You are on page 1of 12

I.

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:

- Về kinh tế: là bọn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Lê-nin viết:
“Nhà nước tư bản là tư bản tập thể”. Thị trường trong nức bão hòa, giá
nhân công đắt đỏ cho nên các nước đế quốc chuyển sang tìm kiếm thị
trường bên ngoài.
- Về chính trị: thực hiện chính sách thực dân, nghĩa là tiến hành xâm lược
và áp bức nhân dân các dân tộc khác, biến thành thuộc địa.
Hậu quả: đẩy mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày
càng gay gắt và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các
nước thuộc địa.
Các phong trào đấu tranh của các dân tộc đòi độc lập phát triển rất mạnh mẽ từ
cuối thế kỷ XIX, đã hình thành rất nhiều trung tâm cách mạng thế giới, trong
đó có trung tâm cách mạng thế giới có nhiều ảnh hưởng đến cách mạng Việt
Nam đó là Trung Quốc mà người nổi tiếng là Tôn Trung Sơn với chủ nghĩa
tam dân “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, trung tâm
cách mạng Ấn Độ với chủ nghĩa bất hồi đầu của Ghan-hi, trung tâm cách mạng
Nhật Bản với thời kỳ cải cách phát triển của Nhật hoàng Minh Trị và chủ
trương thành lập khối xung Đông Á.

b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin


Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển
mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là
vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lênin phát
triển trở thành chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Chủ nghĩa Mác – Lê nin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu
tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra đảng
cộng sản. Sự ra đời đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột. Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản (1848) xác định: Những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà chính đảng
của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây
dựng xã hội mới. Đảng phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân,
xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân, phải đại biểu cho quyền lợi của
toàn thể nhân dân lao động. Bởi vì giai cấp công nhân chỉ có thể giải phóng
được giai cấp mình nếu đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao
động khác trong xã hội.
Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu
nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách
mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn
Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực
tiễn cách mang Việt Nam, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa
Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xôviết
dựa trên nền tảng liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bonsêvich
Nga ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác – Lênin
từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “thời đại
cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này
cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các
nước và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản:
Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng sản Pháp
(năm 1919)…

Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười nêu tấm gương sáng
trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng
Mười, Nguyễn ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã
đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Và “Cách mệnh Nga
dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc,
phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại
là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.

Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng
sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản vào năm
1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra
con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.

Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với
phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối
với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải
nhờ Đệ tam quốc tế”

2. Hoàn cảnh trong nước

a. Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp
Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam.
Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt
Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Dưới chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân
hóa sâu sắc: giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư
sản, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam

Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ
đến xã hội Việt Nam trên 3 mặt:

- Tính chất xã hội Việt Nam: Thay đổi từ xã hội phong kiến trở thành xã hội
thuộc địa nửa phong kiến.

- Phân hóa giai cấp xã hội sâu sắc: Các giai cấp đều bị phân hóa, đặc biệt là sự
ra đời của 2 giai cấp mới: giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam. Thực tế lịch
sử đã khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng đảm đương được
nhiệm vụ trước yêu cầu lịch sử của dân tộc.

- Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam cũng có biến đổi:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân (trong đó chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong
kiến (mâu thuẫn giai cấp)
+ Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc).
Trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu để giải quyết hai mâu thuẫn:
- Một là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân.
- Hai là xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu
là ruộng đất cho nông dân. Trong đó chống Đế quốc, giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu.
b. Khai thác thuộc địa trên các lĩnh vực:
- Về chính trị: thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông
Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân
chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia
nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì
triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp
bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn
áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.
- Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần
thứ nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó
lấy Việt Nam là trọng điểm. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về
kinh tế: tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài
nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao
thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Chính
sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền
kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới…) nhưng cũng dẫn đến
hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong
vòng lạc hậu.

Hình 1.1: Nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897-
1914)

Hình 1.2: Khai thác than ở Hòn Gai (Quảng Ninh) trong cuộc khai thác thuộc
địa lần 2 (1919- 1929)
- Về văn hoá: thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ
thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp
mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín,
các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.
Hình 1.3: Thầy trò một trường bản xứ ở Sài Gòn
c. Các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Phong trào do giai cấp phong kiến lãnh đạo hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng
phong kiến
- Phong trào Cần Vương (1885-1896): nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà
Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ tuổi vua Hàm Nghi đề
xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Hình 1.4: Những người tham gia cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)
Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần
Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân
Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.

- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884-1913): Được biết đến là cuộc
đối đầu vũ trang giữa quân Pháp với những người nông dân ly tán của vùng
Thái Nguyên. Đứng đầu cuộc khởi nghĩa này là Hoàng Hoa Thám. Cuộc khởi
nghĩa bắt đầu năm 1884 và kết thúc vào năm 1913.

Hình 1.5: Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913)


- Trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) phong trào khởi
nghĩa chống Pháp vẫn liên tiếp nổ ra nhưng đều không thành công.
- Trước chiến tranh thế giới thứ nhất: Có 3 xu hướng: xu hướng bạo động
(Phan Bội Châu); xu hướng cải lương (Phan Chu Trinh); xu hướng cải cách
(Lương Văn Can).

Phan Bội Châu Phan Chu Trinh Lương Văn Can


(1867- 1940) (1872- 1926) (1854- 1927)
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào của trí thức tây học với các tổ
chức chính trị tiêu biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Tân Việt Cách mạng
Đảng.
Ngoài ra đại diện cho khuynh hướng yêu nước này còn có nhiều phong trào đấu
tranh khác.
Trước yêu cầu đòi hỏi của lịch sử Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống
Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng. Mục tiêu là đều nhằm hướng
tới giành độc lập dân tộc. Trên lập trường giai cấp khác nhau: nhằm khôi phục
chế độ phong kiến hay thiết lập chế độ quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa tư sản.
Phương thức, biện pháp khác nhau: bạo động cải lương hoặc cải cách, việc tập
hợp lực lượng cũng khác nhau: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách, hoặc cầu
ngoại viện để đánh Pháp – kết quả đều thất bại.
Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919-1925 đã có bước phát triển
mới so với trước chiến tranh. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra
trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn.
Từ năm 1926 đến năm 1929, phong trào công nhân ngày càng phát triển với sự
ra đờivà hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Trong những
năm 1926-1927, mỗi năm có hàng chục cuộc bãi công. Trong hai năm 1928-
1929 nổ ra hơn 40 cuộc đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc bãi công ở Nhà máy xi
măng Hải Phòng, Nhà máy sợi Nam Định, Nhà máy diêm và Nhà máy cưa Bến
Thủy, …
Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách
mạng. Yêu cầu khách quan đó tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến
cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành
nên các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có
liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:
- Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929). Tổ chức đã đáp
ứng yêu cầu của cách mạng nên được đông đảo nhân dân ủng hộ.
- Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên
ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929 tại
Hương Cảng - Trung Quốc).
- Ở Trung Kỳ: sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản trên đã tác động mạnh mẽ đến
Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu
ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành
lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).
NHẬN XÉT:
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối TK XIX –
đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và
hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào trình trạng khủng
hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là
phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho
quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Mặc dù thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối TK
XIX đầu TK XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu
nước, kiên cường, bất khuất, vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Sự phát
triển của phong trào yêu nước là cơ sở xã hội thuận lợi cho sự tiếp diễn con
đường cách mạng vô sản ở Việt Nam và là một trong những nhân tố đưa tới sự
ra đời của Đảng Cộng sản.
Thực tiễn lịch sử đã đặt ra thử thách mới đối với dân tộc Việt Nam là: làm sao
để có thể giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh và đồng bào được
sung sướng? Giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước tiến bộ và xã hội văn
minh, hiện đại hóa quốc gia để đưa Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai
với các cường quốc năm châu khác trở thành yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ.
Trước những thử thách và nhu cầu phát triển đó, ở Việt Nam cần thiết phải có
một chính đảng cách mạng chân chính với đường lối đúng để “phá cái cũ đổi
cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”, để tập trung sức mạnh của lực lượng cách
mạng, tổ chức lại những người cách mạng chân chính vào đoàn thể cách mạng
chân chính “lấy cách mạng làm tôn chi” nhằm “trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”.
Thành công của cách mạng liên quan mật thiết tới năng lực lãnh đạo cách mạng
chân chính: “Đảng có vững Cách mạng mới thành công, cũng như người cầm
lái có vững thuyền mới chạy”. Chính đảng đó cần có chủ nghĩa làm cốt, có
cương lĩnh chính trị đúng đắn để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
cách mạng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối TK XIX, đầu TK XX.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1. Hội nghị thành lập Đảng
Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng
sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng
sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Điều này phản ánh quá trình tự ý thức của những người cộng sản Việt Nam về
nhu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy
nhất.
Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng Sản gửi những người Cộng sản Đông Dương
tài liệu Về việc thành lập một Đảng cộng sản Đông Dương, yêu cầu những
người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm
cộng sản và thành lập một đảng giai cấp vô sản. Quốc tế Cộng sản chỉ rõ
phương thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt đầu từ việc xây dựng các chi
bộ trong các nhà máy, xí nghiệp: chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông
Dương với phong trào cộng sản quốc tế.
Hình 2.1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn
Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại
Hương Cảng, Trung Quốc. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản (18/2/1930).
Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày 6-1… Các đại biểu trở về An
Nam ngày 8-2”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao
Động Việt Nam (10/9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm làm
ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2 đại
biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng. Hội
nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn, với nội dung:

1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các
nhóm cộng sản ở Đông Dương;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;
3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;
4. Định kế hoạnh thực hiện việc thống nhất trong nước;
5. Cử một Ban Trung Ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại
biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương”. Hội nghị nhất trí với
Năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp
nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban
Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, đến ngày
24-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng
sản ở Việt Nam.
Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng
quá trình vận động cách mạng Việt Nam - sự phát triển về chất từ Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản Việt
Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái
Quốc.
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho
nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức
quân đội công nông.
Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ Quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như
công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao
cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế
quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày
nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8giờ.

Hình 2.2: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ
thông giáo dục theo công nông hóa.
Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày
và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại
địa chủ và phong kiến; phải làm cho các đoàn thể, thợ thuyền và dân cày khỏi ở
dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt…để kéo họ đi vào phe
vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà
chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng
trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Việt Nam.
Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận
giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, trong khi
liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút
lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới:
cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành
liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô
sản Pháp.
Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua
đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ
của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
III. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (2/ 1930) LÀ TẤT YẾU
LỊCH SỬ
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường
phát triển của dân tộc ta.
Đại hội VII của Đảng (năm 1991) chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện
thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai
cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”.
Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là “một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta . Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản
ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Từ đây, cách mạng Việt
Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên
phong là Đảng cộng sản.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã
có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng
dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng
sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm bắt được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách
mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng khoảng về đường lối cách
mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường
và phương hướng phát triển mới của đất nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ
to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời
đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp
phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình,
độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học:
Đề tài mang tính chất khoa học xã hội khái quát, không thể tiến hành nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể nghiên cứu trong đời sống hiện thực.
Việc kiểm tra, thử nghiêm cụ thể tiến hành trong phạm vi rất hạn chế. Do vậy,
đề tài sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, gạt bỏ những yếu tố ngẫu
nhiên trong quá trình nghiên cứu, nắm vững bản chất của hiện tượng để tách ra
cái điển hình, bền vững ổn định.
2. Phương pháp thống kê:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực
dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhóm sử dụng phương pháp thống kê
để đưa ra dẫn chứng về hiện thực để lý luận cho những mặt tích cực của xã hội
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguồn: https://tusach.thuvienkhoahoc.com
[2] Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

You might also like