You are on page 1of 10

LỊCH SỬ VIỆT NAM

1. Phân tích được khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hoá thành đại địa chủ, địa chủ vừa và nhỏ,
một bộ phận trở thành tầng lớp tư sản.
+ Bộ phận đại địa chủ chiếm nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân
Pháp bóc lột nông dân -> Kẻ thù của cách mạng.
+ Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị Pháp chèn ép quyền lợi -> Vẫn có ý
thức dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: Họ đã bị phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản
dân tộc.
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt
chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dân -> kẻ thù cách mạng.
+ Tư sản dân tộc kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ,
nhưng thái độ đấu tranh không kiên định, dễ thỏa hiệp.
- Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, họ bị Pháp chèn ép, bạc đãi
nên có đời sống bấp bênh.
+ Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp thu các trào lưu tư tưởng tiến bộ nên có
tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng
dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức
bóc lột nặng nề. Đây là đông đảo nhất và là động lực của cách mạng.

- Giai cấp công nhân: bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người
Việt); có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước
anh hùng và bất khuất của dân tộc; tiếp thu ảnh hưởng của phong trào Cách mạng
tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin.
=> Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền
lãnh đạo cách mạng nước ta

2. Nhận xét được tác động các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
Việt Nam.
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm
1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin
và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng
vô sản.
- Đến Quảng Châu trưc tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng
- Truyền bá lí luận, tư tưởng cách mạng, giải phóng dân tộc
+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng
Châu.
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:
+ Năm 1930: thống nhất 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ ( gây nhr
hưởng lớn tới cách mạng ) thành 1 Đảng duy nhất.
+ 3 tháng 2, 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam.
=> Trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945

3. Nhận xét được tính chất và đặc điểm của các phong trào yêu nước của tư sản
và tiểu tư sản trong thời kì này

4. Phân tích (được) nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên; ý nghĩa lịch sử của
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng
Việt Nam.
* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:
- Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến
hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”.
- Nhiệm vụ : đánh đổ đế quốc Pháp ( giải phóng dân tộc ) và phong kiến
( dân chủ )
- Lực lượng cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra
còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi
dụng hoặc trung lập.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào
cách mạng thế giới.
→ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải
phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
→ Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
→ Bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc.
*Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và
giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ
XX.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong
trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh
dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

5. Phân tích được tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Tính cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên đó được thể hiện qua
những nội dung sau:
+ Kết hợp đúng đắng vấn đề giai cấp và dân tộc
+ Thấy và hiểu rõ được mâu thuẫn lớn nhất trong lòng xã hội Việt Nam ( Dân
tộc VN >< Thực dân Pháp )
+ Đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Xác định được lực lượng cách mạng cũng như khả năng cách mạng của các
giai cấp khác ngoài nông dân và công nhân
=> Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi.

6. Đánh giá được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng: vận
động thành lập, chủ trì việc thống nhất các tổ chức cộng sản, soạn thảo Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc ta.
- Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước.
- Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp
công nhân Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
=> Với vai trò, trách nhiệm quan trọng trong hệ thống Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam.
7. Phân tích được điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào
dân tộc dân chủ giai đoạn 1919 – 1930.
Phong trào 1930 – 1931 có nhiều điểm mới so với các phong trào cách mạng trước khi
Đảng ra đời:
- Tính triệt để: nhằm trúng hai kẻ thù của dân tộc là đế quốc và phong kiến,
Quy mô: tạo thành một phong trào rộng lớn khắp cả nước, của nông dân,
công nhân và các tầng lớp lao động khác và có tính thống nhất cao.
- Hình thức phong phú: mít tinh, biểu tình, biểu tình có vũ trang, …
- Lực lượng cách mạng: sự liên minh giữa các tầng lớp trong xã hội (Công-
Nông)
=> Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phong trào đạt đỉnh cao thành lập với
chính quyền Xô Viết với các chính sách tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa.

8. So sánh được điểm giống và khác nhau giữa Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính
trị đầu tiên.
* Giống nhau
- Chiến lược cách mạng: cách mạng tư sản dân quyền
- Lãnh đạo: là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản
- Nhiệm vụ: chống đế quốc-phong kiến ( dân tộc và giai cấp )
- Xác định vị trí của cách mạng: Là một bộ phận khăng khít với Cách mạng thế
giới
* Khác nhau
Cương lĩnh chính trị đầu tiên
- Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản
cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. ( Đặt giải phóng dân tộc lên
hàng đầu )
- Lược lượng cách mạng: là công nhân và nông dân, tiểu tư sản trí thức, giai
cấp tư sản dân tộc, còn phú nông trung tiểu địa chủ thì lợi dụng lôi kéo họ
hoặc trung lập.
Luận cương chính trị 10/1930
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ
đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau, nên chưa nêu
được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội Đông Dương. Không đưa ngọn cờ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp.
- Lực lượng cách mạng nõng cốt là công-nông chưa thấy khả năng cách mạng
của tầng lớp tiểu tư sản trí thức, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo
một bộ phận trung tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống
đế quốc và tay sai.

9. Nhận xét được tác động, ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng Việt Nam.
* Tình hình thế giới tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam:
- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ
dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.
- 7-1935: Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Việt Nam có sự tham gia của
đoàn đại biểu ( đồng chí, Bí thư Lê Hồng Phong tham dự ) => Xác định nhiệm
vụ trước mắt của cách mạng toàn thế giới không phải là chủ nghĩa đề quốc
mà là chủ nghĩa phát xít.
- Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên án chính quyền, ban hành một số
quyền tự do, dân chủ đối với các thuộc địa đã ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình Việt Nam => Dẫn đến phong trào dân chủ 1936-1939
- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra tìm cách nhanh chóng hoạt động
trở lại.

10. Phân tích được ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
* Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng
hậu của cách mạng.
- Cán bộ được rèn luyện và trưởng thành.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau
này
11. So sánh được điểm giống và khác nhau giữa phong trào dân chủ 1936 – 1939 với
phong trào cách mạng 1930 – 1931.
* Giống nhau :
- Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo
* Khác nhau
Nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

Kẻ thù Đế quốc và phong kiến ( chiến lược ) Pháp phản động và tay sai

Nhiệm vụ Chống đề quốc giành độc lập dân tộc Chống phát xít, chống chiến tranh,
và chống phong kiến giành ruộng đất bọn phản động thuộc địa đòi dân
cho dân cày sinh, dân chủ

Hình thức Hình thành khối liên minh Công- Mặt trận thống nhất phản đế Đông
Nông Dương ( Mặt trận dân chủ Đông
Dương )

Phương Bí mật, bạo động, bất hợp pháp Bí mật và công khai: Hợp pháp và bất
pháp hợp pháp

Lực lượng Chú yếu là công-nông Đông đảo quần chúng nhân dân.

12. Nhận xét được mối quan hệ giữa cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng
thế giới.
- Có mối liên hệ quan trọng, tác động lẫn nhau.

13. Giải thích được nguyên nhân Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước.
*Tình hình thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu phát xít
Đức bị thất bại liên tiếp. Liên quân Anh – Mỹ mở trận mới, nước Pháp giải
phóng chính phủ kháng chiến Đờ Gông trở về Pa-Ri.
- Ở mặt trận Thái Bình dương Nhật đang khốn đốn trước đón tấn công của
liên quân Anh, Mỹ.
- Ở Đông dương Pháp đang ráo riết hoạt động chờ Đồng minh vào đánh quân
Nhật.
- Trước tình hình đó Nhật buộc phải đảo chính Pháp dể chiếm đông dương.
* Tình hình trong nước:
- Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lên nắm chính quyền, tuyên bố giúp đỡ
nên độc lập của các dân tộc ở Đông Dương nhưng chúng đã thi hành chính
sách bóc lột nhân dân ta trất tàn ác, vì vậy bộ mặt thật của phát xít Nhật bị
phơi trần.
- Trước tình hình đó Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghi mở rộng ra chỉ thị:
“ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Xác định kẻ thù trực
tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta là phát xít Nhật, Đảng phát động cao trào
“ Kháng Nhật cứu nước ”.
-
14. Hiểu được vì sao thời cơ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được gọi là thời cơ
“chín muồi” và “ngàn năm có một”.
* Thời cơ của cách mạng tháng Tám là thời cơ chín muồi ᴠì: Đến tháng 8-1945, Đảng ta
đã có ѕự chuẩn bị đầу đủ ᴠề đường lối ᴠà phương pháp cách mạng cho một cuộc Tổng
khởi nghĩa. Toàn đảng, toàn dân đã ѕẵn ѕàng hành động, kiên quуết hу ѕinh để giành độc
lập.
- Về mặt đường lối: Hội nghị tháng 5-1941, đã đặt nhiệm ᴠụ giải phóng dân tộc lên hàng
đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, giải quуết ᴠấn đề dân tộc trong khuôn khổ
từng nước Đông Dương, thành lập mặt trận Việt Minh, đề ra chủ trương khởi nghĩa ᴠũ
trang.
- Về mặt lực lượng: lực lượng chính trị, lực lượng ᴠũ trang, căn cứ địa các mạng đều đã
được đảng ta chuẩn bị chu đáo trong ѕuốt 15 năm 1930 - 1945.
- Về phía quần chúng nhân dân: đã ѕẵn ѕàng cùng Đảng ᴠùng lên đấu tranh.
* Là thời cơ "ngàn năm có một" ᴠì:
- Quân đồng minh đang thắng lợi trên tất cả các mặt trận, phát хít Đức đầu hàng, Nhật
Bản bị tấn công ᴠà cô lập => Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán chiến tranh ѕẽ nhanh chóng
kết thúc, Nhật Bản ѕẽ thua trận.
- Tại Đông Dương, quân Pháp đã bị Nhật hất cẳng từ trước. Quân Nhật thì lại đang thua
trận, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, rệu rã => kẻ thù đang ѕuу уếu, đâу là thời
cơ thuận lợi.
- Trong khi đó, quân đồng minh đang bận đối phó ᴠới Nhật. Sau khi chiến tranh kết thúc,
quân đồng minh ѕẽ ᴠiện cớ giải giáp phát хít Nhật để tiến ᴠào nước ta. Bản chất của
chúng đều là chủ nghĩa đế quốc хâm lược không khác gì Pháp - Nhật. => Vì ᴠậу, ta phải
giành chính quуền ngaу khi quân đồng minh chưa kịp ᴠào nước ta.
=> Đâу chính là thời cơ "ngàn năm có một", nếu không chớp thời cơ để giành chính quуền
thì ѕẽ không có cơ hội tốt đẹp như ᴠậу lần ѕau nữa.
15. So sánh được chủ trương đề ra trong Hội nghị tháng 11/1939 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng với giai đoạn trước.
Xem lai trong bài dạy của cô nhé
Giai đoạn trước:
- Tùy vào điều kiện hình thành của các phong trào đấu tranh khác nhau
- 1936: chủ trương đấu tranh công khai hợp pháp
-> Sau đó đã chuyển hướng chiến lược, đặt ngọn cờ giải phóng và vấn đề tự do dân
tộc lên hàng đầu

16. Nhận xét được ý nghĩa của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941.
- Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng của Đảng
- Đặt nhiệm vụ mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng
- Đưa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc về từng nước:
+ Thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh -> giải phóng Việt Nam
+ Cao viên độc lập đồng minh -> giải phóng Campuchia
-> Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước.
- Có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng 8-
1945
- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ( từ khởi nghĩa từng phần lên tổng
khởi nghĩa )
- Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhân vật trung tâm của toàn Đảng, toàn dân

17. Phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động tổng
khởi nghĩa.
- Đến tháng 8-1945, Đảng ta đã có ѕự chuẩn bị đầу đủ ᴠề đường lối ᴠà phương pháp
cách mạng cho một cuộc Tổng khởi nghĩa. Toàn đảng, toàn dân đã ѕẵn ѕàng hành
động, kiên quуết hу ѕinh để giành độc lập Thời cơ cách mạng đã chín muồi.
- Trong khi đó, 15/8/1945, quân Nhật đã đầu hàng quân đồng minh. Sau khi chiến
tranh kết thúc, quân đồng minh ѕẽ ᴠiện cớ giải giáp phát хít Nhật để tiến ᴠào nước ta.
Bản chất của chúng đều là chủ nghĩa đế quốc хâm lược không khác gì Pháp - Nhật. =>
Vì ᴠậу, ta phải giành chính quуền ngaу khi quân đồng minh chưa kịp ᴠào nước ta.
- Trước tình hình đó, Đảng đã nhận thức đúng đắn, nhanh chóng chớp thời cơ, phát
động nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước.
=> Từ đó, ta thấy rõ sự sáng suốt và sự tài tình của Đảng trong việc chớp thời cơ phát
đông tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
18. Phân tích được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám năm 1945.

* Ý nghĩa lịch sử: ( Học theo sách giáo khoa)


- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của
thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến
bảo thủ.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập,
tự do cho dân tộc.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa đấu tranh trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân
tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại. Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng
1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc
lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Quân Đồng minh thắng Nhật, tạo cơ hội cho ta dành chính quyền.
+ Chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và
niềm tin cho nhân dân ta.
19. Từ nghệ thuật “chớp thời cơ” Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, rút ra được bài
học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng
trong sự nghiệp xây dưng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh thời đại với
sức mạnh dân tộc:
- Sức mạnh thời đại:
+ Quân Đồng minh đánh thắng Nhật, Nhật phải đầu hàng quân đồng minh  tạo
cơ hội cho ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và
niềm tin cho nhân dân ta.
- Sức mạnh dân tộc:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta
+ Toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc
lâp, tự do.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn và chuẩn bị chu đáo của Đảng và Nhân dân qua các phong
trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
-Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần
được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ thời cơ của xu thế Toàn cầu hoá để mở rộng
của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, khoa học kĩ thuật tiên tiến …
vừa phát huy sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết toàn dân để xây dựng đất nước.

20. So sánh hội nghị 7/1936 với hội nghị 11/1939

You might also like