viên mới lên đến hơn 70.000 người
- + Kinh tế, văn hóa, xã hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào
Thi đua ái quốc, vận động toàn dân phục vụ kháng chiến
- - Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, tự cấp,
tự túc lương thực, đảm bảo đời sống cho bộ đội và nhân dân.
- - Duy trì phong trào bình dân học vụ, dạy và học ở các trường phổ thông
các cấp.
- - Tìm hướng đi tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của lực lượng tiến bộ và
nhân dân thế giới đối với sự nghiệp kháng chiến của chúng ta, cử các
đoàn đại biểu đi dự hội nghị quốc tế...
- - Các ngành các giới các đoàn thể phát động rộng rãi mạnh mẽ và tổ chức
sâu rộng nhiều cuộc vận động thi đua Ái quốc theo lời kêu gọi thi đua Ái
Quốc của chủ tich HCM 11-6-1948.
- - Nhiều loại hàng hóa cần thiết cho đời sống của bộ đội và nhân dân được
sản xuất, Hội Nghị văn hóa cứu quốc, văn hóa toàn quốc được tổ chức,
nhất trí thông qua đường lối phương châm xây dựng nền văn hóa mới bao
gồm 3 tính chất dân tộc, khoa học đại chúng -> góp phần làm cho những
tàn tích văn hóa thực dân phong kiến từng bước được xóa bỏ hình thành
nền văn hóa mớ bên cạnh đó là cải cách giáo dục, quốc gia thu được
những mặt tích cực
- Có các lực lượng tham gia kháng chiến như: bộ đội chính quy, lực
lượng dân quân tự vệ, lực lượng công an,…
- Lực lượng công an được thống nhất tổ chức trong toàn quốc và hoạt
động trong vùng địch hậu và vùng tự do (vùng địch hậu là vùng ở sâu
trong khu vực quân địch chiếm đóng và kiểm soát). Đã lập nhiều chiến
công lớn có tiếng vang, điển hình là “ngày 26/9/1950 tổ điệp báo đã
đánh đắm Thông báo hạm Amyot danvill của Pháp ở ngoài khơi vùng
biển Sầm Sơn, Thanh Hóa.”
+ Quân sự: chiến thắng trong Chiến dịch Thu Đông (1947)
- Thu Đông 1947, Pháp đã huy động khoảng 15.000 quân, gồm cả ba lực lượng
chủ lực lục quân, hải quân và không quân, hình thành ba mũi tiến công chính
tiến lên vùng An toàn khu Việt Bắc
- ngày 15-10-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phải phá tan
cuộc tấn công
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu ngày 21-12-1947 chúng ta đã giành chiến thắng
- Sau chiến dịch Thu Đông 1947. Ta đã bảo toàn được cơ quan đầu não và căn
cứ địa kháng chiến, đánh bại âm mưu, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của
thực dân Pháp.
- Tháng 11-1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự.
- Lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích)
được phát triển nhanh chóng và trưởng thành về mọi mặt, số lượng bộ đội tăng
lên 23 vạn người, dân quân tự vệ và du kích lên đến 3 triệu người
- Tháng 2-1950, Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương tổng động viên, ra sắc lệnh
huy động nhân lực, vật lực, tài lực của toàn dân để đẩy mạnh công cuộc kháng
chiến tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Ngoại giao: đặt cơ quan đại diện ở Thái Lan, Miến Điện. Trung Quốc, Liên
Xô, Triều Tiên, các nước Đông Âu công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
Việt Nam
- 1948- 1949 quốc tế có những chuyển biến to lớn có lợi cho cách mạng VN
- Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 cán cân nguyên tử
giữa 2 phe XHCN và TBCN về cơ bản là căn bằng
- Đặc biệt, ngày 1-10 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được chính
quyền, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
- Trong khi đó Pháp liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, mâu thuẫn phức
tạp nảy sinh, thế chiến lược quân sự của Pháp ở Đông Dương bị đảo lộn...
- Trong bối cảnh đó Đảng và Chính phủ chủ trương tích cực tranh thủ mở rộng
quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
- Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và sau đó
lần lượt Chính phủ Trung Quốc (18-1 1950), Liên Xô (30-1-1950) và các nhà
nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên (2 1950) công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Với Lào và Campuchia, Đảng chủ trương “mở rộng mặt trận Lào-Miên”, thắt
chặt tình đoàn kết chiến đấu Việt-Miên-Lào để giúp bạn và cùng bạn chiến đấu.
- Cuối giai đoạn kháng chiến
+ 8/3/1949, tổng thống Pháp Vincent Auriol đã ký kết với vua Bảo Đại một
Hiệp định về quan hệ Pháp-Việt (Hiệp định Élysée) thành lập “Quốc gia
Việt Nam” với mục đích dựng lên một chính quyền giả để Pháp chuyển giao
những quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam cho quốc gia Việt Nam với tư
cách là quốc gia kế thừa của Pháp.  Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đối với dân
Việt Nam, đó chỉ là một tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy
chẳng lừa bịp được ai. Ngay nhân dân Pháp và dư luận thế giới cũng đã hiểu rõ
và tố cáo điều đó. Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước
Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập.” Ngày 2.9.1949, Bộ Ngoại giao
Việt nam Dân chủ Cộng hòa cũng ra tuyên bố khảng định Chính phủ của Bảo
Đại và Nguyễn Văn Xuân không đại diện cho Việt Nam, Chính phủ Hồ Chí
Minh được lập ra sau cuộc tổng tuyển cử 1946 là chính phủ duy nhất hợp pháp.

+ tháng 6/1950 chiến dịch Thu Đông ra đời Quy mô lớn và quan trọng

Đích thân Chủ tịch Hồ Chí


Minh thị sát và trực tiếp chỉ
đạo
Mục đích Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch

Mở rộng căn cứ Việt Bắc


+ diễn ra trong 30 ngày đêm (16/9  17/10) và giành được thắng lợi to lớn
 mở ra cục diện mới choMởcuộc kháng
đường cho chiến
quan hệ cột mốc
thông kết thúc
thương vớigđ 46-50,
Trung
đưa cuộc kháng chiến sang giai
Quốc vàđoạn cao hơn
các nước XHCN khác

You might also like