You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU

TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)


I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
(tháng 2 - 1930)
1. Bối cảnh lịch sử:
a) Tình hình thế giới:
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu - Mỹ có những chuyển biến
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội.
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ tự do cạnh tranh sang
giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình
xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ (chủ yếu là châu Á, Phi, Mỹ
Latinh), biến các quốc gia này thành thuộc địa.
- Nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi
ách thực dân, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng
khắp nhất là châu Á.
- Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư
sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc cũng trở thành một bộ phận trong công cuộc đấu tranh chung chống
tư bản.
- Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự thành
lập quốc tế cộng sản năm 1919 đã tác động và làm thay đổi sâu sắc tình
hình thế giới bấy giờ:
+ Cuộc cách mạng tháng mười nga thành công, các dân tộc thuộc
địa của Nga như Ba Lan, UKraine được giải phóng, được hưởng
quyền độc lập, quyền dân tộc tự quyết.
+ Là một tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, mở ra
một thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc.
+ Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước phương tây
và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có
quan hệ mật thiết với nhau đó là cùng chống lại kẻ thù chung là
chủ nghĩa đế quốc.
+ Tại đại hội lần II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin được công bố → Chỉ ra phương hướng đấu tranh giải
phóng dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc
bị áp bức trên con đường cách mạng vô sản.
b) Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng:
- Chế độ phong kiến VN đã lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
- Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược VN tại Đà Nẵng và từ
đó từng bước thôn tính VN
- Triều định nhà Nguyên từng bước thỏa hiệp với TDP, đến ngày 6/6/1884
với hiệp ước Patenotre đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam
trở thành một nước thuộc địa của TDP.
- Chính sách cai trị của TDP:
+ Chính trị:
(1) Chế độ cai trị hà khắc.
(2) Thủ tiêu mọi quyền dân chủ của nhân dân, đàn áp phong
trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
(3) Thực hiện chính sách chia để trị, chia nước ta thành 3 kỳ:
Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với một chế độ chính trị
riêng.
+ Kinh tế:
(1) Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các
ngành công - nông - thương nghiệp
(2) Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, nhằm
bóc lột tối đa và kìm hãm sự phát triển của nước ta.
(3) Từ năm 1897, TDP bắt đầu triển khai các cuộc khai thác
thuộc địa lớn.
(4) Đặt ra nhiều thứ thuế vô lí (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…)
+ Văn hóa:
(1) TDP thực hiện chính sách ngu dân
(2) Lập nhà tù nhiều hơn trường học
(3) Du nhập những giá trị phản văn hóa, duy trì tệ nạn xã hội
đã có từ thời phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn mới, dùng
rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc dân ta.
(4) Ra sức tuyên truyền tư tưởng “Khai hóa văn minh” của
nước Đại Pháp.
+ Xã hội: Các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp tầng lớp mới xuất hiện
với địa vị, kinh tế khác nhau, do đó cũng có thái độ chính trị khác
nhau với vận mệnh của dân tộc.
(1) Giai cấp địa chủ bị phân hóa
(2) Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo, đồng thời là
giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất.
(3) Giai cấp công nhân VN có những đặc điểm riêng
(4) Giai cấp tư sản xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân
(5) Tầng lớp tiểu tư sản bị đế quốc chèn ép → có tinh thần
dân tộc yêu nước và nhạy cảm về chính trị, thời cuộc
(6) Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa
- Nguyên nhân những cuộc đấu tranh cuối XIX đầu XX của nước ta thất bại?
+ Nguyên nhân khách quan:
(1) Các cuộc đấu tranh đều nằm trong thế bị động, TDP dễ dàng dập
tắt
(2) Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn
mạnh và có vũ khí hiện đại hơn
(3) Khuynh hướng chiến đấu lỗi thời, bế tắc về đường lối chiến đấu
+ Nguyên nhân chủ quan:
(1) có nhiều hạn chế về mặt giai cấp, đường lối chính trị, đặc biệt
chưa tập hợp rộng rãi được các lực lượng chính của dân tộc ta :
công nhân, nông dân
(2) Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các phong trào mang
tính tự giác, trong nội bộ bị chia rẽ
(3) chưa tập hợp được sức mạnh của quần chúng nhân dân, chưa thấy
được khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân
(4) Chưa có chính đảng lãnh đạo
→ dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước như: phong trào cần vương, duy
tân, đông du, khởi nghĩa yên thế.…
2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng
- Về chính trị:
+ 1911 - 1917: nghiên cứu cách mạng Mỹ, Pháp → Các cuộc cách mạng
này không đưa lại tự do bình đẳng cho người lao động
+ 1917: tìm hiểu về cách mạng tháng 10 của nga
+ 7/1920: đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề của dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin.
+ 12/1920: Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản, tham gia
thành lập đảng cộng sản Pháp.
→ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản
- Về tư tưởng:
+ Xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học
thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin → Tuyên truyền
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
+ Làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ
+ Viết nhiều bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, đời sống công nhân,
bản án chế độ TDP
→ Tố cáo sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương. Thức
tỉnh tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
- Về tổ chức:
+ Kiến nghị thành lập Ban Nghiên cứu Thuộc địa thuộc ủy ban Trung
ương ĐCS Pháp.
+ 1921: Cùng các chiến sĩ cách mạng quốc tế lập ra hội liên hiệp thuộc địa
+ 11/1924: Đến Quảng Châu (Trung Quốc) thành lập Hội liên hiệp các dân
tộc bị áp bức
+ 1925: Người thành lập Hội VN cách mạng thanh niên (chưa phải chính
đảng cộng sản, nhưng là tiền thân dẫn tới sự ra đời của Đảng)
3. Thành lập ĐCS Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
a) Các tổ chức cộng sản ra đời
b) Hội nghị thành lập Đảng
- Cuối năm 1929, những người cách mạng VN trong các tổ chức cộng sản đã
nhận thức sự cần thiết của một đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẻ
dân tộc ở VN
- 10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông Dương tài liệu về
việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương → yêu cầu phải khắc phục
sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản thành lập một đảng của giai cấp vô sản
- Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất
Đảng, họp từ 6/1 - 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc
c) Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập ĐCS Việt Nam
- Chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước giải quyết được tình
trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, giai cấp lãnh cách mạng diễn ra
đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất
nước.
- là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa ML với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước của nhân dân.
- Cùng với sự ra đời của cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng định lần đầu VN
có một bản cương lĩnh phản ánh được quy luật khách quan của xã hội VN, đáp
ứng những nhu cầu cơ bản, cấp bách của xã hội, phù hợp với xu thế thời đại,
định hướng đúng đắn cho sự phát triển của cách mạng VN
- Khẳng đnhj sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam - con
đường cách mạng vô sản. Con đường duy nhất giải phóng dân tộc, giai cấp, con
người.
- ĐCS Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển dân tộc VN,
trở thành nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng VN đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác.
II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945:
1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và khôi phục phong trào 1932 - 1935:
a) Bối cảnh trong nước và quốc tế:
- Tình hình thế giới:
+ Trong khi Liên Xô đang đạt được những thành quả quan trọng trong
công cuộc xây dựng đất nước, thì ở các nước tư bản chủ nghĩa diễn ra
cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô lớn với những hậu quả nặng nề,
làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội ngày càng gay gắt
+ Phong trào cách mạng thế giới dâng cao
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hướng lớn đến các nước thuộc địa, phụ
thuộc làm cho mọi hoạt động sản xuất đình đốn…
- Tình hình trong nước:
+ TDP tăng cường bóc lột để bù đắp cho những hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế ở chính quốc
+ tiến hành chiến dịch khủng bố trắng nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên
Bái (1930)
+ Mâu thuẫn của dân ta vs TDP ngày càng gay gắt
+ ĐCS ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng
đắn nắm quyền lãnh đạo duy nhất đã lãnh đạo ngay một cuộc đấu tranh
kịch liệt chống Pháp.
b) Phong trào cách mạng 1930 - 1931:
- Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1930, bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp ở nhà
máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè Sài Gòn, các đồn điền Phú Riềng…
- Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương như Hà
Nam, Thái Bình, Nghệ An…. Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trên các
đường phố Hà Nội và nhiều địa phương
- 5/1930, phong trào phát triển cao trào
- 1/5/1930, nhân dân VN kỷ niệm ngày quốc tế lao động với những hình thức
đấu tranh phong phú.
- Riêng trong tháng 5/1930 đã nổ ra 16 cuộc bãi công của công nhân, 34 cuộc
biểu tình của nông dân và 4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thành thị
- 6-8/1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc tổng bãi công của
công nhân khu công nghiệp Bến Thủy - Vinh, đánh dấu một thời kỳ mới, thời
kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến.
2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939:
a) Điều kiện lịch sử:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1930 gây ra nhiều biến động ở
các nước tư bản
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, tạm thời thắng thế ở một số nơi
- Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng đến nề
hòa bình quốc tế
- Quốc tế cộng sản tại đại hội VII xác định kẻ thủ nguy hiểm trước mắt của nhân
dân thế giới là chủ nghĩa phát xít
- ĐCS ra sức phấn đấu lập mặt trận chống phát xít
b) Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
- Phong trào đấu tranh chính trị
- Phong trào đấu tranh báo chí
- Phong trào đấu tranh nghị trường
3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945
a) Bối cảnh và chủ trương, chiến lược của Đảng
- Tình hình thế giới: chiến tranh thế giới diễn ra căng thẳng
- Tình hình trong nước:
+ Nhật kéo quân vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật → nhân dân ta
một cổ 2 tròng
+ TDP tăng cường khủng bố, đàn áp ĐCS Đông Dương
+ 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước làm việc ở Cao Bằng
CHƯƠNG II: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI
XÂM, HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
1945 - 1975:
I. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 - 1946:
a) tình hình sau cách mạng tháng tám:
- thuận lợi:
+ Hệ thống XHCN
+ Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
+ Phong trào dân chủ và hòa bình
+ Chính quyền dân chủ nhân dân
+ Nhân dân làm chủ
+ Lực lượng vũ trang nhân nhân
+ Lòng tin
- Khó khăn:
+ Giặc đói, giặc dốt
+ Giặc ngoại xâm
+ Kinh nghiêm quản lý
+ Ngoại giao

You might also like