You are on page 1of 4

Bài học thứ ba: không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, 

đoàn kết toàn


Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế''.
 Đoàn kết là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn và là 1
trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-Trong Cương lĩnh đầu tiên tại Hội nghị thành lập Đảng (2.1930) Đảng và lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao tư tưởng, đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp, lực lượng
trong xã hội, đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, đoàn kết thống nhất trong nội
bộ Đảng, xoá bỏ mọi thành kiến, xung đột của các tổ chức cộng sản trước đó. Nhờ
đoàn kết mà cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao thử thách khó khăn, có lúc
tưởng chừng không vượt nổi để đi đến thắng lợi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh, Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của
dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết
nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
 Đoàn kết toàn Đảng
-Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng củng cố đoàn
kết toàn Đảng phấn đấu vì nước, vì dân. Đoàn kết toàn Đảng trước hết phải dựa
trên nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; đoàn kết dựa trên Cương lĩnh, đường lối và Điều lệ Đảng phấn đấu thực
hiện mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đoàn kết phải dựa trên
những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
 Đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc
-Đoàn kết toàn dân và đoàn kết dân tộc phải dựa trên phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Lấy mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh,…để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận
chung, tăng cường đồng thuận xã hội.
-Đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng vững chắc là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đồng thời đoàn kết rộng rãi
các giai cấp, tầng lớp khác, đoàn kết 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam, đoàn kết
các tôn giáo, đoàn kết với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đại
đoàn kết dân tộc cũng là nối tiếp truyền thống nhân văn, nhân ái, yêu thương đùm
bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.
Dẫn chứng: Ngay trong Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930 đã ghi rõ: Đảng
phải thu phục đại bộ phận và làm cho giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo dân
chúng, thu phục đại bộ phận và làm cho giai cấp nông dân, đồng thời phải hết sức
liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,… để kéo họ đi
vào phe vô sản giai cấp. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định:
“Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động
lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”.
 Đoàn kết quốc tế
-Đoàn kết quốc tế dựa trên chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
Dựa trên việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế; và lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
giàu mạnh.
Dẫn chứng: Trong Đường cách mệnh (1927) lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã nêu rõ: "Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình
đã". Trong cao trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn thể quốc dân
hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhờ phát huy sức mạnh, ý chí tự
lực tự cường của cả dân tộc, nên đã chớp được thời cơ thuận lợi dẫn tới thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong các cuộc kháng chiến lâu dài giành
độc lập, thống nhất hoàn toàn, Đảng đã triệt để phát triển sức mạnh của dân tộc,
nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ,
ủng hộ quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi.
Công cuộc đổi mới diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào
khủng hoảng và dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông
Âu và Liên Xô. Điều đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao tinh thần độc
lập tự chủ, tự lực, tự cường, nâng cao bản lĩnh chính trị để đứng vững trước khó
khăn, thử thách và kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, động viên cao
độ nội lực. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường củng cố sự đoàn kết
các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, kiên định lập trường của chủ nghĩa quốc tế trong
sáng. Đề ra và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước, thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đảng và Nhà nước cũng tranh thủ tối
đa những vấn đề mới của thời đại: Hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, thành
quả của cách mạng khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí của các nước tiên
tiến, những vấn đề về kinh tế tri thức… Nội lực và sức mạnh dân tộc bao giờ cũng
có ý nghĩa quyết định, song sức mạnh đó được tăng cường khi có sự kết hợp đúng
đắn với ngoại lực và sức mạnh của thời đại.
Câu hỏi:
Tại sao Hồ Chí Minh lại đặt vấn đề đoàn kết quốc tế phải trên cơ sở độc lập,
tự chủ, tự lực, tự cường?
Trả lời: Trong việc xây dựng khối đoàn kết với các lực lượng cách mạng, tiến bộ
trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh xác
định sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại chỉ phát huy
tác dụng thông qua sức mạnh dân tộc. Người nhiều lần khẳng định: Trong đấu
tranh cách mạng ta phải “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”. Người còn
viết: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”; “Một dân
tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng
đáng được độc lập”. Với trong nước, theo quan điểm của Người: “muốn ngoại giao
được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”. Thực lực chính là sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân, là sự ổn định về chính trị - xã hội, là sức mạnh về kinh tế,
chính trị, quân sự và văn hoá của đất nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề quan
trọng hàng đầu tạo cơ sở cho đoàn kết, hợp tác quốc tế là phải làm cho nhân dân
thế giới hiểu rõ về đất nước và con người Việt Nam “Để tỏ cho thế giới biết rằng ta
là một dân tộc văn minh”; “dân Việt Nam ta đủ tư cách độc lập, tự do”.Trong quan
hệ quốc tế, Người coi yếu tố quốc tế có ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của cách
mạng; nhưng yếu tố độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường luôn giữ vai trò quyết định
mọi thắng lợi. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, tự chủ luôn là nền tảng vững
chắc để đoàn kết, tập hợp các lực lượng quốc tế ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam một
cách hiệu quả nhất. Cũng tức là, muốn đoàn kết, hợp tác quốc tế hiệu quả, bền
vững phải có thực lực làm cơ sở - sức mạnh nội lực, là nhân tố quyết định sự thành
công của đoàn kết, hợp tác quốc tế. Người khẳng định: “Thực lực như cái chiêng
ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.  Như thế, trong mối quan
hệ trên, độc lập tự chủ theo quan điểm Hồ Chí Minh là sự khẳng định sức mạnh
nội lực, sự tự cường của quốc gia dân tộc - nhân tố quyết định trong quan hệ chính
trị quốc tế.
Trắc nghiệm:
Luận điểm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công!”
Được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Bài nói chuyện trong buổi lẫ bế mạc Đại hội thành lập Mặt trận tổ quốc Việt
Nam
B. Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận
C. Bài nói chuyện tại Hội nghị mở rộng Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt
Nam
D. Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt nam lần thứ II
 Đáp án: B

You might also like