You are on page 1of 10

2.3.

Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản


2.3.1. Phong trào đấu tranh của công nhân trước năm 1925

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam
vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong
kiến và giai cấp nông dân. Sau cuộc xâm lăng, các nhà máy rượu bia, vải sợ,
điện nước,… lần lượt ra đời và kéo theo đó là sự xuất hiện đội ngũ những người
công nhân Việt Nam đầu tiên. Cho đến năm 1929, số lượng công nhân làm việc
trong các doanh nghiệp tư bản Pháp là hơn 22 vạn người bao gồm 5,3 vạn thợ
mỏ; 8,6 vạn công nhân thuộc các ngành công – thương nghiệp và 8,1 công nhân
làm tại các đồn điền. Trong quá trình làm việc dưới sự điều khiển của thực dân
Pháp, những người công nhân này đã phải chịu áp bức, bóc lột nặng nề. Họ cũng
đã từng đoàn kết đứng lên đấu tranh chống lại với hi vọng giành được quyền lợi
cho bản thân, tuy nhiên đổi lại là sự thất bại bởi vì các cuộc đấu tranh trong thời
kỳ này vẫn còn tính chất tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tổ chức và lãnh đạo.

Nhờ tác động từ các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp, cuộc
đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn,
Thượng Hải,… đã góp phần cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam mạnh mẽ
đứng lên đấu tranh. Giai đoạn từ năm 1919 – 1925, nhiều phong trào công nhân
diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau với con số là 25 cuộc đấu tranh,
tiêu biểu như:

- Mở đầu là các phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương, nổi bật là
cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ trên các tàu chiến của Pháp khi ghé
cảng Hải Phòng năm 1919 với mục đích là đòi tăng lương và phản đối việc đưa
lính Việt Nam sang đàn áp nhân dân Xyri.
- Năm 1920, có một cuộc đấu tranh ở Sài Gòn rất đáng chú ý. Đó là cuộc
bãi công của thủy thủ các tàu biển của Pháp đậu tại bến cảng Sài Gòn diễn ra
vào ngày 8-3-1920 với tổng cộng 226 thủy thủ tham gia. Cuộc bãi công kéo dài
cho đến ngày 18-3 thì giới chủ của các tàu biển này đã đuổi những thủy thủ
tham gia lên bờ. Cuộc bãi công này đã nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của nhân
dân Sài Gòn, đặc biệt là từ các viên chức và lao động. Hội những viên chức Sở
Bưu điện Sài Gòn cũng đồng thời quyên tiền ủng hộ những người đấu tranh và
“Ủy ban tổ chức Bữa cháo cộng sản” đã được thành lập nhằm giúp đỡ việc ăn
uống cho những người thủy thủ bãi công này.
- Năm 1921, một số công nhân, thủy thủ Việt Nam làm việc trên các tàu
của Pháp cũng bắt đắt đầu gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông
được tổ chức ở nhiều cơ sở như Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Sau khi gia
nhập tổ chức, họ đã góp một phần không nhỏ trong việc đưa đón các cán bộ, tài
liệu cách mạng từ nước ngoài trở về nước ta.

- Năm 1922, phong trào công nhân đã có bước phát triển mới, tiêu biểu
như cuộc đấu tranh của 600 công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Nét
mới của cuộc đấu tranh này là sự tập trung đông đảo thợ nhuộm của nhiều cơ sở
nhuộm trên đất Sài Gòn – Chợ Lớn. Tiếp theo đó, công nhân, viên chức các cơ
sở công thương tư nhân ở Bắc Kỳ cũng đã tiến hành nhiều cuộc bãi công, biểu
tình đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương và tăng lương cho họ.

- Ngoài ra, trong giai đoạn từ năm 1919 – 1922, ngày càng có nhiều
nhóm công nhân tham gia bỏ việc, phá giao kèo. Tổng cộng trong 3 năm đã có
2219 vụ công nhân bỏ việc và trong 3 năm tiếp con số đó vẫn không ngừng tăng
lên. Tóm lại, trong vòng 7 năm (1919 – 1925), số công nhân bỏ việc và phá giao
kèo nhiều gấp 2 lần so với số công nhân hết hạn trở về làng. Hơn nữa, công nhân
còn tập hợp nhau để đánh lại bọn cai, ký, đốc công gian ác, sau đó biểu tình tập
thể để đưa ra yêu sách chung lên cho các chủ nhà máy, đồn điền,…

- Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân ở các nhà máy dệt, rượu,
xay xát ở Nam Định, Hà Nội và Hải Dương. Cụ thể ngày 11-9-1924, toản thể
công nhân nhà máy rượu Nam Định nối tiếp cuộc đấu tranh của công nhân nhà
máy rượu Hải Dương, Hà Nội để chống lại sự đối xử thô bạo của Rơga – giám
đốc của nhà máy. Qua đó thấy được một nét mới của cuộc đấu tranh này là sự
phối hợp của công nhân trong cùng một ngành tại những địa phương khác nhau
và cùng theo đuổi một mục đích. Từ đây, ý thức giai cấp của công nhân Bắc Kỳ
nói chung và công nhân Nam Định nói riêng xem như bước đầu đã được bộc lộ.

- Ngày 24-9-1924, 250 công nhân xưởng dệt Nam Định đồng loạt đóng
máy bãi công. Nguyên nhân của cuộc bãi công bắt nguồn từ việc tên đốc công
Măngdôlê (Manzolet) tuyên bố cắt tiêu chuẩn bánh mì ăn đêm và giảm tiền công
lao động của công nhân ở xưởng dệt. Những công nhân tại đây phẫn nộ khi
quyền lợi của mình bị chiếm đoạt, họ đã tiến hành tổ chức bãi công nhằm mục
đích phản đối. Mặc dù sau đó cuộc đấu tranh này chưa giành được thắng lợi như
mong muốn, nhưng nó đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công
nhân nhà máy, khi đã biết đoàn kết cùng nhau để cùng đấu tranh.

- Ngày 1-5-1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và
công nhân ở Đà Nẵng biểu tình để bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô Viết. Tháng
8 – 1925, có cuộc bãi công của công nhân, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài
Gòn, họ không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm
này chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Nếu
như các cuộc đấu tranh của công nhân trước đó chủ yếu vì mục đích kinh tế,
thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tư phát thì lần đầu tiên trong các cuộc đấu
tranh này có thể thấy được sự xuất hiện về ý thức giai cấp, ý thức chính trị, sự
kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, thể hiện tinh thần
đoàn kết quốc tế. Từ đó, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt
Nam – giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Về phương diện tổ chức, năm 1920 đã có sự thành lập Công hội bí mật do
Tôn Đức Thắng làm hội trưởng ở Sài Gòn. Mục đích lập ra tổ chức chính là để
tương trợ nhau, đấu tranh bênh vực quyền lợi cho công nhân và đấu tranh chống
đế quốc tư bản. Ngoài ra, giữa các thủy thủ người Pháp, người Việt Nam trên
các con tàu chạy từ Pháp đến Việt Nam và một bộ phận công nhân Việt Nam
trên đất liền Sài Gòn – Chợ Lớn đã có sự liên lạc để có thể hỗ trợ nhau bất kì lúc
nào. Trong một cuộc mít tinh nhằm chào mừng thắng lợi đấu tranh của thủy thủ
trên 8 tàu buôn Pháp đậu tại Cảng Sài Gòn năm 1922 đã nêu to khẩu hiệu “Công
đoàn muôn năm”. Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã hưởng ứng khẩu hiệu đó và
cùng nhau bí mật lập ra một tổ chức gọi là Hội tương tế, ái hữu cho riêng mình.
Các công đoàn sơ khai tại Việt Nam phải hoạt động bí mật ngay từ khi ra đời tuy
nhiên bằng nhiều biện pháp khôn khéo mà các tổ chức này đã có thể gắn bó mật
thiết với giai cấp công nhân, lao động và góp phần rút ngắn giai đoạn đấu tranh
“tự phát” của phong trào công nhân Việt Nam.

Nhìn chung, phong trào công nhân từ năm 1919 – 1925 đã có những bước
phát triển mạnh so với thời điểm trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất khi dần
chuyển từ tự phát sang tự giác, hình thức bãi công cũng trở nên phổ biến hơn khi
diễn ra với mức độ quy mô lớn và thời gian kéo dài hơn. Tuy nhiên, mục tiêu
đấu tranh lúc này còn khá nặng về kinh tế, số đông vẫn chưa có sự phối hợp giữa
các địa phương, chỉ là một trong các lực lượng tham gia phong trào dân tộc, dân
chủ và vẫn còn mang tính chất tự phát là chủ yếu.

2.1.1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định con đường cứu nước
theo khuynh hướng vô sản

Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - đời sống của các nước tư
bản Âu – Mỹ trong giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã bắt đầu
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Trong giai đoạn đó, xã hội Việt
Nam có những chuyển biến và phân hóa rõ rệt giữa các tầng lớp, đặc biệt là sự
hình thành của hai giai cấp mới: tư sản và vô sản. Do có sự phân hóa này mà bộ
phận giai cấp vô sản phải chịu nhiều đàn áp, bóc lột từ thực dân và cuối cùng đã
dẫn đến một vấn đề tất yếu là sự nổi dậy đứng lên đấu tranh chống lại thực dân
Pháp và giai cấp tư sản phục vụ cho Pháp. Hưởng ứng theo làn sóng đấu tranh
để giành lại độc lập từ những quốc gia khác, các phong trào chống lại thực dân
Pháp tại Việt Nam cũng ngày càng lan rộng và phát triển hơn. Ban đầu, những
phong trào ở nước ta chỉ mang tính chất tự phát, quy mô nhỏ, riêng biệt và chủ
yếu còn mang khuynh hướng theo hệ tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản,
tiêu biểu có thể kể đến như: phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy
Tân, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào chống sưu thuế của nông dân ở
Trung kỳ, cuộc khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Cần Vương. Một vài phong trào
diễn ra tại Trung Quốc như cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu cũng ảnh hưởng ít nhiều đến phong trào đấu tranh ở nước ta. Sau giai
đoạn này, nhận thấy các phong trào yêu nước đều dẫn đến cùng một kết quả là
thất bại, Nguyễn Tất Thành đã quyết định tìm kiếm một con đường mới cho
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam mà không phải dựa dẫm vào bất kì một
quốc gia nào hay nhở và, kêu gọi người khác giúp đỡ mình.

Việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng cách mạng vô sản đã một phần thể hiện tầm nhìn chiến lược của
Người là phù hợp với xu thế thời đại, có thể đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô sản
chính là cuộc cách mạng mang tính toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc
cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội.

Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở lý
luận cách mạng đó con đường cứu nước đúng đắn: gắn liền giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, tức là phải đi
tới chủ nghĩa xã hội. Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc và chủ nghĩa Mác – Lênin
là sự gặp gỡ tất yếu giữa chủ nghĩa yêu nước với hệ tư tưởng khoa học và cách
mạng của thời đại. Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Trong những năm hoạt động tại nước ngoài, Người luôn tranh thủ mọi cơ
hội và vận dụng mọi khả năng, mọi hình thức để dìu dắt phong trào cách mạng
trong nước, để động viên và cổ vũ các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân,
nông dân và thanh niên, đứng lên đấu tranh; mặt khác Người tích cực tố cáo, lên
án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân thuộc địa và kêu
gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Người tiếp tục học tập để
bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ
chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin đến với phong
trào yêu nước và chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, đồng thời Người
cũng phát triển chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, trở thành chủ nghĩa
yêu nước Hồ Chí Minh; chủ nghĩa này đã góp phần soi đường và mang đến
thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như là cơ sở trong công cuộc tái thiết và phát
triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với việc tìm ra con
đường cứu nước và phát triển cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã có sự
đóng góp to lớn, thiết thực giúp chuẩn bị cho việc mở ra một giai đoạn phát
triển mới của phong trào cách mạng vô sản nói chung, phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới và châu Á nói riêng.
2.1.2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng cho việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước
trước khi Người tìm đến con đường cứu nước theo chủ nghĩa vô sản. Tuy nhiên,
nguyên nhân chủ yếu chính là do thiếu lực lượng lãnh đạo; chưa có hệ tư tưởng
dẫn đường, lý luận và đường lối cách mạng chưa thật sự đúng đắn; quan trọng
nhất là không có một tổ chức lãnh đạo phù hợp để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì những lí do trên mà kết quả thất bại của
các phong trào yêu nước tại thời điểm đó là một điều tất yếu, điều này gây ra sự
khủng hoảng và bế tắc trên con đường tìm kiếm phương thức cứu nước trước
bọn thực dân, đế quốc. Nhưng việc thất bại không hoàn toàn là dấu chấm hết cho
sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta mà nó còn là một động lực
thôi thúc ý chí vượt qua được thử thách, đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có
ánh sáng mới soi đường, dẫn dắt.

Trong quá trình đi tìm con đường đấu tranh chống thực dân Pháp của
Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ, sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917 đã có một tác động mạnh mẽ và giúp Người lựa chọn được hướng đi
đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam, đó chính là con đường theo chủ nghĩa
vô sản. Bên cạnh tác động từ kết quả thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga thì
những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản cũng góp phần ảnh hưởng
sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng vô sản ở Việt Nam.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, một
chính đảng tiến bộ nhất ở Pháp lúc đó. Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành lấy
tên là Nguyễn Ái Quốc để thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp
gửi tới Hội nghị của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
(Vécxây, Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm tám điểm đòi quyển
tự do cho nhân dân Việt Nam). Tuy nhiên, những yêu sách đó đã không được
Hội nghị đáp ứng, sự kiện này đã gây nên một tiếng vang lớn trong dư luận quốc
tế và nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc ngày càng hiểu rõ bộ mặt giả tạo của bọn đế
quốc, thực dân.

Trong những năm sinh sống tại Mỹ và tại Pháp, Người cũng dành nhiều
thời gian để tìm hiểu về các cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới: cách mạng Mỹ
(1776) với bản “Tuyên ngôn Độc lập” và cách mạng tư sản Pháp (1789) với bản
“Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”. Người cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối
với tinh thần cách mạng của nước bạn nhưng Người không thể lưa chọn đi theo
con đường này được. Người cho rằng: “Kách mệnh Mỹ cũng như kách mệnh
Pháp là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân
chủ, kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”1.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam. 1998, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb: Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.31
Với tư duy chính trị sắc sảo như thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không lựa chọn
con đường cách mạng tư sản mà theo Người đã nói ở trên, đó là cuộc cách mạng
“không đến nơi”, nó không hề đề cập đến việc giải phóng mọi tầng lớp nhân dân
lao động khỏi sự áp bức, bóc lột.

Tại đại hội lần thứ Nhất các dân tộc phương Đông, nhằm phổ cập các
nghị quyết của Đại hội II Quốc tế Cộng sản và tư tưởng đoàn kết phương Tây vô
sản và phương Đông bị áp bức vào tháng 8, tháng 9 – 1920 đã nêu rõ khẩu hiệu:
Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Biên bản của Đại
hội đã thu hút sự chú ý của tất cả những ai quan tâm đến phương Đông trong đó
có Nguyễn Ái Quốc. Sau Luận cương, những sự kiện chính trị này lại một lần
nữa góp phần củng cố thêm niềm tin vững chắc vào Lênin, vào Quốc tế Cộng
sản, củng cố thêm lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Có thể nói rằng, trong suốt quãng thời gian từ năm 1911 đến năm 1920,
Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động cách mạng một cách kiên trì từ việc khảo sát con
đường cứu nước, cứu dân, phát triển dân tộc cho đến học tập lý luận, tham gia
đấu tranh chính trị, vào Đảng Xã hội Pháp, sát cánh với giai cấp công nhân và trí
thức cách mạng Pháp, với những đồng bào yêu nước của mình trên đất Pháp.
Hơn nữa, Người còn khảo sát, nghiên cứu các cuộc cách mạng, đặc biệt là cách
mạng xã hội cũng chính là tiền đề cho Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ, tiếp thu Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người đã tìm thấy “muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản” 2. Người đã dần định hình ra con đường mà Việt Nam phù hợp với
quy luật phát triển của lịch sử - con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.

2.1.3. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về tổ chức cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam

Cùng sự đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, Nguyễn Tất Thành đã
2
Hồ Chí Minh. 1996, Toàn tập, Nxb: Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.314
lựa chọn đến với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Năm 1917, Người từ nước Anh trở
về lại nước Pháp, được sự giúp đỡ của Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường,
Người tiếp tục hoạt động chính trị trong bộ phận Việt kiều và những người lao
động ở Pháp. Hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi trong phong trào cộng sản
quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của công
tác xây dựng Đảng. Người cũng đánh giá cao sức mạnh tổ chức của nhân dân
thuộc địa sẽ trở thành một lực lượng khổng lồ giúp chống lại chủ nghĩa đế quốc.
Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu
(Trung Quốc) với mục đích là tìm hiểu tình hình hoạt động của cộng đồng người
Việt Nam sinh sống tại đây, Người cũng có thời gian tiếp xúc với những thanh
niên trong tổ chức “Tâm tâm xã”. Từ tổ chức, Người lựa chọn một số thanh niên
tích cực như: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,… để tuyên truyền
giác ngộ và thành lập Cộng sản đoàn. Tháng 6 – 1925, trên cơ sở hạt nhân là
Cộng sản Đoàn, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – một tổ
chức yêu nước, tiền cộng sản và quan trọng là phù hợp với trình độ của phong
trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, với mục đích là lật đổ chủ nghĩa đế quốc
và thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi đã nắm rõ được nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc xác định Đảng Cộng sản cần có lý luận
tiên phong dẫn đường, phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình
và phê bình, kỷ luật tự giác và nghiêm minh, có sự đoàn kết thống nhất và gắn
bó với nhân dân. Người có sự tin tưởng đối với các thanh niên – thế hệ trẻ cũng
chính là tương lai của dân tộc, tập hợp họ vào cùng một tổ chức để đào tạo
những thanh niên này trở thành những lớp người kiên trung của Đảng. Các bài
giảng tại các lớp học huấn luyện chính trị sau đó được Người tập hợp thành
cuốn Đường Kách Mệnh – cuốn cẩm nang áp dụng cho cả cách mạng Việt Nam
sau này.
Song song với việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, Nguyễn Ái Quốc cũng
chủ trương xuất bản sách và báo chí đưa về Việt Nam, sử dụng chúng làm
phương tiện tuyên truyền và công cụ đấu tranh cách mạng.
Năm 1928, với chủ trương “Vô sản hoá”, Người đưa các hội viên vào nhà
máy, hầm mỏ, đồn điền, để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân;
để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy
sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, sự thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ đã có ý nghĩa vô cùng to
lớn đối với những phong trào công nhân Việt Nam tại thời điểm lúc bấy giờ.
Đây là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng của phong trào công
nhân nước ta đồng thời cũng là thắng lợi của đường lối công vận của
Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về
tổ chức phong trào công nhân tại Việt Nam. Bằng những hoạt động tích cực về
mọi mặt của Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách mạng Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng vô sản hóa và thành lập các nhóm cộng sản.

Sự phát triển trong phong trào yêu nước của nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động khác, nhất là phong trào công nhân vào đầu 1929, đòi hỏi
phải có một chính đảng của giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam thắng lơi, đó chính là tiền đề cho sự xuất hiện của Đảng Cộng
sản.

You might also like