You are on page 1of 10

Bài tập tuần 1 – Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

1. Cho biết hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến Việt
Nam:

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong
đời sống kinh tế-xã hội:
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô
dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia
này thành thuộc địa của các nước đế quốc.
- Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải
phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ,
rộng khắp, nhất là ở châu Á.
- Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các
nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành
một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống tư bản, thực dân. Phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp, tác
động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam.
2.Chính sách cai trị của Thực dân Pháp ở Việt Nam và hậu quả của nó:

- Thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, bên cạnh đó vẫn
duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai. Pháp thực hiện chính sách “chia để
trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong Liên bang Đông Dương
thuộc Pháp.

- Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa mưu đồ nhằm
biến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa
của “chính quốc”, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của
người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề.

- Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam là “chế
độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng khiếp

- Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù ở Côn Đảo để giam cầm những người Việt Nam yêu
nước chống Pháp.

- Về văn hoá-xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập
nhà tù nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ
nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng
rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư
tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại Pháp”…

- Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp
đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân hóa,
giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ
chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc.

3.Sự phân hóa kết cấu giai cấp ở Việt Nam:

- Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp cơ bản trong xã
hội, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa:

+ Một bộ phận địa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp
trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân.

+ Một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các phong
trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần Vương;

+ Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong
kiến phản động;

+ Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.

- Giai cấp nông dân cũng có sự phân hóa:

+ Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số),
đồng thời là một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Đây là lực
lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập tự do của
dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày, khi có lực lượng tiên phong lãnh
đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân phong kiến.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc
địa, với việc thực dân Pháp thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, khu đồn
điền... Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt
Nam có những đặc điểm riêng vì ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong
kiến, chủ yếu xuất thân từ nông dân.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Một bộ phận
gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính
quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư
sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế.

+ Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản chèn
ép, khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và
thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định,
do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng.

+ Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa. Một bộ phận hướng sang tư tưởng
dân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản. Một số người khởi xướng các phong trào yêu
nước có ảnh hưởng lớn.

5.Công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc vận động thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam ?

- Tháng 6/1911, ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1917, lập hội người Việt Nam yêu nước.

- Năm 1919, vào Đảng xã hội Pháp. Gửi yêu sách 8 điểm tới hội nghị Vécxai (không
được chấp nhận).

- Tháng 7/1920, đọc luận cương của Leenin, tìm ra được con đường cứu nước là chủ
nghĩa vô sản.

- Tháng 12/1920, dự Đại học Tua. Trở thành người dẫn đường, chiến sĩ cộng sản.

- Năm 1920-1929, truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.

6. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

* Các tổ chức cộng sản ra đời:

- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925):

+ Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929)

+ An Nam Cộng sản Đảng (8/1929)

- Tân Việt Cách mạng Đảng:

+ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929)

* Hội nghị thành lập Đảng:

- Hội nghị thành lập Đảng diễn ra từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc).

- Quyết định những nội dung sau:

+ Bỏ mọi xung đột hiềm khích cũ, thành thật hợp tác với nhau để hợp nhất các tổ
chức cộng sản ở Đông Dương.
+ Đặt tên đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

+ Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.

+ Định kế hoạch thống nhất các tổ chức Đảng ở trong nước.

+ Cư Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

* Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

- Mục tiêu chiến lược: xác định tính chất Cách mạng và mâu thân dân tộc.

+ Làm tư sản dân quyền cách mạng.

+ Thổ địa cách mạng: dành ruộng đất từ giai cấp địa chủ

=> Xã hội Cách mạng.

- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt:

+ Về chính trị: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước
Việt Nam hoàn toàn độc lập.

+ Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp giao
cho Chính phủ công nông binh, thu ruộng đất chia cho dân nghèo.

+ Về xã hội: dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền.

- Lực lượng cách mạng:

+ Gốc của Cách mạng: Công, nông dân.

+ Hết sức liên lạc: Tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt.

+ Lợi dụng, bộ phận nào ra mặt phản Cách mạng thì phải đánh đổ: Phú nông, trung-
tiểu địa chủ, tư bản An Nam.

- Xác định phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc: Cương lĩnh khẳng
định phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục
cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được
dân chúng.
- Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng
vô sản thế giới, tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô
sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

7. So sánh sự giống và khác nhau giữa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên và Luận
cương tháng 10/1930:

Nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu Luận cương tháng
tiên 10/1930
Phương hướng và mục Cách mạng tư sản dân Cách mạng tư sản dân
tiêu quyền và thổ địa cách quyền => cách mạng
mạng => Xã hội cộng sản XHCN (bỏ qua thời kỳ tư
bản chủ nghĩa)
Nhiệm vụ Đánh đổ chủ nghĩa đế Chống phong kiến trước,
quốc Pháp trước và phong giành ruộng đất cho nông
kiến tay sai sau, làm cho dân (là mục tiêu chủ yếu)
nước Việt Nam hoàn toàn và sau đó chống Đế quốc,
độc lập. giải phóng dân tộc.

Lực lượng cách mạng Đoàn kết tất cả các giai Giai cấp vô sản và giai cấp
cấp, tầng lớp; công nông, nông dân là hai động lực
tư sản, tiểu tư sản, địa chính, trong đó giai cấp vô
chủ. Giai cấp công nhân là sản lãnh đạo cách mạng.
giai cấp lãnh đạo
Phương pháp cách mạng Bạo lực cách mạng của Bạo lực cách mạng
quần chúng
Đoàn kết quốc tế Nhấn mạnh cách mạng Liên lạc mật thiết với sản
Việt Nam là 1 bộ phận của thế giới, nhất là vô sản
cách mạng thế giới Pháp
Vai trò của Đảng Sự lãnh đạo của Đảng Sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản là nhân tốt quyết cộng sản là điều kiện cốt
định thắng lợi của Cách yếu cho thắng lợi của
mạng Cách mạng.

8. Chủ trương đấu tranh 1930-1931 và khôi phục phong trào cách mạng:

Ngay sau khi ra đời, Ðảng đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh tạo
nên những cao trào cách mạng rộng lớn trong những năm 1930 - 1931. Quần chúng
công nông và các tầng lớp xã hội khác đã tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của Ðảng.
Ðỉnh cao của phong trào 1930 - 1931 là Xô-viết - Nghệ-Tĩnh. Quần chúng cách mạng
đã vùng dậy, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trừng trị bọn cường hào, phản động, tay sai
thực dân Pháp, thành lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức  Xô-viết
thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Xô-viết - Nghệ-
Tĩnh là cuộc tổng diễn tập cách mạng đầu tiên.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 tuy bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt nhưng nó đã
khẳng định trên thực tế đường lối cách mạng Việt Nam do Ðảng đề ra là đúng đắn và
để lại những bài học quý báu về xây dựng liên minh công-nông, về xây dựng mặt trận
dân tộc thống nhất, về phát động phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ
chính quyền. Trong lúc cao trào cách mạng diễn ra sôi sục ở trong nước thì Hội nghị
lần thứ nhất  BCH T.Ư Ðảng được triệu tập tại Hương Cảng (Trung Quốc) từ ngày 14
đến 31-10-1930 do đồng chí Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình
hình và nhiệm vụ cần kíp của Ðảng, Luận cương chính trị của Ðảng do đồng chí Trần
Phú khởi thảo, thông qua Ðiều lệ Ðảng và Ðiều lệ các tổ chức quần chúng. Theo chỉ thị
của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Ðảng Cộng sản Việt Nam thành
Ðảng Cộng sản Ðông Dương; bầu BCH Trung ương chính thức của Ðảng. Ðồng chí
Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư.

9. Chủ trương đấu tranh 1936-1939, 1939-1945

* Chủ trương đấu tranh 1936-1939:

Tháng 7/1936 của Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết đại hội 7
của QTCS, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc
và phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống
phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất
hợp pháp.

- Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận
Đông Dương.

* Chủ trương đấu tranh 1939-1945:

- Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.

- Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

10. Sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thông qua HNTW 6,7,8:
- Hội nghị BCH TW 6 (6-8/11/1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Cừ chủ trì:

+ Đánh đổ Đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương độc lập.

+ Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh sang đánh đổ chính quyền đế
quốc và tay sai.

+ Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

- Hội nghị BCH TW 7 (11/1940), Hội nghị cán bộ Trung ương họp tại Đình Bảng – Bắc
Ninh:

+ Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm
trước, cái làm sau.

+ Mặc dù khẩu hiệu cách mạng phản đế - cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và
thiết dụng hơn song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế
khó thành công.

- Hội nghị BCH TW 8 (5/1941):

+ Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mẫu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật.

+ Khẳng định: Cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải
phóng”.

+ Tập hợp rộng rãi một lực lượng dân tộc, bao gồm nông dân, công nhân, địa chủ yêu
nước, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

+ Chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước của chung cả toàn thể
dân tộc.

+ Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
nhân dân.

11. Tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm
1945:

* Tính chất:

- Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình

+ Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc.
+ Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc.

+ Thành lập chính quyền nhà nước của chung toàn dân tộc.

- Có tính dân chủ:

+ Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của phe dân chủ chống
phát xít.

+ Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân, lực lượng đông đảo nhất
trong dân tộc.

+ Cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở
Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến. Các tầng lớp nhân dân được hưởng
quyền tự do, dân chủ.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng

- Làm phong phú kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin.

- Đưa dân tộc bước vào kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên của độc lập tự do.

- Ra đời nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

* Bài học kinh nghiệm:

- Về chỉ đạo chiến lược: phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

- Về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi dậy tinh thần
dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước.

- Về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của quần
chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang.

- Về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam.

12. Làm rõ nhận định sau: Stein Tonnesson - nhà sử học và Việt Nam học người
Na Uy cho rằng: Thành công của Cách mạng tháng Tám “là một sự ăn may trước
một khoảng trống quyền lực”. Dựa vào thực tiễn cách mạng Tháng Tám anh (chị)
đánh giá nhận định trên.
- Điều quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là do nhân tố chủ quan.
Ngay từ năm 1939, Đảng ta đã trực tiếp chuẩn bị cả về đường lối, căn cứ địa và lực
lượng cách mạng để tiến khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. Cùng với chủ
trương tổng khởi nghĩa, Đảng ta xác định phải xây dựng căn cứ địa cách mạng vững
chắc ở Bắc Sơn, Cao Bằng.. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa
hoàn chỉnh; trong đó, Tuyên Quang được xác định là “Thủ đô kháng chiến”, nhằm “tạo
thế” quan trọng để Tổng khởi nghĩa đi đến thắng lợi sau này.

- Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng, vì thế Đảng ta đã rất quan tâm
đến xây dựng lực lượng vững mạnh. Đó là từ xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng
lực lượng bán vũ trang quần chúng, từ đó phát triển thành lực lượng vũ trang cách
mạng vào các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (5/1941). Qua đó, Đảng ta đã tập hợp được đông đảo quần chúng đứng về phía
Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Đặc biệt, ngày 22/12/1944, Đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời làm lượng vũ trang nòng cốt với nhiệm vụ
tuyên truyền vận động nhân dân nổi dậy và gây dưng cơ sở chính trị cho khởi nghĩa
sắp đến.

- Cùng với việc tạo thời cơ, Đảng ta đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nắm và giành
thời cơ. Nếu điều kiện chín muồi đã đến mà không nắm lấy thời cơ, chờ đợi địch đầu
hàng, trao quyền độc lập thì đó chỉ là sự ảo tưởng và cơ hội ngàn vàng đó sẽ không
bao giờ đến. Nên nhớ rằng, sau cuộc đảo chính (09/3/1945), ở Việt Nam, Nhật vẫn còn
khoảng 100.000 quân, với đầy đủ vũ khí, trang bị… Trong thời điểm nhạy cảm đó, quân
Nhật vẫn có thể nổ súng vào lực lượng khởi nghĩa với lý do tự vệ, để giữ gìn trật tự tại
nơi đóng quân và chờ quân Đồng minh tới giải giáp…

- Khi ngày 15/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Ở
Việt Nam, bọn tay sai của chúng cũng đã hoang mang đến cực độ. Lúc này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh vẫn luôn theo dõi sát tình hình và khẳng định: “đây là một thời cơ quý và
hiếm nếu bỏ qua thì không bao giờ có nữa”, và Người ra lời hiệu triệu: “Dù có phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Như vậy, chính
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, dự
báo được thời cơ, đánh giá chính xác thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ để nổi dậy
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Ngày 13/8/1945, khi Nhật sắp đầu hàng đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ
Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Vào 23 giờ cùng ngày, Ủy
ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả
nước. Ngày 14-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng thông qua kế hoạch lãnh đạo
toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16-17/8/1945, Quốc dân Đại hội
được triệu tập tại Tân Trào, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy
ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Từ ngày 18 đến ngày
28/8/1945, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời phát động toàn dân
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

- Về sự kiện Nhật chỉ đầu hàng ta phải nhận thức rõ là Nhật đầu hàng Đồng minh chứ
không đầu hàng nhân dân Việt Nam. Do vậy, bằng khả năng cách mạng của cả dân
tộc, chúng ta phải đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc tay sai, thiết lập chính
quyền cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói, phải giành được chính quyền trước
khi quân Đồng Minh vào Đông Dương và đứng ở vị thế người làm chủ nước nhà để
đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí của quân đội Nhật. Nếu như không có
một cuộc cách mạng thành công, không thành lập được chính quyền nhân dân thì đất
nước ta bấy giờ sẽ tiếp tục rơi vào tay một thế lực thực dân và một chính quyền thuộc
địa khác.

- Lịch sử cho thấy, cùng vào thời điểm năm 1945, không phải bất cứ nơi nào đang chịu
ách chiếm đóng của Phát-xít đều có thể bùng nổ cách mạng và giành thắng lợi. Chỉ có
quốc gia nào có sự chuẩn bị chu đáo, có sự lãnh đạo của Đảng tiên phong, chớp được
thời cơ và huy động được sức mạnh của toàn dân tộc với tinh thần "đem sức ta mà tự
giải phóng cho ta" thì mới có khả năng giành được chính quyền. Vì vậy, giá trị lịch sử
và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ định được. Và mọi
mưu toan chống phá, sự suy diễn chủ quan về cuộc cách mạng này đều không có giá
trị.

You might also like