You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930-1945

(CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC)


I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mĩ (tháng 10-1930) rồi lan nhanh
sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước tư bản. Pháp
là nước tư bản nên chịu chung tác động của cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng diễn ra ở Pháp
rồi lan nhanh ra các thuộc địa và phụ thuộc của Pháp, trong đó có Việt Nam. Dưới tác động của
cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề :
a. Tình hình kinh tế:
- Nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc vào Pháp nay càng suy sụp hơn nữa. Từ năm 1930,
kinh tế VN bước vào thời kỳ khủng hoảng suy thoái, trước tiên là trong nông nghiệp
+ Nông nghiệp: lúa gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.
+ Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp
cũng như so với các nước trong khu vực.
b. Tình hình xã hội:
- Khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân
dân lao động.
+ Công nhân: bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi
+ Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá thấp. Ruộng đất bị địa
chủ chiếm đoạt, bị bần cùng hóa.
+ Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp
khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.
- Xã hội Việt Nam tồn tại: hai mâu thuẫn cơ bản là:
+ Dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp (cơ bản).
+ Nông dân >< địa chủ phong kiến.
=> Cuối thập kỉ 20, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng
lớp tham gia.
2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh
1
1.1- Phong trào cách mạng 1930-1931
a. Nguyên nhân:
* Tác động của tình hình thế giới:
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn
ra đầu tiên ở Mĩ (tháng 10-1930) rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến
nền kinh tế, xã hội của các nước tư bản. Pháp là nước tư bản phải gành chịu những hậu quả nặng
nề. Để khắc phục hậu quả, giai cấp tư sản các nước một mặt tăng cường bóc lột nhân dân trong
nước, mặt khác tìm cách trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân các nước thuộc địa. Vì vậy
mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với chính quốc ngày càng gay gắt. Ptr CMTG phát
triển , có ảnh hưởng đến CMVN.
- Tác động của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô: Trong khi các nước TBCN đang
lâm vào khủng hoảng thì công cuộc xd CNXH ở LX đạt được nhiều thành tựu: hoàn thành công
nghiệp hóa và đang tiến hành tập thể hóa nông nghiệp. Những thành tựu này đã cổ vũ, khích lệ
nhân dân VN đứng lên đấu tranh. Bên cạnh đó sự thắng lợi của công xã Quảng châu-TQ
cũng cổ vũ nhân dân VN đứng lên đấu tranh
→ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt
Nam đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
* Tình hình trong nước:
- Những mâu thuẫn trong xã hội thuộc địa ở Đông Dương phát triển gay gắt:
+ Đông Dương là một thuộc địa lớn của TDP, nên cũng chịu tác động của cuộc đại khủng hoảng
kinh tế 1929-1933. Thực dân Pháp lại tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp những tổn thất do
khủng hoảng gây ra ở chính quốc. Do vậy Đông Dương phải gánh chịu cả những khủng hoảng ở
nước Pháp. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân.
+ Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước. Điều đó
càng làm tăng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội, nhân dân ta sục sôi căm
thù, quyết tâm đứng lên đấu tranh
→ Tình hình kinh tế, chính trị trên, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội VN trở
nên sâu sắc:
+ Dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp (cơ bản và ngày càng trở nên gay gắt.
+ Nông dân >< địa chủ phong kiến.
Mâu thuẫn xã hội gay gắt cùng với sự khủng bố dã man của thực dân Pháp là nguyên nhân sâu xa
và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.

2
- Giữa lúc mâu thuẫn dân tộc, giai cấp trở nên gay gắt thì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,
với đường lối CM đúng đắn giương cao ngọn cờ gpdt, gp giai cấp đã tập hợp và kịp thời lãnh đạo
nhân dân đứng lên chống phong kiến, đế quốc trong phong trào 1930-1931 → Đây là nguyên
nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định bởi nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự bản thân
những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát mà không
thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mô rộng lớn được.
b. Diễn biến của phong trào 1930-1931
* Phong trào trên cả nước
- Ngay sau khi ĐCSVN ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh CM trở nên
mạnh mẽ. Những cuộc đấu tranh trong thời kỳ này bao gồm các cuộc bãi công, biểu tình và nhiều
hình thức đấu tranh khác: tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú
Riềng (2/1930). Trong tháng 3,4/1930 tiếp tục diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông
dân: cuộc bãi công kéo dài trong 3 tuần lễ của 4000 cnh nhà máy sợi Nam Định và các cuộc bãi
công của công nhân nhà máy Dĩ An, Bến Thủy, Ba Son…ngoài ra còn có các cuộc biểu tình của
nông dân ở Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh
→Mục tiêu đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tăng lương giảm giờ làm; nông dân đòi
giảm tô giảm thuế, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số khẩu hiệu đấu tranh như: “Đả đảo ĐQCN”,
“Đả đảo Nam triều”, “thả tù chính trị”…
- Sang tháng 5/1930 trên phạm vi cả nước đã bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày
quốc tế lao động 1/5. Các cuộc đấu tranh đánh dấu bước ngoặt của phong trào CM. Đây là lần
đầu tiên trong ls, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động trong nước (công nhân,
nông dân) đã tổ chức biểu tình kỷ niệm ngày QTLĐ, vừa đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân
lao động trong nước vừa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế với nhân dân lao động thế giới. Riêng
trong tháng 5 cả nước đã diễn ra 16 cuộc đấu tranh của cnh, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4
cuộc đấu tranh của các tầng lớp khác. Sự phát triển của phong trào đã khiến thực dân Pháp bối
rối, chính phủ Pháp phải họp khẩn cấp để đối phó.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930 Ptr tiếp tục phát triển, trong cả nước có 121 cuộc đấu
tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp khác.
- Sang tháng 9, phong trào dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Những cuộc
biểu tình của nông dân có vũ trang với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lỵ, tỉnh lỵ đòi
giảm sưu thuế…
* Phong trào ở Nghệ Tĩnh-đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931.

3
- NA, HT là nơi phong trào đấu tranh phát triển đến đỉnh cao vì: nhân dân NA, HT chịu sự
áp bức bóc lột nặng nề của ĐQ PK, có truyền thống đấu tranh cách mạng. Ở đây có khu CNg
Vinh- Bến Thủy, tập trung đông công nhân, tạo cơ sở cho sự liên kết công-nông. Ở đây có tổ chức
Đảng mạnh đứng ra lãnh đạo, chi bộ Đảng thành lập sớm, số lượng đảng viên đông…
- Các cuộc đấu tranh:
+ Ptr đấu tranh trong năm 1930 ở Nghệ Tĩnh được mở đầu bằng cuộc biểu tình nhân kỷ niệm
ngày QTLĐ 1/5 tại Vinh- BT của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy diêm, cưa, và
nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Sau đó nông dân ở nhiều vùng nông thôn khác
cũng nổi dậy đấu tranh.
+ Từ tháng 9/1930, tại NA-HT đã diễn ra các cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ, các
cuộc đấu tranh đó đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Họ kéo đến huyện lỵ, tỉnh lỵ đòi giảm
tô, giảm thuế. Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên-
NA(12/9/1930), để ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Vinh- BT. Suốt hai tháng 9,10/1930, ở
các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Hương Sơn…nông dân đã khởi nghĩa vũ trang, kéo đến
phá huyện lỵ nhà lao, nhà ga, vây đồn lính khố xanh….Các cuộc biểu tình của nông dân nhận
được sự hưởng ứng của công nhân Vinh- BT
- Kết quả: Trước khí thế của phong trào đấu tranh của nhân dân, chính quyền địch tan rã
ở nhiều địa phương, các tổ chức Đảng, Nông hội đỏ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện
quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân
theo hình thức Xô viết. Sau khi thành lập, chính quyền XV đã thi hành những chính sách tiến bộ,
đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động, là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Lần đầu tiên,
nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương. Nhưng trước sự phát triển của phong trào,
TDP đã tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố. Vì vậy từ giữa năm 1931, phong trào CM
trong cả nước tạm thời lắng xuống.
1.2- Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh
a. Sự ra đời:
- Từ tháng 9/1930, quần chúng nhân dân ở 2 tỉnh NA, HT đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình
có vũ trang chống thực dân, PK, trong đó tiêu biểu là cuộc biểu tình của hàng nghìn nông dân
huyện Hưng Nguyên, kéo theo nông dân ở nhiều địa phương thuộc các huyện: Nam Đàn, Thanh
Chương, Hương Sơn… cũng nổi dậy.

4
- Những cuộc biểu tình đó làm cho hệ thống chính quyền thực dân PK bị tê liệt, tan rã ở
nhiều xã, thôn. Các cấp ủy đảng thôn xã đã lãnh đạo nd quản lý đời sống ktế, chính trị… làm
chức năng của chính quyền CM theo hình thức Xô viết.
- Tại NA, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn,
một số xã thuộc huyện Anh Sơn, Hưng Nguyên, Diễn Châu. ở Hà Tĩnh, các xã thuộc huyện Can
Lộc, Nghi Xuân… các xô viết thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.
b. Hoạt động:
Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, bao gồm:
+ Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân
dân thành lập.
+ Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế
muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản
xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ
vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
⟹ Chính quyền XV ra đời từ trong phong trào của quần chúng, do quần chúng nhân dân làm chủ.
Những chính sách của chính quyển XV mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, nó khác hẳn
với chính quyền của các giai cấp bóc lột trước đây, thực sự là chính quyền của dân do dân vì
dân. Tuy chỉ tồn tại được 4-5 tháng và mới chỉ ra đời ở một số nơi thuộc 2 tỉnh NA, HT nhưng
chính quyền XV là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân ta. Với những hoạt động cụ thể trên, có
thể nói: Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931. 
1.3 Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931
 Ý nghĩa lịch sử    
- Ptr 30-31 là cuộc đấu tranh của quần chúng công nhân, nông dân dưới sự lãnh đạo
của ĐCS Đông Dương nhằm chống bọn ĐQ và PK tay sai. Phong trào CM 1930-1931 diễn ra
trong 1 thời gian ngắn và bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng có yn ls to lớn:
- Ptr đã giáng cho chính quyền thực dân PK những đòn nặng nề. Khẳng định đường
lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước
Đông Dương.
- Từ trong ptr, Khối liên minh công - nông hình thành. Công nhân và nông dân đoàn kết
với nhau trong đấu tranh cách mạng

5
- Qua phong trào đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào Đảng, tin vào khả năng
lãnh đạo của Đảng, có thể đấu tranh giành độc lập dân tộc, làm chủ vận mệnh tương lai đất
nước. Qua đấu tranhn, đội ngũ cán bộ đảng viên được tôi luyện và trưởng thành.
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng
sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng
sản.
→ Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý giá.
- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách
mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông
được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân
khác.
- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách
mạng.
- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.
- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh: sự cần thiết phải xây dựng một
mặt trận dân tộc thống nhất.
*TÍNH CHẤT CỦA PT CM 1930-1931
- TRIỆT ĐỂ, QUYẾT LIỆT:
+ Nhiệm vụ: đề ra và thực hiện 2 khẩu hiệu chống ĐQ và chống PK. KHÔNG ảo tưởng
vào kẻ thù dân tộc.
- THỐNG NHẤT cao: đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. (điểm chung gđ 30-
45).
- CÁCH MẠNG : (điểm chung 30-45)
+ Sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
+ xuất hiện 1 liên minh chiến lược cách mạng - liên minh công nông.
+ giành được quyền làm chủ cấp CƠ SỞ ở 1 số nơi.
- PHONG PHÚ, ĐA DẠNG (điểm chung)
+ Nổ ra với nhiều hình thức đấu tranh mới, thu hút nhiều tầng lớp tham gia.
- DÂN TỘC

6
+ Được lãnh đạo bởi Đảng vô sản đại diện cho lợi ích chung dân tộc.
+ Lực lượng của dân tộc.
+ Đòi quyền lợi cho dân tộc: chống đq và chống pk.
- DÂN CHỦ
+ thiết lập được chính quyền dân chủ cấp cơ sở
+ thi hành 1 số chính sách về dân chủ: chia ruộng công, bãi bỏ thuế, dạy chữ Quốc ngữ,...

7
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939
1. Điều kiện lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939/ Hoàn cảnh ls dẫn đến phong trào
dân chủ 1936- 1939
Do tác động của tình hình thế giới, trong nước.
a. Tình hình thế giới
- Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, CNPX thắng thế và lên cầm quyền ở Đức, Italia,
Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. Sự xuất hiện CNPX và
nguy cơ chiến tranh đã đe dọa nền hòa bình thế giới. Vì thế nhiệm vụ của tất cả các dân tộc
trên thế giới lúc này là chống PX, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh
- Tháng 7 – 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mátxcơva (Liên Xô).
Đại hội đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng như:
+ xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt không phải là CNĐQ nói chung mà là chủ nghĩa phát xít-
bộ phận phản động, hiếu chiến, nhất của CNĐQ
+ nhiệm vụ chiến lược của CMĐDương là chống đế quốc, PK; nhưng nhiệm vụ trước mắt của
CM là chống chủ nghĩa phát xít, chống nguy cơ chiến tranh; mục tiêu đấu tranh là giành tự
do dân chủ, cơm áo,bảo vệ hòa bình.
+ Để thực hiện nhiệm vụ, QTCS kêu gọi nhân dân các nước thành lập mặt trận nhân dân
rộng rãi chống PX, chống chiến tranh. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng
Phong dẫn đầu tham dự Đại hội và tiếp thu sự chỉ đạo của QTCS
- Tháng 6 – 1936. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ
mới đã cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa: Chính phủ Pháp cử phái viên sang
điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, sửa đổi đôi chút luật bầu cử vào Viện Dân biểu, ân xá một
số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí v.v.. Những chính sách này có lợi cho CM thuộc địa
trong đó có VN. (tạo đk thuận lợi cho các cuộc đấu tranh dân chủ )
b. Tình hình trong nước.
- CMĐ D có nhiều điều kiện thuận lợi để đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ
+ Đối với Đông Dương, Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới,
sửa đổi đôi chút luật bầu cử vào Viện Dân biểu, ân xá một số tù chính trị, nới rộng quyền tự do
báo chí … Những chính sách này có lợi cho CM thuộc địa trong đó có VN
+ Lúc này, ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng
theo xu hướng cải lương, đảng phản động v.v.. Các đảng tận dụng cơ hội đẩy mạnh hoạt động,

8
tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng
mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và có chủ trương rõ ràng.
- Các yêu cầu về tự do dân sinh dân chủ cơm áo, hòa bình của nhân dân ta ngày càng tăng
do các chính sách của TDP
+ Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung
đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế "chính quốc". Vì vậy trong những
năm 1936-1939 nền kinh tế VN phục hồi và phát triển nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế lạc hậu, lệ
thuộc vào Pháp.
+ Đời sống các tầng lớp nhân dân vẫn gặp khó khăn do chính sách tăng thuế của chính quyền
thuộc địa. Số công nhân thất nghiệp vẫn còn nhiều. Những người có việc làm được nhận mức
lương chưa bằng thời kì trước khủng hoảng. Nông dân không đủ ruộng cày, họ còn chịu mức địa
tô cao và nhiều thủ đoạn bóc lột khác của địa chủ, cường hào. Tư sản dân tộc có ít vốn nên chỉ lập
được những công ti nhỏ, phải chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép. Nhiều người trong giới tiểu
tư sản trí thức thất nghiệp, công chức nhận được mức lương thấp. Các tầng lớp lao động khác
phải chịu thuế khóa nặng nề, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. → Đời sông của đa số nhân dân khó khăn,
cực khổ, yêu cầu về tự do, dân sinh, dân chủ ngày càng gay gắt. Chính vì thế nhân dân hăng
hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
c. Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương tháng 7/1936:
- Từ năm 1935, các tổ chức cơ sở của ĐCS Đông Dương đã được phục hồi. Trên cơ sỏ đó
và tiếp thu chỉ đạo của ĐH VII QTCS, tháng 7/1936, BCH TW ĐCS Đông Dương họp Hội nghị
tại Thượng Hải- TQ, do đ/c Lê Hồng Phong chủ trì, để định ra đường lối đấu tranh trong thời
kỳ mới
+ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này không phải là ĐQ Pháp nói
chung mà là bọn phản động thuộc địa-bọn đang cai trị tại VN, không chịu thi hành các chính
sách tiến bộ của chính phủ nhân dân.
+ Nhiệm vụ CMĐ D:
⌂ Nhiệm vụ chiến lược: vẫn là nhiệm vụ chống ĐQ, PK (dân tộc, dân chủ).
⌂ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: Chống CNPX, chống nguy cơ chiến tranh (nhiệm vụ
quốc tế), chống bọn phản động thuộc địa đòi các mục tiêu dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa
bình.(nhiệm vụ dân chủ hàng đầu).

9
+ Hình thức, phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai, bí mật, hợp pháp, bất
hợp pháp, nửa công khai, nửa hợp pháp.
+ Chủ trương tập hợp lực lượng: Đảng chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương, tháng 3/1938 đổi thành mặt trận dân chủ ĐD nhằm tập hợp tất cả các
lực lượng yêu nước, hòa bình, dân chủ, tiến bộ dưới ngọn cờ đấu tranh của ĐCS Đông
Dương.
→ Nghị quyết của HNg BCH TW Đảng phù hợp với đặc điểm tình hình CMVN giai đoạn
1936-1939, phù hợp yêu cầu chỉ đạo của QTCS. Vì vậy đã kịp thời động viên nhân dân bước
vào thời kỳ đấu tranh dân chủ công khai.
2. Phong trào dân chủ 1936-1939.
a. Phong trào đòi tự do, dân sinh, dân chủ:
- Giữa 1936, tổ chức phong trào Đông Dương đại hội
+ Từ giữa năm 1936, được tin Quốc hội Pháp sẽ cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông
Dương, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân họp bàn về các yêu cầu tự do, dân chủ để
thảo ra các bản "dân nguyện" gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8 –
1936),
+ Hưởng ứng lời kêu gọi, các ủy ban hành động được thành lập khắp nơi trong nước, phát
truyền đơn, xuất bản báo chí, quần chúng sôi nổi tham gia các cuộc mít tình, hội họp để thu thập ý
kiến, nguyện vọng của nhân dân.
+ Trước sự phát triển của phong trào, giữa tháng 9 – 1936, chính quyền thực dân ra lệnh giải tán
các ủy ban hành động, cấm các cuộc hội họp của nhân dân, tịch thu sách báo tiến bộ… phong trào
bị thu hẹp và chấm dứt
- Đầu năm 1937, Phong trào “ đón rước”
+ Năm 1937, phái viên của Chính phủ Pháp ( G. Gôđa) sang điều tra tình hình Đông Dương và
Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Lợi dụng sự kiện này, Đảng tổ chức quần chúng mít
tinh "đón rước", qua đó để biểu dương lực lượng và đưa yêu sách lên nhà cầm quyền Pháp
+ Trong những năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống của các tầng lớp
nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra. Ngoài những yêu sách chung, mỗi tầng lớp giai cấp còn đưa ra
những yêu sách riêng của mình. Đặc biệt là cuộc đấu tranh nhân ngày 1 – 5 – 1938. Lần đầu
tiên trong ngày Quốc tế Lao động, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội và nhiều
nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
- Kết quả:

10
+ Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm 37-39 với các cuộc mít tinh , biểu tình của nhân
dân diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia đặc biệt là cuộc mít tinh ngày
1/5/1938 của 2,5 vạn người tại HN, đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, có tổ
chức chặt chẽ.
+ Qua phong trào, đông đảo quần chúng lao động đã thức tỉnh, đoàn kết đấu tranh đòi quyền
sống, tự do dân chủ. Đảng đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc lãnh đạo quần
chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. Phong trào buộc chính quyền thực dân phải nhượng
bộ, giải quyết một phần yêu sách của nhân dân, như nới rộng quyền xuất bản báo chí, tự do
đi lại, thả một số tù chính trị.
b./ Đấu tranh nghị trường
+ Trong thời kỳ này Đảng đã sử dụng hình thức đấu tranh mới mẻ, công khai hợp pháp Đảng vận
động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung
Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đồng Dương (1938) và Hội đồng
Quản hạt Nam Kì (1939). Đồng thời, Đảng sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động cử tri bỏ
phiếu cho những ứng cử viên này.
+ Mục đích Đảng chủ trương tham gia đấu tranh công khai trên nghị trường: thông qua diễn đàn
của nghị viện vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền
lợi của nhân dân lao động; đồng thời mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.
c./ Đầu tranh trên lĩnh vực báo chí
- Đảng triệt để sử dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Đảng và
mặt trận dân chủ Đông Dương đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, tiến bộ bằng cả tiếng Việt và
tiếng Pháp như Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức v.v.. Bênh cạnh đó, nhiều sách chính
trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng đã được xuất bản.
→ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí của Đảng đã thu được kết quả to lớn, trước hết về văn
hóa – tư tưởng. Đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng của
Đảng.
→ Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận
động dân sinh, dân chủ thời kì 1936 – 1939. Thông qua báo chí CM để tuyên truyền đường
lối, quan điểm của Đảng, qua đó nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng, tập hợp và
hướng dẫn quần chúng đấu tranh
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939

11
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng,
phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách
cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ.
- Về phía Đảng: Qua phong trào, đội ngũ cán bộ Đảng viên được rèn luyện và ngày
càng trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh. Cũng qua phong trào ,
CNML và chủ trương chính sách của Đảng được tuyên truyền rộng rãi, phổ biến đén quần chúng
nhân dân, từ đó nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng; mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân
ngày càng được tăng cường
- Về phía các lực lượng CM (quần chúng nd): Quần chúng được giác ngộ về chính trị,
được tập dượt đấu tranh. Nếu như ptr 1930-1931 Đảng mới xây dựng được khối lm c-n vững
chắc thì, ptr 1936, 1939 Đảng đã xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng
gồm hàng triệu người ở cả nông thôn và thành thị, gồm nhiều giai tầng khác nhau tập hợp trong
mặt trận dân chủ Đông Dương
- Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học
kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo
quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp... Đồng thời, Đảng thấy được những hạn chế của
mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc v.v..
→ Có thể nói, phong trào dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
TÍNH CHẤT CỦA PT DÂN CHỦ 1936-1939
- DÂN CHỦ ĐIỂN HÌNH
+ đòi các quyền dân chủ
+ tập hợp lực lượng lớn thông qua mặt trận thống nhất
+ tham gia vào sự nghiệp đấu tranh chống CNPX của nhân loại
- DÂN TỘC SÂU SẮC
+ Đòi quyền lợi cho dân tộc (đòi quyền dân chủ cũng là quyền lợi dân tộc)
+ lực lượng dân tộc tham gia đông đảo
+ do Đảng của dân tộc lãnh đạo
- PHONG PHÚ, ĐA DẠNG; TÍNH NHÂN DÂN
+ thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

12
- CÁCH MẠNG:
+ sự lãnh đạo của Đảng
+ thiết lập được 1 liên minh dân chủ rộng rãi/mặt trận thống nhất
- THỐNG NHẤT: Đảng lãnh đạo

13

You might also like