You are on page 1of 4

1.

Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc


Lực lượng đoàn kết (gồm các giai tầng xã hội: giới - ngành - lứa tuổi). Địa bàn đoàn kết
(nông thôn - thành thị, miền ngược - miền xuôi). hạm vi đoàn kết (gia đình - tập thể -
quốc gia - quốc tế), lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên
minh công - nông - lao động trí óc, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Một là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân
nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và
chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được
giữ vững.
Hai là, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc phải có lòng khoan dung, độ lượng với con
người. Lòng khoan dung, độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời,
một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của
dân tộc. Đây là một tư tưởng nhất quán thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng.
Ba là, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Dân là chỗ dựa
vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết
định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận dân tộc thống nhất.
3. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. ( Nhận thức về đoàn kết quốc tế kết
hợp sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại )
+ Sức mạnh dân tộc: là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là
sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dâng, bất khuất
cho độc lập tự do, ý thức tự lực, tự cường...
+ Sức mạnh thời đại: là sức mạnh của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản; sức mạnh của lý
luận khoa học Mác - Lênin; kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga; hệ thống XHCN
trên thế giới; khoa học và công nghệ,...
Đoàn kết quốc tế để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng
hợp cho cách mạng. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường
xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.
4. Các lực lượng cần đoàn kết quốc tế.
- Phong trào cộng sản và công nhân thế giới: đây là lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc
tế, yếu tố đảm bảo thắng lợi cho chủ nghĩa cộng sản.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: đây là một trong những “cái cánh” của cách
mạng vô sản. Liên minh với phong trào này là đảm bảo cho phong trào công nhân quốc tế
giành thắng lợi cuối cùng.
- Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý:
trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp. Hồ Chí
Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do,
công lý và bình đẳng, để đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng trên thế giới.
5. Các nguyên tắc cần đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình Để thực hiện đoàn kết
quốc tế phải tìm ra điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực
lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới.
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra:
muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình đã. Điều đó đòi hỏi mỗi dân
tộc phải xây dựng được lực lượng nội tại cho mình để tạo ra “thế” và “lực” mới. Có “thế”
và “lực” mới có điều kiện để tiếp thu sự giúp đỡ và tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài.
6. Vì sao đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm
vụ hàng đầu của cả dân tộc?

Theo chủ tịch HCM, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì
quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt
đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng Cộng sản phải có sứ
mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi
khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc
lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

7. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận
đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy vai trò, vị trí, chức năng
và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị có khác
nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một
mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất,
dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về
chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà
nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.

8. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) ta cần làm gì để nâng cao chất lượng của lực lượng
trong khối đại đoàn kết dân tộc?
- Đối với công nhân: cần đầu tư, quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai
cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp của công nhân.
- Đối với nông dân: Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá
trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả xóa đói,
giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp.
- Đối với lực lượng trí thức: Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh
giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến.

9. Hãy kể ra 1 số chính sách thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với các dân tộc
thiểu số, vùng sâu vùng xa để nhằm mục tiêu đại đoàn kết dân tộc?
Nhà nước ta luôn quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số ở mọi lĩnh vực
+ Về lĩnh vực chính trị:
- Họ được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý
về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
+ Về lĩnh vực kinh tế:
Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước ban hành các chương trình
phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.
+ Về văn hóa, giáo dục
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Họ đều hưởng thụ một nền giáo
dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân có cơ hội đến trường,
học tập, làm việc .
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn,
khôi phục và phát huy, là cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.
- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo, con của các dân tộc thiểu số
sống ở vùng xa được đi học rồi quay trở về xây dựng quê hương, xóm làng mình,....

You might also like