You are on page 1of 5

II.

Những quan điểm và vai trò của tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách
mạng.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến
lược đối với cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc,
nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
dân tộc và kẻ thù giai cấp.
- Đoàn kết giải quyết vấn đề lực lượng, không phải là thủ đoạn chính trị nhất
thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình
cách mạng Việt Nam. 
Theo Người, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ
mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực
lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách
mạng thành một khối vững chắc. Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không
phải là bất biến, mà luôn vận động, biến đổi, phát triển. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời
kỳ phát triển của cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh các chính sách,
phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong
cộng đồng dân tộc. Có như vậy chiến lược đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hết
vai trò tích cực của mình. Người nói: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta
không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết
mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây -
Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do”[2]. Bác Hồ nói: “Trong bầu trời không gì quý
bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân”[3].
“Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì
cũng không làm nên”; “nước lấy dân làm gốc”; “Gốc có vững, cây mới bền. Xây
lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”[4].
“Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”[5]
- Đoàn kết quyết định thành công cách mạng
Đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến
thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào
một mối thống nhất.Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô,
mức độ của thành công. 
Chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng
Tháng Tám. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “ Vì sao có cuộc thắng lợi đó?
Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân
đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy
theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc.Lực lượng toàn dân là
lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”.
- Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng
Người nói: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như
một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước
ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn
thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc
lập, tự do”[2]. Bác Hồ nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[3].
“Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì
cũng không làm nên”; “nước lấy dân làm gốc”; “Gốc có vững, cây mới bền. Xây
lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”[4].
2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ( khi
thuyết trình đọc chữ đen )
Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ
Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng
Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ
quốc”[7]. Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần
chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, cũng như khẳng định
dân là gốc, nên Hồ Chí Minh xác định vấn đề đại đoàn kết dân tộc để tạo ra sức
mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của
quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp,
hướng dẫn, biến những đòi hỏi khách quan, tự phát của nhân dân thành sức mạnh
vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Do
vậy theo Người: “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.
- “Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà
còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc”.
- Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi chủ trương và hoạt động
thực tiễn của Đảng, là tiêu chí thể hiện vai trò, hiệu quả hoạt động của Đảng
- Đoàn kết là nhu cầu của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng có sứ
mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, biến những đòi hỏi khách quan, tự phát
của nhân dân thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh cách mạng
Nội dung của ảnh: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam gồm 8 chữ:
Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc” (Hồ Chí Minh)

3. Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc


3.1 Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở hình thành khối đại đoàn kết toàn
dân
- “Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc…”
trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946
- “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà đoàn kết lâu dài. Ai có tài, có
đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn
kết với họ” trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2000, t.7, tr.438.

 Chủ thể của đại đoàn kết dân tộc là Dân. “Dân” theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, là chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân
tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt
già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo.
3.2 Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc. ( đọc chữ đen khi thuyết
trình)
Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước,
nhân nghĩa của tổ tiên, phải có lòng khoan dung, đại độ với con người. Người nói:
"Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón
ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn, dài đều hợp nhau lại ở nơi bàn tay. Trong mấy triệu
người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng
dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con
Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào
lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ.
- Đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết
của dân tộc.
- Đoàn kết trên cơ sở khoan dung, tình thân ái, tin vào nhân dân, tin vào
con người.

4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc
Theo Người, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở
những lời kêu gọi chung chung, mà phải trở thành đường lối chiến lược cách
mạng, thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nó
phải trở thành sức mạnh vật chất, một lực lượng mạnh có tổ chức. Tổ chức đó
chính là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- “Mặt trận dân tộc thống nhất là là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân
dân Việt Nam, là nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc,
tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước vì
mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc
của nhân dân.”
- Lịch sử mặt trận dân tộc thống nhất: Trải qua nhiều thời kỳ, với các hình thức
tổ chức có tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc Thống nhất đã đoàn kết toàn
dân tộc, tiến hành đấu tranh, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng
qua các giai đoạn lịch sử.
Hội phản đế Đông Dương (1930)
Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936)
Mặt trận phản đế Đông Dương (1939)
Mặt trận Việt Minh (1941)
Mặt trận Liên Việt (1951)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955)
Mặt trận giải phóng Miền Nam (1960)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976)
- Nguyên tắc :
 Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên nền tảng liên minh
công, nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người cho rằng:
liên minh công nông- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn
kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết
dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể
làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
 Mặt trận hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc,
quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

 Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc
thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và
không ngừng mở rộng.
 Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ

You might also like