You are on page 1of 7

a.

Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp

- Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Chính sách
thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Dưới chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc:
giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư
sản Việt Nam

Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội
Việt Nam trên 3 mặt:

+ Tính chất xã hội Việt Nam: Thay đổi từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa
nửa phong kiến.

+ Phân hóa giai cấp xã hội sâu sắc: Các giai cấp đều bị phân hóa, đặc biệt là sự ra đời
của 2 giai cấp mới: giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam. Thực tế lịch sử đã khẳng định
chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng đảm đương được nhiệm vụ trước yêu cầu lịch
sử của dân tộc.

+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam cũng có biến đổi:
 Mâu thuẫn giữa nhân dân (trong đó chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến
(mâu thuẫn giai cấp)
 Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc). Trong
đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.
- Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu để giải quyết hai mâu thuẫn:
+ Một là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân.
+ Hai là xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng
đất cho nông dân. Trong đó chống Đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
b. Khai thác thuộc địa trên các lĩnh vực:
- Về chính trị: thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương. Chúng
dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi
sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống
trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa
chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước
trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.
- Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất
(1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là
trọng điểm. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướp đoạt
ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công
nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác
thuộc địa của chúng. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới…) nhưng
cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm
trong vòng lạc hậu.

Nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897- 1914)
Khai thác than ở Hòn Gai (Quảng Ninh) trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919-
1929)
- Về văn hoá: thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệ thống giáo
dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam
nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè,
hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc.

Thầy trò một trường bản xứ ở Sài Gòn


c. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta theo khuynh hướng
phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ?
-Hoàn cảnh lịch sử : nhìn lại hoàn cảnh trong nước và quốc tế.
- Phong trào do giai cấp phong kiến lãnh đạo hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong
kiến
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896): nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà
Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ tuổi vua Hàm Nghi đề xướng
trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Những người tham gia cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)
Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối
thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm
1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884-1913): Được biết đến là cuộc đối đầu vũ
trang giữa quân Pháp với những người nông dân ly tán của vùng Thái Nguyên. Đứng
đầu cuộc khởi nghĩa này là Hoàng Hoa Thám. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu năm 1884 và kết
thúc vào năm 1913.
Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913)
+ Trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) phong trào khởi nghĩa
chống Pháp vẫn liên tiếp nổ ra nhưng đều không thành công.
+ Trước chiến tranh thế giới thứ nhất: Có 3 xu hướng: xu hướng bạo động (Phan Bội
Châu); xu hướng cải lương (Phan Chu Trinh); xu hướng cải cách (Lương Văn Can).

Phan Bội Châu Phan Chu Trinh Lương Văn Can


(1867- 1940) (1872- 1926) (1854- 1927)
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào của trí thức tây học với các tổ chức chính
trị tiêu biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Tân Việt Cách mạng Đảng.
+ Ngoài ra đại diện cho khuynh hướng yêu nước này còn có nhiều phong trào đấu tranh
khác.
+ Trước yêu cầu đòi hỏi của lịch sử Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn
ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng. Mục tiêu là đều nhằm hướng tới giành độc lập
dân tộc. Trên lập trường giai cấp khác nhau: nhằm khôi phục chế độ phong kiến hay thiết
lập chế độ quân chủ lập hiến hoặc cộng hòa tư sản. Phương thức, biện pháp khác nhau:
bạo động cải lương hoặc cải cách, việc tập hợp lực lượng cũng khác nhau: dựa vào Pháp
để thực hiện cải cách, hoặc cầu ngoại viện để đánh Pháp – kết quả đều thất bại.
* Nguyên nhân :
+ Chủ quan:
-Hạn chế về lịch sử : Yếu kém về hệ thống tổ chức và không phù hợp với thời đại ( XH
phong kiến)
- Hạn chế về mặt giai cấp: Trước chiến tranh XH Việt Nam tồn tại 2 giai cấp : Nông dân
và địa chủ. Sau chiến tranh hình thành thêm các giai cấp mới dẫn đến mâu thuẫn xã hội
hình thành. => 2 hạn chế này là nguyên nhân sâu xa của thất bại.
- Chưa có đường lối lãnh đạo phong trào đúng đắn, chưa có sự chuẩn bị cần thiết. Phong
trào diễn ra nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các vùng miền khác nhau vì sự nghiệp chung.
Chưa có sự gắn kết giữa phong trào Cách mạng Việt Nam và phong trào Cách mạng Thế
giới.
* Khách quan: Sự đàn áp dã man của thực dân Pháp. Chúng mang sang một hệ tư tưởng
hiện đại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cùng với vũ khí tối tân.
=> Tóm lại, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam ví như
“trong đêm tối không có đường ra”.
KẾT LUẬN:
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối TK XIX – đầu thế
kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư
sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào trình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường
lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng
mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy
tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Mặc dù thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối TK XIX
đầu TK XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên
cường, bất khuất, vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển của phong trào yêu
nước là cơ sở xã hội thuận lợi cho sự tiếp diễn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam
và là một trong những nhân tố đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản. Các phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước
của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc
đẩy những nhà yêu nước, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư
sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế
của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.
Thực tiễn lịch sử đã đặt ra thử thách mới đối với dân tộc Việt Nam là: làm sao để có
thể giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh và đồng bào được sung sướng? Giành
độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước tiến bộ và xã hội văn minh, hiện đại hóa quốc gia để
đưa Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu khác trở
thành yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ.
Trước những thử thách và nhu cầu phát triển đó, ở Việt Nam cần thiết phải có một
chính đảng cách mạng chân chính với đường lối đúng để “phá cái cũ đổi cái mới, phá cái
xấu đổi ra cái tốt”, để tập trung sức mạnh của lực lượng cách mạng, tổ chức lại những
người cách mạng chân chính vào đoàn thể cách mạng chân chính “lấy cách mạng làm tôn
chi” nhằm “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp
bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Thành công của cách mạng liên quan mật thiết tới năng
lực lãnh đạo cách mạng chân chính: “Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Chính đảng đó cần có chủ nghĩa làm cốt, có
cương lĩnh chính trị đúng đắn để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng
trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối TK XIX, đầu TK XX.

You might also like