You are on page 1of 3

Nhóm 4: 7.

5 điểm
Câu hỏi 2: Nêu điểm khác của luận cương chính trị 10/1930, So với
Cương lĩnh 3/2 với Luận cương 10/1930,nguyên nhân khác nhau?
Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về
chiến lược cách mạng. Nội dung của Luận cương cơ bản thống nhất với nội
dung được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930. Tuy nhiên,
Luạn cương đã không nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa,
không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp
và cách mạng ruộng đất; không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và
giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Điểm khác nhau :
-Phạm vi cách mạng
Cương lĩnh chính trị: Xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Luận cương chính trị: Xây dựng đường lối cho cách mạng Việt Nam nói
riêng và Đông dương nói chung.
-Tính chất cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng
tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Hai giai
đoạn kế tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.
Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách
mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai
đoạn phát triển TBCN.
-Kẻ thù cách mạng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư
sản phản cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là
phong kiến và tư sản.
Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không
phân biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận
cương cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.
-Nhiệm vụ cách mạng:
Đối với cương lĩnh chính trị đầu tiên nhiệm vụ quan trọng nhất của cách
mạng là phải đánh đổ đế quốc Pháp hung tan sau đó mới đánh đổ phong kiến
(đẩy nhiệm vụ dân tộc lên trước nhiệm vụ giai cấp) để làm cho Việt nam hoàn
toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng
Đối với Luận cương chính trị tháng 10/1930 lại có nhiệm vụ khác với
cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 khi xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt
của cách mạng không phải là đánh đổ đế quốc trước mà là đánh đổ phong kiến
trước sau đó mới đánh đổ đế quốc Pháp
-Về lực lượng cách mạng:
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân
và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi
dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam
chưa rõ mặt phản cách mạng.
Luận cương xác định giai cấp công nhân và nông dân là hai động lực
chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp công nhân là
giai cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, là
sức mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác không phải là lực
lượng cách mạng có thể theo Pháp bất cứ lúc nào

Nguyên nhân khác nhau : đó là do nhận thức chưa đầy đủ về thực tiễn
cách mạng thuộc địa và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh, nhấn mạnh một
chiều đấu tranh giai cấp đang tồn tại trong Quốc tế cộng sản và một số Đảng
cộng sản trong thời gian đó.

CÂU HỎI PHỤ: Hoàn cảnh ra đời của luận cương Tháng 10/1930:
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu
Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của
hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929); hai đại biểu của An
Nam Cộng sản Đảng (10-1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động
ngoài nước. Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo
Cửu Long (Hương Cảng), từ ngày 6-1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đã
thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông
qua 7 tài liệu, văn kiện, trong đó có 4 văn bản hợp thành nội dung Cương
lĩnh chính trị của Đảng: – Chính cương vắn tắt của Đảng, – Sách lược vắn
tắt của Đảng, – Chương trình tóm tắt của Đảng – Điều lệ vắn tắt của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các tài liệu, văn kiện nói trên đều do
Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác –
Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu
các Cương lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình
hình cách mạng thế giới và Đông Dương. Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội
dung các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị được sắp xếp theo một
logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của Đảng.

You might also like