You are on page 1of 29

Câu 1 Vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong

việc thành lập Đảng CSVN?

1. Đặc điểm, tình hình Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng và từ đó từng
bước thôn tính Việt Nam. Khi đó chế độ phong kiến dưới triều đại nhà Nguyễn đã lâm
vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Sau đó nhà Nguyễn đã đầu hàng Pháp, Việt
Nam trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nộ, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới
gót sắt của kẻ thù hung ác”.
- Thực dân Pháp thống trị nhân dân ta trên cả ba mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá- xã
hội.
Chính trị: Pháp thực hiện chế độ cai trị, bóc lột hà khắc- chế độ độc tài chuyên
chế nhất
Kinh tế: Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ thực hiện chính sách bóc
lột về kinh tế: như cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài nguyên,
XD 1 số cơ sở công nghiệp, XD hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
=> Nền kinh tế VN trở thành 1 nền kt Phát triển què quặt: Mở thêm 1 số ngành kinh
tế mới, thu hồi ruộng đất để XD nhà máy xí nghiệp,bắt VN sử dụng hàng hóa Pháp, du
nhập phương thức sản xuất ko hoàn toàn,…dẫn đến hạu quả là nền kinh tế VN bị lệ
thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.
Văn hoá – xã hội: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống
trị bằng các hình thức: Khuyến khích văn hóa độc hại; bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng
văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam; dùng cồn, rượu, thuốc phiện… ru ngủ các
tầng lớp nhân dân; cổ xúy cho các hoạt động mê tín dị đoan,…
Dưới danh nghĩa những người đi khai phá văn minh, thực dân Pháp đã thực hiện ở
Việt Nam một chế độ cai trị hà khắc, nô dịch về văn hóa, góp phần kìm hãm sự phát
triển của văn hóa – xã hội nước ta.
- Xuất hiện các phong trào yêu nước như:
+ Theo hệ tư tưởng phong kiến: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên
Thế...
+ Theo hệ tư tưởng tư sản: phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân …
- Kết quả: đều thất bại.
- Nguyên nhân thất bại: do sai lầm, khủng hoảng về đường lối và phương pháp,
thiếu một giai cấp tiên phong lãnh đạo.
=> Lịch sử đặt ra một yêu cầu cần có một con đường mới, một giai cấp mới đủ sức
lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
Trước yêu cầu cấp thiết giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, với tình yêu nước
và lòng nhiệt huyết cứu nước, cùng với nhãn quan chính trị sắc bén, năm 1911, người
thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân
tộc.

2 Sự chuẩn bị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng- chính trị


- Về tư tưởng:
+ Người đọc: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo. Luận cương lập tức thu hút sự chú ý đặc
biệt của Nguyễn Ái Quốc. Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất
nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu nước là theo con đường cách mạng vô sản, con
đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.
+Đã giác ngộ và tổ chức giai cấp công nhân (giác ngộ về chủ nghĩa Mac-Lênin)
-Về chính trị:
+Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã viết và
gửi sách báo, tài liệu về Việt Nam như: báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn, tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin
và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi theo. Các tác phẩm, bài viết của
Người từ năm 1921 đến năm 1927 toát lên những quan điểm sau:
+Một là, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài
con đường cách mạng vô sản.
+Hai là, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trên toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp và nguy hại nhất của nhân dân các nước
thuộc địa.
+Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận cách mạng của thời đại-cách
mạng vô sản. Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc, cả hai
cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế
giới.
+Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có mối liên hệ khăng khít
với cách mạng vô sản ở chính quốc, nhưng cách mạng thuộc địa không những không
phụ thuộc vào cách mạng chính quốc mà còn có tính chủ động, sáng tạo, có thể giành
thắng lợi trước và góp phần thúc đẩy làm cho cách mạng ở chính quốc tiến lên.
+Năm là, tư tưởng về đường lối chiến lược của cách mạng ở thuộc địa là tiến hành giải
phóng dân tộc, mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn những người lao động, giải
phóng con người.
+Sáu là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nên quần chúng phải được tổ chức
thành đội ngũ, được biết về tính thế cách mạng.
+ Bảy là, lực lượng cách mạng là toàn thể dân chúng, những người thiết tha với độc
lập dân tộc, trong đó công nông là lực lượng chính, song giai cấp công nhân phải đóng
vài trò lãnh đạo.
+Tám là, cách mạng giải phóng dân tộc phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng, không
cải lương thỏa hiệp.
+Chín là, cách mạng phải có Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm
cơ sở cho đường lối cách mạng, phải vững bền về tổ chức. Đảng phải gắn bó mật thiết
với quần chúng nhân dân.
+Mười là, cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng quốc tế, nên Cách mạng
Việt Nam phải liên hệ, tranh thủ sự giúp đỡ từ cách mạng thế giới nhưng đồng thời
phải đề cao tính tự lực tự cường.
=> Những quan điểm này được truyền vào Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ
XX, nhanh chóng trở thành ngọn cờ hướng đạo dẫn dắt phong trào yêu nước ở Việt
Nam phát triển theo con đường cách mạng vô sản
=> Nội dung con đường cứu nước: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.
Câu hỏi 1:Thực chất khủng hoảng về đường lối đầu thế kỉ 19 cuối thế kỉ 20?
Thực chất khủng hoảng về đường lối đầu thế kỉ 19 cuối thế kỉ 20 là: các phong trào
yêu nước nổi lên theo nhiều khuynh hướng, theo nhiều hệ tư tưởng khác nhau và thất
bại, vì vậy thiếu một tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo và một đường lối cứu
nước đúng đắn để dẫn dắt nhân dân đấu tranh dành độc lập và giải phóng dân tộc.
Vì vậy lịch sử đặt ra: cần có một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng
dân tộc theo xu thế của thời đại.

Câu hỏi 2: Người viết các tác phẩm nhằm mục đích gì?
Năm 1922: Ra báo “Le Paria” (Người cùng khổ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột
dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự
giải phóng. Nguyễn Ái Quốc là người phụ trách chính của tờ báo. Việc xuất bản báo
“Người cùng khổ” là một vố đánh vào bọn thực dân ở các nước thuộc địa, nhất là ở
Đông Dương, ai đọc báo “Người cùng khổ” đều bị bắt. Tờ báo “Người cùng khổ” đã
làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc đã xảy ra trong các
thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và
danh dự của nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã
thức tỉnh đồng bào chúng ta. Đồng thời nó cũng khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ
nước Pháp tự do bình đẳng và bác ái. Nguyễn Ái Quốc nói: “Chúng ta phải bằng bất
cứ giá nào làm cho tờ báo sống. Nó mất đi sẽ là một thiệt hại to lớn đối với tổ chức và
nhất là đối với công tác tuyên truyền lúc này cần thiết hơn lúc nào hết.”.
Đầu nǎm 1927, cuốn “Đường cách mệnh” gồm những bài giảng của Người trong các
lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu, được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc
bị áp bức ở Á – Đông xuất bản. Trong tác phẩm quan trọng này, đồng chí Nguyễn Ái
Quốc nêu ra những tư tưởng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mangViệt
Nam. Đường cách mệnh chỉ rõ đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam là tư bản
đế quốc chủ nghĩa, phong kiến địa chủ; đồng thời, chỉ rõ động lực và lực lượng cách
mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng là việc chung của cả dân chúng chứ
không phải việc của một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của
nó là công – nông và phải luôn ghi nhớ rằng công – nông là người chủ cách mệnh,
công – nông là gốc của cách mệnh. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn thắng lợi thì
cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng
như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ
nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là phải có
chủ nghĩa Lenin.”.

3 Sự chuẩn bị về Tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc


Về tổ chức
Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), với nòng cốt là Cộng sản đoàn.
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên:
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và phương hướng phát triển của
cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt.
Tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho việc thành lập Đảng.
Những hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển
biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm
1928-1929 theo xu hướng cách mạng vô sản, thực hiện ba cùng: cùng ăn, cùng
ở, cùng làm.
Phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác.
Hội nghị hợp nhất
Hoàn cảnh lịch sử
Phong trào phát triển mạnh mẽ, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên không còn đủ sức lãnh đạo mà bị phân hóa sâu sắc dẫn tới ba tổ chức cộng
sản ra đời là “Đông Dương Cộng sản Đảng”, “An Nam Cộng sản Đảng”, “Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn”.
Về ưu điểm:
Làm cho phong trào phát triển mạnh mẽ.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc
vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô
sản.
Về nhược điểm: ba tổ chức luôn tranh giành lực lượng của nhau, công
kích nhau tạo nên sự chia rẽ.
Từ đó yêu cầu hợp nhất được đặt ra có tính chất cấp thiết.
Nội dung
Hội nghị đâ thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành
lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
Thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, tổ chức
này được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm
là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng
Đảng ra đời là một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam:
Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối.
Giai cấp công nhân trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng
Phong trào chuyển hẳn sang tự giác.
Kể từ năm 1930, cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh đạo với
đường lối đúng đắn nhất cả nước.
Đảng ra đời là một tất yếu lịch sử:
Là kết quả của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp trong thời đại
mới.
Là kết quả sự chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc.
Là sự kết hợp biện chứng giữa ba nhân tố: chủ nghĩa Mác-Lênin;
phong trào công nhân; phong trào yêu nước.

Câu hỏi phụ:


1. Thế nào là cách mạng tự phát và cách mạng tự giác
Cách mạng tự phát: còn được gọi là chủ nghĩa tự phát, là một khuynh
hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa tin rằng cuộc cách mạng xã hội có thể và nên
xảy ra một cách tự phát từ bên dưới của chính giai cấp công nhân, không có sự
hỗ trợ hoặc hướng dẫn của một đảng tiên phong và nó không thể và không nên
thực hiện bởi các hành động của các cá nhân như các nhà cách mạng chuyên
nghiệp hoặc các đảng phái chính trị, những người có thể cố gắng thúc đẩy một
cuộc cách mạng như vậy.
Cách mạng tự giác: Việc tự giác trong một thời đại mới – thời đại sáng
tạo lịch sử dưới sự nhận thức của con người đã mở ra các quy luật xã hội và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Những nhân tố tự phát không phải đã được khắc phục
hết dưới chủ nghĩa xã hội, những nó cũng đã được khắc phục phần lớn. Bởi lẽ
vẫn còn tồn tại nhân tố tự phát đó là do nhận thức đầy đủ và sâu sắc quy luật
phát triển của chủ nghĩa xã hội, do sự lạc hậu của ý thức đối với cuộc sống sinh
động luôn luôn phát triển,…
2. Ưu nhược của 3 tổ chức cộng sản
Về ưu điểm:
- Làm cho phong trào phát triển mạnh mẽ.
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận
động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
Về nhược điểm: ba tổ chức luôn tranh giành lực lượng của nhau, công kích nhau
tạo nên sự chia rẽ.

Câu 2. Nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử Cương lĩnh


chính trị đầu tiên của Đảng? Điểm khác của Luận
cương chính trị tháng 10/1930 so với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng?

1 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng


a. Hoàn cảnh lịch sử:
Đến cuối năm 1929, tại Việt Nam tồn tại 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương CSĐ, An Nam
CSĐ và Đông Dương CSLĐ, 3 tổ chức này liên tục tranh giành trách nhiệm và công kích
nhau gây chia rẽ. Những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức
được sự cần thiết; và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống nhất; chấm dứt sự chia
rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất Đảng diễn ra tại Hương Cảng, Trung Quốc đã thảo luận và thông qua các
văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt Đảng, Chương trình tóm tắt Đảng
và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện này đã hợp thành Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Nội dung cơ bản:


- Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng: (Nhiệm vụ CM tư sản dân quyền)
 Về chính trị: đánh  đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công
nông.
 Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ
công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày
nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành
luật ngày làm 8 giờ.
 Về văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo
dục theo hướng công nông hoá.
- Xác định lực lượng cách mạng, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân,
nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất;
lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới
làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì
phải đánh đổ. 
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. "Đảng là đội tiền
phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho
giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng". 
- Phương pháp cách mạng: Phải sử dụng bạo lực Cách mạng, không theo con đường cải
lương, thỏa hiệp
- Về vấn đề đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới,
phải "liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần
chúng vô sản Pháp".

c. Ý nghĩa của Cương lĩnh:


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và
sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm
đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
Như vậy, cương lĩnh chính trị đầu tiên, mặc dù “vắn tắt” nhưng cũng đã phản ánh được những
vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang
một trang sử mới.
Nhờ sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã
quy tụ được lực lượng và sức mạnh của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam.  Đó là
một đặc điểm và đồng thời là một  ưu  điểm của Đảng, làm cho  Đảng trở thành lực lượng
lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam, sớm được nhân dân thừa nhận là đội tiền phong
của mình, tiêu biểu cho lợi ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân tộc.

2. Nêu điểm khác của luận cương chính trị 10/1930, So với Cương lĩnh 3/2
với Luận cương 10/1930,nguyên nhân khác nhau?
Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về
chiến lược cách mạng. Nội dung của Luận cương cơ bản thống nhất với nội
dung được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930. Tuy nhiên,
Luạn cương đã không nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa,
không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp và
cách mạng ruộng đất; không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai
cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Điểm khác nhau :
-Phạm vi cách mạng
Cương lĩnh chính trị: Xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Luận cương chính trị: Xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam nói
riêng và Đông dương nói chung.
-Tính chất cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng
tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Hai giai
đoạn kế tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.
Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách
mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai
đoạn phát triển TBCN.
-Kẻ thù cách mạng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư
sản phản cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là
phong kiến và tư sản.
Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không
phân biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận
cương cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.
-Nhiệm vụ cách mạng:
Đối với cương lĩnh chính trị đầu tiên nhiệm vụ quan trọng nhất của cách
mạng là phải đánh đổ đế quốc Pháp hung tan sau đó mới đánh đổ phong kiến
(đẩy nhiệm vụ dân tộc lên trước nhiệm vụ giai cấp) để làm cho Việt nam hoàn
toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng
Đối với Luận cương chính trị tháng 10/1930 lại có nhiệm vụ khác với
cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 khi xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt
của cách mạng không phải là đánh đổ đế quốc trước mà là đánh đổ phong kiến
trước sau đó mới đánh đổ đế quốc Pháp
-Về lực lượng cách mạng:
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân
và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi
dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa
rõ mặt phản cách mạng.
Luận cương xác định giai cấp công nhân và nông dân là hai động lực
chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, là sức
mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác không phải là lực
lượng cách mạng có thể theo Pháp bất cứ lúc nào

Nguyên nhân khác nhau : đó là do nhận thức chưa đầy đủ về thực tiễn
cách mạng thuộc địa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh, nhấn mạnh một
chiều đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong Quốc tế cộng sản và một số Đảng
cộng sản trong thời gian đó.

CÂU HỎI PHỤ: Hoàn cảnh ra đời của luận cương Tháng 10/1930:
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế
Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại
biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929); hai đại biểu của An Nam
Cộng sản Đảng (10-1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài
nước. Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu
Long (Hương Cảng), từ ngày 6-1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đã thảo
luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua
7 tài liệu, văn kiện, trong đó có 4 văn bản hợp thành nội dung Cương lĩnh
chính trị của Đảng: – Chính cương vắn tắt của Đảng, – Sách lược vắn tắt
của Đảng, – Chương trình tóm tắt của Đảng – Điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tất cả các tài liệu, văn kiện nói trên đều do Nguyễn
Ái Quốc khởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin,
đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các
Cương lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình
cách mạng thế giới và Đông Dương. Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội dung
các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị được sắp xếp theo một logic
hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của Đảng.

3. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa


Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) của Đảng
CSĐD?

1. Hội nghị Trung ương 8/1941

Hoàn cảnh lịch sử


 Tình hình thế giới
- Sau khi chiếm phần lớn các nước Châu Âu, Đức chuẩn bị tấn công
Liên Xô.
- Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt
Trung
- Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mới.Thế giới hình thành
hai trân tuyến: Một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng
đầu; một bên là khối phát xít  do Đức đứng đầu làm cho tính chất
của cuộc chiến tranh thay đổi.
 Trong nước:
- Chính trị:
+ Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng
sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt ĐCS Đông Dương
ra ngoài vòng pháp luật
+ Pháp dùng nhiều chính sách chia rẽ, lợi dụng thế lực phong kiến
ra sức bóc lột.
+ Nhật vượt biên Việt-Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp
nhanh chóng đầu hàng, nước ta chịu cảnh 1 cổ 2 tròng, chịu áp bức
cùng lúc của thực dân và phát xít.
+ Nhật, Pháp bắt tay đàn áp phong trào CM ở Việt Nam, chúng
xóa đi quyền tự do dân chủ ra sức vơ vét của cải, sự hoạt động của
Đảng khó khăn gấp bội phần
- Kinh tế: Chúng bắt dân ta nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục
vụ cho chiến tranh, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, nông dân bị bần
cùng hóa
- Quân sự:
+ Nhiều thanh niên bị bắt đi lính cho Pháp để phục vụ chiến tranh
+ Các phong trào chống Pháp diễn ra khắp trên cả nước, các cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và biến binh Đô Lương là “những tiếng
súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh
bằng vũ lực của các dân tộc ở một nước Đông Dương.
Trước tình hình đó Đảng quyết định chuyển hướng cách mạng
Nội dung
-  Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng về vấn đề giải phóng dân tộc, xác định kẻ thù chính là
thực dân Pháp và phát xít Nhật. Thành lập Mặt trận Việt - Minh với
khẩu hiệu chính là: “Đoàn kết dân tộc, chống Nhật, chống Pháp,
tranh lại độc lập, hoãn cách mạng ruộng đất” và mục đích là: “Liên
hiệp hết các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn
thể dân chúng yêu nước, đặng cùng nhau đánh đuổi Nhật, Pháp,
làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa”.
- Xét về tính chất và quy mô, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 như
một Đại hội toàn quốc của Đảng. Nghị quyết Trung ương đã vạch
ra những chiến lược căn bản cho con đường cách mạng Việt Nam
với những nội dung quan trọng: 
+ Thứ nhất, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi
phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật bởi vì dưới hai tầng áp
bức Nhật – Pháp, quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật,
vận mạng dân tộc nguy vọng không lúc nào bằng.
+ Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi
chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,
tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Đây là nhiệm vụ
quan trọng nhất vì nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc
giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân
tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi
kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của một bộ phận giai cấp đến
vạn năm cũng không đòi lại được 
+ Thứ ba, ở Đông Dương, thi hành chính sách dân tộc tự
quyết; sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân tộc trên cõi
Đông Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ
hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý. Từ quan điểm
đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương
một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng
thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.
+ Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân
biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai
có lòng yêu nước thương nòi đều có thể cùng nhau tham gia
vào mặt trận Việt Minh cứu nước, giành độc lập tự do cho
dân tộc. Thành lập các tổ chức, đoàn thể cứu quốc như: Nhi
đồng cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc,...
+ Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ
thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa theo tinh thần
tân dân chủ, một hình thức nhà nước của chung cả toàn thể
dân tộc. Chọn cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm quốc kỳ và chính
phủ do dân bầu
+ Thứ sáu, Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm
vụ trung tâm của Đảng và nhân dân để khi thời cơ đến, với
lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng
phần trong từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong toàn quốc. Lập căn cứ địa cách mạng ở:
Cao Bằng - Bắc Kạn -  Lạng Sơn - Thái Nguyên - Hà Giang -
Tuyên Quang và xây dự chiến khu Việt Bắc
Ý nghĩa

- Hội nghị lần thứ Tám đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược cách mạng của đảng được đề ra từ Hội nghị lần thứ VI
có tác dụng quyết định trong việc động viên toàn Đảng, toàn dân ta
tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng Tháng Tám.
- Theo chủ trương của Hội nghị, Mặt trận Việt Minh ra đời và phát
triển nhanh chóng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc.
Hơn nữa:
- Hội nghị TW Đảng lần VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn-đã hoàn
chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị lần 11 - 1939.
- Kiên nquyết gương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ
hết.
- Giải quyết đúng đắn giữa hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc
và phong kiến.
- Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể
Có thể nói: Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII có tác dụng quyết định đối
với thắng lợi của cách mạng tháng tám.

5. Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc


bùng nổ và nội dung đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng
(1946-1954)

1. Lí do bùng nổ cuộc kháng chiến:


Sau Hiệp định Sơ bộ Tạm ước, ta đã thực hiện nghiêm chỉnh. Nhưng với âm
mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành
động khiêu khích. Buộc nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Pháp khiêu khích và tổ chức tiến công ta ở nhiều nơi như Bắc Bộ, Nam Bộ,
Nam Trung Bộ:
+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng,
vùng tự do, căn cứ địa của ta.
+ Ở Bắc Bộ, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng,
nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
+ Tại Hà Nội,  thực dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang.
 Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu,
giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận
thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

⟹ Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp, nhân dân ta chỉ có một
con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do. Cuộc kháng chiến
toàn quốc chống Pháp bùng nổ.

2 Nội dung đường lối kháng chiến

Cơ sở đường lối kháng chiến


- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng vào
- Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh xuất
bản đầu năm 1947.
Mục đích của cuộc kháng chiến :
Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn
toàn. Kế tục sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, vì nền tự do dân
chủ, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
Tính chất của cuộc kháng chiến
- Là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, 1 cuộc chiến tranh chính nghĩa,
toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến

Phương châm kháng chiến


- Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh
*Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì (lâu dài), tự lực cánh sinh (dựa vào
sức mình là chính).
Kháng chiến toàn dân
_ Lý do: Vì ta phải đánh kẻ thù là Pháp lớn mạnh hơn.
_ Nội dung: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp
cứu nước…”
_Tác dụng: Đoàn kết sức mạnh toàn dân.
Kháng chiến toàn diện
_Lý do: Một cuộc kháng chiến toàn dân bao gồm tính chất toàn diện. Pháp đánh
ta trên mọi mặt trận ta phải toàn diện kháng chiến
_Nội dung:
 Chính trị: Đề ra đường lối kháng chiến, chỉ rõ sự chính nghĩa.
 Kinh tế: Tự cung tự cấp.
 Toàn diện quân sự: Đoàn kết toàn dân tham gia kháng chiến.
 Ngoại giao: Kêu gọi nhân dân tiến bộ ủng hộ (đặc biệt nhân dân tiến
bộ Pháp).
 Văn hóa: Phát huy tác dụng trên nhiều mặt, cổ vũ, động viên toàn dân
kháng chiến, khẳng định sự chính nghĩa.
-Tác dụng: Tổng hợp sức mạnh của dân tộc.
Kháng chiến lâu dài
-Lí do: Trên cơ sở tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có những điểm
mạnh và yếu khác nhau:
Đối với Việt Nam
• Điểm mạnh:
+ Đảng có đường lối đúng đắn chính xác.
+ Ta là chính nghĩa.
+ Đoàn kết.
+ Yêu nước.
+ Nắm rõ địa hình, thời tiết Việt Nam.
•Điểm yếu
+ Quân sự ít và mỏng.
+ Kinh tế khó khăn, nghèo nàn.
Đối với Pháp
•Điểm mạnh
+ Quân sự
+ Kinh tế
•Điểm yếu
+ Pháp là phi nghĩa
+ Tinh thần quân địch rệu rã
_Nội dung: lâu dài không có nghĩa là cố tình kéo dài cuộc chiến tranh. Dành
thắng lợi từng bước.
_Tác dụng: Làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.
Ta càng đánh càng mạnh Pháp càng đánh càng lún sâu, sa lầy vào cuộc chiến
tranh dẫn đến thất bại.
Tự lực cánh sinh
_Lí do: Tình hình thế giới có nhiều bất lợi cho Việt Nam cho nên ta phải dựa
vào sức mình là chính.
_Nội dung: Tự lực về mọi mặt
•Chính trị: Chủ động đề ra chủ trương phù hợp trong mọi tình huống và đường
lối đúng đắn. Đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn
•Lý luận: Chủ nghĩa Mác- Lê Nin cách mạng cơ sở quần chúng
•Những văn kiện, chỉ thị của Đảng và Hồ chủ tịch.
•Thực tiễn: Phân tích âm mưu thủ đoạn kẻ thù
•Trên chiến trường thì chủ động ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm
•Chủ động mặt trận ngoại giao sẵn sang đàm phán, giúp chúng ta chủ động,
tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế.
•Quân sự: Sử dụng tất cả những gì có trong tay.
*Triển vọng cuộc kháng chiến: Khó khăn, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.

3 Ý nghĩa đường lối kháng chiến:


Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến,
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải
công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; đã
làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc
chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo
điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho
cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và
nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và
cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực
phân Pháp.
 Đường lối kháng chiến chống Pháp là đúng đắn
Vì: + Phân tích được âm mưu thủ đoạn của kẻ thù
+ Dựa vào thực tiễn trên chiến trường.

1. Đâu là lý do chính để xảy ra cuộc kháng chiến chống Pháp?


Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Tạm ước, với lập trường chính nghĩa mềm dẻo
là “độc lập, thống nhất quốc gia và hợp tác với Pháp trên cơ sở bình đẳng”,
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí minh đã nhiều lần nhân nhượng, chấp nhận phải đi
đường vòng, từng bước một để bảo đảm chắc chắn tới đích cuối cùng. Tuy
nhiên, trái với tinh thần hướng đến giải pháp hòa bình của Đảng ta, lập
trường của Pháp hết sức ngoan cố và phản động. Giới cầm quyền nước Pháp,
đại diện quyền lợi tầng lớp tư bản phản động vẫn đòi Việt Nam phải nằm
trong vòng cai trị của Pháp, vẫn tách Nam Bộ khỏi nước Việt Nam thống
nhất.
Lập trường thực dân của Pháp dẫn đến cuộc thương thuyết chính thức tan vỡ.
Chưa hết, Pháp đã thực hiện hàng loạt hành động bội ước như gây ra cuộc
thảm sát của phố Hàng Bún, đòi duy trì trật tự trị an ở thủ đô, gửi tối hậu thư
yêu cầu chúng ta phải đầu hàng,... dẫn đến quan hệ hai nước rất căng
thẳng. Chính phủ ta cố gắng dàn xếp để chấm dứt cuộc xung đột, nhưng quân
Pháp càng ngang ngược, yêu sách những điều xâm hại đến độc lập chủ quyền
của nước ta. Chính vì thực dân Pháp không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt
Nam một lần nữa đã trở thành lý do quan trọng nhất dẫn đến cuộc kháng
chiến chống Pháp quy mô toàn quốc bùng nổ.
2. Khi nêu đường lối kháng chiến cần nêu những nội dung nào?
Khi nêu đường lối kháng chiến, cần nêu những nội dung sau:
- Cơ sở đường lối kháng chiến.
- Mục đích của cuộc kháng chiến.
- Tính chất của cuộc kháng chiến.
- Phương châm kháng chiến.
- Nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

4. Phương châm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của
Đảng (1946-1954)
*Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì (lâu dài), tự lực cánh sinh (dựa vào
sức mình là chính).
Về kháng chiến toàn dân
- Lý do: vì ta phải đánh kẻ thù mạnh hơn.
- Nội dung: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm
dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…”
- Ý nghĩa, tác dụng: đoàn kết sức mạnh toàn dân.
Về kháng chiến toàn diện
- Một cuộc kháng chiến toàn dân tự nó bao hàm tính chất toàn diện.
Pháp đánh ta trên nhiều mặt trận nên ta phải toàn diện kháng chiến.
- Nội dung của kháng chiến toàn diện:
 Về chính trị: đề ra đường lối kháng chiến, chỉ rõ sự chính nghĩa.
 Về kinh tế: kinh tế tự cung tự cấp.
 Về quân sự: động viên toàn dân tham gia kháng chiến.
 Về ngoại giao: kêu gọi nhân dân tiến bộ đặc biệt là nhân dân tiến
bộ Pháp ủng hộ.
 Về văn hóa: mặt trận văn hóa phát huy tác dụng trên nhiều mặt,
cổ vũ toàn dân kháng chiến, chỉ rõ sự chính nghĩa của VN.
Về kháng chiến lâu dài
- Lý do: trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp:
Việt Nam Pháp
Điểm - Đảng lãnh đạo và có đường lối - Lực lượng quân sự
mạnh đúng đắn. thiện chiến, trang thiết
- Chính nghĩa. bị hiện đại.
- Tiềm lực kinh tế hùng
- Đoàn kết, yêu nước. hậu.
- Tại chỗ: nắm rõ địa hình, thời tiết
Việt Nam.
Điểm - Quân sự: Vũ khí, trang thiết bị - Phi nghĩa.
yếu còn thô sơ; lực lượng mỏng. - Tinh thần rệu rã.
- Kinh tế: khó khăn.

- Nội dung kháng chiến lâu dài:


 Lâu dài không có nghĩa là cố tình kéo dài cuộc chiến tranh
 Dành thắng lợi từng bước.
- Tác dụng: Làm thay đổi tương quan giữa lực lượng giữa Việt Nam và
Pháp, ta càng đánh càng mạnh, Pháp càng đánh càng lún sâu sa lầy vào cuộc
đánh và dẫn đến thất bại.
Về kháng chiến dựa vào sức mình là chính
- Lý do: tình hình thế giới có những bất lợi cho VN nên ta phải dựa vào sức
mình là chính.
- Nội dung: tự lực về mọi mặt
+ Chính trị: chủ động đề ra chủ trương phù hợp cho mọi tình huống
và đường lối đúng đắn.
+ Đoàn kết toàn dân
+ Về quân sự: tự lực về vũ khí, sử dụng tất cả những gì có trong
tay, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm.
+ Về ngoại giao: chủ động mặt trận ngoại giao, giúp chúng ta chủ
động, tranh thủ sự giúp đỡ từ quốc tế.
Triển vọng của cuộc kháng chiến: kháng chiến khó khăn gian khổ nhưng nhất
định thắng lợi.

6. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm


1954; nội dung và ý nghĩa đường lối cách mạng Việt
Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng LĐVN (tháng 9/1960) đề ra?

1, Hoàn cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960)
- Sau năm 1945, miền Bắc được giải phóng, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam âm mưu
chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau, nhiệm vụ chiến
lược khác nhau là điểm nổi bật lúc này:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa
+ Miền Nam do chính quyền đối phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới
của đế quốc Mỹ
- Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi:
+ Thuận lợi: hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, khoa
học kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. Phong trào giải phóng dân tộc
tiếp tục phát triển, phong trào hòa bình, dân chủ ở lên cao ở các nước tư bản
+ Khó khăn: xuất hiện đế quốc Mỹ hùng mạnh, âm mưu bá chủ thế giới. Thế
giới đi vào thời kì chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang. Xuất hiện sự bất đồng,
chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
2. Nội dung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thành phố Hà Nội. Đại hội đã
thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và
thông qua Nghị quyết về Nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, thông
qua Báo cáo về xây dựng Đảng và báo cáo về Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở phân tích tình hình và đặc
điểm nước ta, Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
là “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân
chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông
Nam Á và thế giới”
Nhiệm vụ của mỗi miền:
 Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng miền Bắc trở thành căn
cứ địa vững mạnh, hậu phương lớn để cung cấp sức người sức của cho tiền
tuyến miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ.
 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có nhiệm vụ đánh thắng đế
quốc Mỹ ở miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
bảo vệ miền Bắc XHCN.
Vị trí và vai trò của mỗi miền:
 Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất do có nhiệm vụ xây
dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền
Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau.
 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có vai trò quyết định trực
tiếp trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc.
Mối quan hệ của cách mạng hai miền:
Hai cuộc cách mạng có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ, tác động, thúc đẩy nhau cùng
phát triển
Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng với 5 điểm chung sau đây:
 Chung 1 Đảng lãnh đạo
 Chung đường lối
 Chung 1 mục tiêu
 Chung kẻ thù
 Chung 1 nước vốn thống nhất
Con đường thống nhất đất nước: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng,
Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, sẵn
sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất đất nước. Tuy nhiên
phải luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc
Mỹ và tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc thì nhân dân cả
nước sẽ kiên quyết đứng lên đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất tổ
quốc.
Triển vọng của cách mạng: Là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài
nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân Việt Nam.

3. Nhận xét:
Việc tiến hành đồng thời 2 cuộc cách mạng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lenin của Đảng ta trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam vì:
 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, sau khi hình thành giai đoạn 1 là
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải chuyển sang giai đoạn 2 là cách
mạng xã hội chủ nghĩa, giữa 2 giai đoạn không có bức tường thành ngăn cách
 Trên thực tiễn, có 1 số nước bị chia cắt: Trung Quốc, Đức, Triều Tiên, nhưng
không tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng
Vậy, cả về lí luận và thực tiễn, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhờ việc nắm vững
đường lối này mà đã phát huy được sức mạnh của cả nước trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ

TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1: Đặc điểm nổi bật trong tình hình Việt Nam:
Ở trong nước, đặc điểm chưa có tiền lệ lịch sử là đất nước bị chia làm hai miền, có
chế độ chính trị, xã hội khác nhau, cụ thể:
- Miền Bắc: được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa,
khôi phục kinh tế sau Kháng chiến chống Pháp và cải cách ruộng đất cùng với cải
tạo công thương nghiệp
- Miền Nam: Một phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang diễn
ra từ cuối năm 1959 và trở thành Phong trào Đồng khởi từ đầu năm 1960. Miền
Nam do chính quyền đối phương quản lý, trở
thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ

Câu 2: Tiến hành đồng thời có đồng nghĩa với song song không?
Nhắc đến tiến hành đồng thời và tiến hành song song, nghe thì có vẻ giống nhau
nhưng thực chất đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tiến hành đồng thời mới
là đường lối thể hiện sự trung thành của Đảng ta với chủ nghĩa Mác Lenin. 
 Tiến hành song song hai của cách mạng là: Tiến hành hai cuộc cách mạng khác
nhau trong cùng một thời điểm, hai cuộc cách mạng này hoàn toàn độc lập với
nhau. Đây như hai đường thẳng song song không có điểm chung. Chính vì vậy, 
tiến hành song song sẽ không đảm bảo  được vấn đề giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, Đưa cả nước đi lên xây dựng CNXH 
  Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng là: tiến hành hai cuộc cách mạng
nhưng hai cuộc cách mạng ấy phải có quan hệ mật thiết với nhau, và có tác
dụng thúc đẩy lẫn nhau. Được ví như hai đường thẳng giao thoa và non sông
thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng CNXH là điểm cắt nhau của hai đường
thẳng này.

Mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng?


 Mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng:
- Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò và vị trí khác nhau nhưng hai cuộc cách mạng có mối
quan hệ khăng khít hỗ trợ, tác động thúc đẩy cùng nhau phát triển. Miền Bắc vừa xây dựng Chủ
Nghĩa Xã Hội vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến, miền Nam quyết tâm đánh
Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng có 5 điểm chung sau đây: chung một Đảng lãnh đạo,
chung đường lối, chung một mục tiêu, chung kẻ thù, chung một nước vốn thống nhất.

Việc tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin của Đảng ta trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Tại sao tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng lại là sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin của Đảng?
 Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin của Đảng vì:
- Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin sau khi hoàn thành giai đoạn 1 là cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân phải chuyển ngay sang giai đoạn 2 là cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa giữa hai giai đoạn
không có bức tường thành nào ngăn cách.
- Trên thực tiễn có một số nước bị chia cắt (Trung Quốc, Đức, Triều Tiên) nhưng không tiến hành
đồng thời.
- Như vậy xét về mặt lý luận và thực tiễn chưa có tiền lệ trong lịch sử.
- Nhờ có việc nắm vững đường lối này mà đã phát huy được sức mạnh của cả nước trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ.

Vậy tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng có đồng nghĩa với tiến hành song song
hai cuộc cách mạng không?
Nhắc đến tiến hành đồng thời và tiến hành song song, chắc hẳn nhiều người sẽ lầm
tưởng hai khái niệm này là một. Nhưng thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau và tiến hành đồng thời mới là đường lối thể hiện sự trung thành của Đảng ta với
chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Tiến hành song song hai cuộc cách mạng là: Tiến hành hai cuộc cách mạng khác nhau trong cùng
một thời điểm, hai cuộc cách mạng này hoàn toàn độc lập với nhau. Đây như hai đường thẳng
song song không hề có điểm chung. Chính vì vậy, tiến hành song song sẽ không đảm bảo được vấn
đề giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng CNXH.
- Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng là: Tiến hành hành hai cuộc cách mạng nhưng hai cuộc
cách mạng ấy phải có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Được ví như
hai đường thẳng giao thoa và non sông thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng CNXH là điểm cắt
nhau của hai đường thẳng này.

Phần 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của Đại Hội III


 Ý nghĩa:
- Đánh dấu bước phát triển trong quá trình xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và đường lối đấu tranh thống nhất đất nước.
- Là cơ sở cho toàn dân đoàn kết chặt chẽ thành một khối thống nhất.
- Là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.”
Câu hỏi phụ: Đâu là đặc điểm nổi bật trong tình hình của Việt Nam Giơnevơ
năm 1954.
Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc
điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với
2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao
động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam trở thành
thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm.

8. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa


đường lối đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI (12-1986) của Đảng CSVN?
Bốn bài học kinh nghiệm của Đại hội VI (12/1986)
1.  Hoàn cảnh lịch sử
- Đại hội VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ 15 đến 18-12-1986, trong bối cảnh
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh ở giai đoạn thứ hai, xu
thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành
xu thế của thời đại. Liên Xô và các nước XHCN đều tiến hành cải tổ sự nghiệp
xây dựng CNXH.
- Việt Nam đang bị các nước đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận. Tình
hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp và vô cùng khó khăn:
 Vấn đề giá, lương, tiền nổi lên hết sức gay gắt: Giá cả tăng vọt, đồng
lương thấp, đồng tiền mất giá.
 Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm, lạm phát tăng hơn 2
lần. 
 Đời sống của những người lao động, những người làm công ăn lương, lực
lượng vũ trang gặp rất nhiều khó khăn.
 Lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà
nước bị giảm sút. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên
trái phép khá phổ biến. 
=> Yêu cầu đổi mới được đặt ra có tính chất cấp thiết. 
2.  Nội dung chung
- Đại hội nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá
thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong
giai đoạn 1975-1986. Đó là những sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương,
chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Những sai
lầm đó, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và
hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Đó là tư tưởng
tiểu tư sản, vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân
bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác
cán bộ của Đảng. (Hăng đến đây) thêm phần kt
Đại hội rút ra bốn bài học quý báu:
 Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng
lấy dân làm gốc xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động: Đây là bài học quan trọng nhất.

 Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
quy luật khách quan

 Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong
điều kiện mới:

3. Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một
Đảng cầm quyền đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng
XHCN:

Ý nghĩa, tác dụng


Bốn bài học kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ là sự tổng kết kinh
nghiệm quá trình xây dựng XHCN của nhân dân ta qua mấy chục năm qua mà
còn là những định hướng rất cơ bản mang tính quy luật cho đất nước xây dựng
XHCN trong những giai đoạn tiếp sau.
Từ 4 bài học kinh nghiệm được rút ra Đại hội VI của Đảng đã khởi xướng
đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong thời kỳ
quá độ lên CNXH. Các văn kiện của Đại hội mang tính khoa học và cách mạng,
tạo bước ngoặt cho sự phát triển của CMVN. Tuy nhiên, hạn chế của Đại hội VI
là chưa tìm ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân
phối lưu thông. 
Sau hơn 35 năm đọc lại và suy ngẫm, chúng ta có thể thấy 4 bài học trên là
những tư tưởng chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt, vô cùng quý giá, và do vậy vẫn
còn nguyên giá trị đối với sự lãnh đạo của Đảng ta trong toàn bộ sự nghiệp đổi
mới.

Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội thứ VI của Đảng năm 1986:
- Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy đầu mới kinh tế
làm trọng tâm
o Phát triển nhiều thành phần kinh tế
o Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, thành
chính, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh phải kết hợp kế hoạch
với thị trường.
o Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ tập trung quan
liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp quy luật khách quan và với
trình độ phát triển của nền kinh tế. Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa,
tiền tệ là một đặc trưng của cơ chế mới. Xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm
chợ, chia cắt thị trường theo địa giới hành chính.
- Nhiệm vụ bao trùm:
o Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy
o Bước đầu tạm ra một cơ cấu kinh tế hợp lý
o Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
o Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu
cực, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương phép nước
o Đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng an ninh
- Nhiệm vụ tổng quát là ổn định mọi mặt về tình hình kinh tế-xã hội, tiếp tục xây
dựng những tiền đề để cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
trong chặng đường tiếp theo
- Đại hội cũng nêu ra 5 phương hướng phát triển kinh tế
o Một là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, xây dựng
và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
o Hai là, thực hiện chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần
kinh tế, coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá
độ.
o Ba là, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đại hội khẳng định dứt khoát xoá
bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế
hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
o Bốn là, phát huy mạnh mẽ động lực của khoa học-kỹ thuật.
o Năm là, mở rộng và năng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Ba chương trình mục tiêu kinh tế


Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn
lại của chặng đường đầu tiên là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu
tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế
lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách
ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực
phẩm đủ tái sản xuất sức lao động.
- Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về những hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất
khẩu để đáp ứng đợc phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ
tùng và những hàng hoá cần thiết.
Ba chương trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986-1990,
phải được tập trung cao độ sức người, sức của để thực hiện. Phải kết hợp việc
xây dựng các ngành kinh tế - kỹ thuật với việc phát huy thế mạnh của từng
vùng, từng tỉnh, thành phố theo hớng mở rộng sản xuất và lu thông hàng hoá,
chú trọng xây dựng kinh tế trên địa bàn huyện; sử dụng đúng đắn và liên kết các
thành phần kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh

Ý nghĩa Đại hội VI(12/1986)


- ĐH VI là Đại hội khởi xướng, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới toàn diện ở
nước ta. Là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới,đoàn kết để tiến lên.
- Đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI mở đường cho đất nước thoát
ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội VI của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành động lực thúc
đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, làm thay đổi bộ mặt của toàn xã hội,
mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của lịch sử Cách mạng Việt
Nam.
Câu hỏi 1: 1. Đổi mới có phải là thay đổi mục tiêu hay phủ nhận quá khứ hay
không?
- Điều quan trọng đầu tiên là “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã
hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những
quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp
thích hợp”
- Trên cơ sở nhận thức đúng đắn này, Đảng từng bước hoàn thiện nhận thức
về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Theo đó, “đổi mới kinh tế” là quá
trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp, chủ yếu dựa trên chế
độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng
theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN);
 Là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế
“mở”, hội nhập, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. “Đổi mới
chính trị” là đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con
đường đi lên CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ
thống chính trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi
mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn
định chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực
hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của
nhân dân do Đảng lãnh đạo
 Cho nên, ngay từ khi mới bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng xác định ổn
định kinh tế “không phải là hạn chế các hoạt động kinh tế, mà là một qúa
trình vận động tiến lên, vừa phát triển, vừa điều chỉnh các quan hệ tỷ lệ
của nền kinh tế quốc dân”.
 Còn ổn định chính trị không có nghĩa là bảo thủ, trì trệ, ngược lại nó có
vai trò quan trọng bảo đảm điều kiện cho các lĩnh vực khác như kinh tế,
văn hóa, xã hội được đổi mới, phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở
nên toàn diện hơn, bền vững hơn. Ổn định chính trị cũng đồng thời góp
phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. “Ổn định và phát triển
gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển
và có phát triển mới ổn định được”

Câu 2 . Nội dung chính của cnhxhcn trong thời gian này là thực hiện nhiệm
vụ gì?

 Đại hội XII đề ra yêu cầu đối với đổi mới thể chế kinh tế: “
- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ
sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế.
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, thực hiện đồng bộ
các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi
các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch (...) Nhà nước
sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối,
phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã
hội...
 Đối với đổi mới chính trị: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ
thống chính trị. Xây dựng Nhà nước phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp,
hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính
trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn
hóa, xã hội(
 Đối với xây dựng Đảng: đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng,
nhất là xây dựng Đảng về đạo đức.Trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.
 Đối với phát huy dân chủ XHCN: bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
+Tăng cường, củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để phát huy hiệu quả quyền làm
chủ của nhân dân. Đại hội XII tiếp tục coi quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ
quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 Kết Luận : đề ra nhiệm vụ “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh
đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện, xây dựng Nhà nước
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Đồng thời “phát huy dân chủ xã
hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền
văn hóa, con người Việt Nam” Quan điểm này tiếp tục chỉ đạo, soi sáng
việc đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong thời gian tới của Đảng ta

You might also like