You are on page 1of 8

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Tháng 3 năm 1930.

Đảng bộ
Đảng Cộng sản tại Sài Gòn và hai tỉnh Gia Định, Chợ Lớn được thành lập. Từ đây nhân dân
thành phố có được một đảng bộ vững mạnh, được Trung ương và xứ ủy trực tiếp chỉ đạo, mở
ra một trang sử mới trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do.

1 Phong trào công nhân và nông dân trong những năm 1930 – 1931
a. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào
- Tác động của phong trào cách mạng thế giới:
+ Những năm 1929 – 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên
quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản
phát triển gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh chính trị
đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, quy tụ lực lượng và sức
mạnh toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì đấu tranh mới.
+ Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của
Đảng thì tự bản thân những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh
lẻ tẻ, tự phát, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.
b. Diễn biến
Truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện ở khắp các hãng, xưởng như dấu hiệu có mặt của Đảng ở mọi
nơi ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
Phải, Đảng đã có mặt ở Đềpô Dĩ An, Đềpô Sài Gòn, hãng dầu Nhà Bè, công xưởng đóng tàu
Ba Son, ở các công ty xây dựng của các nhà thầu người Pháp và người Việt, ở nhiều nhà máy
xay lúa, nhà in, hãng buôn Charner...
Điều đáng nói chính phong trào công nhân đã mở đường cho phong trào yêu nước của các
tầng lớp xã hội khác. Và chính phong trào công nhân đã lôi kéo theo mình phong trào nông dân
đông đảo.
Cùng với cuộc bãi công của thợ thuyền, treo cờ đỏ, rải truyền đơn, Sài Gòn cũng bắt đầu biết
đến các hình thức đấu tranh mới như mít tinh, diễn thuyết.
Chính trong cuộc mít tinh, để bảo vệ diễn giả Phan Bôi mà Lý Tự Trọng đã bắn tên cò Legran
Những cuộc bãi khóa của học sinh các trường tư thục như trường Huỳnh Khương Ninh (Đa
Kao), trường Huỳnh Công Phát (Cầu Ông Lãnh)... và nhất là các cuộc biểu tình sôi nổi của
nông dân vùng ven Sài Gòn được mang danh là "vành đai đỏ".
Khí thế hừng hực đấu tranh của nông dân Đức Hòa, Hóc Môn trong cuộc biểu tình ngày 4-6-
1930. Tại thị trấn Đức Hòa đã có hơn 1.500 người tập hợp và mỗi lúc thêm đông
2. Sài Gòn từ 1930 đến 1935
Trong năm 1930, có đến 98 cuộc bãi công. Nổi bật là cuộc bãi công của công nhân đề-bò xe
lửa Dĩ-An và cuộc bãi công của công nhân hãng dầu Nhà Bè. Tại Dĩ-An, công nhân bãi công
lần đầu tiên căng biểu ngữ đòi thi hành luật "8 giờ lao động" và kêu gọi công, nông, binh liên
hiệp.
Ngày 1-5-1930, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động lần thứ nhất sau khi Đảng Cộng sản Đông
Dương ra đời được đánh dấu bằng hai cuộc đình công ở nhà đèn Chợ Quán và đề-bò xe lửa
Dĩ-An.
Sang 1931, lại một việc lạ xuất hiện: Ngày 21-1, đông đảo nông dân Phú Xuân kéo đến cùng
công nhân hãng dầu Nhà Bè mít tinh kỷ niệm ba nhà lãnh tụ quốc tế của giai cấp công nhân:
Lê-nin, Li-ép-néc, Luýc-xem-bua. Đây là cuộc mít tinh công nông đầu tiên có lực lượng tự vệ
chặn đánh bọn lính để giải tán quần chúng.
Ngày 9-2-1931, Công hội tổ chức một cuộc mít tinh gần sân bóng của đội Ngôi sao Gia Định ở
đường May-e. Đồng chí Lý Tự Trọng làm nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh đã bắn gục tên cò mật
thám Lơ Gơ-răng, và đồng chí bị bắt, rồi bị xử tử.
Tháng 8-1931, Công hội Sài Gòn công khai kêu gọi công nhân lạc quyên giúp nông dân Bến
Tre bị đàn áp. Trong khi đó, bà con nông dân ngoại thành quyên góp 200 đồng ủng hộ công
nhân hãng dầu Nhà Bè và hãng rượu Bình Tây đang bãi công.

Năm 1932, sau cuộc khủng bố trắng 1930-1931 của đế quốc Pháp, phong trào tuy gặp nhiều
khó khăn, nhưng vẫn giữ vững tính dẻo dai liên tục, thể hiện ở cuộc Tổng bãi công của nữ công
nhân Hoa kiều làm ở 12 hãng dệt Chợ Lớn (1932), cuộc bãi công của 12 nhà máy xay Chợ Lớn
(1934)...
Những cuộc đấu tranh này đã kết thúc một thời kỳ làm quen và tập sự với phương pháp đấu
tranh mới và mở ra cao trào mới cho Sài Gòn, đồng thời cũng tiêu biểu cho cả nước sau cao
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1936 - 1939).

3. Cao trào mới 1936-1939


Đây là cuộc vận động dân chủ trên cả nước mà Sài Gòn đã giữ một vai trò quan trọng. Các
từng lớp nhân dân Sài Gòn từ quần chúng cơ bản công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị,
cho đến trí thức, viên chức, nhân sĩ dân chủ đều được phát động rộng rãi.
Cao trào này mở màn với sự thắng lợi của sổ ứng cử viên lao động Nguyễn Văn Tạo, Dương
Bạch Mai trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1935, được hàng vạn công nhân
ủng hộ bằng các cuộc bãi công đồng loạt: Xưởng xà-phòng Trương Văn Bền, nhà in Ác-đanh,
Đê-cua Ca-bô, công xưởng thành phố, và nhất là cuộc tổng bãi công xe thổ mộ Sài Gòn - Chợ
Lớn - Gia Định.
Các cuộc diễn thuyết về biện chứng pháp ở trụ sở Hội S.A.M.I.P.C, các buổi mít tinh tranh cử
Hội đồng thành phố ở rạp hát Thành - Xương, đòi tự do dân chủ, đòi phổ thông đấu phiếu, cuộc
đón tiếp phái đoàn Cứu tế Đỏ tiếp theo cuộc tranh cử Hội đồng Quản hạt của Sở lao động
Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn chống Sổ Lập Hiến bán dân Nguyễn
Phan Long, Nguyễn Văn Sâm, Vương Quang Nhường v.v.... đã làm rung chuyển các đường
phố Sài Gòn, làm thức tỉnh các từng lớp trung gian, huy động và tập dượt nhiều lực lượng cách
mạng mới trong ngũ công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên...
Trên cơ sở chuẩn bị bước đầu của năm 1935, sang năm 1936, Sài Gòn bước vào cao trào:
Cao trào bãi công trên cả nước với 297 cuộc trong 6 tháng bằng 30 năm về trước.
Cao trào chuẩn bị Đông Dương Đại hội với hàng trăn ủy ban hành động nở rộ ở xí nghiệp, công
sở, đường phố, ngành nghề với lời kêu gọi khẩn trương:
"Chứa đá thành núi
Chứa nước thành sông
Trí thức mỗi người có hạn
Trí thức quần chúng là vô cùng
Chờ chần chờ - chờ hoài nghi
Ban điều tra ở Pháp đã thành lập
Dân nguyện ta mang những gì?"
Năm 1937 là thời điểm của cao trào công nhân Việt Nam thể hiện một cách tiêu biểu tại Sài
Gòn với hai cuộc đón tiếp rầm rồ: cuộc đón tiếp đại sứ lao động J.Gô-đa sang điều tra tình hình
lao động và cuộc đón tiếp viên toàn quyền đảng viên Đảng xã hội Brê-vi-ê với hàng chục vạn
lao động, nhân cơ hội này biểu dương sức mạnh đoàn kết đấu tranh của mình, bất chất hành
động đàn áp tàn bạo của cảnh sát.

Từ cuối năm 1937 đến cuối năm 1938 là thời kỷ khủng bố trắng của thực dân pháp, sau khi
chính phủ Mặt trận Bình dân bên Pháp bị đổ. Hầu hết Hội đồng lao động, cán bộ công khai của
Đảng và Công đoàn ở Sài Gòn bị bắt bớ, tra tấn. Báo chí, sách tiến bộ bị cấm.
4. Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Chiến tranh giữa các đế quốc là thời cơ để nhân dân ta khởi nghĩa, giành lại chủ quyền. Luận
cương chính trị năm 1930 của Đảng đã chỉ rõ, đồng thời Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI
họp tại Sài Gòn, tháng 11-1939 cũng đã khẳng định như vậy.
Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và các đồng chí Lê Duẩn, Vũ Đình Hiếu bị bắt ở
Sài Gòn với nhiều tài liệu quan trọng. Mấy hôm sau đó, thực dân Pháp bắt tiếp các đồng chí
Phan Văn Voi, Phạm Chung... tất cả 17 người. Ngày 21-4-1940, đồng chí Võ Văn Tần bị bắt ở
xã Tân Xuân, Hóc Môn.
Tháng 7-1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp hội nghị mở rộng ở Mỹ Tho để bàn về khởi nghĩa. Hội nghị
nhất trí cử đồng chí Phan Đăng Lưu ra Bắc liên hệ với Trung ương để báo cáo và xin chuẩn y
lệnh khởi nghĩa. Hội nghị cũng đã bầu đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư Xứ ủy thay đồng chí Võ
Văn Tần đã bị bắt.
Điều không may và bất ngờ lớn là chỉ ba ngày sau khi hội nghị bế mạc, thực dân Pháp đã có
được bản dự thảo quyết định, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Bảy bị cò cảnh sát Vĩnh Long
bắt.
Ngày 30-7-1940, tại một cơ quan ở Chợ Lớn, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, Ủy viên Trung ương
Đảng và đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Sài
Gòn - Chợ Lớn bị bắt.. Trong khi đó Hội nghị Trung ương quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa ở
Nam Kỳ vì điều kiện khách quan và chủ quan không bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
Nhưng khi đồng chí Phan Đăng Lưu về đến Sài Gòn ngày 22-11-1940, thì hai ngày trước đó
(20-11-1940), Thường vụ Xứ ủy đã ra lệnh khởi nghĩa vào lúc 24 giờ đêm ngày 22-11-1940.
Các ban khởi nghĩa ở thành, quận và cơ sở đều đã khẩn trương chuẩn bị.
Sáng ngày 22-11-1940, Bí thư Thành ủy Nguyễn Như Hạnh đến gặp Trưởng ban khởi nghĩa ở
160 đường Dayot (nay là đường Nguyễn Thái Bình) để nghe phổ biến lệnh khởi nghĩa. Vừa ra
khỏi nơi gặp gỡ thì Bí thư Nguyễn Như Hạnh bị bắt, bị giải về bót Catinat. Địch khám thấy bản
hiệu triệu khởi nghĩa. Tiếp theo vào lúc 16 giờ đồng chí Tạ Uyên bị bắt và sau đó là đồng chí
Phan Đăng Lưu. Trước giờ khởi nghĩa, đồng chí Phan Nhung, Thành ủy viên và gần 50 đồng
chí khác bị bắt.
Pháp đã biết rõ ngày giờ phát động cuộc khởi nghĩa cũng như kế hoạch đánh các trọng điểm
trong thành phố.

Thống đốc Nam Kỳ Veber đã ra lệnh kiểm soát chặt chẽ các đơn vị quân đội, tăng cường bảo
vệ các xưởng Ba Son, Faci, bảo vệ nghiêm ngặt các nhà tù nhất là Khám lớn Sài Gòn. Ngay
chiều hôm 22-11-1940, Chánh mật thám Arnouxe đã liên tiếp gửi điện khẩn cho cấp dưới và
các chủ tỉnh để báo về kế hoạch khởi nghĩa và ra lệnh bằng mọi cách chặn trước các cuộc phá
hoại. Lúc 17 giờ chiều, Arnouxe cho kiểm tra Khám lớn, đưa trở lại khám 12 tù chính trị đang
điều trị tại nhà thương Chợ Quán; 21 giờ, tuần tra trên các phố chính, kiểm soát giấy tờ các
người ra vào thành phố. Các kho súng đều khóa chặt. Binh lính cấm trại. Binh lính đang đi phép
được gọi trở về...
Cuộc khởi nghĩa tuy thế vẫn diễn ra khởi nghĩa ở Hóc Môn và nhiều xã thuộc tỉnh Gia Định và
Chợ Lớn.
Tại quận Hóc Môn, nghĩa quân đã chiếm được Nhà việc xã, dinh Quận và đồn Hóc Môn. Quận
Thọ rút lên lầu cố thủ và gọi tiếp cứu từ Sài Gòn và Gia Định.
Tại quận Gò Vấp, nghĩa quân đánh chiếm đồn Ngã Năm Vĩnh Lộc, bao vây các đồn Lăng Cha
Cả, Vườn Tiêu.
Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Gia Định. Một người dân ở Hóc Môn
trong thư gửi cho Toàn quyền Đông Dương đã tố cáo:
"Sài Gòn, ngày 30 tháng 11 năm 1940.
Thưa ngài Toàn quyền,
Chúng tôi là những người dân yên lành của tỉnh Gia Định, nơi đã có những hoạt động cộng
sản, như ngài đã biết. Ngài Toàn quyền cũng đã biết, những người cầm quyền quân sự và dân
sự đã tiến hành đàn áp... Những điều mà Ngài không biết, chính là những cuộc đàn áp cực kỳ
dã man, chúng tôi có thể nói là trái phép. Người ta đến vài làng, người ta bắt dân, phần nhiều là
những người dân lương thiện... Còn những người dân khốn khổ ở trong những ruộng ngập
nước mà những nhà cầm quyền mang giày không qua được, thế là họ bắn dân, bắn bằng cả
súng liên thanh. Nhà cửa của dân bị các nhà cầm quyền đốt. Họ bắn dân và họ để xác dân ở
ruộng vườn. Mùi hôi thối từ thay người chết tỏa ra hàng trăm mét... Người ta giết người như
giết chó. Thật dã man! Và nhân danh công lý người ta làm những việc đó. Thật mỉa mai thay!
Người ta giết người và xẻo tai. Ông Cò dũng cảm Bà Điểm ngày 27 tháng 11 năm 1940 đã cắt
tai 2 người và mang chiến công này về cơ quan thanh tra tỉnh Gia Định.
Vì danh dự nước Pháp, mong ngài Toàn quyền hãy hành động. Ngài sẽ thấy sự thật và trách
nhiệm".
"Chúng đem bắn ở Hóc Môn các lãnh tụ của Đảng bị bắt trước ngày khởi nghĩa: Nguyễn Văn
Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai. Rất nhiều đồng chí đã bị các tòa án binh
kêu án tử hình, rất nhiều đồng chí đã bị tra tấn đến chết, bị giết trên các đường làng không cần
hỏi cung, bị xỏ tay từng đoàn xuống xà lan, đem đổ ngoài biển".
Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ thất bại, tuy bị thực dân Pháp dìm trong biển máu, nhưng Nam Kỳ
Khởi Nghĩa cũng là tiếng còi báo hiệu không đầy năm năm sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
toàn thắng.
Ngày 14-4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng huân chương Quân cộng hạng nhất cho "Đội
quân khởi nghĩa Nam Bộ năm 1940" vì đã nổi lên chiến đấu oanh liệt với địch và đã biểu dương
được ý chí quật cường của dân tộc.
* Giành chính quyền
Mặc dù bị những tổn thất nặng nề trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng ngọn lửa cách mạng
vẫn âm ỉ cháy, chỉ chờ dịp và bùng lên. Và sau Hội nghị Chợ Gạo (10-1943), Xứ ủy được lập
lại. Sài Gòn thành lập Ban cán sự do Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu trực tiếp phụ trách. được
Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng dần dần phục hồi. Các tổ chức cơ sở bắt đầu bung ra
hoạt động trở lại.
Bước vào năm 1945, hoàn cảnh khách quan có nhiều thuận lợi: trong nước, thực dân Pháp bị
Nhật đảo chính; trên thế giới, Đức quốc xã đầu hàng. Tận dụng các tổ chức công khai hợp
pháp như Thanh niên Tiền phong, Phụ nữ Tiền phong, Phụ lão Tiền phong, Thanh niên Tiền
phong - Ban xí nghiệp (thực chất là Tổng công đoàn Nam Bộ), các hoạt động tiền khởi
nghĩa ngày càng khởi sắc.
Thời cơ đến khi quân phiệt Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày tối 15-8-
1945, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập, do Bí thư Xứ ủy làm chủ tịch.
Đêm 20-8, Mặt trận Việt minh ra công khai. Trước hàng ngàn người tụ tập tại rạp Nguyễn Văn
Hảo trên đường Galliéni (nay là rạp Công Nhân, đường Trần Hưng Đạo). Uủy ban khởi nghĩa
chỉ thị phải giành chính quyền trước 0 giờ sáng ngày 25-8. Trong thực tế, chưa tới 10 giờ đêm
24-8, hầu hết những công và tư sở quan trọng trong thành phố đều do ta làm chủ: từ dinh khâm
sai Nam Bộ, dinh Đốc lý thành phố đến đài phát thanh, nhà bưu điện, kho bạc, nhà đèn, sở cấp
nước... Tại các trại lính bảo an và các đồn cảnh sát, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng
tung bay phấp phới.
Từ tờ mờ sáng 25-8, một triệu dân nội thành, các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận tề tựu
trên đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn) để nghe Chủ tịch Uủy ban khởi nghĩa Trần Văn
Giàu phát biểu. Cờ đỏ sao vàng rợp khắp phố phường.
Ngày 6-9, chỉ vài ngày sau khi Hồ Chủ tịch tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, núp bóng quân
đội Anh đến Sài Gòn để giải giới quân Nhật theo nghị quyết của Hội nghị Potsdam, một đại đội
lính bộ binh thuộc địa Pháp đặt chân trở lại Sài Gòn. Sáu ngày sau, thêm hai đại đội nữa bám
theo gót chân quân Anh tới Sài Gòn.
Đến Sài Gòn ngày 12-9, tướng Anh Douglas D.Gracey một mặt cấm người Việt Nam mang khí
giới, đòi giải tán lực lượng vũ trang cách mạng, mặt khác lại thả hàng ngàn lính Pháp (bị Nhật
bắt giam từ ngày đảo chính 9-3-1945) và trang bị vũ khí cho bọn này. Gracey còn thiết quân
luật, ra lệnh giới nghiêm ban đêm, đóng cửa tất cả báo chí tiếng Việt hòng bịt miệng dân ta.
Được Mỹ bật đèn xanh, được Anh giúp đỡ phương tiện, đêm 22 rạng 23-9, Pháp xua quân
chiếm Uy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, đài phát thanh, nhà bưu điện, nhà đèn,
Khám lớn... Các chiến sĩ ta dũng cảm chống trả, nhưng do vũ khí quá ít và thô sơ, nên được
lệnh rút lui.

Nhân dân Sài Gòn mới hít thở không khí độc lập tự do chưa tròn một tháng đã phải đứng lên
cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược. Thi hành lệnh của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, chợ búa
không họp, cửa tiệm không mở, công nhân các nhà máy đồng loạt nghỉ việc. Các đường phố
chính đều ngổn ngang bàn ghế, tủ giường, cây xanh, trụ đèn bị hạ... để cản bước tiến của quân
địch. Nhà máy đèn bị phá, khiến ban đêm thành phố chìm trong bóng tối. Hãng thông tấn Anh
Reuter ngày 30-9 mô tả: "Sau bảy ngày tình thế càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi ở Sài Gòn
lâm vào cảnh rất nguy ngập về lương thực, vì trên bộ, quân và dân Việt Nam phong tỏa. các
kho gạo của quân đội Nhật trước đây đều bị người Việt Nam đốt phá hết nơi này đến nơi
khác... Càng ngày càng khó kiếm thức ăn và nước uống".
Trong khi các lực lượng vũ trang hình thành một vòng vây xung quanh thành phố, chặn đánh
địch hành quân nống ra ngoại thành và cách tỉnh lân cận, thì bên trong thành phố, các chiến sĩ
tự vệ lập ra các ổ chiến đấu không ngừng tiến công địch.
Tạp chí quân sự Guérilla của Pháp tường thuật: "Họ mặc thường phục, trang bị súng ngắn, lựu
đạn, dao găm, lúc ẩn lúc hiện, bất ngờ tấn công vào câu lạc bộ sĩ quan không quân Pháp, vào
những nơi hội họp, vui chơi, giải trí của quân Pháp... rồi tan biến như một làn sương, không để
lại một dấu vết nào".
Được tin nhân dân Sài Gòn đã nổ những phát súng đầu tiên bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh - qua Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam ngày 26-9, khẳng định: "Chính phủ và toàn quốc
đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân đang hy sinh tranh đấu để giữ vững nền
độc lập của nước nhà". Các địa phương tổ chức quyên góp tiền bạc, áo quần, thuốc men,
lương thực thực phẩm... giúp Nam Bộ kháng chiến. Từ mọi miền trong cả nước, các đội quân
Nam tiến tình nguyện vào Sài Gòn cùng nhân dân thành phố đánh giặc.

You might also like