You are on page 1of 15

CHƯƠNG I

1. Hiệp ước Hardmand giữa triều Nguyễn với Pháp được ký vào ngày 25/8/1883.
2. Hiệp ước Pa-tơ-not (6/6/1884) giữa Triều Nguyễn với Pháp chia Việt Nam ra
làm 3 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.
3. Chính sách cai trị của Pháp được khái quát: Độc quyền về kinh tế, chuyên chế
về chính trị, nô dịch về văn hóa.
4. Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự xuất hiện của
3 giai cấp và tầng lớp mới: tiểu tư sản, tư sản và công nhân.
5. Xã hội Việt Nam cuối TK XIX - đầu TK XX có 2 mâu thuẫn cơ bản:
+ Giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược => Mâu thuẫn chủ yếu, cơ
bản nhất.
+ Giữa dân tộc Việt Nam với địa chủ phong kiến.
6. Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng theo 2
khuynh hướng:
- Khuynh hướng phong kiến: cuối TK XIX (tiêu biểu là phong trào Cần
Vương)
- Khuynh hướng dân chủ tư sản: + Đầu TK XX (Tiêu biểu là phong trào Đông
Du và Duy Tân)
+Sau Chiến tranh thế giới thứ I (tiêu biểu là phong trào quốc
gia cải lương, phong trào dân chủ công khai và CM quốc gia tư sản).
7. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (do Phan Đình Phùng khởi xướng) đã đánh dấu
sự thất bại của phong trào Cần Vương.
8. Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương gồm: Ba Đình, Bãi
Sậy, Hương Khê.
9. Trào lưu dân chủ tiểu tư sản tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội
Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh
10. Nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã chủ trương “khai dân trí, trấn dân khí, hậu
dân sinh”
11. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập ở Bắc kỳ do Nguyễn Thái
Học đứng đầu => lực lượng chủ yếu là tri thức, sinh viên và binh lính
=> phương châm “ không thành công cũng thành nhân”
12. Nguyên nhân thất bại của những phong trào yêu nước trong giai đoạn này:
- Thiếu đường lối chính trị đúng đắn
- Thiếu lực lượng - chưa thấy rõ vai trò của nông dân và công nhân
- Thiếu sự đoàn kết
=> Do hạn chế về thời đại.
13. Ý nghĩa của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
- Cổ vũ phong trào đầu tranh và tinh thần yêu nước của nhân dân
- Bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam
- Góp phần thúc đẩy các nhà yêu nước nhất là tầng lớp thanh niên trí thức
14. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng
- Ra đi tìm đường cứu nước
- Chuẩn bị mọi mặt để thành lập đảng: chính trị, tư tưởng, tổ chức
- Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản và cho ra đời Cương lĩnh chính trị đầu tiên
=> Nguyễn Ái quốc là yếu tố chủ quan.
15. Các mốc sự kiện để Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc:
- Năm 1917: Hội những người Việt Nam yêu nước, sự thắng lợi của cách mạng
tháng Mười Nga.
- Năm 1919: Gia nhập Đảng xã hội Pháp, gửi yêu sách 8 điểm.
- Tháng 7/1920: Sơ thảo lần I đề cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-
nin
- Tháng 12/1920: Tham dự đại hội Tua bỏ phiếu tán thành QT3
=> Con đường cách mạng vô sản.
16. QT3 (QT cộng sản) có vai trò lãnh đạo đối với phong trào công nhân.
17. Đảng viên Đàng cộng sản đầu tiên của Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc.
18. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam:
- Tư tưởng chính trị:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách Mệnh (1927)
+ Báo Sự thật của Đảng cộng sản Liên xô
+ Tạp chí thư tín quốc tế
+ Báo “Người cùng khổ”
- Tổ chức: Hội VN cách mạng thanh niên (thành lập năm 1925 tại Trung Quốc) - là
tổ chức tiền thân của Đảng.
19. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) là tp tố cáo tội ác của chủ
nghĩa thực dân với các nước thuộc địa.
20. Tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927) thể hiện những nội dung cơ bản về đường
lối cách mạng Việt Nam.
21. Năm 1928-1929, phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng vô sản
hóa vì Hội Việt Nam CM thanh niên đưa chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập có
hệ thống vào phong trào công nhân ở Việt Nam
22. Tổ chức hội Việt Nam CM thanh niên (1925):
- Vận động, tập hợp và nêu lên vai trò của tầng lớp công nhân
- Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phòn trào công nhân, phong trào yêu nước
- Năm 1928 chủ trương Vô sản hóa
- Cơ quan ngô luận “Tờ báo thanh niên”
=> Đánh dấu sự ra đời của báo chí Việt Nam
23. Sự kiện đánh dấu bước phát triển về chất của phong trào yêu nước theo
khuynh hướng vô sản hóa => Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản:
+ An Nam cộng sản đảng
+ Đông Dương cộng sản đảng
+ Đông Dương cộng sản liên đoàn
24. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản đảng là báo Búa Liềm
25. Cơ quan ngôn luận của An Nam cộng sản đảng là Bôn-sơ-vít
26. Các kì họp quyết định lấy tên đảng là Đảng cộng sản Việt Nam:
- Hội nghị thành lâp Đảng tháng 2/1930
- Đại hội IV tháng 12/1976.
27. Điểm thống nhất và khác biệt giữa cương lính chính trị đầu tiên (2/1930)
và CLCT (10/1930):
*Thống nhất:
- Phương hướng chiến lược: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Nhiệm vụ cách mạng: Chống đế quốc, chống phong kiến
- Lực lượng cách mạng: Công – nông là động lực chính
- Phương pháp cách mạng: bạo lực CM
- Quan hệ cách mạng: CM Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới
- Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản
*Khác biệt:
CLCC đầu tiên CLCT tháng 10
Mâu thuẫn chủ yếu Toàn thể dân tộc Việt Không xác định được
Nam với đế quốc xâm
lược
Nhiệm vụ cách mạng Đặc nhiệm vụ giải Đặc nhiệm vụ đấu tranh
phóng dân tộc lên hàng giai cấp (thổ địa cách
đầu mạng) lên hàng đầu
Lực lượng cách mạng Toàn thể dân tộc Việt Phủ nhận vai trò của các
Nam tầng lớp khác ngoài
công - nông

28. Trong nhưng điểm khác biệt giữa CLCT đầu tiên và CLCT (10/1930), đâu là
điểm gốc dẫn đến sự khác biệt của những điểm còn lại?
 Mâu thuẫn chủ yếu
29. Văn kiện nào sau đây Không thể hiện chủ trương khôi phục tổ chắc đảng và
phong trào cách mạng?
A. Chương trình hành động của đảng cộng sản Đông Dương (6/1932)
B. Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng cộng sản Đông Dương
C. Sơ thảo lịch sử phong trào Công sản Đông Dương (3/1933)
D. Đại hội đại biểu lần I của Đảng (3/1935)
E. Đáp án khác (or Tự chỉ trích)
30. Đại hôi đại biểu lần I đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt:
- Củng cố và phát triển Dảng
- Đẩy mạnh cuộc tập hợp vận động quần chúng
- Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ liên xô và ủng
hộ cách mạng trung quốc
31. Đại hội đại biểu lần I đánh dâu sự thắng lợi trong công cuộc khôi phục tổ chức
Đảng và phong trào cách mạng => Ý nghĩa của đại hội
32. Hạn chế của đại hôi đại biểu lần I:
- Chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
- Không chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc
- Vẫn cho rằng 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ phải kết chặt với nhau
- Không đề ra nhiệm vụ chống phát xít
33. Tác phẩm Tự chỉ trích là 1 văn kiện lý luận quan trong về xây dựng Đảng.
34. Văn kiện nào bước đầu khắc phục được hạn chế của luận cương chính trị tháng
10 và trở lại tinh thần CLCT đầu tiên về giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ
dân tộc và dân chủ? => “Chung quanh vấn đề chiến sách mới”
35. Văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” nhận thức lại mối quan hệ
giữa 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ với 2 nội dung:
- 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ không nhất thiết phải kết chặt với nhau
- Ưu tiên nhiệm vụ dân tộc
36. 3 nội dung chuyển hướng chiến lược qua 3 hội nghị trung ương 6,7,8:
- Một là: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
- Hai là thành lập mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh)
- Ba là quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ( => Không đóng vai trò
trược tiếp)
37. Sau sự kiện phát xít nhật đảo chính lật đổ Pháp, Bác và TW đảng có phát động
tổng khởi nghĩa không? Vì sao?
=> Không. Vì chúng ta phải khắc phục khó khăn của nạn đói để tạo điều kiện cho
tổng khởi nghĩa.
38. Chỉ thị Pháp Nhật bắn nhau và hành động của chúng ta:
- Kẻ thù chính: phát xít Nhật
Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”
- Phát động 2 cao trào kháng Nhật cứu nước
- Đề ra chủ trương phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói cho dân
- Hình thức khởi nghĩa: khởi nghĩa từng phần
39. Hội nghị Đảng toàn quốc tại Tân Trào - Tuyên Quang (từ 13 - 15/8/1945)
xác định chủ trương tổng khởi nghĩa khi quân đồng minh đổ bộ vào Đông Dương.
40. Địa phương giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
là Hà Tiên

CHƯƠNG II
1. Khẩn hiệu “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết” được nêu lên trong văn kiện chỉ
thị “Kháng chiến kiến quốc”.
2. Sau CMT8 Đảng ta xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính vì:
 Ngày 23/9/1945: Pháp nổ sung xâm lược nước ta tại Sài Gòn (cơ sở
thực tiễn).
 Lợi ích về KT-CT: Pháp gắn chặt với Đông Dương.
 Tưởng và Anh được phân công vào nước ta để giải giáp quân Nhật,
còn Pháp không được phân công nhưng có ý đồ núp bóng quân Anh,
tiến vào nước ta xâm lược lần 2.
3. 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách sau cách mạng tháng 8:
 Củng cố chính quyền
 Chống thực dân Pháp xâm lược
 Bài trừ nội phản
 Cải thiện đời sống cho nhân dân
4. Trong bốn nhiệm vụ đó, củng cố chính quyền là chủ yếu và cấp bách nhất,
vì:
 Cơ sở lý luận: Chính quyền là công cụ sắc bén để kháng chiến và kiến
quốc, là vấn đề quan trọng nhất của mọi cuộc cách mạng.
 Cơ sở thực tiễn: củng cố chính quyền vững mạnh sẽ thực hiện các
nhiệm vụ còn lại thành công, dây là giai đoạn lịch sử Đảng tuyên bố tự
giải tán (11/11/1945) thực chất là rút vào hoạt động bí mật, vai trò của
Đảng được ẩn trong vai trò của nhà nước, nên củng cố chính quyền để
lãnh đạo cách mạng thắng lợi.
5. Sự kiện tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất là Tổng tuyển cử bầu quốc hội vào ngày 6/1/1946
6. Từ 9/1945 đến 3/1946 nước ta thực hiện sách lược Tạm hòa với Tưởng để
đánh Pháp
7. Từ 3/1946 đến 12/1946 Đảng ta thực hiện sách lược Tạm hòa với Phấp để
đuổi Tưởng.
8. Nước ta ký với Pháp 2 văn bản:
 Hiệp định Sơ bộ (6/3)
 Hiệp định Tạm ước (14/9).
9. Dấu ấn ngoại giao trong thế kỷ XX:
 Hiệp định Sơ bộ (6/3).
 Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
 Hiệp định Pa-ri (1973).
10. Tạm ước 14/9 là nhân nhượng cuối cùng. (Điền vào chỗ trống).
11. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp: Dựa
trên sức mạnh của toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, trường kỳ và tự lực
cánh sinh.
12. Đại hội II là đại hội kháng chiến.
13. Đối tượng chính của cách mạng là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
14. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
15. Động lực chính của cách mạng là liên minh công – nông – tri thức.
16. Con đường đi lên CNXH trải qua 3 giai đoạn.
17. Chính sách của Đảng bao gồm 15 chính sách.
18. Nội dung nhằm thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi, đặt cơ sở kiến thiết quốc
gia tạo tiền đề tiến lên CNXH là 15 chính sách
19. Ngày mở màng của chiến dịch Điện Biên Phủ: vào 17H ngày 13/3/1954
20. Ngày kết thúc thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ: vào 17h30 ngày
7/5/1954
21. Chiến dịch Điện Biên Phủ tổ chức thành 3 đợt.
22. Ngày kya hiệp định Giơ-ne-vơ: 21/7/2954
23. Tạ Quang Bửu đại diện Việt Nam ký hiệp định Giơ-ne-vơ
24. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau 7/1954 là 1 Đảng lãnh đạo 2
cuộc cách mạng ở 2 miền đất nước có chế dộ chính trị khác nhau.
25. Hội nghị Bộ chính trị (9/1954) chuyển tử đấu tranh vũ trang sang chính trị
26. Hội nghị Xứ Ủy Nam Bộ (12/1956) chủ trương đưa cách mạng miền Nam đi
lên bằng con đường bạo lực cách mạng.
27. Hội nghị trung ương 15 (1/1959) dẫn đến bùng nổ phong trào Đồng Khởi
đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương.
28. Hội nghị trung ương 15 (1/1959) chuyển cách mạng sang thế tiến công
29. Chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” có xương sống là “Ấp chiến lược” (hơn
16.000 ấp).
30. Đại hội III (9/1960) là đại hội hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn mới.
31. Chiến lược chung của 2 miền, Đại hôi III nêu: Tiến hành đồng thời và kết
hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền đất nước.
32. Vai trò, vị trí của 2 miền:
Cách mạng miền Bắc: Quyết định nhất vì:
 Miền Bắc được giải phóng đi lên CNXH: khôi phục kinh tế, đời sống,
nhân dân ổn định, chuẩn bị nguồn lực cho cuộc kháng chiến chóng
Mỹ.
 Xây dựng cơ sở cho CNXH và tiến lên CNXH.
 Thực hiên chi viên, hậu phương cho cách mạng miền Nam.
Cách mạng miền Nam: Quyết định trực tiếp vì:
 Miền Nam là chiến trường trực tiếp đấu tranh với MỸ và bè lũ tay sai.
 Thắng lợi của nhân dân miền Nam là thắng lợi trực tiếp dẫn đến sự
thắng lợi của cả nước, giải phóng dân tộc.
33. Chiến thắng Ấp Bắc mở đầu sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh Đặc
biệt”.
34. Kể từ trận Ấp Bắc Mĩ không thể thắng ta được. (Điền vào chỗ trống).
35. Từ năm 1965-1975 có 2 chiến lược: Chiến lược chiến tranh Cục bộ và chiến
lược Việt Nam hóa chiến tranh.
36. Hội nghị trung ương 11 và 12 đề ra Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
37. Quyết tâm chiến lược của đại hội lần thứ III đề ra Quyết tâm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược.
38. Chủ trương và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc năm 1965-1975 có 4 nhiệm
vụ:
 Chuyển hướng kinh tế
 Tang cường lực lượng quốc phòng
 Chi viện cho miền Nam cao nhất
 Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức
39. Chuyển hướng kinh tế tiếp tực xây dựng CNXH trong hoàn cảnh có chiến
tranh là nét đặc trưng chưa từng có trong tiền lệ lịch sử ở miền Bắc.
40. Chiến lược chiến tranh Cục bộ bị đánh bại bởi sự kiện Tết Mậu Thân năm
1968.
41. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
 Miền Bắc: đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của
Mỹ vào nước ta.
 Miền Nam: 1961-1971: Mĩ tiến hành chiến tranh hóa học, quân sự:
chiến tranh tâm lý
42. Ở miền Bắc làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ buộc Mỹ xuống tham chiến
tranh, ký hiệp định Pari và rút quân về nước.
43. Hiệp định Pari được ký vào ngày 27/1/1973 đại diện ký là Nguyễn Duy Trinh
44. Hội nghị trung ương 18 (1/1970) đề ra chủ trương chống chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh”
45. Hội nghị trung ương 21 đề ra chủ trương con đường bạo lực cách mạng là con
đường đấu tranh của nhân dân miền Nam
46. Hội nghị Bộ Chính trị (10/1974) chủ trương giải phóng miền Nam trong 2 năm
1975-1976
47.Cơ sở để Bộ Chính trị tiến hành giải phóng năm 1975 là chiến thắng Phước
Long có ý nghĩa như đoàn thăm dò chiến lược
48. Ngày 14/4/1975 Bộ Chính trị quyết định lấy tên chiến dịch là Hồ Chí Minh

CHƯƠNG III
 Đại hội IV
1. Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản
xuất tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa là Đặc điểm lớn nhất của Đại hội IV vì quy định nội dung, hình thức và
bước của cách mạng XHCN ở nước ta.
2. Đại hội IV xác định Cách mạng Khoa học kĩ thuật là then chốt.
3. Đại hội IV: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
4. Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979):
 Bước đột phá I về kinh tế.
 Lần đầu tiên văn kiện của Đảng thừa nhận thị trường.

 Đại hội V (3/1982)


5. 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
6. Nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu là Xây dựng thành công CNXH.
7. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu.
8. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới:
 Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979) – Bước dột phá 1
 Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) – Bước dột phá 2
 Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986) – Bước dột phá 3:
 Bước quyết định cho sự của đường lối đổi mới của Đảng
 Lần đầu tiên thừa nhận mối quan hệ đúng đăn giữa hàng hóa-
tiền tệ, thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lý luận về kinh tế.

 Đại hội VI (12/1986):


9. Đất nước đổi mới từ Đại hội VI (12/1986).
10. Đề ra 3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dung và
hàng xuất khẩu.
11. Lần đầu tiên nâng tầm vấn đề xã hội lên tầm chính sách.
12. 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành là sự kiện lần
đầu tiên tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt
Nam.
13. Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3/1989) chính thức dung khái niệm Hệ thống
chính trị.
14. Bộ chính trị ra Nghị quyết soos13 là sự đặt nền móng hình thành đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa.

 Đại hội VII (1991)


15. Cương lĩnh chính trị năm 1991
 Là cương lĩnh thứ 4 từ trước tới giờ
 Cương lĩnh đầu tiên sau đổi mới
16.Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (gọi
tắt là Cương lĩnh 1991).
17. Bài học số 5 trong Cương lĩnh 1991: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu bảo đảm thắng lợi của CM Việt Nam.
18. Lần đầu tiên nêu lên đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam là tiên tiến, đậm
đà BSDT.
19. Hội nghị Trung ương 7 Khóa VII có bước đột phá trong nhận thức của Đảng
khi lần đầu tiên nêu lên khái niệm CNH, HĐH.
20. Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khóa VII) lần đầu tiên Đảng khẳng định xây dựng
Nhà nước pháp quyền.

 Đại hội VIII (1996)


21. Chủ trương chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
22. Bài học: kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
23. Quan điểm:
 Con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển mạnh và bền vững.
 Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH.
24.Tuyên ngôn văn hóa của Đảng:
 Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) => Trước CMT8
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) => Thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH.
25. Lần đầu tiên nêu lên mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ
hóa độ đi lên CNXH là Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
26. 4 hình thức phân phối cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Theo kết quả lao động
2 hình thức phân phối chủ yếu
 Hiệu quả kinh tế
 Mức góp vốn
 Phúc lợi xã hội
27. Lần đâu tiên, chủ trương xây dựng quan hệ đối tác là bước phát triển về chất
trong tiến trình quan hệ quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới.

 Đại hội X (2006)


28. Lần đầu tiên cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân
29. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
30. Hội nghị Trung ương 4 Khóa X lần đầu tiên ban hành chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020.

 Đại hội XI (2011)


31. Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011)
32. Bài học 5: CL2011: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi Cách mạng Việt Nam.
33. Bài học 5: CL1991: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo
đảm thắng lợi Cách mạng Việt Nam.
34. Mục tiêu, đặc trưng:
 ĐH XI: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 ĐH X: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
 ĐH VIII: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
35. So sánh Cương lĩnh 2011 và 1991:
Nội dung Cương lĩnh 2011 Cương lĩnh1991
Số đặc trưng 8 6
Bổ sung mới -“Dân giàu, nước mạnh, dân Chưa nêu lên
chủ, công bằng, văn minh”.
-“Có Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng
Cộng sản lãnh đạo”

36.Cương lĩnh 1991: “Khi kết thức thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản
những cơ sở kinh tế của CNXH, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư
tường, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một XHCN phồn vinh”.
37. Cương lĩnh 2011: “Khi kết thức thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản
nền tảng kinh tế của CNXH, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư
tường, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một XHCN ngày càng phồn
vinh, hạnh phúc”.
38. Đối ngoại chủ trương, phương châm:
 ĐH XI: Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
 ĐH X: Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
 ĐH IX: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
 ĐH XI lần đầu tiên xác định “Vì lợi ích quốc gia, dân tộc” là mục
tiêu và nguyên tắc cao nhất của đối ngoại”

 Đại hội XII (1/2016)


39. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. (Xây dựng Đảng
về đạo đức lần đầu tiên được xác định riêng biệt).
40. Các đột phá chiến lược:
 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Phát triển nguồn nhân lục, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
41. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII:
 “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các tham gia
các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
 Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chính đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sứ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
42. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
 Quan điểm về “Phát triển Kinh tế tư nhân trở thành một động lực
quan trọng của nền KTTN định hướng XHCN
 Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là các
thành phần nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

 Đại hội XIII (1/2021)


43. Lần đầu tiên nêu lên Hệ quan điểm chỉ đạo.
44. Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng XHCN.
45. Mục tiêu cụ thể:
 Đến năm 2025: vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
 Đến năm 2030: thu nhập trung bình cao.
 Đến năm 2045: thu nhập cao.
46. Quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII:
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII: Nghị quyết về đẩy
mạnh xây dựng, chính đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII: Nghị quyết về tăng
cường xây dựng, chính đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ.

 MỘT SỐ CÂU QUAN TRỌNG


 Thành tựu
 1996: Ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
 2008: Ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển
 2022: Quan hệ đối tác:
+ Đối tác chiến lược: 17 đối tác (4 đối tác chiến lược toàn diện: Nga,
Trung, Ấn, Hàn (2022))
+ Đối tác toàn diện: 13 đối tác
 2022: Quan hệ ngoại giao 190 quốc gia (quần đảo Cook là quốc gia
thứ 190)
 Các Cương lĩnh chính trị mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành:
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo
 Luận cương chính trị tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
 Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2/1951) (Cương lĩnh
kháng chiến).
 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
(Cương lĩnh 1991)
 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011) (Cương lĩnh 2011).
 Tên Đảng:
 Hội nghị thành lập Đảng (2/1930): Đảng Cộng sản Việt Nam
 Hội nghị Trung uong lần thứ nhất (10/1930): Đảng Cộng sản Đông
Dương
 Đại hội II (2/1951): Đảng Lao động Việt Nam
 Đại hội IV (12/1976): Đảng Cộng sản Việt Nam
 Một số Tổng Bí thư của Đảng:
 Trần Phú: câu nói “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”
 Nguyễn Văn Cừ: tác phẩm “Tự chỉ trích”
 Trường Chinh: Kháng chiến nhất định thắng lợi, đề cương văn hóa
Việt Nam
 Lê Duẩn: Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam
 Mặt trận dân tộc thống nhất:
 Mặt trận Việt Minh (1941) hay còn gọi là Việt Nam độc lập đồng
minh
 Mặt trận Liên Việt (1951)
 Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) tại
Tây Ninh
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (hiện nay)

You might also like