You are on page 1of 3

CÂU HỎI TỰ LUẬN LỊCH SỬ 11

1. Tại sao chiếu Cần Vương lại được nhân dân ủng hộ? Chứng minh rằng phong trào Cần
Vương đã đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào yêu nước chống Pháp.
* Chiếu Cần Vương được nhân dân ủng hộ vì:
- Đây là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khảng khái. Ông đã
đứng về phía nhân dân, và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp, mong muốn giành lại độc lập
cho dân tộc trong khi triều đình Huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc.
- “Chiếu Cần Vương” phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần
chúng nhân dân Việt Nam.
=> Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.
* Phong trào Cần Vương đã đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào yêu nước chống Pháp:
- Sau hai hiệp ước Hácmăng 1883 và Patơnốt 1884, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở
thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Tuy nhiên phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục
phát triển.
- Phong trào nổ ra đầu tiên, tiêu biểu nhất là Cần Vương (1885 - 1896). Khi “Chiếu Cần Vương”,
kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước được ban ra, một phong trào yêu nước
chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, với hai giai đoạn : 1885 - 1888 và
1888 - 1896.
=> Phong trào Cần Vương chính là sự khởi đầu cho các phong trào giải phóng dân tộc thời cận đại ở
Việt Nam với mục tiêu đánh Pháp, giành độc lập, khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
- Phong trào Cần Vương tuy thất bại song chính là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, đã
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
- Phong trào thất bại chứng tỏ sự bất lực của con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến. Tạo tiền
đề cho phong trào kháng Pháp ở giai đoạn sau với con đường đấu tranh mới.
2. “Triều đình Nguyễn chống Pháp ngay từ đầu nhưng trong quá trình đó mắc nhiều sai lầm
không thể tha thứ” chứng minh nhận định trên.
a. Trước khi Pháp xâm lược
- Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt: chính trị
chuyên chế độc đoán; kinh tế thì lạc hậu, sa sút; xã hội mâu thuẫn gay gắt...
- Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi
trước sự xâm lược của tư bản phương tây: tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc
nhược, kém cỏi…
b. Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng
chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào
tay Pháp
- Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự
chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư
tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc: trận đánh vào
đại đồn Chí Hoà (1860), Cầu Giấy lần I và II (1873, 1883)
- Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ
những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng :
Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hácmăng (1883), Patonốt (1884)
- Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh
giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp; khước từ
mọi đề nghị canh tân, đổi mới đất nước.
- Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Trái ngược với triều đình nhân dân ai cũng kiên cường chiến đấu, lập nhiều chiến công vang dội,
đẩy quân địch vào tình thế khó khăn, nguy khốn (chiến công của Nguyễn Trung Trực, trận Cầu Giấy
lần I và lần II…)
-> triều Nguyễn phải chịu một phần lớn trách nhiệm trước lịch sử trong việc để nước ta rơi vào tay
Pháp.
3. Hãy đánh giá những tác động từ những hoạt động của Phan Bội Châu tới phong trào yêu
nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Những hoạt động của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX đã có tác động tích cực tới phong trào yêu nước
và cách mạng Việt Nam thời kỳ này:
- Thức tỉnh các tầng lớp, thúc đẩy phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam phát triển.
- Đưa ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản về Việt Nam, góp phần tạo nên một phong trào
đấu tranh mới trên cả nước.
- Làm phong phú các hình thức đấu tranh trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
- Những hoạt động của Phan Bội Châu đã để lại những bài học kinh nghiệm cho những người yêu
nước và cách mạng Việt Nam
- Từ sự thất bại của phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX, khuynh hướng cứu nước theo
con đường dân chủ tư sản của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…đã đẩy Việt Nam vào tình trạng
khủng hoảng và bế tắc về đường lối và lãnh đạo phong trào yêu nước, từ đó Người nhận thức rằng
việc cứu nước bằng con đường phong kiến, dân chủ tư sản đã lỗi thời và không còn phù hợp với
Việt Nam, thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới để giải phóng đất nước và
bước đầu là tới vùng đất phương Tây - đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi
đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm
như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào, sẵn sàng tiếp nhận những tư tưởng, lý luận, phương
hướng chính trị mới.
4. Làm sáng tỏ sự giống và khác nhau giữa 2 xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào
yêu nước đầu thế kỷ XX? Đánh giá về phong trào yêu nước thời kì này?
* So sánh hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX:
-Giống nhau:
+ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư
sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước, mong muốn tìm con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
+ Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu
dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hướng cách mạng
tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.
+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách
mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.
+ Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
- Khác nhau:
Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Vận động quần chúng và tranh
thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến Đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô
hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hoá,
Chủ trương hành bạo động chống Pháp, xây
dựng chế độ chính trị mới ở Việt xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu
Nam - quân chủ lập hiến nước.

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh


- Tổ chức phong trào Đông Du,
doanh.
đưa học sinh sang Nhật học,
Phương - Mở trường theo lối mới để nâng cao
chuẩn bị cho công cuộc đánh
pháp dân trí.
Pháp cứu nước.
- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải
- Bạo động, ám sát.
cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.
* Đánh giá về phong trào yêu nước thời kỳ này:
- Phong trào đã đề xướng chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu
nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, hoà nhập vào trào lưu cứu nước
của nhân loại.
- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ rệt về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu
tranh, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh hội chống chủ
nghĩa Đế quốc, chống áp bức, cường quyền.
- Phong trào đó có đóng góp xuất sắc về mặt văn hóa, tạo ra bước ngoặt về ngôn ngữ, chữ viết,...
=> Các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã đưa ra những chủ trương làm cho phong trào yêu nước chống
Pháp ở thời kì này có bước phát triển mới so với phong trào yêu nước ở thế kỉ XIX
5. Phân tích mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và xã hội ở Việt Nam do tác động cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất đầu thế kỷ XX?
- Kinh tế và xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự thay đổi và chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự
thay đổi và chuyển biến của xã hội.
- Vì thế, vào đầu thế kỉ XX, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta. Sự ra đời của phương
thức sản xuất này kết hợp với sự bóc lột theo kiểu chủ nghĩa tư bản nảy sinh đã sinh ra các giai tầng
mới và các giai cấp cũ bị phân hoá:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hoá làm 2 bộ phận: phần lớn là chỗ dựa của Pháp trở nên
giàu có nhờ bóc lột và cướp đoạt ruộng đất của nông dân ; phần nhỏ thì bị thực dân chèn ép
+ Giai cấp nông dân: bị phân hoá 2 bộ phận: Phần lớn là ở lại nông thôn làm tá điền cho các địa chủ;
một bộ phận thì đi làm phu cho các đồn điền của Pháp.
+ Giai cấp công nhân: đây là giai cấp mới được hình thành có xuất thân từ nông dân làm việc ở các
đồn điền, xí nghiệp, đời sống cực khổ vì bị chèn ép và bóc lột
+ Tầng lớp tư sản: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa, họ là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp,....
kinh tế yếu, chưa trở thành 1 giai cấp thực sự
+ Tầng lớp tiểu tư sản: Là những chủ các xưởng buôn bán nhỏ, sinh viên, viên chức cấp thấp,... cuộc
sống nghèo khó, cực khổ
+ Tầng lớp sĩ phu Nho học: là những nhà Nho tri thức phong kiến nhưng có sự chuyển biến về tư
tưởng chính trị vì có những tác động từ tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài dội vào.
- Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời dẫn đến kinh tế Việt Nam có sự thay đổi: kinh tế tư bản chủ nghĩa
có điều kiện du nhập tồn tại bên cạnh nền kinh tế phong kiến
6. Bằng những sự kiện có chọn lọc hãy làm rõ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân
tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX. Nhận xét về kết cục của phong trào.
- Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta nổ ra
mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến. Tuy nhiên với bản chất hèn yếu nhà Nguyễn
từng bước đầu hàng với 2 hiệp ước 1883, 1884 thì đã đầu hàng hoàn toàn. Đa số quan lại triều đình từ
bỏ vai trò người lãnh đạo.
- Cuối thế kỉ XIX, những sĩ phu yêu nước (phe chủ chiến) tiếp tục kêu gọi quần chúng đứng lên đấu
tranh chống Pháp: phong trào Cần Vương diễn ra rầm rộ sôi nổi, dưới sự chỉ đạo chung do vua Hàm
Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu như khởi nghĩa Ba
Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Tuy nhiên, cuối cùng đều thất bại con đường cứu nước theo tư tưởng
trung quân ái quốc không còn phù hợp.
- Thời kì này cũng nổ ra 1 cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu: khởi nghĩa Yên Thế) do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 30 năm (1884 - 1913) cuối cùng bị thất bại dưới sự
đàn áp của thực dân Pháp và những hạn chế về hệ tư tưởng, tầm nhìn của giai cấp công nhân.
=> Như vậy trong những năm cuối thế kỉ XIX, mặc dù các phong trào yêu nước của quần chúng diễn
ra sôi nổi mạnh mẽ nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Có thể thấy, con đường giải phóng
dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại do thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến, đường lối chính sách
phù hợp. Đây chính là biểu hiện của sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc, yêu cầu cấp
thiết lúc bấy giờ là cần tìm ra con đường cứu nước mới.

You might also like