You are on page 1of 5

1.

Luận cương chính trị


Bối cảnh lịch sử :
Tình hình thế giới:
-1929-1933, Liên Xô đạt được những thành quả quan trọng trong công cuộc xây dựng đất
nước, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản trên quy mô lớn, những mâu thuẫn trong
long xã hội tư bản phát triển gay gắt, phong trào cách mạng thế giới dâng cao
Tình hình trong nước
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ
thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi
hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa
chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong
kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm
cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị
đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.
Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc
lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế
độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì
bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què
quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch,
sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự
cai trị của chúng.
Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã
nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ
Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy
Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học...
lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị
thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại.
Chủ trương đấu tranh giành quyền dân chủ dân sinh (7-1936)
1.Bối cảnh lịch sử
1.1 Tình hình thế giới:
- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản chạy đua
vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva (từ ngày 25-7 đến ngày 20-
8-1935) . Đại hội vạch rõ những nhiệm vụ của nhân dân thế giới là chống phát xít , chống
chiến tranh , bảo vệ hoà bình, bảo vệ Liên Xô.- Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm
quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa: Đối với Đông Dương, Pháp cử phái
đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo
thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
1.2 Tình hình trong nước
Về chính trị, đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn
quyền mời, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí, có nhiều đảng phái chính trị
hoạt động nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ,
chủ trương rõ ràng
Về kinh tế, sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để
bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.về nông nghiệp, tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất,
độc canh cây lúa, trồng cao su, đay, gai, bông …về công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản
lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ
khí, đường, giấy, diêm...về thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu,
muối và xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng, xuất
khoáng sản và nông sản.

Về xã hội, đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp,công nhân: thất
nghiệp, lương giảm,nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa
chủ, cường hào…tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.Tiểu tư sản
trí thức thất nghiệp, lương thấp.Các tầng lớp lao động khác chịu thuế khóa nặng nề, sinh
hoạt đắt đỏ.
+ Phong trào cách mạng cả nước được khôi phục, phát triển, mặc dù so với lúc cao trào
(1930-1931), có tạm thời lắng xuống, nhưng vẫn giữ được khí thế cách mạng, Đảng
không những tích cực khôi phục mà còn đẩy mạnh việc phát triển các tổ chức cơ sở
Đảng, giữ vững tinh thần cách mạng tiến công, kiên trì lãnh đạo quần chúng đấu tranh
cách mạng.
 Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

1.Hội nghị trung ương Đảng toàn quốc lần thứ 6 (11/1939)
1.Bối cảnh lịch sử:
Tình hình thế giới:
Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tấn công Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến
tranh-thế giới thứ hai bùng nổ. Phátxít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc
Pháp lao vào vòng chiến. Chính phủ Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân
chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Từ đó mặt trận nhân
dân Pháp tan vỡ và Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật
Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày 22-6-1941,
quân phátxít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phátxít Đức xâm lược Liên Xô, tính chât
chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm
trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức cầm đầu.
Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt
Nam. Tại Việt Nam và Đông Dương, thực dân pháp thực hiện chính sách thống trị thời
chiến phản động bằng cách phát xít hóa bộ máy thống trị và ban hành lệnh tổng động
viên,thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” cụ thể ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông
Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản,
đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp
đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội
họp và tụ tập đông người.
Ở Việt Nam và Đông Dương,Pháp phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong
trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra khắp nơi. Một số quyền tự do, dân chủ đã
giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực
hiện chính sách "kinh tế chỉ huy nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ
chiến tranh của đế quốc.
Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phátxít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ
vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó,
nhân dân ta chịu cảnh một cổ bị hai hòng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn
giữa dân tộc ta với đế quốc, phátxít Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
2.Hội nghị trung ương Đảng toàn quốc lần thứ 6 (11/1939)
a) Nhiệm vụ cách mạng
Nhiệm vụ chiến lược:
Đánh đổ đế quốc và tay sai, giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc sau đó mới tiến tới
cách mạng ruộng đất.
Nhiệm vụ cụ thể:
Về kinh tế: Tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” thay bằng khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của đế quốc,tay sai, phản quốc và chia cho dân cày.
Về chính trị: đánh đuổi đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ, Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Thay khẩu hiệu xây dựng chính quyền Xô Viết bằng xây dựng chính phủ Dân chủ cộng
hòa.
b) Lực lượng cách mạng
Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay thế cho Mặt trận Dân
chủ Đông Dương dựa trên cơ sở liên minh công nông là lực lượng chính.
Lực lượng chính là công nhân, nông dân đoàn kết với tầng lớp tiểu tư sản thành thị và
thông thôn do giai cấp công nhân lãnh đạo.
c) Giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương
Toàn Đông Dương. Chính Phủ: Liên bang Cộng hòa Dân chủ Đông Dương
d)Nhận xét:
Ưu điểm : Có nhận thức lớn về tư tưởng đấu tranh khi cho rằng vấn đề chống thực dân
phải đặt lên hàng đầu và bắt buộc, không nhất thiết phải đi chung với vấn đề thuộc địa,
lực lượng đã được khắc phụ khi đã tập hợp hầu như tất cả các giai cấp cho cuộc đấu tranh
chống đế quốc
Nhược điểm : Mặc dù đã xác định tập trung chống đế quốc lên hàng đầu tuy nhiên vẫn
chưa có một hành động quyết liệt và cụ thể dẫn tới việc trong hội nghị lần tiếp theo vẫn
còn băn khoăn do dự.

You might also like