You are on page 1of 6

Đề tài:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc


1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách
mạng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhất
quán và lâu dài, xuyên suốt quá trính cách mạng. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt
trận đúng đắn, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân
tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Đoàn kết trong mặt trận Liên
Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải
phóng miền Bắc.

Từ thực tiễn như vậy, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc. “Đoàn kết là
sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Đoàn
kết là điểm mẹ. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

2. Đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực hàng đầu của
cách mạng

Hồ Chí Minh nói với dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm
trong 8 chữ là: đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Bởi vậy tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
phải được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.

Xét về bản chất thì đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần
chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần
chúng, vì quần chúng. Nhận thức ra điều đó, Đảng tiên phong cách mạng có sứ mệnh thức tỉnh,
tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những
đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của quần chúng thực hiện
mục tiêu cách mạng của quần chúng.

Như vậy đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng,
đồng thời cũng là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.

3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân, thực hiện đại đoàn kết với tất cả giai cấp,
tầng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam trong nước và người Việt Nam ở
nước ngoài.

Đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa – đoàn kết của
dân tộc. Truyền thống được hình thành và xây dựng, được lưu truyền qua các thế hệ từ thời các
Vua Hùng, dựng nước tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Đây là
cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thẳng mọi thiên tại, địch họa.

Đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh thì phải khoan dung, độ lượng với con người.
Trong mỗi cá nhân, ai cũng có ưu, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu,... kể cả đối với những người
lầm đường, lạc lối, nhưng đã biết hối cải thì không được đẩy họ ra khỏi khối đoàn kết. Muốn
vậy, cần xoá bỏ hết thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để
phục vụ nhân dân.

Đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh là cần phải có lòng tin ở nhân dân, tin rằng hễ
là người Việt Nam “ai cũng có ít nhiều tấm lòng yêu nước” mà khơi dậy và đoàn kết với nhau
vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân phải được xây dựng trên nền tảng “trước hết phải đoàn
kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân
dân lao động khác. Về sau, Người xác định thêm: lấy liên minh công nông - lao động trí óc làm
nền tảng cho khối đoàn kết toàn dân.

4. Đại đoàn kết dân tộc phải được biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức, được tập hợp
trong mặt trận dân tộc thống nhất để hướng tới những mục tiêu cụ thể trong thực tiễn

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành chiến lược đại đoàn kết của
cách mạng Việt Nam, hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo ra sức mạnh to lớn quyết
định thắng lợi của cách mạng.

Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã chú ý tập hợp người Việt Nam ở trong nước và định cư ở
nước ngoài vào các tổ chức phù hợp với giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi,
từng tôn giáo, phù hợp từng thời kỳ cách mạng. Tất cả được tập hợp thành Mặt trận dân tộc
thống nhất để liên kết và phát huy sức mạnh của toàn dân. Tuỳ thời kỳ lịch sử mà Mặt trận dân
tộc thống nhất có tên gọi khác nhau.

Mặt trận dân tộc thống nhất hình thành được và hoạt động được phải trên cơ sở những
nguyên tắc:

 Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông và lao động trí óc, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
 Mặt trận hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao
của dân tộc và lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở
rộng.
 Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế

Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã
sớm xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng chỉ có
thể thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Trong mối quan hệ này
phải được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng của giai cấp công nhân.
II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và bảo vệ xã hội chủ
nghĩa:
1. Trước hết, tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp
rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
“Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh
chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây
dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm,
từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây
đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch”.
Đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang bùng nổ mạnh hiện nay, hơn bao
giờ hết, nhân dân ta đang mạnh mẽ thực hiện tinh thân đoàn kết mãnh liệt trong việc phòng,
chống dịch. Thật xúc động khi chúng ta chứng kiến nhiều cụ bà tuổi cao, các mẹ liệt sĩ,…
chống gậy mang tiền, quà ủng hộ những người đang làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch.
Các doanh nghiệp đã thể hiện rõ vai trò trụ cột của nền kinh tế, có doanh nghiệp đã đóng góp
hàng trăm tỷ đồng góp sức chống dịch.
Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế - cơ quan chuyên ngành
của Chính phủ đã khởi động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh; các bệnh viện tuyến
trung ương; bệnh viện thuộc ngành công an, quân đội; bệnh viện dã chiến của quân đội chủ
động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 7/3/2020, khi
bệnh nhân số 17 được phát hiện tại Hà Nội, việc chống lại giặc Covid-19 được đẩy lên cao trào
trong phạm vi rộng khắp cả nước. Thông tin về tình hình dịch được cập nhật hàng giờ, hàng
ngày,công khai, minh bạch, quyết không giấu dịch.
Bắt đầu từ đây, nhân dân cả nước, từ Bắc, chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã
đồng sức, đồng lòng cùng chung tay chống dịch. Khi nhân dân xã Xuân Lôi, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thành trọng điểm về dịch bệnh Covid-19 và 14 ngày nhân dân phố Trúc
Bạch phải thực hiện cách ly, hơn 1000 người dân khu phố được tiếp tê qua những phần quà
nhân dân các nơi đem đến tiếp tế trong sự sẻ chia đồng cảm.
Khi Bệnh viện Bạch Mai trở thành ổ dịch thì được đón nhận sự chăm lo cả về vật chất
lẫn tinh thần. Khi khẩu trang trở nên khan hiếm thì nhiều cá nhân, tổ chức đã phát miễn phí cho
người dân, có những em bé đã dành số tiền mừng tuổi ít ỏi để góp vào chung sức cùng cộng
đồng. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nhập nguyên liệu, gác lại đơn hàng để tập trung sản xuất
khẩu trang miễn phí. Người dân ở nhiều địa phương tích cực tham gia hiến máu nhân đạo để dự
phòng nếu dịch lan rộng. Hơn lúc nào hết, tinh thần tương thân, tương ái của mọi người dân
Việt Nam được thể hiện mọi lúc, mọi nơi. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội sẵn sàng nhường
nơi ở, sinh hoạt của mình làm khu cách ly, phơi thân ngoài biên ải, các chốt kiểm dịch để bảo
vệ bình an cho Tổ quốc. Hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ nơi cửa khẩu, không
quản hiểm nguy, túc trực 24/7 tại vị trí phân công. Hàng nghìn sinh viên trường y tình nguyện
sẵn sàng lên đường. Một lần nữa ý Đảng hợp với lòng dân được phát huy cao độ bởi sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: Khó vạn lần dân liệu cũng qua.
2. Thể chế hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành những
chính sách, quy chế, quy định cụ thể để nhân dân phát huy quyền làm chủ và thực hiện tốt
trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Xây dựng cơ chế, chính sách và các hình thức tổ chức để nhân dân được phát huy quyền
làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát triển sản
xuất, kinh doanh làm giàu chính đáng, mang lại lợi ích cho mình và cho đất nước.
Việc tham khảo, lắng nghe ý kiến của dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước phải trở thành phương thức làm việc bắt buộc cả các tổ chức Đảng và chính
quyền từ trung ương đến cơ sở. Phạm vi lấy ý kiến đến đâu là tùy tầm quan trọng và mối quan
hệ của vấn đề đó, nhưng nhất thiết phải thực hiện. Quyết không để việc trưng cầu ý kiến trở
thành một thủ tục “hữu danh vô thực”.
Thực hiện đúng chức năng của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng mối liên
hệ thường xuyên và chặt chẽ với dân, có trách nhiệm giải quyết những vấn đề thắc mắc của
dân, nhất là bảo đảm quyền lợi chính đáng của dân, không đưa đẩy cho các cơ quan khác xử lý
hoặc biến thành một “trạm trung chuyển” ý kiến của dân. Nắm được luật pháp và các quy định
của Nhà nước, các đại biểu của dân phải là chỗ dựa tin cậy của dân và phải có quy định về lề
lối làm việc với các cơ quan hành pháp, tư pháp để có ý kiến chính thức trong giải quyết các
vấn đề khiếu nại của dân.
Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn và mô hình tự quản của cộng đồng dân cư trong
một số đơn vị, trong một số địa bàn dân cư nhất định ở nông thôn cũng như ở thành thị. Trên
cơ sở tổng kết các mô hình tốt hiện nay để thể chế hóa bằng pháp luật.

Các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí, truyền hình đang là diễn đàn
tích cực và nhanh nhạy nhất góp phần thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”. Thời gian vừa qua từ trung ương đến cơ sở chúng ta vẫn chưa sử dụng thật tốt các
diễn đàn này để giao tiếp với dân, chưa chủ động lên tiếng chính thức báo cáo hoặc trao đổi ý
kiến một cách bình thường theo sinh hoạt dân chủ

3. Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi và vùng
đồng bào có đạo.
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện những chính sách đã có và nghiên
cứu ban hành những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng dân tộc, vùng đồng
bào tôn giáo và thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ hoạt động
chuyên trách ở các cấp. Đồng thời, tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp. Phát
huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc, chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện
chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự trên địa
bàn.
Cùng với đó, tiếp tục tổ chức tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào thi
đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, bảo đảm
tính thiết thực, hiệu quả, lan tỏa, sát hợp với thực tế.
Qua đó, tăng cường đoàn kết các dân tộc và sự đồng thuận giữa những người có tín
ngưỡng, tôn giáo với những người không tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có các tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tích cực đấu tranh chống những biểu hiện kỳ thị, chia
rẽ dân tộc và những hành vi tà đạo, mê tín, dị đoan, lợi dụng dân tộc, tôn giáo làm phương hại
đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường đại học, cao đẳng) của Bộ Giáo
dục và Đào tạo
2. Thượng Tướng. TS Lê Huy Vịnh, (2021), Tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Truy cập 30/05/2021 từ:
http://dukcqtw.dcs.vn/tang-cuong-phat-huy-suc-manh-dai-doan-ket-toan-dan-toc-trong-xay-
dung-va-bao-ve-to-quoc-viet-nam-xa-hoi-chu-nghia-duk14248.aspx
3. Trần Đức Châm, Nguyễn Thị Minh Huệ, Học viện An ninh nhân dân,“Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” là dân chủ và thực hành dân chủ
Truy cập 30/05/2021 từ:
https://tcnn.vn/news/detail/34389/_Dan_biet_dan_ban_dan_lam_dan_kiem_tra_la_dan_chu_va
_thuc_hanh_dan_chuall.html

You might also like