You are on page 1of 7

ÔN TẬ P SỬ

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở VN từ 1919-1925


* Vận dụng: Phân tích khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xh VN
sau CTTGT1
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối
tượng của cách mạng.

- Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít
nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.

- Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh
thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ
dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

3. Tầng lớp tiểu tư sản: 


- Nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh.

- Một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.

4. Giai cấp nông dân: 


- Chiếm tới 90% dân số, bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt
Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến.

- Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

5. Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở
thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

* Vận dụng cao:


- Nhận xét đc tác động các hoạt động của NAQ đối với cách mạng VN:
+ Ngày 18/6/1919 NAQ gửi đến Hội nghị Véc xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam
+ Giữa năm 1920 NAQ đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của VI Lenin
 NAQ đã tìm ra và khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Vn
+ Tháng 12/1920 tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, NAQ đã tán thành việc gia nhập Quốc
tế Cộng Sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người trở thành đảng viên cộng sản và là 1
trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
 NAQ đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc VN phải đi theo con đường CM vô sản
+ Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực
lượng chống chủ nghĩa đế quốc
+ Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo”, đặc biệt biên
soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)
+ Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xây dựng
tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam.
 Như vậy, Người đã chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị để truyền bá vào VN

-Nhận xét được tính chất và đặc điểm của các phong trào yêu nước của tư sản
và tiểu tư sản trong thời kỳ này:

* Hoạt động của tư sản:


+ Từ năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn hưng nội
hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
+ Năm 1923, một số tư sản và địa chủ  lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn
và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
+ Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến
 Hoạt động của tiểu tư sản
+ Năm 1923, một số  thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu  – Trung Quốc, tuy không
thành công, nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên yêu
nước.
+ Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư  sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự  do dân chủ; thành
lập một số tổ chức chính trị.
 Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và chống
phong kiến, giai cấp tư sản Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị với một phong trào yêu
nước sôi nổi, rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu
tranh phong phú.

Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ Vn 1925-1930


*Vận dụng :
- Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
+ Đường lối chiến lược: "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản. 
+ Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ thực dân Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng,
làm cho Việt Nam được độc lập tự do, tịch thu hết ruộng đất của bọn đế quốc và phản cách
mạng chia cho dân cày nghèo; tiến hành cách mạng ruộng đất…
+ Lực lượng tham gia cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tri thức còn phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và vô sản trên thế giới.
+ Vai trò lãnh đạo cách mạng: ĐCS Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản giữ vai
trò lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác – Lênnin làm nền tảng tư tưởng.
* Ý nghĩa của việc thành lập ĐCSVN
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp
quyết liệt của nhân dân Việt Nam
- ĐCSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- ĐCSVN ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự chuẩn bị
tắt yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử
phát triển của dân tộc Việt Nam.
* Vận dụng cao:

-  Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
+ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
+ Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước và chuẩn bị những
điều kiện cho sự thành lập Đảng.
+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
+ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược.

Bài 14: Phong trào CM 1930-1935:


 Điểm mới trong phong trào CM 1930-1931 so với phong trào dân tộc dân
chủ giai đoạn 1919-1930
- Tính triệt để: nhằm trúng hai kẻ thù của dân tộc là đế quốc và phong kiến, không ảnh tưởng về
kẻ thù dân tộc.
- Quy mô: tạo thành một phong trào rộng lớn khắp cả nước, của nông dân, công nhân và các
tầng lớp lao động khác và có tính thống nhất cao.
- Hình thức phong phú: mít tinh, biểu tình, diễ thuyết, biểu tình có vũ trang,
- Phong trào đã hình thành khối liên minh công – nông, công nhân và nông dân đã đoàn kết
cùng nhau trong đấu tranh cách mạng.
* So sánh Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
- Điểm giống:
+ Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư sản dân quyền, sau đó
tiến thẳng lên XHCN và chủ nghĩa cộng sản
+ Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến
+ Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong, cách mạng Việt
Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.
-Điểm khác:
Nội dung Cương lĩnh chính trị đt Luận cương chính trị
Mâu thuẫn -mâu thuẫn giữa toàn thể dân - mâu thuẫn dân tộc
tộc Việt Nam với đế quốc - mâu thuẫn giai cấp ( cơ bản
Pháp ( cơ bản nhất) nhất)
- mâu thuẫn giữa nhân dân
lao động (chủ yếu là nông
dân) với địa chủ phong kiến
Kẻ thù Đế quốc Pháp, vua phong Đế quốc và phong kiến
kiến, tư sản phản CM
Nhiệm vụ - Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn - Đánh đổ thế lực phong kiến,
phong kiến và tư sản phản đánh đổ ách áp bức bốc lột tư
cách mạng bản và đánh đổ đế quốc Pháp,
- tịch thu hết sản nghiệp của làm cho Đông Dương hoàn
đế quốc, tịch thu ruộng đất,… toàn độc lập
chia cho dân nghèo, tiến hành
cải cách ruộng đất
Lãnh đạo Giai cấp công nhân thông qua Giai cấp vô sản với đội tiên
đội tiên phong là Đảng Cộng phong là Đảng Cộng sản
Sản Việt Nam. Đông Dương
Lực lượng Giai cấp công nhân, nông Chỉ gồm công nhân và nông
dân là động lực, cần phải liên dân
minh với giai cấp tiểu tư sản,
tư sản dân tộc, trung và tiểu
địa chủ.

*Ảnh hưởng của tình hình thế giới đến CM VN


-Ảnh hưởng nặng  của khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933).
-Chính sách bóc lột (tăng thuế) ,khủng bố ,đàn áp dã man của Pháp.
-ĐCSVN ra đời tập hợp nhân dân đấu tranh.
=> Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp, khủng bố khốc liệt
của thực dân Pháp làm cho tinh thần cách mạng của dân ta càng lên cao

Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1931


*Phân tích ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1931:
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân
buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân
chủ.
- Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống
nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trưởng
thành
*So sánh điểm giống và khác giữa phong trào 1936-1931 với phong trào 1930-
1931
- Điểm giống:
+ Đều là những cuộc diễn tập cho CMT8 năm 1945
+ Có sự trực tiếp chỉ đạo từ Đảng và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh
+ Lực lượng cách mạng chủ yếu là liên minh công- nông
-Điểm khác:
Nội dung PT 1936-1939 PT 1930-1931
Kẻ thù Thực dân Pháp phản động và Đế quốc Pháp và địa chủ
bè lũ tay sai phong kiến

Mục tiêu Tự do dân chủ, cơm áo, hoà Độc lập dân tộc và người cày
bình (có tính sách lược) có ruộng (có tính chiến lược)
Chủ trương Chống phát xít, chống chiến Chống đế quốc, giành độc lập
tranh đế quốc và phản động dân tộc. Chống địa chủ phong
tay sai; đòi tự do, dân chủ, kiến, giành ruộng đất cho dân
cơm áo, hòa bình. cày.
Hình thức đấu tranh Đấu tranh chính trị hoà bình, Bạo lực cách mạng, vũ trang,
công khai, hợp pháp bí mật, bất hợp pháp: bãi
công, biểu tình, đấu tranh vũ
trang
Địa bàn Chủ yếu ở thành thị Chủ yếu ở nông thôn và các
trung tâm công nghiệp

Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và tổng khởi
nghĩa CMT8. Nước VN Dân chủ cộng hoà ra đời
*Chủ trương đề ra trong hội nghị tháng 11/1939 của BCHTUD
+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông
Dương,  làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+ Khẩu hiệu:
    ● Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa
chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.

    ● Thay khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính
phủ dân chủ cộng hòa.
+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền
của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
+ Mặt trận: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân
chủ Đông Dương.
=> Hội nghị đã đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hóa đường lối cứu nước, giương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
* Nhận xét ý nghĩa của Hội nghị TUD tháng 5/1941
- Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng đề ra trong Hội nghị Trung ương
lần thứ 6,7; giương cao hơn nữa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Nó có tác dụng cổ vũ toàn Đảng, toàn dân tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyên khi thời
cơ đến. 
* Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi CMT8
Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân chủ quan: truyền thống yêu nước của dân tộc, sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh, với đường lối cách mạng đúng đắn sáng tạo.
-  Tinh thần đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Tổng bộ Việt Minh
- Để có thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã có quá trình chuẩn
bị trong 15 năm. Đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báu.
- Nguyên nhân khách quan: lực lượng Đồng Minh và quân đội Xô Viết đánh bại phát xít
Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng tiến lên giành chính quyền.
Ý nghĩa lịch sử
* Đối với dân tộc
- Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã đập tan xiêng
xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc: độc lập, tự do,
nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đối với thế giới: 
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa thế giới, đặc biệt ở Á, Phi,
có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào.
*Bài học rút ra:
 - Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ
trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Tập hợp tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất - mặt
trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công nông; chính sách phân hóa kẻ thù.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

You might also like