You are on page 1of 6

TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA QUÂN

VÀ DÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG


PHÁP,MĨ
1.Tư liệu
Nhân dân Sài Gon – Gia Định kháng chiến chống thực dân Pháp
(1858 – 1945).
Nhân dân Sài Gòn – Gia Định vốn có truyền thống yêu nước và tinh thần đấu
tranh anh dũng trước kẻ thù xâm lược.
Từ năm 1859, quân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên đánh thành Gia Định. Trong khi
triều đình hoang mang, dao động, chóng cự một cách yếu ớt, đầu hàng từng bước và cuối
cùng cắt đất dâng cho giăc. Nhan dân cả nước nói chung và nhân dân Gia Định nói riêng
đã ngay từ đầu sôi nổi chống giặc. Ý chí của nhân dân nhân dân rất đơn giản: giặc đến
cướp nước thì phải đánh giặc giữ nước, chúng tới thì đánh.
Trên mặt trận Gia Định, Nhiều nhóm nghĩa quân được hình thành, có thể kể đến
nghĩa quân của Trần Thiện Chánh, Lê Huy, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy
Dương, Nguyễn Hữu Huân. Tuy nhiên, ngược với quyết tâm đánh giặc của nhân dân,
triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng, cắt đất. Lần lượt là các hiệp ước Nhâm Tuất
(1862), Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hắc – Măng (1883). Việt Nam chính thức trở thành
thuộc địa của Pháp. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn Gia Định vẫn luôn sục sôi.
Bước sang cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhân dân Sài Gòn – Gia Định còn
tham gia ủng hộ phong trào của Nguyễn Ảnh Thủ, Phan Văn Hớn và các hội kín ở Nam
Kỳ (Phan Xích Long). Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Nguyễn An
Ninh, Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh. Tuy các phòng trào này đều thất bại nhưng cũng
đã chứng tỏ tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân Sài Gòn – Gia Định.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, xã hội Việt Nam có những biến
đổi rõ rêt. Ở Sài Gòn, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các giai tầng xã
hội. Bộ phân tư sản dân tộc phát động nhiều phong trào như “Tẩy chay tư sản Hoa kiều”,
“Chống độc quyền cảng Sài Gòn”, nhiều tờ báo chống Pháp ra đời như tờ Annam
Nguyễn Văn Trường, tờ Chuông Rạn (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh, các phong trào
đòi thả Phan Bội Châu, đám tang Phan Châu Trinh. Tất cả những hoạt động đó đều thể
hiện tinh thần yêu nước và biểu dương lực lượng đòi các quyền tự do dân chủ.
Từ những năm 1925, Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc,Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên được thành lập, các tư tương cảu Cách mạng tháng 10 Nga, chủ nghĩa
Cộng sản được truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân dân lao động. Nhờ vậy, phong
trào công nhân ngày càng phát triển và chuyển biến nhanh chóng về chất lượng. Tiêu
biểu là cuộc bãi công của công nhân Bưu Điện Sài Gòn, công nhân cảng Ba Son....
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam thanh lập. Ban Chấp ủy lâm
thời của Xứ ủy Nam Kỳ do ông Ngô Gia Tự làm Bí thư. Sau đó các Đảng bộ thành phố
Sài Gòn, tỉnh Gia Định, tỉnh Chợ Lớn cũng được thành lập và cử ra Ban cán sự lâm thời.
Bí thư lâm thời Thành ủy Sài Gòn là ông Nguyễn Văn Lợi (tự Hữu Dũng), Bí thư lâm
thời Tỉnh ủy Gia Định là ông Lê Trọng Mân (tức Khôi), Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Chợ Lớn
là ông Lê Quang Sung (tức Lê Hoàng).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Sài Gòn – Gia Địn – Chợ Lớn ra sức đấu
tranh, trải qua nhiều giai đoạn cam go, khó khăn của cách mạng như cao trào 30 – 31,
phong trào dân chủ 36 -39, Nam kỳ khởi nghĩa 1940. Năm 1941, Mặt trận Việt Minh ra
đời, đánh dấu một bước ngoặc trong công cuộc cách mạng của dân tộc.

Trong thế chiến II, nhân dân Việt Nam lần lượt chịu ách đô hộ của Pháp, Nhật.
Đến mùa thu 1945, chiến tranh thế giới II đi vào giai đoạn kết thúc với sự thất bại của
Phát xít.
Ngày 2-5-1945, Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin, tiêu diệt phát xít Đức ngay
tận sào huyệt khiến chúng phải đầu hàng vô điều kiện vào ngày 8-5-1945. Ở châu Á, phát
xít Nhật cũng đang lâm vào thế thất bại hoàn toàn. Quân Nhật và bọn tay sai bù nhìn ở
Việt Nam hoang mang cao độ, đây là thời cơ rất thuận lợi cho chúng ta khởi nghĩa giành
chính quyền. Tận dụng thời cơ quý báu đó, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị toàn
quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945. Hội nghị
nhận định thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã tới, điều kiện cần và đủ cho cuộc khởi
nghĩa đã chín muồi, phải kịp thời hành động, không bỏ lỡ thời cơ. Ngày 13-8-1945, Ủy
ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính
quyền.
Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn
của Việt Minh, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng 5
cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca của Nhạc sĩ Văn Cao, bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải
phóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định quyết tâm của cả dân tộc: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng phải giành cho được độc lập” và Người đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta”.
Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, Xứ ủy Nam kỳ đã lập ra Ủy ban Khởi nghĩa và quyết định
khởi nghĩa diễn ra tại Sài Gòn dưới hình thức biểu tình có vũ trang của nhân dân thành
phố và các tỉnh xung quanh. Sáng ngày 25-8-1945, hàng chục vạn người dân Sài Gòn,
Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh lân cận đã kéo về trung tâm thành phố biểu tình, thị uy
giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi, các công sở quan trọng bị
chiếm đóng, nhanh chóng thuộc về nhân dân. Trước đó, từ đêm 24-8-1945, quần chúng
cách mạng Sài Gòn và các tỉnh lân cận: Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Bến Tre,
Tân An, Thủ Dầu Một… từng đoàn công nhân, nông dân, thanh niên… có tổ chức, mang
theo vũ khí, giáo mác, tầm vông vạt nhọn… bằng mọi phương tiện kéo vào Sài Gòn tham
gia khởi nghĩa cướp chính quyền. Đoàn viên, công đoàn và Thanh niên Tiền phong đã có
mặt ở khắp nơi sẵn sàng chiếm những mục tiêu đã định. Vào 19 giờ ngày 24-8-1945, lực
lượng khởi nghĩa đã tiến vào chiếm các điểm: sở cảnh sát, nhà ga, bưu điện, nhà đèn, các
quận bót… dinh Khâm sai, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.
Từ 5 giờ sáng ngày 25-8-1945, hàng vạn đồng bào Nam bộ, mà số đông là đồng
bào Sài Gòn cùng các tỉnh xung quanh đã tập trung về các điểm trung tâm như: Nhà hát
lớn, Vườn Ông Thượng… để chuẩn bị cho ngày giành chính quyền của nhân dân Nam
Bộ. Đoàn người hô vang như sấm dậy khẩu hiệu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập!”, “Tất cả
chính quyền về tay Việt Minh!”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm!”, “Đảng Cộng sản
Đông Dương muôn năm!”, “Độc lập hay là chết!”. Cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố,
phấp phới bay trên các công sở.

Phần 2: Nhân dân Sài Gòn – Gia Định kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945 – 1954)
Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa.
Ở Sài Gòn – Gia Định, hòa chung không khí phấn khởi của cả nước, nhân dân Sài
Gòn, các vùng nông thôn, tham dự cuộc mít tinh biểu tình mừng lễ Tuyên bố độc lập tại
Quảng trường Nô-rô-đôm (sau nhà thờ Đức Bà) và tuần hành biểu dương sức mạnh quật
khởi của nhân dân Nam Bộ. Nhưng sự vui mừng, sung sướng và niềm tự hào của nhân
dân trong ngày hội non sông rạng rỡ chưa được trọn vẹn, thì bọn thực dân Pháp được
quân Anh giúp sức thực hiện âm mưu quay trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa.
Ngay trong ngày 2 tháng 9 tại Sài Gòn, khi nhân dân ta làm mít tinh biểu tình chào
mừng ngày Độc lập thì bọn thực dân Pháp đã giở trò gây hấn. Chúng núp trên lầu cao, xả
súng vào đoàn biểu tình, bắn chết và làm bị thương 47 người. Liên tiếp từ ngày 5 đến
ngày 20 tháng 9 năm 1945, chúng tiến hành hàng loạt vụ khiêu khích: đòi tước vũ khí của
quân ta, ra lệnh giới nghiêm thành phố, đòi ta giao các bót cảnh sát. Sau nhiều lần khiêu
khích, lúc 24 giờ đêm 22 tháng 9 năm 1945 (tức là chỉ 21 ngày sau khi Việt Nam tuyên
bố độc lập), được sự giúp đỡ và che chở của quân Anh, quân Pháp đã ngang nhiên nổ
súng đánh chiếm trụ sở Ủy ban Hành chánh Nam Bộ (nay là Ủy ban Nhân dân thành phố)
và các công sở của ta.
Không còn có thể nhân nhượng được nữa, sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945 Xứ ủy
và ủy ban hành chánh Nam Bộ triệu tập Hội nghị liên tịch tại nhà số 629 đường Cây Mai
(Chợ Lớn), đã quyết định nổ súng đánh trả lại địch, mở đầu cuộc kháng chiến Nam bộ,
đồng thời điện về Trung ương xin chỉ thị. Quyết định đúng đắn đó đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chính phủ Trung ương khen ngợi, cổ vũ.
Hội nghị cũng đã thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn
Giàu làm chủ tịch. Ủy ban ra mệnh lệnh và lời kêu gọi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng
với nhân dân Nam Bộ đứng dậy cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc đang lâm nguy.
Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn kiên quyết đứng lên chiếu đấu mở đầu cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, bằng mọi thứ vũ khí trong tay, bằng mọi cách đánh, đánh
địch từ bên trong, bao vây ngăn chặn địch từ bên ngoài, gây cho chúng nhiều khó khăn,
tổn thát, kìm chân Pháp trong thành phố, tạo điều kiện cho các tỉnh ở Nam bộ và Nam
Trung Bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Ngyaf 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn lại tiếp tục đấu
tranh, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du khích, phá tề trừ gian, xây dựng và củng cố cơ
sở kháng chiến, phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, gây tổn thất về lực lượng và
kiếm chân Pháp ở miền Nam. Cùng với đó, các phong trài đấu tranh kinh tế và chính trị
của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn nổ ra liên tục. Ngày 9/1/1950, 3000 học sinh, sinh viên
Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường biểu tình lên án đế quốc và tay sai. Chính quyền tay sai
đã đàn ap dã man, học sinh Trần Văn Ơn bị sát hại. Hàng vạn người lại xuống đường biểu
tình đưa tang Trần Văn Ơn, biểu dương lực lượng ( ngày 9/1 hàng năm trở thành ngày hội
học sinh sinh viên cả nước).

Đến năm 1950, Mỹ bắt đầu nhảy vào Đông Dương, ngày 19/3/1950, hơn 30 vạn
đông bào Sài Gon – Chợ Lớn xuống đường biểu tình chống Mỹ với khẩu hiểu: “đả đảo đế
quốc Mỹ!”, “Đế quốc Mĩ cút đi!” Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, Mỹ
buộc phải rút 2 tàu chiến khỏi cảng Sài Gòn.
Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên
Phủ lịch sử, quân và dân Sài Gòn – Chợ Lớn nắm vững phương châm “đánh nhỏ, ăn
chắc”, kêt hợp phá tề trừ gian đã diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều đoàn xe, tàu
chiến của địch, làm nổ hàng trăm tấn bom trong sân bay Tân Sơn Nhất. Góp phần cầm
chân Pháp ở Sài Gòn, ngăn không cho chúng chi viện Điện Biên Phủ.
Trải qua 9 năm trường kỳ, quân và dân Sài Gòn – Chợ Lớn đã kiên cường sát cánh
cùng nhân dân cả nước để tiến tới ngày thắng lợi cuối cùng. Nhưng, đuổi Pháp đi thì Mỹ
lại đến. Từ những năm 1950, Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương, và đến những năm
1953, 1954, Mỹ dần dần thay thế Pháp ở Miền Nam. Ngày 7.7.1954, Mỹ dựng nên chính
quyền Ngô Đình Diệm, một chính quyền tay sai, nhằm biến miền Nam trở thành thuộc
địa kiểu mới của Mỹ. Quân và dân Sài Gon – Chợ Lớn nói riêng và nhân dân Nam bộ nói
chung bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, 20 năm đằng đẵng.
2.Video

You might also like