You are on page 1of 10

MỞ BÀI CHO CÁC CHỦ ĐỀ QP

Chủ đề 2:
Quan điểm Mác-Lênin
Trong hai thế kỷ qua, tên tuổi của C.Mác (Karl Marx) gắn liền với một học thuyết cách mạng,
làm thay đổi đời sống hiện thực của loài người. Giá trị và sức sống trường tồn của học thuyết
Mác được thể hiện trong hàng loạt nguyên lý, quan điểm mà C.Mác đã nghiên cứu về các hiện
tượng xã hội nói chung, về con đường phát triển của xã hội loài người nói riêng, trong đó vấn đề
chiến tranh và quân đội có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ
đó, vận dụng vào thực hiện tốt trách nhiệm của mình….

Về quân đội, C.Mác và Ph.Ăng-ghen cho rằng: Quân đội là một phạm trù lịch sử. Quân đội ra
đời và tồn tại gắn với nhà nước, giai cấp tổ chức ra nó. Ph.Ăng-ghen trong tác phẩm “Quân đội”
từng viết: “Quân đội là một tập đoàn có tổ chức, gồm những người được vũ trang, được nhà
nước đài thọ để thực hiện chiến tranh tiến công hoặc phòng ngự”(1). Định nghĩa trên phân biệt rõ
quân đội với các tổ chức quần chúng vũ trang, các tổ chức quân sự tự phát, công khai và bán
công khai do các giai cấp, lực lượng xã hội lập ra trong các chế độ xã hội khác nhau. Như vậy,
quân đội ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước và chỉ mất đi khi không còn nhà nước.
Quan điểm HCM
Trong hai thế kỷ qua, tên tuổi của C.Mác (Karl Marx) gắn liền với một học thuyết cách mạng,
làm thay đổi đời sống hiện thực của loài người. Tư tưởng hcm về bvtq trang 12.. Đây là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt
Nam. Trong đó, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong
những nội dung lớn và đặc biệt quan trọng, được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh
đạo cách mạng của Người, góp phần to lớn làm nên thắng lợi của nhân dân ta trong các cuộc
kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
Chủ đề 3:   Nền quốc phòng toàn dân
Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh
quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức
mạnh tổng hợp là phải xây dựng được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.
Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành ý thức
đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân. Từ đó, vận dụng vào thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Phụ)
Có thể khẳng định rằng, Toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói
lọi về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20. Thời gian đã
lùi xa, nhưng những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ Toàn quốc kháng chiến, đặc biệt là
những kinh nghiệm về việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc đến nay vẫn vẹn
nguyên giá trị. Hơn lúc nào hết, cùng với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, kết hợp
sức mạnh nội lực và ngoại lực, thì việc vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm được đúc
kết từ Toàn quốc kháng chiến để xây dựng nền quốc phòng toàn dân là hết sức cần thiết; góp
phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Chủ đề 4: Chiến Tranh nhân dân

Chiến tranh nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh do toàn dân tiến hành một cách toàn diện
nhằm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN có LLVT nhân dân làm nòng cốt – Do Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước
đi đôi với giữ nước. Để chống lại kẻ thù xâm lược bảo vệ độc lập chúng ta không chỉ sử dụng
LLVT mà chúng ta phải phát huy sức mạnh của toàn thể nhân dân, của cả nước, đánh địch bằng
nhiều phương châm, hình thức để tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn nhất để tiến hành
chiến tranh đặc biệt đó là CTND. Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt nam
XHCN trong tình hình mới. Ta cần phát huy, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo nghệ thuật
chiến tranh nhân dân phát huy sức mạnh toàn dân để thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Tại sao chúng ta phải tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện?
MB: Từ xưa đến nay Việt Nam trải qua bao cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau và đều giành
thắng lợi. Chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến toàn dân, toàn diện nhằm mục đích để bảo vệ
độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,
bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.
- Phải tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân là bởi cuộc chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc, là
cuộc chiến giành lại tự do cho đất nước. Chủ tịch Hồ Chí minh từng nói, cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng nhân dân. Hơn nữa, Đảng ta theo phương châm, của dân, do dân và vì dân. Như
thế đồng nghĩa với việc mấu chốt chủ yếu của đất nước Việt Nam là nhân dân. Vậy nên, khi
chiến tranh nổ ra, tất cả người dân đều phải chung tay góp sức mình.
- Tiến hành chiến tranh toàn diện là chiến tranh tổng lực. Phải có sự hợp lực của nhiều yếu tốt
mới có đảm bảo chiến thắng trọn vẹn, đảm bảo độc lập về sau.
- Tiến hành chiến tranh hiện đại không chỉ mang ý hiện đại về vũ khí vũ trang, mà còn là con
người. Trong các cuộc chiến tranh, thường kẻ thù sẽ có số lượng và vũ khí áp đảo chúng ta. Vậy
nên, để thích nghi với thời thế, chính con người Việt Nam cũng phải tiến bộ và nâng cao nhận
thức, cũng như phải nâng cấp vũ khí vũ trang của mình. Như vậy mới có thể đối đầu với kẻ thù.
=>>> Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống, đồng thời là quy luật giành thắng lợi
trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta nhiều lần. Tổ tiên
ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh thắng các triều đại phong kiến phương Bắc xâm
lược, cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng dân tộc ta đã đánh thắng giặc Pháp và chống Mỹ xâm
lược. Ngày nay, chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp
với điều kiện mới, thực hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng cuộc tiến công xâm lược của địch.
=>>>Trong điều kiện mới, ta vẫn phải “ lấy nhỏ thắng lớn”, “ lấy ít địch nhiều”, để đánh thắng
những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà
phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc...
=>>>Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện cả sức mạnh vật chất tinh thần của quốc gia,
nhưng chiến tranh của ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng. Để phát huy đến
mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, đánh bại chiến tranh tổng lực của địch, chúng ta phải đánh
địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế văn hoá tư tưởng. Mỗi mặt
trận đấu tranh đều có vị trí quan trọng của nó.
+ Tất cả các mặt trận đấu tranh trên phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo điều
kiện cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến trường và cùng với đấu tranh quân sự tạo
nên sức mạnh tổng hợp lớn giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh.
+ Truyền thống và kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước trong lịch sử ông
cha ta cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng, chứng tỏ nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến
toàn diện, đấu tranh với địch trên nhiều mặt nhưng chủ yếu đã đánh địch và thắng địch trên mặt
trận quân sự, nhờ đó mà nhân dân ta đã giành được thắng lợi, giành và giữ nền độc lập dân tộc.
=>>>Tình hình thế giới ngày nay diễn biến phức tạp và có những thay đổi sâu sắc, đất nước
đứng trước những thuận lợi mới và những thách thức mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
cùng nỗ lực phấn đấu làm thất bại âm mưu và các mục tiêu chiến lược của địch, giành thắng lợi
toàn diện cho chiến tranh.

Chủ đề 5: Xây dựng lực lượng vũ trang


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta, dân tộc ta một kho tàng di sản tư tưởng vô giá,
trong đó tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tư
tưởng đó của Người không chỉ được thực tiễn lịch sử khẳng định, mà giá trị và ý nghĩa hiện tại
vẫn còn vẹn nguyên, mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp củng cố
quốc phòng, xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành gần trọn cuộc đời mình để nghiên cứu lý luận, để ra đường lối
xây dựng, tổ chức và trực tiếp lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nội dung cốt lõi
trong tư tưởng quân sự của Người, có vai trò đặc biệt quan trọng chỉ đạo xuyên suốt quá trình
xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân.

Chủ đề 6: kết hợp kinh tế-xã hôi với tăng cường Quốc phòng-An ninh

Tính tất yếu phải kết hợp kinh tế-xã hôi với tăng cường Quốc phòng-An ninh ? (Cơ sở lí Ịuân
và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng quốc phòng, an ninh ở
Việt Nam).
+Khái niệm: Kết hợp phát triển KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN ở nước ta là hoạt
động tích cực, chủ động của Nhà nước và Nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động KT -
XH,QP - AN trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa
phương,thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia,
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN
+Mục đích của sự kết hợp: Là tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủnghĩa.Thực chất của sự kết hợp:Là gắn kết giữa kinh tế xã
hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong một chỉnh thể
thống nhất.
+Tính chất của sự kết hợp: Là hoạt động chủ quan của Đảng,
Nhà nước trên cơ sở nắm bắt đúng quy luật khách quan.Quan
điểm của Đảng ta :Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển
KT - XH với tăng cường, củng cố QP - AN trong một chỉnh thể
thống nhất. Quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có
cơ sở lí luận và thực tiễn.
+Về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn sgk tr29,30
Rút ra ý nghĩa của sự kết hợp:
Từ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-AN,chúng ta rút
ra ý nghĩa thực tiễn thực hiện sự kết hợp, trong thời kỳ đẩy mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại
Hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn đó là:
+ Phát triển KT-XH là trọng tâm nhưng không phải bằng mọi
giá mà phải luôn nêu cao tinhthần cảnh giác cách mạng, luôn
tính đến và không làm ảnh hưởng đến QPAN.
+ Ngược lại không phải quá lo giữ QP-AN mà không dám mở
cửa, bỏ lỡ cơ hội phát triển KT-XH trong xu thế hội nhập.
+ Phát triển KT-XH là để có điều kiện tăng cường củng cố, đầu
tư cho QP-AN
+ Củng cố QP-AN là để tạo điều kiện môi trường hòa bình ổn
định cho phát triển KT-XH,đồng thời bảo vệ thành quả phát
triển KT- XH.

Liên hệ: Bản thân sinh viên cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quốc phòng an
ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh Viên cần phải nỗ lực học tập và rèn
luyện tốt để cống hiến sức lực và tri thức cho đất nước. Nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế
lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản thân, làm suy giảm lòng tin
vào Đảng, Nhà nước. Giữ vững ổn định về tư tưởng chính trị, không để các thế lực thù địch có
cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Đấu tranh phòng ngừa, phát hiện những âm mưu, thủ đoạn của cá thế lực
chống phá. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, kiên định với
đường lối xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng, với niềm tin của nhân dân. Thường xuyên
nâng cao hiểu biết, nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đóng góp hết khả năng của mình vào công cuộc phát
triển kinh tế, xây dựng đất nước trong thời đại mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân,
chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước. Vận động nhân dân và
người thân chấp hành các quy định của pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không
để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, làm suy thoái tư tưởng chính trị. Phát hiện, tố cáo các hiện tượng
tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tăng
cường đoàn kết trong nhân dân, truyên truyền, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa các
dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh và thế trận an ninh nhan dân
vững chắc. Cảnh giác với âmmưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, kiên
định về tư tưởng, lập trường, ngăn chặn quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa trong tư tưởng, lối
sống. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, phát triển kinh tế địa phương điđối
với giữ gìn văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống tốt đẹp.

CHỦ ĐỀ 7: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ


Qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta đã anh dũng, kiên
cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Công
cuộc đấu tranh đó đã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó chính là tư tưởng và nghệ thuật quân
sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa quân sự Việt Nam. Điều ấy đã được hình
thành, vun đắp, lưu giữ, kế thừa và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước ta.

Trong mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có phương thức đấu tranh phù hợp để bảo vệ non sông,
gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, phát triển nghệ thuật
quân sự độc đáo Việt Nam – hệ giá trị văn hóa giữ nước – văn hóa quân sự có một không hai trên
thế giới.

CHƯƠNG 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng
tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò
quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong
những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả
hệ thống chính trị.

CHỦ ĐỀ 9: LL Dân quân tự vệ

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc VN luôn phải đường đầu với giặt
ngoại xâm bảo vệ đất nước. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đó dân tộc ta đã tạo nên biết
bao truyền thống quý báu:”ngụ binh ư nông”, “trăm họ đều là lính”, “động viên toàn dân vũ
trang toàn dân” để giết giặc cứu nước. Trong đó Lực lượng dự bị động viên( dân quân tự vệ) góp
phần không nhỏ trong việc bảo vệ độc lập tổ quốc. Lực lượng dự bị động viên là một thành phần
của Quân đội nhân dân Việt Nam. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng
cao là chủ trương chiến lược của Đảng, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhằm
củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới.

Bài 10: XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BV TỔ QUỐC

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức hoạt động tự giác, có
tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh
chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự toán xã hội, bảo vệ
tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân

Bài 11: VẤN ĐỀ CƠ BẢN BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ XÃ
HỘI

Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (TTATXH) là vấn đề hệ trọng của
một quốc gia.Trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thành mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, biển, đảo
của đất nước cần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tiến trình hòa nhập vào con đường phát triển
chung của thế giới với nhiều nguy cơ, thách thức. 
Trách nhiệm của hs đối với an ninh qg

. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm

- Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. Từ đó, xác định trách
nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.

- Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, hiểu được những nội dung cơ
bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

- Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp
hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.

- Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không.


- Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định
của pháp luật. Cảnh giác, phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại.

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo
vệ an ninh quốc gia.

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp
phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai
trái.

- Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải
quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết
không được bao che khuyết điểm.

- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

+ Mỗi sinh viên đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của đoàn thanh
niên hoặc của địa phương tổ chức.

+ Không xem, đọc, lưu truyền các văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy, không nghe, không bình luận
các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Nhà nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù
địch, không truy cập vào các Website có nội dung thiếu lành mạnh.

+ Không tự ý thành lập, tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị và các tổ chức có tính
chất chính trị trái pháp luật Việt Nam.

+ Phát hiện và đề nghị với thầy, cô giáo và các cơ quan chính quyền địa phương nơi cư trú, học
tập để có biện pháp ngăn chặn các hành vị hoạt động tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm),
các hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
+ Tích cực và gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, các thể lệ hành chính quy định về
lĩnh vực an ninh trật tự; luật lệ an toàn giao thông; an toàn phòng cháy, chữa cháy; vệ sinh môi
trường và các quy định khác.

Đối với sinh viên lưu trú trong kí túc xá:

+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, không được sử dụng một cách bừa bãi, làm hư hỏng
mất mát tài sản và trang thiết bị trong kí túc xá.

+ Chấp hành tốt nội quy của kí túc xá, thực hiện đầy đủ những cam kết được ghi trong hợp đồng
với Ban quản lí kí túc xá.

+ Không tàng trữ vũ khí, chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, hoá chất độc hoặc hàng cấm khác trong
kí túc xá.

Đối với sinh viên tạm trú trong các khu vực dân cư:

+ Thực hiện đầy đủ các quy định về khai báo tạm trú tại khu vực dân cư theo quy định của pháp
luật.

+ Chấp hành tốt các quy định của địa phương nơi cư trú như; vệ sinh mĩ quan, trật tự đô thị, bảo
vệ môi trường.

+ Tích cực tham gia các phong trào giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn như: phòng chống các âm
mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lôi kéo sinh viên vào các hoạt động chống đối
Nhà nước; phòng ngừa các hoạt động của bọn tội phạm hình sự xâm phạm đến tính mạng và tài
sản của sinh viên; ngăn ngừa, đấu tranh với các trường hợp sử dụng các chất ma tuý trong sinh
viên.

You might also like