You are on page 1of 4

/* Chú thích:

Phần chữ đen là phần nội dung chính, phần chữ đỏ là phần giải thích */
1. Tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh: lấy sức mạnh chính trị - tinh
thần của toàn dân làm nền tảng, trên cơ sở đó phát huy tài thao lược của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân, phát huy được tinh hoa nghệ thuật quân sự của cha ông và tinh
hoa nghệ thuật quân sự của thế giới.
 Một là, tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách
mạng.
+ Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo
lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”. Do đó, “trong cuộc đấu tranh gian khổ chống
kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản
cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.
Năm 1858, núp dưới chiêu bài khai hóa văn minh, thực dân Pháp đã xâm
lược nước ta. Năm 1884, khi hoàn thành quá trình xâm lược và bắt đầu quá trình
khai thác thuộc địa đã làm cho nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh thống khổ lầm
than.
          Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra bản chất của thực dân Pháp và chỉ rõ: “Chế độ
thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu
rồi”[1]. Do đó, “trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân
tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy
chính quyền và bảo vệ chính quyền”[2].
+ Theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng được tổ chức
lại gồm 2 lực lượng và 2 hình thức đấu tranh.      
         Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng được tổ chức lại, bao gồm 2
lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, với 2 hình thức đấu tranh: đấu
tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và sự kết hợp khéo léo của 2 hình thức ấy.
+ Đó là tư tưởng bạo lực thống nhất với nhân đạo và hòa bình.
          Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với tư tưởng
hiếu chiến tàn bạo của đế quốc xâm lược. Nhân ta buộc phải cầm súng để tự vệ,
nhưng chúng ta không coi đánh tiêu diệt là con đường duy nhất để kết thúc chiến
tranh, mà dùng “mưu phạt, tâm công”, coi trọng binh vận, địch vận, tranh thủ đàm
phán hòa bình, đánh sập ý chí xâm lược của chúng, cốt sao cho “Mỹ cút, ngụy
nhào”.
Hai là, tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang toàn dân.
+ Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin: cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, Hồ Chí Minh sớm chủ trương tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn
dân để giành độc lập dân tộc. Lực lượng khởi nghĩa phải là toàn dân, lấy liên minh
công nông làm cốt và do giai cấp công nhân lãnh đạo, trên cơ sở kế thừa truyền
thống “thân dân, tin dân” của cha ông.
          Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin: cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, Hồ Chí Minh sớm chủ trương tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn
dân để giành độc lập dân tộc. Người chỉ rõ, khởi nghĩa vũ trang “phải có tính chất
một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn”[3], lực lượng
khởi nghĩa phải là toàn dân, lấy liên minh công nông làm cốt và do giai cấp công
nhân lãnh đạo. Quan điểm này thể hiện rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trên cơ sở
kế thừa truyền thống “thân dân, tin dân” của cha ông, tiêu biểu là Nguyễn Trãi:
Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vua Lê Thánh Tông: trong xã hội
dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (trong xã hội dân là quý nhất, tiếp đến là
xã tắc, cuối cùng là vua) Lực lượng “toàn dân” là tư tưởng dân tộc, nhưng “coi
công nông là lực lượng nòng cốt” là quan điểm mang tính giai cấp của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Quan điểm của Hồ Chí Minh vừa phát huy được sức mạnh của toàn
dân tộc, vừa phát huy được sức mạnh của lực lượng tiên phong để tạo nên sức
mạnh tổng hợp cho cuộc khởi nghĩa vũ trang trong thời kỳ mới. Đây chính là chìa
khóa giải mã những thắng lợi của dân tộc ta trong cách mạng giải phóng và chiến
tranh cách mạng. Đó không phải là sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự mà là sức
mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh giai cấp. 
+ khởi nghĩa vũ trang toàn dân thực chất còn là cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị kỹ
lưỡng từ lập căn cứ địa, phát triển lực lượng chính trị, tổ chức ra các đội tự vệ, du
kích vũ trang, chuẩn bị đón thời cơ, chớp thời cơ mà nổi dậy, từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.
          
Ba là, tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
+ Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương, dân quân du kích.
          Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải bắt đầu từ việc xây dựng lực
lượng chính trị quần chúng, trên cơ sở đó xây dựng và phát triển lực lượng quân
sự; từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba
thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Thực tiễn đã chứng
tỏ, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc,
là hình thức tổ chức thích hợp nhất để phát huy sức mạnh của cả dân tộc, phù hợp
với hoàn cảnh đất nước Việt Nam, với nghệ thuật quân sự và cách đánh của chiến
tranh nhân dân Việt Nam.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
thành một đội quân cách mạng vững mạnh về mọi mặt, từng bước chính quy hiện
đại.
          Chú trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là cơ sở, là nền tảng để
xây dựng quân đội, trong đó vấn đề cốt lõi là tăng cường bản chất giai cấp công
nhân, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho
quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với mục tiêu lý tưởng cách mạng. Quan
tâm xây dựng tinh thần dân chủ, kỷ luật, đoàn kết cho bộ đội; xây dựng quân đội
thực sự là quân đội của dân, do dân, vì dân. Lấy việc bồi dưỡng xây dựng con
người là chính, Người luôn nhắc cán bộ, chiến sĩ ra sức phấn đấu để có phẩm chất
và năng lực toàn diện. Đề cao vai trò con người kết hợp với coi trọng, nâng cao
trình độ vũ khí trang bị. Yêu cầu các cấp, các ngành chăm lo, nuôi dưỡng, bảo đảm
đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ Trí – Dũng – Nhân – Tín – Liêm - Trung, coi đó là
khâu then chốt của việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, nhấn mạnh
tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ đối với chiến sĩ, với nhân dân và kẻ địch.

Bốn là, tư tưởng về kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức
mình là chính.
+ toàn dân chiến đấu
          Trước hết phải động viên được tinh thần chiến đấu của toàn dân: mỗi làng,
mỗi phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ, “ai có súng dùng súng, ai
có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng gậy gộc, ai cũng phải
ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
+ Đánh giặc trên tất cả các mặt trong đó quân sự là hình thức chủ yếu nhất.
          Đánh giặc trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng,
ngoại giao... các mặt trận đó phối hợp với nhau chặt chẽ, trong đó quân sự là hình
thức chủ yếu nhất, chính trị là hình thức cơ bản của chiến tranh nhân dân.
+ Kháng chiến trường kỳ nhưng lại phải biết tranh thủ thời cơ, dựa vào sức mình là
chính đồng thời lại phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế tạo đòn quyết chiến
giành thắng lợi.
        Kẻ thù muốn đánh nhanh, thắng nhanh; để chống lại một kẻ thù mạnh hơn
mình, ta phải đánh lâu dài, làm cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng
suy. Kháng chiến trường kỳ nhưng lại phải biết tranh thủ thời cơ, dựa vào sức mình
là chính đồng thời lại phải ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, tạo những đòn
quyết chiến lược để kết thúc chiến tranh, giành thắng lợi về ta.

Năm là, tư tưởng về quốc phòng toàn dân, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
=> xây dựng được “thế trận lòng dân”, dựa trên cơ sở “nhân hòa”, toàn dân nhất
trí, cả nước một lòng. Muốn vậy:
+ thi hành một nền chính trị liêm khiết.
+ ra sức cải thiện đời sống nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, muốn giữ nước, phải xây dựng được “thế trận lòng
dân”, dựa trên cơ sở “nhân hòa”, toàn dân nhất trí, cả nước một lòng. Có tạo ra
được sự nhất trí về chính trị - tinh thần thì vũ khí kỹ thuật hiện đại, tài thao lược
của tướng lĩnh... mới có điều kiện phát huy. Muốn vậy, Đảng và chính phủ phải thi
hành một nền chính trị liêm khiết, ra sức cải thiện đời sống nhân dân, cứu tế thất
nghiệp, sửa đổi chế độ, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như vậy, nhân dân mới
đoàn kết chúng quanh Đảng và Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà
hy sinh. Theo gương người xưa, Hồ Chí Minh chủ trương phải “khoan sức dân”.
Trước tình hình đời sống nhân dân có nhiều khó khăn, Người đề nghị “có thể giảm
bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc cho quần chúng, đừng để
cho tình hình đời sống căng thẳng quá”.

6 là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng Việt Nam
=>Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, góp phần hoàn thành thắng lợi
công cuộc giải phóng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển tất yếu, là truyền
thống của dân tộc ta qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời là quy
luật của mọi cuộc cách mạng trong thời đại ngày nay. Tuân thủ quy luật và kế thừa
bài học truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Xây dựng nền quốc
phòng Việt Nam là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa
bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng”. Quốc phòng của nhân dân Việt
Nam nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng do toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân đã hy sinh máu xương, vượt mọi gian khổ để giành được trong
sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Quốc phòng Việt Nam với mục tiêu tự vệ, chính nghĩa, chính đáng, hòa bình và
thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

You might also like