You are on page 1of 6

Bài 7

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC


CỦA QUÂN VÀ DÂN THÀNH PHỐ (4 TIẾT)
I. Lịch sử, Lực lượng vũ trang nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
1. Hoàn cảnh, sự hình thành LLVT nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
a. Hoàn cảnh ra đời:

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và các đô thị khác
trong cả nước có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chỉ trong vòng
15 ngày (từ 14 đến 28/8/1945) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công. Từ thân phận của kẻ
nô lệ, lần đầu tiên trong lịch sử người dân Việt Nam đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước,
làm chủ vận mệnh của mình. Một không khí phấn khởi, hồ hởi tràn ngập lòng người trước
sự đổi đời kỳ diệu của cả dân tộc suốt bao năm bền bỉ chống ách ngoại xâm.

Sáng ngày 2/9/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và các vùng
lân cận nô nức tham gia cuộc mít tinh trước quảng trường nhà thờ Đức Bà chào đón ngày
lễ độc lập. Khi cuộc mít tinh chuyển sang tuần hành thì một số tên lính Pháp, Anh núp trên
những lầu nhà cao xung quanh xả súng bắn vào đoàn tuần hành làm 47 người chết và hàng
chục người bị thương. Những hành động ấy của kẻ thù giống như đổ thêm dầu vào lửa,
càng khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với bọn cướp nước ngày một thêm sôi
sục.

b. Quá trình hình thành:

Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban hành chính Nam
bộ Trần Văn Giàu chỉ thị Tổng công đoàn Nam bộ thành lập lực lượng vũ trang công nông để
bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giữ vững thành quả cách mạng. Chấp hành nghiêm
chỉ thị, đồng chí Nguyễn Lưu phụ trách tổng công đoàn,

Đêm ngày 4 tháng 9 năm 1945, đoàn trưởng các lực lượng xung phong Công đoàn tụ
họp tại trụ sở Tổng Công đoàn Nam Bộ, số 72 đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng),
lập bàn thờ Tổ quốc tuyên thệ: “Là chiến sĩ xung phong Công đoàn, xin thề trước bàn thờ Tổ
quốc quyết cùng anh em lao động không nản chí trước khó khăn, không lùi bước trước nguy
hiểm để cùng đồng bào bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn non sông”. Sau đó, mỗi đồng chí được cấp một
giấy chứng nhận đề là “XP – CĐ” tức là “xung phong – chiến đấu” để đi công tác.

Ngày 4/9/1945 là một sự kiện quan trọng, là mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời của lực
lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định ngày ấy và theo Quyết định số 180/QĐ- BTL
ngày 22/2/2007 của Tư lệnh Quân khu 7 lấy ngày 4/9 hàng năm là ngày truyền thống của
lực lượng vũ trang thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quá trình chiến đấu và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược:
a. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1945 – 1954.
Ngày đầu được thành lập, lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trang bị còn
rất khiêm tốn chủ yếu là võ khí thô sơ, và vũ khí tự tạo đã phải chiến đấu chống lại đội quân
viễn chinh Pháp, một quân đội nhà nghề núp dưới bóng quân đồng minh.

Đên 22 rạng ngày 23/9/1945 Thực dân Pháp nổ súng tiến công, xứ ủy Nam bộ tổ chức Hội
nghị họp khẩn cấp với Ủy ban hành chính Nam bộ. Hội nghị quyết định điện báo ra Trung
ương và Hồ Chủ tịch xin Chỉ thị, đồng thời phát động nhân dân Nam bộ vùng lên kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.

Đồng chí Trần Văn Giàu Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ phát đi bản
tuyên cáo quốc dân kêu gọi kháng chiến: “Đồng bào Nam bộ, nhân dân thành phố Sài Gòn,
anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua thực dân Pháp đánh chiếm
trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm lược nước ta một lần
nữa. Ngày 2 tháng 9, đồng bào ta đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc
lập của Tổ quốc! Độc lập hay là chết. Hôm nay Ủy ban kháng chiến kêu gọi: Tất cả đồng bào
già, trẻ, trai, gái hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Ai không có phận sự do
Ủy ban kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức ra khỏi Thành phố. Những người còn ở lại thì:
Không làm việc, không đi lính cho Pháp, không đưa đường, không báo tin, không bán lưYơng
thực cho Pháp. Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ, tàu
bè, kho tàng, nhà máy của Pháp…” .

+ Quá trình chiến đấu và chiến thắng:

Sáng ngày 24 tháng 9 năm 1945, các chiến sĩ thuộc lực lượng Thanh niên quyết tử, xung
phong Công đoàn làm nòng cốt cho quần chúng nhân dân khu vực Xóm Chiếu, Khánh Hội,
Tân Thuận, Tân Quy, … cướp súng của địch đánh địch, lần lượt diệt bót Thương Khẩu, bót số
6, bắt giữ tù binh và giải thoát được 70 thanh niên do địch giam giữ. Cuộc phản công diễn ra
rất ác liệt ở các khu vực trung tâm Thành phố. Tại sở Cứu hỏa trên đường Galliéni ( nay là
đường Trần Hưng Đạo), các chiến sĩ tự vệ công nhân vừa chiến đấu, vừa bảo vệ cho đồng chí
leo lên tháp cao để cắm cờ. Người trước ngã xuống người sau tiến lên, bốn chiến sĩ của ta đã
anh dũng hy sinh để cắm được lá cờ Tổ quốc vào vị trí cao nhất, trang trọng nhất.

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 9 năm 1945, quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã
diệt gần 300 tên địch, đốt phá 138 xí nghiệp và công sở, 22 kho tàng, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ,
trên 100 xe ô tô các loại.

Ngay từ ngày đầu thành lập lực lượng vũ trang Thành phố đã không ngừng phát triển lớn
mạnh cả về lực lượng, tổ chức, biên chế, trang bị cũng như về chất lượng chính trị. Cụ thể được
tổ chức thành 3 chi đội gồm: Chi đội 2, Chi đội 3 và Chi đội 4, trong mỗi chi đội có từ 2 đến 3
đại đội. Đến năm 1946, Khu 7 thành lập Ban Chỉ huy quân sự Sài Gòn – Chợ Lớn. Gồm các
đồng chí:

- Đặng Kim Thành (tức Nguyễn Xuân Diệu) - Chỉ huy trưởng.

- Vũ Kiến Chính (tức Nguyễn Mạnh Liêm) - Chỉ huy phó.


Thành lập các ban như: Ban trinh sát số 1, Ban vô hình, Đội cảm tử …Đến cuối năm 1947
đầu năm 1948, nhằm xây dựng lực lượng vũ trang có đủ khả năng chiến đấu chống lại các cuộc
càn quét khủng bố lớn của địch, các Ban công tác và các đội tự vệ được thống nhất lại thành
10 ban công tác. Các đơn vị vũ trang được tổ chức lại thành 3 tiểu đoàn gồm: Tiểu đoàn Hoàng
Văn Thụ, Tiểu đoàn Ngô Gia Tự, Tiểu đoàn Ký Con, chính những đơn vị này là cơ sở cho việc
thành lập lực lượng vũ trang khu Sài Gòn – Chợ Lớn vào cuối năm 1948.

Từ năm 1950 đến 1954 các Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Nguyễn An Ninh, Trung đoàn
300, 306, 308, 312 và Tiểu đoàn Quyết tử 950 đã chiến đấu dũng cảm lập nhiều thành tích
trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Hiệp định Gernever đất nước bị chia cắt LLVT bước vào giai đoạn mới.

b. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược từ 1954 – 1975.

Đế quốc Mỹ dựng nên chính thể Việt Nam cộng hòa thủ tiêu hòa bình và tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam và toàn bộ Đông Dương. Chủ trương của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và chỉ thị của Tổng quân ủy. Quân Giải
phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 02 năm 1961 tại chiến khu Đ và chịu
sự chỉ đạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị: Lực lượng vũ trang cách
mạng ở miền Nam sẽ mang tên "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam". Cụ thể hóa chủ trương
của Bộ Chính trị, chỉ thị của Tổng Quân ủy ngày 31 tháng 1 năm 1961 nêu rõ: "Quân giải
phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng
lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo. Đường lối chính trị và đường lối quân sự của Đảng là
nhân tố quyết định thắng lợi của nó. Mục tiêu chiến đấu của quân đội đó là kiên quyết thực
hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc,
thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng tiến lên xã hội chủ nghĩa" "Để hoàn thành sứ
mệnh lịch sử, Quân Giải phóng miền Nam sẽ xây dựng thành lực lượng ba thứ quân, gồm cả
bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm xây dựng là phải khẩn
trương nhưng phải phù hợp tình hình, khả năng thực tế và đủ điều kiện để đối phó với những
tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi
trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích."

Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa là một đội quân vừa chiến đấu vừa sản xuất và
đã xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm
xây dựng là khẩn trương nhưng phải phù hợp với tình hình, khả năng thực tế và có đủ điều kiện
để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu,
đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích.

LLVT nhân dân TP, Hồ Chí Minh trên cơ sở sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc không ngừng
củng cố xây dựng lực lượng cùng đồng bào cả nước đánh bại các chiến lược của kẻ thù như:

- Chiến tranh đặc biệt.


- Chiến tranh cục bộ.
- Việt Nam hóa chiến tranh.
+ Một số trận đánh tiêu biểu: Ngày 30/5/1959, tại chiến khu ở huyện Củ Chi C13 được thành
lập, C13 là tiền thân của Trung đoàn Gia Định ngày nay. Đây là thời điểm, là mốc quan trọng
đánh dấu đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Gia Định được thành lập.

Tấn công tàu Card ngày 2 tháng 5 năm 1964, khách sạn Caravelle ngày 24 tháng 10 năm
1964, cư xá Brink ngày 24 tháng 12 năm 1964, Đại sứ quán Mỹ ngày 30 tháng 3 năm 1965,
nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 26 tháng 4 năm 1965, khách sạn Metropol ngày 4 tháng 12 năm
1965, vũ trường phục vụ phi công và nhân viên kỹ thuật tại Sân bay Tân Sân Nhất ngày 3 tháng
12 năm 1966 v.v …

Phối hợp với các LLVT tạo mũi phối hợp trong tổng tiến công Mậu thân 1968. Thất bại
nặng nề trong chiến dịch Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội
nghị Pari, đơn phương ngừng ném bom đánh phá Miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, tiến tới việc
đàm phán giải quyết vấn đề rút quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam Việt Nam.

Tổng tiến công nổi dậy Mùa xuân 1975 LLVT Thành phố HCM phối hợp với lực lượng tạo
mũi tiến công phối hợp cùng với các lực lượng tiêu diệt và làm tan rã 31 nghìn tên địch, bắt
sống 12.619 tên, chiếm giữ 9 cầu, 21 chi khu quân sự, trụ sở tề ấp, 22 đồn cấp tiểu đoàn, đại
đội, chi khu; thu 88 xe quân sự, 12.275 súng các loại, 216 tấn vũ khí, trang bị quân sự. Số ngụy
quân lần lượt ra trình diện là 400 nghìn tên, ngụy quyền, công an cảnh sát các loại hơn 100
ngàn tên...

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta đã cắm cờ lên dinh Độc lập – Phủ Tổng thống
ngụy quyền, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hoàn thành sứ mệnh lịch sử
Dân tộc giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

c. Giai đoạn Xây dựng, bảo vệ Thành phố, tham gia chiến đấu bảo vệ Biên giới
Tây nam và Làm nhiệm vụ Quốc tế giúp nhân dân CamPuChia.

Sau ngày Thành phố được giải phóng 30/4/1975, lực lượng vũ trang Thành phố bước sang
giai đoạn cách mạng mới đó là: thực hiện nhiệm vụ quân quản Thành phố. Tuy Thành phố mới
được giải phóng, Chấp hành mệnh lệnh của Ủy ban quân quản, lực lượng vũ trang Thành phố
khẩn trương ổn định tổ chức, biên chế mới, cùng các đơn vị, đoàn thể cùng bắt tay vào thực
hiện nhiệm vụ: duy trì trật tự an ninh, từng bước ổn định đời sống nhân dân, tổ chức đăng ký
học tập cải tạo hàng vạn sĩ quan, binh lính và nhân viên ngụy quyền chế độ cũ, trấn áp bọn tội
phạm và bọn phản động ngóc đầu dậy. Tới ngày 21/1/1976 Ủy ban quân quản hoàn thành
nhiệm vụ và kết thúc nhiệm kỳ hoạt động, lực lượng vũ trang Thành phố đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được Ủy ban quân quản giao phó.

Ngày 25/6/1976 Quốc hội quyết định thành phố Sài Gòn – Gia Định được mang tên thành
phố Hồ Chí Minh, theo đó Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn – Gia Định cũng mang tên mới: Bộ
Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh.

Đất nước bước vào thời kỳ ổn định thực hiện cải tạo XH- XHCN nhưng các thế lực thù địch
đặc biệt tàn dư chế độ cũ, tiến hành câu kết và thực hiện chiến tranh xâm lược. Tuyến biên giới
Tây Nam Tổ quốc, chế độ độc tài phản động Pôn pốt, Iêng xa ri tại Campuchia kích động hận
thù dân tộc, phát động cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới nước ta, chúng gây ra nhiều tội ác
dã man đối với nhân dân ta dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.

Ngày 10/6 1978 Thành phố tổ chức lễ xuất Quân cho LLVT Thành phố tham gia chiến
đấu bảo vệ biên giới. Ngày 6/11/1978 LLVT Thành phố được Chủ tịch nước phong tặng danh
hiệu anh hùng LLVT. Ngày 7/1/1979, được sự chi viện của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân
đội và nhân dân Campuchia đã đập tan chế độ tàn bạo của Pôn pốt – Iêng xa ri, đất nước
Campuchia đã được giải phóng.

Lực lượng vũ trang Thành phố tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự Quốc phòng địa
phương được Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy, UBND Thành phố giao cho, đồng thời tổ
chức, biên chế, bàn giao, nhiều đơn vị sang chiến đấu, giúp bạn xây dựng lại Quân đội và chính
quyền đất nước chùa tháp.

Trải qua 10 năm giúp bạn chiến đấu và xây dựng lại đất nước, chính quyền và lực lượng
vũ trang bạn đã trưởng thành vững mạnh tự đảm đương được nhiệm vụ của mình, Quân đội
nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả, rút quân về nước…

d. Lực lượng Vũ trang Thành phố HCM trong giai đoạn 1989 đến nay:

Theo tinh thần đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1988, các chỉ thị, nghị quyết cụ thể hóa
đường lối quốc phòng, về xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới.

Trước tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (1991), trong lúc đó Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn
là một trong những địa bàn then chốt địch tập trung thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ với nội dung chủ yếu là làm mất ổn định chính trị, mất uy tín về ngoại giao...
tiến tới bạo loạn lật đổ, có phối hợp trong ngoài.

Kế tiếp truyền thống hào hùng của những năm tháng đánh giặc, lực lượng võ trang thành
phố đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng võ trang thành phố vinh dự được Đảng
và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Từ lực
lượng vũ trang Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng vũ
trang Sài Gòn-Gia Định trong chống Mỹ, đến lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự tiếp nối vững chắc.

II. TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ
MINH.

1. Trung thành với sự nghiệp Cách mạng, không ngừng đổi mới xây dựng Tp. HCM
là ngọn cờ đầu cả nước tạo niền tin cho Nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc
đổi mới:
Trải qua 74 năm xây dựng trưởng thành qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều tên gọi,
đơn vị quản lý, hiện nay gọi là Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Quân khu 7.
Đây là chỗ dựa vững chắc của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thành phố và cả
địa bàn Quân khu 7- Đông Nam bộ - trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang Thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp với mọi lực lượng tham mưu cho đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh
các vấn đề về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, góp phần giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2. Đẩy mạnh và phát huy truyền thống lực lượng vũ trang cách mạng:

Tự hào với truyền thống và những thành tích vẻ vang của LLVT Thành phố 2 lần Anh
hùng, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thành phố đã luơn thể hiện sự trung thành tuyệt đối
với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với nhân dân, luơn luơn đề cao tinh thần cảnh giác cách
mạng, sẵn sàng chiến đấu khơng để bị động bất ngờ trước mọi tình huống. Khơng ngừng quán
triệt sâu sắc những nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, các
Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, tập trung thực hiện Chỉ thị 917 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
các chỉ thị của Tư lệnh Quân khu về xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng
đơn vị vững mạnh tồn diện, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng và sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang Thành phố
vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tiếp tục phát huy
truyền thống, phẩm chất đạo đức “Bộ đội Cụ Hồ” góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức
mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, chủ động xử lý cĩ hiệu quả
các vụ việc xảy ra trên địa bàn theo phạm vi, chức trách, gĩp phần giữ vững an ninh chính trị -
trật tự an tồn xã hội trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khĩa XI), tích
cực tuyên truyền về truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hình ảnh cao đẹp “Bộ
đội Cụ Hồ”

3. Không ngừng đổi mới nâng cao năng lực xây dựng lực lượng vũ trang chính quy
tinh nhuệ hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với LLVT cả nước LLVT Tp. HCM quán triệt sâu sắc quan điểm đường lối xây dựng
LLVT chính quy tinh nhuệ, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao,
Phó chủ tịch UBND TPHCM Huỳnh Cách Mạng trong buổi làm việc với Bộ tư lệnh thành
nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, chúng ta tập trung những mặt hết sức thiết thực, đặc biệt là
phải cố gắng giáo dục chính trị tư tưởng cán bộ chiến sĩ, rèn luyện kiên trì những hoạt động võ
trang mà chúng ta đã định ra, thực hiện các phương án phòng thủ khu vực, địa phương cho thật
tốt, đồng thời chúng ta tăng cường trang thiết bị từng bước hiện đại cho lực lượng võ trang
thành phố để chúng ta đủ sức bảo vệ vững chắc thành phố và đất nước".

You might also like