You are on page 1of 10

TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ

(06/03/1946)

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/09/1945),
bên cạnh việc xây dựng chế độ mới, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta phải
tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của
thực dân Pháp và âm mưu lật đổ, bành trướng của quân Tưởng để bảo vệ chính
quyền cách mạng non trẻ, giữ vững nền độc lập nước nhà.

Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

ở miền Nam
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi phát xít Nhật
đầu hàng quân Đồng minh, thực dân Pháp đã ráo riết chuẩn bị trở lại xâm lược
nước ta lần thứ hai cùng với sự giúp đỡ của quân Anh. Chính phủ Pháp đã
quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh dưới sự chỉ huy của tướng
Lơcơléc, đồng thời cử Đô đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.

Thực dân Pháp tiến hành một loạt các hành động chống phá để khơi mào cuộc
chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 02/09/1945, thực dân Pháp xả
súng vào đoàn người đang tổ chức mít-tinh chào mừng “Ngày Độc lập” ở Sài
Gòn - Chợ Lớn, làm 47 người chết và nhiều người bị thương. Ngày
06/09/1945, quân Anh cùng một đại đội quân Pháp kéo vào Sài Gòn dưới danh
nghĩa quân Đồng minh giải giáp phát xít Nhật. Vừa vào đến Sài Gòn, chúng
ngang nhiên yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp do
Nhật giam giữ sau ngày 09/03/1945, trang bị vũ khí cho những tù binh này và
để quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng trong thành phố (Phan Ngọc
Liên và cộng sự, 2002).

Đêm 22 rạng sáng 23/09/1945, thực dân Pháp được quân Anh hỗ trợ,
đem quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố
Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay sáng
23/09/1945, trong khi quân và dân Sài Gòn đang chống trả địch quyết liệt, Xứ
ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ gồm Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn
Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng... đã họp và nhất trí điện ra
Trung ương và Chủ tích Hồ Chí Minh xin phép được phát động cuộc kháng
chiến, quyết định thành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ cùng Ủy ban kháng
chiến Sài Gòn.

Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng với quân dân Nam Bộ đã nhất tề
đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến toàn dân
chống thực dân Pháp. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay
Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh phá kho tàng, phá
nhà giam. Nhân dân Sài Gòn phối hợp với các lực lượng vũ trang kiên quyết
chiến đấu dũng cảm bằng mọi vũ khí có sẵn trong tay, phá nguồn tiếp tế của
địch, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố, bao vây và kìm chân
địch trong thành phố hơn suốt một tháng nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.

Ngày 05/10/1945, tướng Lơcơléc đến Sài Gòn cùng với nhiều quân chi
viện gồm các đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp. Nhờ tăng viện binh,
lại có sự hỗ trợ của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp đã phá vỡ vòng vây
xung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn, thuận lợi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và
Nam Trung Bộ. Cuộc kháng chiến của quân dân miền Nam gặp nhiều khó
khăn.

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tích Hồ Chí Minh
quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động lực lượng cả nước chi viện cho miền
Nam kháng chiến. Hàng vạn thanh niên hăng hái nhập ngũ, thành lập các đoàn
quân “Nam tiến” và lần lượt lên đường tham gia chiến đấu, sát cánh cùng nhân
dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu ở khắp các mặt trận miền Nam. Nhân
dân miền Bắc còn thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, áo quần, thuốc
men để ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến. Tuy không thể đánh bại được
kế hoạch mở rộng đánh chiếm của thực dân Pháp cho sự không cân sức trong
lực lượng giữa hai bên, cuộc kháng chiến đã bước đầu làm thất bại chiến lược
đánh nhanh, giải quyết nhanh của Lơcơléc và quân đội Pháp.
Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách
mạng ở miền Bắc
Không chỉ phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở
Nam Bộ, nước ta còn phải đối mặt với sự uy hiếp của quân đội Trung Hoa Dân
quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu ở miền Bắc. Quân Tưởng và tay sai âm
mưu lật đổ chính quyền cách mạng của ta.. Với danh nghĩa quân Đồng minh
vào giải giáp quân Nhật, Tưởng không ra mặt công khai mà dùng bọn tay sai là
các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách, phá hoại nước ta từ bên trong. Dựa vào quân
Tưởng, bọn tay sai đòi hỏi ta phải cải tổ Chính phủ, dành cho chúng một số ghế
trong Quốc hội mà không qua bầu cử, đòi những người cộng sản ra khỏi chính
phủ,...

Để tập trung lực lượng chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam,
Đảng và Chính phủ đã thực hiện chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng với quân
Tưởng nhằm tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc và
đẩy lùi từng bước âm mưu chính trị của quân đội Tưởng và tay sai. Phía ta đã
đấu tranh hòa hoãn, nhân nhượng với Tưởng cả về kinh tế và chính trị, tránh
mọi hành động khiêu khích xung đột và khéo léo giải quyết xung đột đã xảy ra
bằng phương châm “biến xung đột to thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ
thành không có xung đột” (Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ & Nguyễn Văn Thư,
2008).

Về chính trị, ta cải tổ Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp tạm
thời (01/01/1946). Tiếp đó, tại kì họp Quốc hội khóa I (02/03/1946), ta đồng ý
nhường cho các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không
qua bầu cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp để Nguyễn Hải
Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước. Về kinh tế, ta nhân
nhượng cho quân Tưởng và tay sai một số quyền lợi như: cung cấp lương thực,
thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải và cho phép lưu hành tiền Trung
Quốc trên thị trường.

Nhằm hạn chế hơn nữa sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai cũng như
sức ép công kích của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương
tuyên bố "tự giải tán", nhưng thực chất là tạm thời rút vào hoạt động "bí mật",
tiếp tục lãnh đạo chính quyền cách mạng và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
của dân tộc (Phan Ngọc Liên và cộng sự, 2002). Sự nhân nhượng trên đã thể
hiện một yêu cầu cơ bản là giữ vững sự tồn tại của chính quyền của dân, do dân
và vì dân, một chính quyền của sự hoà giải, đại đoàn kết thống nhất quốc gia
dân tộc để tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và kiến thiết
quốc gia, thực hiện tư tưởng độc lập tự do với khẩu hiệu "Dân tộc trên hết, Tổ
quốc trên hết" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ & Nguyễn
Văn Thư, 2008).

Việc nhân nhượng của Đảng và Nhà nước ta đã hạn chế và vô hiệu hoá
đến mức thấp nhất mọi hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai, làm
thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, tạo điều kiện cho ta
kiến quốc và kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hiệp ước Hoa - Pháp (28/02/1946)


Sau khi chiếm được các tỉnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân
Pháp đã dự thảo một kế hoạch quân sự nhằm đánh chiếm miền Bắc và thôn tính
cả nước ta. Tuy nhiên, đội quân viễn chinh gồm 65.000 người của Pháp thời
điểm đó vẫn không thể bình định được miền Nam. Nếu đưa quân ra Bắc thì sẽ
phải đụng độ trực tiếp với lực lượng kháng chiến mạnh hơn nhiều lần. Hơn
nữa, ở miền Bắc còn có 20 vạn quân Tưởng đang làm nhiệm vụ giải giáp quân
đội Nhật.

Để thực hiện mưu đồ của mình, Chính phủ Pháp đã đến Trùng Khánh
(Trung Quốc) để thương lượng với Chính phủ Tưởng Giới Thạch, tìm một cái
cớ hợp lý để tiến quân ra Bắc. Lúc này, quân Tưởng cũng đang gặp nhiều khó
khăn trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng khi Hồng quân Trung Quốc đang phản
công quyết liệt trên khắp các mặt trận ở lục địa nên không thể đóng quân lâu
dài tại Việt Nam. Quân Tưởng buộc phải rút khỏi miền Bắc Đông Dương về
nước để củng cố lực lượng. Do đó, Tưởng Giới Thạch cũng tìm cách thương
lượng với Pháp bằng cách rút quân về nước, đổi lấy một số quyền lợi quan
trọng ở Đông Dương và để Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam.

Ngày 28/02/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh.
Theo đó, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp quyền thay quân
Tưởng vào miền Bắc Đông Dương để thực hiện việc giải giáp quân Nhật. Đổi
lại, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán cho
Tưởng đoạn đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở
cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc sẽ được miễn
thuế (Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ & Nguyễn Văn Thư, 2008). Hiệp ước ghi rõ
việc thay thế quân đội Chính phủ Tưởng Giới Thạch bằng quân đội Pháp diễn
ra ngày 01 và 15/03 và hoàn tất chậm nhất vào ngày 31/03/1946 (Dương,
2021).

Sau Hiệp ước Trung - Pháp được công bố, Đảng và nhân dân ta tỏ thái
độ phản đối. Báo Cứu quốc viêt: “không ai có thế mặc cà nền độc lập của Việt
Nam ”, “Chỉ có Chính phủ Việt Nam mới đủ tư cách định đoạt những quyền lợi
kinh tế của người nước ngoài ở Việt Nam ”. Khi phóng viên phỏng vấn tình
hình kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói vắn tắt “Điều mà chúng ta chú
trọng đến nhất là chuẩn bị, bình tĩnh, và giữ vững tinh thần” (Dương, 2021).

Hiệp ước Hoa - Pháp là sự chà đạp thô bạo đối với chủ quyền độc lập tự
do của dân tộc Việt Nam (Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ & Nguyễn Văn Thư,
2008), đặt Việt Nam trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm
súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc;
hoặc hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để quân Tưởng rút về nước ngay, tránh tình
trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Kết luận
Như vậy, đứng trước sự câu kết của hai thế lực Pháp và Tưởng Giới
Thạch sau Hiệp ước Hoa - Pháp (28/02/1946), vận mệnh dân tộc ta rơi vào thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Điều đó đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải sáng suốt,
tỉnh táo lựa chọn giải pháp thích hợp để vừa bảo vệ quyền lợi của quốc gia dân
tộc, vừa tạo tiền đề vững chắc cho Đảng và nhân dân ta bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ sau này. Trong tình thế gay go và cấp bách lúc bấy giờ, Đảng
ta đã vận dụng sách lược ngoại giao “hòa dể tiến”, với bước đầu là đàm phán
và ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946).

Nội dung của Hiệp định Sơ bộ


Một bên là Chính phủ Cộng hòa Pháp do ông Xanhtơni (Sainteny), người thay
mặt và có ủy nhiệm chính thức của Thủy sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges
Thierry d'Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm ủy quyền của Chính phủ
Cộng hòa Pháp, làm đại biểu.

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, và
đặc ủy viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.

Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này:

1) Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia
tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình,
tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở
trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kì”, Chính phủ Pháp
cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán
quyết.

2) Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội
Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế thay thế quân
đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này
sẽ định rõ cách thức thị hành công việc thay thế ấy.

3) Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi ký hiệp
định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để
đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí
hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở
ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy
sẽ bàn về:

a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.

b) Chế độ tương lai của Đông Dương.

c) Những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.

Các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Paris có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc
Hội nghị.1

Ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ


Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên giữa Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp. Theo lôgíc đó, Hiệp định
Sơ bộ đã chứng tỏ rằng: Việt Nam là một quốc gia sánh ngang hàng với Pháp,
không còn là thuộc địa của Pháp và càng không cần đến sự bảo hộ của Pháp.
Nhận xét về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Sự ký kết đó có
một kết quả hay là nước Pháp đã thừa nhận nước Việt Nam là một nước tự
chủ”2. Đồng thời, nó còn “mở đường cho sự công nhận của quốc tế... dẫn
chúng ta đến một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng và đó là một thắng lợi
chính trị lớn lao”3. Dù chỉ là sự kiện trong khuôn khổ Việt - Pháp, nhưng đã
khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm và hoan nghênh. Trả lời phỏng vấn
hãng tin AFP tại Trùng Khánh, Chu Ân Lai, đại diện của Đảng Cộng sản Trung
Quốc nói rằng: “Đó là một việc làm khuôn mẫu cho các đế quốc ở Thái Bình
Dương và châu Á”. Pandi Neru, lãnh tụ Đảng Quốc Đại (sau này là Thủ tướng
Ấn Độ) bày tỏ quan điểm đồng tình; còn Van Mook, Toàn quyền Hà Lan tại In-
đô-nê-xi-a đã cử người đến Hà Nội để tìm hiểu kinh nghiệm 4. Như vậy, Hiệp
định Sơ bộ đã tạo cơ sở pháp lý để nâng tầm vị thế Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trên trường quốc tế.
Cùng với đó, việc chủ động ký Hiệp ước Sơ bộ đã tỏ rõ tầm nhìn, tư duy
chiến lược sắc bén của Đảng ta về vận dụng điều kiện thực tiễn khách quan để
1
Nguyễn Thị Hương. 2022. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí
Minh
2
Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 228.
3
Philippe Devillers - Tài liệu lưu trữ chiến tranh 1944-1947, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993, tr. 218.
4
Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb CTQG, H. 2005, tr. 72.
chuyển hóa tình thế cách mạng. Trước mắt, với bản Hiệp định này, Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chỗ bị gạt ra ngoài thỏa thuận Pháp - Hoa, trở
thành một bên chủ thể quyết định đến việc thực hiện các điều khoản thay quân
trong Hiệp ước Trùng Khánh, để kết thúc về mặt pháp lý vai trò của quân
Tưởng tại Việt Nam, theo quy định của Hội nghị Pốt-xđam. Đây là quyết định
“nhất cử lưỡng tiện”, vừa tránh phải đối đầu với Pháp trong điều kiện bất lợi cả
về thế và lực, vừa mượn tay Pháp đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi bờ cõi. Đó
là đòn tiến công ngoại giao hết sức chủ động, sáng tạo, nhằm phân hóa kẻ thù,
thúc đẩy chúng tự loại trừ lẫn nhau, tạo thuận lợi để chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến lâu dài.

Tác động của Hiệp định Sơ bộ đến tình hình trong nước
Sau khi kí kết hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng Đặc ủy viên Hội đồng các Bộ trưởng Vũ Hồng Khanh (đại diện
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà) với Xanhtơni (J.Sainteny), người thay
mặt đô đốc Đacgiăngliơ, thừa uỷ quyền Chính phủ Pháp, tình hình trong nước
ta đã có nhiều biến động.
Trước hết, việc kí kết thành công hiệp định Sơ bộ đã chính công nhận
quyền tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kể từ đó tinh thần chiến
đấu của quân và dân Việt Nam càng được củng cố mạnh mẽ. Đầu tiên, bộ chính
quyền nhà nước tận dụng cơ hội 15.000 quân Pháp kéo ra Bắc để xây dựng bộ
máy chính quyền từ xã đến huyện, tỉnh trong toàn quốc. Không những nền kinh
tế - tài chính độc lập được xây dựng, mà quan trọng hơn cả là thành công trong
việc xây dựng Quân đội quốc gia, nâng tổng quân số lên khoảng 80.000 người
và gần 01 triệu du kích, tự vệ vào giữa năm 1946 để vững bước tiến vào cuộc
kháng chiến trường kỳ chống quân xâm lược Pháp. Những tác động này đã
được nhấn mạnh trong chỉ thị của Đảng: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm
phán với Pháp không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn
sàng chiến đấu bất cứ lúc nào và ở đâu, mà hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy
và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết
chiến của dân tộc ta”5.
Trước khi kí kết hiệp định, quân và dân ở mặt trận miền Nam đã kiên
cường đấu tranh chống lại quân viễn chinh Pháp núp bóng quân Anh (giải giáp
quân Nhật) để gây hấn, khủng bố, lấn chiếm, mưu toan phá bỏ thành quả cách
mạng. Pháp không chỉ dừng lại ở miền Nam mà còn ủ mưu đưa quân ra miền
Bắc thiết lập trở lại chế độ thực dân cũ trên toàn đất nước ta. Việc kí kết hiệp
định đưa 15.000 quân Pháp kéo ra miền Bắc là một bước đi có tầm nhìn chiến
lược xa, bởi lẽ việc quân Pháp chiếm đóng ở miền Nam một thời gian dài đã
gây nên rất nhiều thiệt hại, vì thế mà thời gian hòa bình của Hiệp định mang lại
đã giúp cho mặt trận miền Nam có đủ thời gian để phục hồi và chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu trường kỳ sau này. Bên cạnh đó, việc quân viễn chinh Pháp
phân tán lực lượng ra cánh Bắc cũng giúp cho mặt trận miền Nam giảm bớt
gánh nặng quân sự. Đây là hành động nhằm chia lửa, san sẻ gánh nặng cho mặt
trận miền Nam.
Tuy hiệp định Sơ bộ không mang lại thời gian hòa bình lâu dài cho quân
và dân Việt Nam nhưng đây là cũng được xem là một hiệp định quốc tế công
nhận sự “tự do” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc này đã tác động
rất lớn lên tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam. Có thể nói thời điểm
kí kết Hiệp định là thời điểm vàng để toàn thể nhân dân Việt Nam củng cố ý
chí dựng nước và giữ nước, cũng từ đó vị trí chính trị trên chiến trường quốc tế
của Việt Nam cũng trở nên vững chãi hơn.
Để đạt được những thỏa thuận và kí kết thành công Hiệp định Sơ bộ
không phải là điều dễ dàng đối với tình hình nước ta thời bấy giờ. Có thể nói
trước đó dù Việt Nam và Pháp đã nhiều lần đàm phán với nhau nhưng vẫn
không thành vì mâu thuẫn lợi ích giữa đôi bên không đạt được. Tuy nhiên, với
đường lối ngoại giao mềm dẻo, đúng đắn và kịp thời lần này của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã có thể bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của dân tộc trước
tình thế đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”. Có thể nói, tư tưởng ngoại giao của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối, chính sách đối

5
ĐCSVN - Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 46.
ngoại của Đảng và Nhà nước trong cả một thời kỳ này. Trước khi kí kết Hiệp
định, đất nước ta rơi vào tình thế miền Bắc chiến đấu với 20 vạn quân Tưởng
cùng lực lượng tay sai. Miền Nam cũng bị quân đội Anh tiến vào để làm nhiệm
vụ giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản theo thỏa thuận của ba nước Đồng
Minh: Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ. Đất nước rơi vào loạn lạc từ Bắc chí Nam,
giặc ngoại xâm không ngừng ủ mưu xâm chiếm đất nước ta, còn lực lượng tay
ngày ngày quấy nhiễu, cướp phá, giết nhân dân ta.
Chỉ trong một giai đoạn mà đất nước phải chiến đấu với nhiều kẻ thù
như vậy khiến cho quân và dân ta rơi vào tình thế khó, tuy nhiên với truyền
thống chiến đấu của nhân dân ta thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng với Đảng xác
định rõ ràng kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp và đưa ra những chủ
chương, chính sách phù hợp. Hiệp định Sơ bộ được đánh giá là đối sách vừa
mềm mỏng, vừa kiên quyết của Hồ Chủ tịch khi có thể làm giảm lượng kẻ thù
cho đất nước, vừa cương quyết khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Hiệp định Sơ
bộ là minh chứng cho đường lối ngoại giao biết chớp lấy thời cơ, lựa chọn
đúng kẻ thù dân tộc để dốc toàn lực chiến đấu, điều này vừa làm rõ đường đi
cho Cách mạng Việt Nam, vừa bảo toàn được sức mạnh quân sự, đủ thời gian
để củng cố bộ máy quân sự và chính quyền. Đường lối ngoại giao này đã được
khẳng định rất rõ trong chỉ thị của Đảng lúc bấy giờ: “Vấn đề là biết mình, biết
người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và
ngoài nước mà chủ trương cho đúng”6.

6
Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 8, trang 43, 44.

You might also like