You are on page 1of 4

ĐƯỜNG LỐI

1. Tại sao Đảng ta xác định ”thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an
ninh và đối ngoại là hoạt động tích cực, chủ động của nhà nước và nhân dân”. Trình bày
nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện đường lối lãnh đạo
của Đảng đã nêu trên.

1. Cơ sở lí luận của sự kết hợp

Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc
độc lập, có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối
của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong
đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng, an ninh; ngược lại, quốc
phòng - an ninh cũng có tác động tích cực chở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy
kinh tế phát triển, cụ thể:

+ Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng, an ninh. Lợi ích
kinh tế, suy cho đến cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để
giải quyết mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng, an ninh (chiến tranh).

- Bản chất của chế độ kinh tế - xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng - an ninh.

Xây dựng quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên
trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa quy định; còn tăng cường sức
mạnh quốc phòng, an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện
chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định.

- Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp nhân lực, vật lực cho hoạt động quốc phòng-
an ninh.

Quốc phòng-an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, chúng ta thấy dù là nước lớn
hay nước nhỏ; kinh tế phát triển hay chưa phát triển; dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi
quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa hề xảy ra chiến tranh.

Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an
ninh đã được thực hiện từ lâu trong lịch sử. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật
tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
ĐƯỜNG LỐI

Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế
sách giữ nước với tư tưởng: “nước lấy dân làm gốc”, “dân giàu, nước mạnh”, “phú quốc cường
bình”; thực hiện “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, chăm lo xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc để “yên dân” mà “vẹn đất”. Thực hiện kế sách: “ngụ binh ư nông”, “động vi binh,
tĩnh vi dân”, “bách tính gia binh” để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc
phòng bảo vệ Tổ quốc.

b) Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Đảng ta đề ra chủ
trương "Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm"; "Xây dựng làng kháng chiến", địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), kết hợp phát triển kinh tế
với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với
nội dung và hình thức thích hợp.
+ Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớn cho miền
Nam đánh giặc
+ Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố
mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh, thực hiện phương châm: “một
tấc không đi, một ly không rời
Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng, an ninh chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Trong thời bình, cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng,
an ninh, thế trận quốc phòng, an ninh. Nhờ vậy, khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã động viên
được "cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc"; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
Vai trò, trách nhiệm bản thân: cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm, tự giác học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực tham gia vào các hoạt động quốc phòng an ninh của nhà trường,
địa phương hiện nay và cơ quan, đơn vị công tác sau này góp phần vào việc xây dựng tiềm lực
quốc phòng, an ninh nói riêng, sự nghiệp xây dựng và BVTQ, bảo đảm cho đất nước luôn được
hoà bình ổn định, phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu, vững bước theo con đường
CNXH và trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. (chắc chém thêm gì đó)

Đề 2: Thực hiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc


Khái niệm: Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang
nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa
ĐƯỜNG LỐI

Mục đích: Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, trước hết là
tiềm lực quốc phòng an ninh nhằm đánh bại mọi ý đồ xâm lược, lật đổ của kẻ thù đối với cách
mạng nước ta.
Quan điểm của Đảng:
- Cơ sở quan điểm:
+Từ quan điểm của CNM.LN: “Ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, có nhiều nguồn lực hơn, ai
đứng vững được trong quần chúng nhân dân hơn thì người ấy sẽ giành được thắng lợi trong chiến
tranh”.
+ Từ truyền thống, quy luật đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta: Cả nước chung lòng, toàn dân
đánh giặc.
+ Từ thực tiễn lãnh đạo kháng chiến chống Pháp, Mỹ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nội dung:
+ Là cuộc chiến tranh của nhân dân, do dân và vì dân với tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để
phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh
+ Mọi lực lượng nhân dân tham gia chiến tranh, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, đánh
địch ngay từ đầu, đánh địch cả ngày lẫn đêm liên tục, phát huy sáng tạo cách đánh giặc.
+ để đánh thắng những đội quân mạnh lớn hơn ta rất nhiều lần, Đảng ta không chỉ dựa vào sức
mạnh của lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân
dân, toàn dân đánh giặc.
+ Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống đồng thời là quy luật giành thắng lợi trong
chiến tranh của dân tộc ta chống lại kẻ thù xâm lược
Vai trò, trách nhiệm bản thân: cần phát huy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin,
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ, phẩm chất
của con người Việt Nam trong thời kì mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và công cuộc đổi mới đất nước góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
AI của google:
Đảng ta xác định thực hiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc vì những lý do sau:

1. Xuất phát từ bản chất của chiến tranh xâm lược: Chiến tranh xâm lược là một cuộc chiến tranh
phi nghĩa, nhằm mục đích thống trị, áp bức và bóc lột nhân dân. Do đó, để chống lại chiến tranh
xâm lược, cần phải huy động sức mạnh toàn dân, tạo thành một thế trận chiến tranh nhân dân.
2. Phù hợp với điều kiện của Việt Nam: Việt Nam là một nước nhỏ, yếu về kinh tế, quân sự, nhưng
lại có truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết quật cường. Chiến tranh nhân dân là
một hình thức chiến tranh phù hợp với điều kiện của Việt Nam, giúp phát huy tối đa sức mạnh của
toàn dân, tạo thành một "biển người" chống giặc.
3. Kinh nghiệm lịch sử: Lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả
của chiến tranh nhân dân. Trong quá khứ, cha ông ta đã nhiều lần chiến thắng quân xâm lược hùng
mạnh hơn nhờ áp dụng chiến tranh nhân dân.
ĐƯỜNG LỐI

4. Yếu tố con người: Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh của toàn dân, do toàn dân, vì toàn
dân. Do đó, yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong chiến tranh nhân dân. Chiến tranh
nhân dân chỉ có thể thành công khi được toàn dân ủng hộ, tham gia và đồng lòng chiến đấu.
5. Tính chất của chiến tranh hiện đại: Chiến tranh hiện đại là chiến tranh của toàn dân, toàn diện,
có sự kết hợp chặt chẽ giữa quân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, cần phải huy động sức
mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc.
Kết luận: Chiến tranh nhân dân là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Chiến tranh nhân dân là con đường duy nhất để Việt
Nam chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất đất
nước.
Ngoài ra, còn có một số lý do khác như:
- Chiến tranh nhân dân giúp phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tạo thành một "biển người"
chống giặc.
- Chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, được nhân dân ủng hộ, đồng tình.
- Chiến tranh nhân dân là một cuộc chiến tranh tự vệ, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc.

You might also like