You are on page 1of 24

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Sự kiện lịch sử Đảng


- Đường lối của Đảng: 1930 – nay.
- Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực tiễn
- Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ lịch sử

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và sự chuyển biến của xã hội Việt
Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược.
a, Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của xã hội Việt Nam
- 01/09/1858: Pháp đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, chính thức quá trình xâm lược
Việt Nam lần thứ nhất. Lần thứ hai, ngày 23/09/1945, Pháp đã đưa quân trở lại nổ súng vào
đoàn người biểu tình ở miền Nam Việt Nam, chính thức nổ súng xâm lược VN lần thứ 2 năm
1946. Ngày 19/12/1946, chủ tịch HCM đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” phát động
kháng chiến trong phạm vi cả nước
- Năm 1884, sau một thời gian xâm lược và bình định các tỉnh miền Nam, Pháp bắt đầu đưa
quân ra Huế và chèn ép triều đình nhà Nguyễn , vì vậy với sự bàng nhược và hèn nhát của triều
đình nhà Nguyễn đã nhanh chóng ký với TDP hàng loạt các hiệp ước đầu hàng và hiệp ước Pa-
tơ-nốt là hiệp ước cuối cùng. Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 đã chính thức đánh dấu sự quy
hàng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với TDP.
b, Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược.
* Tính chất xã hội VN: Thay đổi căn bản từ quốc gia phong kiến độc lập trở thành XH thuộc
địa nửa phong kiến
* Giai cấp XHVN:
- Đã có sự phân hóa sâu sắc từ khi Pháp xâm lược, cụ thể:
+ Trước khi Pháp sang xâm lược VN, quốc gia phong kiến VN tồn tại 2 giai cấp: địa chủ và
nông dân
+ Sau khi TDP xâm lược, XHVN xuất hiện thêm những giai cấp và tầng lớp mới: GCCN,
GCTS và tầng lớp trí thức tiểu tư sản, trong đó:
 Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số và họ bị 2 tầng áp bức bóc lột là địa chủ
phong kiến và tư bản. Vì là giai cấp chiếm lực lượng đông nhất trong XH nên khi giai cấp này
được giác ngộ bởi lý tưởng, lý luận cách mạng, họ sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc.
 GCCN là sản phẩm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của
TDP ở ĐD. Phần lớn GCCN có xuất thân từ nông dân, vì vậy, họ có mối liên kết chặt chẽ với
giai cấp nông dân và đều bị TB, TDP và địa chủ phong kiến bóc lột, áp bức. Khi GCCN được
giác ngộ lý tưởng cách mạng, họ sẽ nhanh chóng trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
1
Câu 3: Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
* Phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến (1858 – 1896)
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1884 – 1913) dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ nông
dân Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) cùng với những người nông dân áo vải đã kiên cường đấu
tranh để chống áp bức, chống sự xâm lược của TDP, của PK tay sai để giành độc lập.
- Phong trào Cần Vương với Chiếu Cần Vương (1885 – 1896): do vua Hàm Nghi và Tôn Thất
 Mặc dù 2 phong trào này diễn ra mạnh mẽ ở khắp cả nước chống lại ách áp bức, xâm lược
của TDP để dành độc lập nhưng đều thất bại. Chứng tỏ giai cấp phong kiến VN không đủ năng
lực, sức mạnh, lực lượng để nắm giữ phong trào cách mạng đánh đổ TDP ra khỏi lãnh thổ VN.
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1897 – 1930)
- Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu
- Xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh
* Phong trào tiểu tư sản trí thức của VN Quốc dân Đảng (12/1927 – 2/1930)
- Khởi nghĩa Yên Bái

Câu 4: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tìm ra con đường cứu nc 1911-1920
- Chuẩn bị các đk về chính trị, tư tưởng cho vc thành lập ĐCS VN
Câu 5: Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
a, Hội nghị thành lập Đảng:
- Thời gian: 6/1 – 7/2/1930
- Địa điểm: Cửu Long, Hương Cảng (Hongkong), Trung Quốc
- Thành phần tham dự hội nghị:
+ 2 đại biểu của Đông Dương Cộng Sản Đảng: Trịnh Đình Cửu (1906 – 1990) và Nguyễn
Đức Cảnh (1908 – 1932).
+ 2 đại biểu của An Nam Cộng Sản Đảng: Châu Văn Liêm (1902 – 1932) và Nguyễn Thiệu
(1903 – 1989).
+ Đại biểu của Quốc tế Cộng Sản: Nguyễn Ái Quốc
- Nội dung hội nghị thành lập ĐCSVN:
+ Xóa bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất thành lập ra 1 tổ chức
duy nhất đó là ĐCSVN
+ Tên Đảng là ĐCSVN
+ Thảo luận chính cương và điều lệ sơ lược, vắn tắt do NAQ soạn thảo bao gồm: Chính cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt và điều lệ vắn tắt
+ Định ra được kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức trong nước.
+ Cử được BCHTW lâm thời.
- Ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng:
2
Hội nghị thành lập Đảng với những nội dung mà hội nghị đã thông qua, hội nghị có giá trị
như một đại hội thành lập Đảng vì đã thông qua được chính cương vắn tắt và điều lệ vắn tắt do
NAQ soạn thảo. 2 văn kiện này đã hợp nhất thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội
nghị đã đặt được tên Đảng là ĐCSVN và cử ra được BCHTW lâm thời trực tiếp lãnh đạo cách
mạng.
b, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự hợp nhất của 2 văn kiện chính cương vắn tắt
và sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN.
- Phương hướng chiến lược cách mạng: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi đến XH cộng sản  Cách mạng VN tiến hành qua 2 giai đoạn: vừa làm tư sản dân quyền
cách mạng vừa làm thổ địa cách mạng. Sau khi hoàn thành, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN
mà đi thẳng lên XHCS.
- Nhiệm vụ cách mạng: (Giáo trình)
Cương lĩnh tháng 2 xác định chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu 
xác định cách mạng VN có 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến nhưng đặt lên
hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc và giành độc lập dân tộc.
- Lực lượng cách mạng: Tiến tới xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Điều đó thể hiện sự vận
dụng sáng tạo và đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về vai trò và sức mạnh của
quần chúng nhân dân trong lịch sử: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người
làm nên lịch sử; kế thừa truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông ta với tinh thần “dễ trăm
lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nguyễn Trãi từng cho rằng: “Chở
thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” Điều đó càng làm khẳng định tinh thần đại đoàn kết dân
tộc trong kháng chiến chống xâm lược
- Lãnh đạo cách mạng: ĐCSVN
- Phương pháp cách mạng: Cách mạng VN thắng lợi phải bằng con đường cách mạng bạo lực
của quần chúng (Cách mạng bạo lực là khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền về tay nhân
dân)
- Đoàn kết quốc tế: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
- Ý nghĩa của cương lĩnh tháng 2:
Đã phản ánh 1 cách xúc tích các luận điểm cơ bản mang tính chiến lược của cách mạng VN,
đã chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong lòng XHVN lúc bấy giờ, xác định đúng
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đặt lên hàng đầu đòi hỏi phải giải quyết là nhiệm vụ chống đế
quốc. Luận cương đã đánh giá đúng khả năng, vai trò và thái độ của các giai cấp trong XH với
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, vận dụng nhuần nhuyễn
quan điểm cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Đáp ứng được
yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của quần chúng nhân dân lúc bấy giờ.

3
Câu 6: Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 được thông qua tại hội nghị lần nhứ nhất của
BCHTW Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930:
- Mâu thuẫn XH: Mâu thuẫn XH đang diễn ra gay gắt nhất trong XHVN lúc bấy giờ là mâu
thuẫn giai cấp: Mâu thuẫn giai cấp đang diễn ra gay gắt, cụ thể giữa 1 bên là những người thợ
thuyền, dân cày và phần tử lao khổ mâu thuẫn với 1 bên là địa chủ, phong kiến, TB và đế quốc
chủ nghĩa.
- Phương hướng chiến lược cách mạng: Là cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ
địa và phản đế để đi đến XH cộng sản.
- Nhiệm vụ cách mạng: (Giáo trình)
“Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng dân quyền (chống phong kiến)”
 Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 xác định có 2 nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc và đánh
đổ phong kiến nhưng đặt lên hàng đầu là đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.
- Lực lượng cách mạng: Khẳng định giai cấp vô sản và giai cấp nông dân là lực lượng chính
của cách mạng  Với việc xác định lực lượng cách mạng như vậy, Luận cương chính trị tháng
10 năm 1930 đã chưa đánh giá đúng khả năng, vai trò và thái độ của các giai tầng khác trong
XH với nhiệm vụ của cách mạng đặt ra. Vì vậy, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 chưa
đề ra được 1 chiến lược đại đoàn kết dân tộc rộng rãi, chưa biết tập hợp và phát huy sức mạng
của khối đại đoàn kết toàn dân nên vô hình chung đã thu hẹp lại lực lượng cách mạng, đẩy cách
mạng về phía kẻ thù hơn.
- Lãnh đạo cách mạng: ĐCSVN
- Phương pháp cách mạng: Võ trang bạo động để giành chính quyền
- Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phân của cách mạng vô sản thế giới.
- Nhận xét:
Ưu điểm Nhược điểm
- Đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến - Không nêu rõ được mâu thuẫn chủ yếu của
lược của cách mạng VN. XHVN: đó là mâu thuẫn dân tộc
- Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân
tộc
- Không đề ra được chiến lược đại đoàn kết
dân tộc.
- Nguyên nhân hạn chế: Do nhận thức không đầy đủ về thực tiễn cách mạng thuộc địa và chịu
ảnh hưởng của khuynh hướng tả khuynh (nặng về đấu tranh giai cấp) trong quốc tế cộng sản và
một số ĐCS trong thời gian đó.

Câu hỏi: Trình bày sự giống và khác nhau của Cương lĩnh tháng 2 và Luận Cương tháng
10 năm 1930.
4
Cương lĩnh chính trị tháng 2 là sự hợp nhất của 2 văn kiện chính cương vắn tắt và sách
lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 được thông qua tại hội nghị lần nhứ nhất của
BCHTW Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Về cơ bản, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 giống với Cương lĩnh chính trị
tháng 2 vì đều chỉ ra những vẫn đề cơ bản mang tính chiến lược của cách mạng VN, cụ thể:
- Phương hướng chiến lược cách mạng: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi đến XH cộng sản
- Lãnh đạo cách mạng: ĐCSVN
- Phương pháp cách mạng: Cách mạng VN thắng lợi phải bằng con đường cách mạng
bạo lực của quần chúng (Cách mạng bạo lực là khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền về
tay nhân dân)
- Đoàn kết quốc tế: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Điểm khác nhau cơ bản của 2 văn kiện này chính là ở việc xác định nhiệm vụ cách mạng
và lực lượng cách mạng, cụ thể:
Cương lĩnh tháng 2 năm 1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định:
- Nhiệm vụ cách mạng: (Giáo trình)
Cương lĩnh tháng 2 xác định chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu 
xác định cách mạng VN có 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến nhưng đặt lên
hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc và giành độc lập dân tộc.
- Lực lượng cách mạng: Tiến tới xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Điều đó thể hiện
sự vận dụng sáng tạo và đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về vai trò và sức mạnh
của quần chúng nhân dân trong lịch sử: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là
người làm nên lịch sử; kế thừa truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông ta với tinh thần
“dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nguyễn Trãi từng cho
rằng: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” Điều đó càng làm khẳng định tinh thần đại
đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống xâm lược
Còn luận cương tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo lại xác định:
- Nhiệm vụ cách mạng: (Giáo trình)
“Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng dân quyền (chống phong kiến)”
 Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 xác định có 2 nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc và đánh
đổ phong kiến nhưng đặt lên hàng đầu là đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.
- Lực lượng cách mạng: Khẳng định giai cấp vô sản và giai cấp nông dân là lực lượng
chính của cách mạng  Với việc xác định lực lượng cách mạng như vậy, Luận cương chính trị
tháng 10 năm 1930 đã chưa đánh giá đúng khả năng, vai trò và thái độ của các giai tầng khác
trong XH với nhiệm vụ của cách mạng đặt ra. Vì vậy, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930
chưa đề ra được 1 chiến lược đại đoàn kết dân tộc rộng rãi, chưa biết tập hợp và phát huy sức
5
mạng của khối đại đoàn kết toàn dân nên vô hình chung đã thu hẹp lại lực lượng cách mạng,
đẩy cách mạng về phía kẻ thù hơn.
Vậy trên đây là sự giống và khác nhau cơ bản của 2 văn kiện Cương lĩnh tháng 2 năm
1930 và Luận cương tháng 10 năm 1930. Tuy ra đời trong cùng một năm nhưng 2 văn kiện này
cũng có ý nghĩa rất lớn đối với XHVN lúc bấy giờ.

Câu 7: Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng giai đoạn 1939-1945.
- Hội nghị BCHTW6 (11/1939): là hội nghị mở đầu sự chuyển hướng. Hội nghị BCHTW6
diễn ra tại địa điểm xã Bà Điểm, huyện Hoóc Môn, tỉnh Gia Định (Nay là TPHCM)
- Hội nghị BCHTW7 (11/1940): diễn ra tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh  tiếp tục nội dung
chuyển hướng.
- Hội nghị BCHTW8 (5/1941): diễn ra tại Pác Bó, Cao Bằng  hoàn chỉnh ND chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược.
a, Nội dung chuyển hướng chiến lược:
- Nhiệm vụ cách mạng: Đảng xác định: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
- Lực lượng cách mạng: Để có thể tập hợp hết thảy mọi người dân yêu nước tham gia vào khối
đoàn kết toàn dân để chống phát xít, chống đế quốc để giành độc lập dân tộc thì tháng 5/1941,
tại hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng, chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp
hết thảy các giai cấp và tầng lớp không phân biệt già trẻ trai gái, đảng phái, giai cấp mà hễ là
người VN thì đứng lên tham gia vào hàng ngũ Việt Minh để chống Pháp, đuổi Nhật giành độc
lập cho dân tộc.
- Phương pháp cách mạng: Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
nhân dân. Hình thức của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước.
b, Ý nghĩa của sự chuyển hướng chiến lược:
- Về mặt lý luận:
+ Sự chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945 thể hiện sự vận dụng nhuần
nhuyễn và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Cụ thể đó là sáng tạo trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng và vận dụng nhuần nhuyễn trong
việc tập hợp lực lượng cách mạng, xác định lực lượng cách mạng và về phương pháp cách
mạng và hình thức của cuộc khởi nghĩa – đấy là khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng
phần đến tổng khởi nghĩa tức là đánh ở vùng nông thôn, vùng rừng núi trước sau đấy khi có đủ
đk mới tiến về trung tâm khởi nghĩa để giành chính quyền
+ Sự chuyển hướng chiến lược đánh dấu sự hình thành tư tưởng HCM về cách mạng giải
phóng dân tộc ở một nước thuộc địa
- Về mặt thực tiền:

6
Sự chuyển hướng chiến lược là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng
8/1945.

Câu hỏi: Tại sao trong giai đoạn 1939 – 1945: Đảng lại đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu?
Xét về hoàn cảnh của VN lúc bấy giờ, nhân dân VN sống trong cảnh một cổ hai tròng:
bên cạnh TDP thì nhân dân VN phải gánh thêm một ách xâm lược, một ách áp bức bóc lột nữa
đấy là phát xít Nhật. Khi đó, nước ta cùng bị Nhật và Pháp đô hộ. Bên cạnh đó, lúc này, trên
thế giới, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã tác động tới tất cả quốc gia trên thế giới, trong
đó có VN. Trong bối cảnh đó, các nước đế quốc và phát xít tham chiến để có đủ nguyên nhiên
vật liệu, sức người, sức của cho cuộc chiến thì chúng phải tăng cường vơ vét, đàn áp, bóc lột
nhân dân lao động ở các nước chính quốc và các nước thuộc địa để có đủ sức cung cấp cho
cuộc chiến tranh mà chúng đang thực hiện. Để thực hiện điều đó, vì chúng tăng cường vơ vét,
áp bức, bóc lột, đặc biệt là khi Pháp tham chiến ở Đông Dương thì Pháp đã thực hiện chính
sách Thời chiến ở ĐD, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào ĐCSĐD, đặt ĐCSĐD ra ngoài vòng pháp
luật, tăng cường vơ vét, bóc lột và đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Mọi
người dân đều rên siết dưới chế độ đó. Và hơn nữa, khi Nhật nhảy vào cùng Pháp cai trị ĐD
tức là Nhật và Pháp cấu kết với nhau để cùng thống trị nhân dân ĐD, điều đó càng đẩy đời
sống nhân dân ĐD đã bần cùng lại trở nên càng bần cùng hóa hơn bao giờ hết: ngột ngạt về
chính trị và bần cùng hóa về KT. Điều đó đặt ra một vấn đề đó là có áp bức ắt phải có đấu tranh
và những cái mâu thuẫn đó đã thể hiện trong thực tiễn bằng các phong trào cách mạng như:
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940) và binh biến Đô Lương
(1/1941) là đòn đánh phủ đầu đối với TDP và phát xít Nhật, ngay từ khi Nhật đặt chân lên ĐD.
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chứng tỏ ràng: mâu thuẫn nội tại trong lòng các nước thuộc địa nửa
phong kiến như là ở VN, đấy là mâu thuẫn dân tộc, đã phát triển đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải
giải quyết, nguyện vọng thiết tha của các tầng lớp nhân dân đó là phải đánh Pháp, đuổi Nhật để
giành độc lập dân tộc. Mà Đảng ta nhận định: “Lúc này đây (tức là khi mâu thuẫn dân tộc lên
đến đỉnh điểm) nếu như không giải quyết vấn đề dân tộc độc lập, không giành được độc lập tự
do cho toàn thể quốc gia dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu mà lợi ích của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” Và như vậy,
rõ ràng là mâu thuẫn này trước kia nó đã gay gắt mà bây giờ thêm một chất xúc tác nữa, nó đẩy
lên đến đỉnh điểm, buộc phải giải quyết. Lúc bấy giờ giữa quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân
tộc, giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc thì dân tộc phải đặt lên trên giai cấp. “Chỉ khi chúng
ta giành được độc lập cho dân tộc thì lợi ích của giai cấp không cần đòi cũng có được nhưng
ngược lại nếu chúng ta vẫn giương cao ngọn cờ đánh phong kiến, đánh giai cấp thì dù chúng ta
có đòi được lợi ích cho giai cấp thì lợi ích cho dân tộc mãi mãi không bao giờ đòi được” Xuất
phát từ thực tiễn đất nước và thế giới, từ nguyện vọng của quần chúng nhân dân và những
7
chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới và tình hình trong nước mà trong giai đoạn
1939 – 1945, Đảng đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
( Bám vào bối cảnh để phân tích, hoàn cảnh lịch sử để phân tích. Từ đó, chỉ ra được
mâu thuẫn dân tộc đã nổ ra, đặt lên hàng đầu, diễn ra gay gắt giữa toàn thể dân tộc VN với đế
quốc phát xít Pháp Nhật đòi hỏi phải giải quyết, đây cũng là nguyện vọng của toàn thể dân tộc
VN. Vì vậy, để đáp ứng với đòi hỏi của lịch sử, đáp ứng với nguyện vọng của quần chúng nhân
dân trong sự chuyển hướng trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng xác định nhiệm vụ cách mạng
đó chính là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Toàn thể nhân dân ĐD ví von về
hoàn cảnh, về mâu thuẫn của nhân dân ĐD với đế quốc phát xít Pháp Nhật đó là: “Toàn thể
ĐD như một đồng cỏ khô, chỉ cần một đốm lửa nhỏ rơi vào thì nó sẽ thổi bùng lên, thiêu đốt tất
cả bè lũ bán nước và cướp nước” Như vậy, cái “mồi lửa” đó, đấy chính là chỉ cần chờ thời cơ,
cơ hội. Khi thời cơ, cơ hội chín muồi thì ngọn lửa ấy sẽ bùng lên và thiêu đốt tất cả…)

Câu hỏi: Trình bày nội dung xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh tháng 2 và
Luận cương tháng 10. Nêu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn 1930 - 1945. Rút ra nhận
xét.
1. Xác định nhiệm vụ cách mạng trong cương lĩnh tháng 2 và luận cương tháng 10. Rút ra
nhận xét.
Cương lĩnh chính trị tháng 2 là sự hợp nhất của 2 văn kiện chính cương vắn tắt và sách
lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 được thông qua tại hội nghị lần nhứ nhất của
BCHTW Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Cả 2 văn kiện Cương lĩnh chính trị tháng 2 và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930
đều đã trình bày những vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng VN như là: phương hướng
chiến lược cách mạng, lực lượng cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lãnh đạo cách mạng,
phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế,…Trong đó nổi lên là vấn đề xác định nhiệm vụ
cách mạng ở 2 văn kiện trên. Cụ thể:
Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 xác định nhiệm vụ cách mạng là… (Giáo trình)
Trong đó, sau khi xác định nhiệm vụ cách mạng thì Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 đã
khẳng định đó là trong 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến thì Cương lĩnh chính trị
tháng 2 năm 1930 đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 xác định nhiệm vụ cách mạng là… (Giáo
trình) Trong đó, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đã đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ
chống phong kiến lên hàng đầu (vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền tức là
chống phong kiến lên trên)
Từ đó ta rút ra nhận xét được rằng:

8
Cả 2 văn kiện đều xác định cách mạng VN đều có 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến nhưng Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 thì đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên
hàng đầu còn Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên
hàng đầu. Với việc xác định nhiệm vụ như vậy thì Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 đã
phù hợp với hoàn cảnh VN lúc bấy giờ, phù hợp với mâu thuẫn hiện tại đang phát triển trong
XHVN lúc bấy giờ, phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Cương lĩnh chính
trị tháng 2 năm 1930 thể hiện sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin vào
hoàn cảnh của VN, thể hiện sự nhận thức đầy đủ về tình hình thực tiễn của VN lúc bấy giờ.
Ngược lại, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 thì không phù hợp với hoàn cảnh VN lúc
bấy giờ…(phân tích ngược lại)
2. Xác định nhiệm vụ cách mạng trong cương lĩnh tháng 2, luận cương tháng 10, nhiệm
vụ cách mạng trong giai đoạn 1930 - 1945. Rút ra nhận xét.
Cương lĩnh chính trị tháng 2 là sự hợp nhất của 2 văn kiện chính cương vắn tắt và sách
lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 được thông qua tại hội nghị lần nhứ nhất của
BCHTW Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945 ra đời ở các hội nghị
BCHTW 6, 7, 8.
Cả 3 văn kiện Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930, Luận cương chính trị tháng 10
năm 1930 và Nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945 đều đã trình bày
những vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng VN như là: phương hướng chiến lược cách
mạng, lực lượng cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lãnh đạo cách mạng, phương pháp cách
mạng, đoàn kết quốc tế,…Trong đó nổi lên là vấn đề xác định nhiệm vụ cách mạng ở cả 3 văn
kiện trên. Cụ thể:
Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 xác định nhiệm vụ cách mạng là… (Giáo trình)
Trong đó, sau khi xác định nhiệm vụ cách mạng thì Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 đã
khẳng định đó là trong 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến thì Cương lĩnh chính trị
tháng 2 năm 1930 đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 xác định nhiệm vụ cách mạng là… (Giáo
trình) Trong đó, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đã đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ
chống phong kiến lên hàng đầu (vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền tức là
chống phong kiến lên trên)
Trong nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng ta xác định
nhiệm vụ cách mạng là: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Từ đó ta rút ra nhận xét:
Hai văn kiện Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 và Trong nội dung chuyển hướng
chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945 giống nhau trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng đó
9
là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Với việc xác định nhiệm vụ như vậy thì cả 2
văn kiện đã phù hợp với hoàn cảnh VN lúc bấy giờ, phù hợp với mâu thuẫn hiện tại đang phát
triển trong XHVN lúc bấy giờ, phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Cương
lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 và nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 –
1945 thể hiện sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin vào hoàn cảnh của VN,
thể hiện sự nhận thức đầy đủ về tình hình thực tiễn của VN lúc bấy giờ.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 xác định đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên
hàng đầu là do xác định sai mâu thuẫn trong lòng XHVN lúc bấy giờ nên dẫn đến việc xác định
nhiệm vụ cách mạng không đúng và không phù hợp với hoàn cảnh của VN. Đây cũng là điểm
hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 và lần nữa khẳng định rằng tính đúng đắn
của Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 cũng như trong nội dung chuyển hướng chiến lược
trong giai đoạn 1939 – 1945.

Câu hỏi: Trình bày nội dung xác định lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh tháng 2 và
Luận cương tháng 10, trong giai đoạn 1930 - 1945. Rút ra nhận xét.
Cương lĩnh chính trị tháng 2 là sự hợp nhất của 2 văn kiện chính cương vắn tắt và sách
lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, được thông qua tại hội nghị thành lập ĐCSVN.
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 được thông qua tại hội nghị lần nhứ nhất của
BCHTW Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945 ra đời ở các hội nghị
BCHTW 6, 7, 8.
Cả 3 văn kiện Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930, Luận cương chính trị tháng 10
năm 1930 và Nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945 đều đã trình bày
những vấn đề mang tính chiến lược của cách mạng VN như là: phương hướng chiến lược cách
mạng, lực lượng cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lãnh đạo cách mạng, phương pháp cách
mạng, đoàn kết quốc tế,…Trong đó nổi lên là vấn đề xác định lực lượng cách mạng ở cả 3 văn
kiện trên. Cụ thể:
Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 xác định lực lượng cách mạng là: Tiến tới xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Điều đó thể hiện sự vận dụng sáng tạo và đúng đắn quan điểm
của chủ nghĩa Mác Lê-nin về vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong lịch sử: cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử; kế thừa truyền thống
đánh giặc, giữ nước của cha ông ta với tinh thần “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong”. Nguyễn Trãi từng cho rằng: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”
Điều đó càng làm khẳng định tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống xâm lược
Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 xác định lực lượng cách mạng là: Khẳng định
giai cấp vô sản và giai cấp nông dân là lực lượng chính của cách mạng  Với việc xác định lực
lượng cách mạng như vậy, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 đã chưa đánh giá đúng khả
10
năng, vai trò và thái độ của các giai tầng khác trong XH với nhiệm vụ của cách mạng đặt ra. Vì
vậy, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 chưa đề ra được 1 chiến lược đại đoàn kết dân
tộc rộng rãi, chưa biết tập hợp và phát huy sức mạng của khối đại đoàn kết toàn dân nên vô
hình chung đã thu hẹp lại lực lượng cách mạng, đẩy cách mạng về phía kẻ thù hơn.
Trong nội dung chuyển hướng chiến lược trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng ta xác định
lực lượng cách mạng: Để có thể tập hợp hết thảy mọi người dân yêu nước tham gia vào khối
đoàn kết toàn dân để chống phát xít, chống đế quốc để giành độc lập dân tộc thì tháng 5/1941,
tại hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng, chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp
hết thảy các giai cấp và tầng lớp không phân biệt già trẻ trai gái, đảng phái, giai cấp mà hễ là
người VN thì đứng lên tham gia vào hàng ngũ Việt Minh để chống Pháp, đuổi Nhật giành độc
lập cho dân tộc.
Từ đó ta rút ra nhận xét: …

Câu hỏi: Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945. Rút ra nhận xét.
Trước hết, ta phải hiểu rõ thời cơ trong cách mạng là gì? Cụ thể, thời cơ là thời gian,
điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang yếu tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi của
việc gì đó. Trong chiến tranh, thời cơ là vấn đề vô cùng quan trọng, bên nào nắm chắc thời cơ
bên đó sẽ giành chiến thắng.
Cách mạng 8/1945 diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh thế giới hết sức thuận lợi đó là:
chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến những ngày cuối cùng. Ở Châu Âu, phát xít Đức và Ý
đã bị hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Tại Châu Á, phát xít Nhật đang ra sức chống chọi với quân
đồng minh, tinh thần quân đội Nhật hoang mang tột độ.
Ngày 6 và 9/8/1945: Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hi-rô-shi-ma
và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Ngày 13/08/1945: Nhật hoàng quyết định đầu hàng đồng minh
vô điều kiện. Ngày 15/08/1945: Nhật tuyên bố với thế giới: đầu hàng quân đồng minh vô điều
kiện, chiến tranh thế giới thứ 2 chính thức chấm dứt.
Tình hình trong nước, ở Đông Dương: sau ngày 09/03/1945: Nhật đảo chính Pháp tạo ra
một cuộc khủng hoảng tột độ ở ĐD và mở ra cơ hội để VN tiến tới tổng khởi nghĩa, phát động
tổng khởi nghĩa dành chính quyền.
Ngày 15/08/1945: Khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở
ĐD rệu rã mất hết tinh thần, bọn tay sai của Nhật thì hoang mang cực độ. Lực lượng quân đồng
minh chưa kịp vào VN để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
Quần chúng nhân dân ĐD dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua các cuộc tập duyệt đấu
tranh chống Pháp, Nhật trong các cao trào cách mạng: 1930 – 1931, 1936 – 1939, và trực tiếp
là cao trào 1939 – 1945 nên quần chúng nhân dân đã sẵn sàng cầm vũ khí đứng lên để đánh đổ
phát xít Nhật, giành độc lập cho dân tộc (không thể cam chịu thêm được nữa, không thể sống

11
tiếp với kiếp nô lệ thêm được nữa). Đảng đã có đủ thời gian chuẩn bị lực lượng chính trị, lực
lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng để tổng khởi nghĩa có thể nổ ra và giành thắng lợi.
Như vậy, những yếu tố khách quan bên ngoài cùng với yếu tố chủ quan ở trong nước đã
tạo nên thời cơ chín muồi, ngàn năm có một cho cách mạng ĐD và Đảng khằng định giờ quyết
định cho vận mệnh dân tộc đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta, và dù lúc này có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành bằng được
độc lập cho dân tộc.
Trong điều kiện hoàn cảnh đó thì Đảng đã nhanh chóng chớp thời cơ, phát lệnh tổng
khởi nghĩa trên toàn quốc từ ngày 15/08 – 30/08/1945. Và rồi nhân dân cả nước đã nhất bề
đứng lên theo chủ trương của Đảng.

Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám năm 1945.
a, Nguyên nhân thắng lợi:
- Cách mạng tháng Tám nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: Kẻ thù trực tiếp của nhân
dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và các lực lượng dân chủ thế giới đánh bại. Bọn Nhật ở
ĐD và tay sai tan rã. Đảng ta chớp thời cơ đó phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa
giành thằng lợi
- Cách mạng tháng Tám là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua ba cao trào cách mạng rộng lớn: Cao trào
1930 – 1931, Cao trào 1936 – 1939 và cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. Quần chúng
cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực
lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt
- Cách mạng tháng Tám thành công cũng là do Đảng ta đã chuẩn bị được lực lượng vĩ đại
của toàn dân đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công – nông, dưới sự
lãnh đạo của Đảng
- Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám. Đảng có Đường lối cách
mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ
đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh
đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu nhất,
quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
b, Ý nghĩa lịch sử:
Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945, HCM viết: “Chẳng những giai
cấp lao động và nhân dân VN ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức
nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân
tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã
nắm chính quyền toàn quốc”

12
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong
gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, giải quyết
thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là chính quyền.
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân VN từ thân phận nô lệ bước lên địa vị
người chủ đất nước, có quyền quyết định vận mệnh của mình.
Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền, vươn
lên cùng các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
ĐCSĐD từ chỗ phải hoạt động bí mật trở thành một đảng cầm quyền. Từ đẩy, Đảng và nhân
dân Việt Nam có chính quyền nhà nước cách mạng làm công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân tộc,
kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên giành thắng lợi ở
một nước thuộc địa, đã đột phá một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ là chiến công của dân tộc VN mà còn là
chiến công chung của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh vì độc lập tự do, vì thế nó có sức cổ
vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo của
Đảng và tư tưởng độc lập tự do của HCM. Nó chứng tỏ rằng: một cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc do ĐCS lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa trước khi
GCCN ở chính quốc lên nắm chính quyền.
Cách mạng tháng Tám đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác
Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 9: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
* Thuận lợi:
- Nhân dân tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch HCM, đoàn kết, quyết tâm
xây dựng, bảo vệ chính quyền và chế độ mới.
- Hệ thống chính quyền từ trung ương đến cơ sở được hình thành và được nhân dân ủng hộ
- Chúng ta đã có lực lượng vũ trang, quân đội, có tinh thần yêu nước và tinh thần chiến đấu cao
- ĐCS ĐD từ một đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong
cả nước, chèo lái con thuyền cách mạng giành thắng lợi.
Và chúng ta đã có chủ tịch HCM – 1 người đứng đầu chính phủ có uy tín cao trong quần chúng
nhân dân, được nhân dân tin yêu và chủ tich HCM là biểu tượng của nền độc lập dân tộc, là
trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân VN.
13
* Khó khăn: “ngàn cân treo sợi tóc”, “giặc đói giặc dốt giặc ngoại xâm”
- Về chính trị:
+ Mặc dù chúng ta đã có chính quyền từ TW đến cơ sở mới nhưng hệ thống chính
quyền cách mạng mới được thiết lập vẫn còn non trẻ, thiếu thốn và yếu kém về nhiều mặt vì
phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý đều do trước kia tham gia nhiệu tình vào cách mạng, trưởng
thành trong đấu tranh cách mạng ở thời kỳ hoạt động bí mật nên chưa quen với vấn đề quản lý
KT, XH, vì vậy gặp những khó khăn trực tiếp trong quá trình lãnh đạo, quản lý KT, XH, triển
khai và thực thi những chỉ thị và nghị quyết của Đảng lúc bấy giờ tới quần chúng nhân dân 
Lãnh đạo yếu kém đe dọa trực tiếp đến an nguy của chính quyền, đến sự tồn vong của nền độc
lập dân tộc. Ở đâu có cán bộ vừa yếu về năng lực vừa thiếu về chuyên môn, về con người thì ở
đó đất nước, KT và XH kém phát triển  nguy cơ lớn  dễ bị lợi dụng, mua chuộc và làm
những cái ảnh hưởng đến đất nước, làm những cái hại nước hại dân.
+ Lực lượng vũ trang của cả nước khi ra khỏi cách mạng 8/1945 chỉ vỏn vẹn 5000 người
mà vũ khí thì thô sơ, toàn bộ vũ khí tự chế tạo mà có. Trong khi đó, các đảng phái phản động:
Việt cách, Việt quốc, Đại Việt, Duy Tân,… lợi dụng khi quân đồng minh đổ bộ vảo VN đã ráo
riết móc nối bắt tay với các thế lực quân đội nước ngoài, hoạt đông mưu toan nhằm xóa bỏ
quyền hoạt động cách mạng, lãnh đạo cách mạng của Đảng, chống phá chính quyền cách mạng.
Như vậy, các thế lực phản động trong nước đã lợi dụng khi mà chính quyền chúng ta còn non
trẻ vừa thiếu vừa yếu thì chúng đã đua nhau ngóc đầu dậy móc nối với các thế lực quân đội
nước ngoài đang có mặt tại VN lúc bấy giờ để nhằm mưu toan xóa bỏ quyền lãnh đạo cách
mạng của Đảng và xóa bỏ chính quyền cách mạng, xóa bỏ thành quả của cách mạng tháng
8/1945. Vì vậy chúng đã tuyên truyền, đưa ra những luận điệu xuyên tạc như là cách mạng triệt
để,… và hô hào công nôn đứng lên đấu tranh để chống lại tư sản và địa chủ, phá hoại mặt trận
dân tộc thống nhất của chúng ta, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Với trình độ dân
trí thấp, mù chữ mà lại bị các thế lực phản động mua chuộc dụ dỗ lôi kéo sẽ quay lưng lại với
cách mạng  cực kỳ nguy hiểm. Đấy là ở miền Bắc
+ Ở miền Nam thì các lực lượng quân Pháp, quân Nhật, nhất là phản động đội lốt tôn
giáo như là Cao Đài, Hòa Hảo,… thì hoạt động chống phá cách mạng hết sức quyết liệt. Và âm
mưu của Pháp là lâp ra một cái chính quyền gọi là Nam Kỳ tự trị để chia cắt đất nước và chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc để âm mưu là sau khi đánh chiếm được Nam Kỳ lập ra một nước
Cộng hòa Nam Kỳ tự trị thì vào 2/1946 chúng sẽ bắt đầu đưa quân ra đánh chiếm miền Bắc,
mục tiêu là quay trở lại độc chiếm toàn bộ ĐD lần thứ 2.
- Về kinh tế:
+ Xuất phát từ chính sách cai trị và áp bức bóc lột của TDP hơn 80 năm qua cùng với sự
thống trị của phát xít Nhật từ năm 1940 – 1945 thì nó gây ra một hậu quả hết sức nặng nề đối
với nền KT VN chúng ta. Nước VNDCCH vừa mới ra đời tiếp quản một nền KT tiêu điều, xơ
xác, công việc đình đốn, nhà máy xí nghiệp bỏ hoang, nông nghiệp thì hoang hóa và hơn 50%
14
ruộng đất ở miền Bắc lúc đó bị bỏ hoang. Nó đẩy nền KT rơi vào kiệt quệ. Trong khi đó, chính
phủ của chúng ta tiếp quản Ngân hàng quốc gia Đông Dương chỉ vẻn vẹn có 1.230.000 đồng
tiền ĐD nhưng trong đó quá nửa bị thất thoát không tiêu thụ được. Hơn nữa, nạn đói cuối 1944
đầu 1945 đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói, nhân dân đồng bào rên siết bởi
thảm cảnh của nạn đói năm 1945. Chúng ta không chết vì chiến tranh nhưng chúng ta chết vì
đói, có thực mới vực được đạo, Pháp quá hiểu về sự gan dạ, kiên trì của nhân dân An Nam nên
không thể nào khuất phục nhân dân An Nam bằng vũ lực thì chúng đánh vào bao tử để cho
người dân An Nam chết dần chết mòn bởi cái đói hành hạ. Và chúng đã đạt được mục tiêu làm
cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Đặt ra một vấn đề, một chính phủ vừa mới ra đời tiếp
quản một ngân hàng một ngân quỹ quốc gia trống rỗng hơn 1 triệu đồng tiền ĐD nhưng trong
đó quá nửa thì rách nát không thể tiêu thụ được, kinh nghiệm quản lý còn yếu lại bị các thế lực
phản động trong nước đua nhau ngóc đầu lên chống phá chính quyền cách mạng mà chính phủ
đó còn phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng của người dân sau cách mạng tháng 8/1945. Làm
thế nào lấy tiền đâu để cứu nhân dân ra khỏi nạn đói, để duy trì hoạt động đối nội đối ngoại, để
trang bị lương thực, vũ khí, quân tư trang cho quân đội để duy trì và phát triển lực lượng vũ
trang, để nó đủ mạnh để bước vào cuộc kháng chiến tiếp theo  đe dọa trực tiếp đến chính
quyền cách mạng.
- Về văn hóa:
+ Xuất phát từ chính sách cai trị văn hóa ngu dân của TDP hơn 80 năm qua đã để lại hậu
quả nặng nề sau cách mạng 8/1945. Hơn 95% dân số thất học, mù chữ  hạn chế phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong chế độ mới cùng với đó là hàng loạt những tàn dư của chế
độ cũ để lại như: hủ tục lạc hậu, thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội,… chưa được khắc phục, gây cản
trở trực tiếp đến quá trình xây dựng chế độ mới của chúng ta.
 Khó khăn thách thức lớn nhất lúc này là sự hiện diện của các thế lực quân đội nước
ngoài trên đất nước ta, đặc biệt là âm mưu và hành động quay trở lại thống trị VN 1 lần nữa
của Pháp
Câu 10: Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945)
Trên cơ sở đánh giá tình hình trong và ngoài nước, ngay tại phiên đầu tiên của chính phủ
ngày 3/9/1945, chính phủ lâm thời cách mạng VN dưới sự chủ trì của chủ tích HCM đã xác
định ngay những nhiệm vụ lớn trước mắt đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại
xâm. Tiếp đó, ngày 25/11/1945, BCHTW Đảng đã ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị đã
phân tích sâu sắc sự biến đổi tình hình thế giới và trong nước (nhất là tình hình Nam Bộ khi đã
bị P quay trở lại chiếm đóng). Chỉ thị xác định rõ kẻ thù chính của nhdân ĐD là thực dân Pháp
xâm lược, vì vậy phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
- Mục tiêu của cách mạng: Đối với kẻ thù thứ hai thì chỉ thị xác định mục tiêu cách mạng Đông
Dương lúc này là dân tộc giải phóng
- Khẩu hiệu cách mạng: Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết
15
- Nhiệm vụ cách mạng: Có 4 nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: Củng cố chính quyền cách mạng;
Chống TDP xâm lược; Bài trừ nội phản; Cải thiện đời sống nhân dân. Trong 4 nhiệm vụ đó,
nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu nhất lúc này là: Củng cố chính quyền cách mạng
Trên cơ sở đề ra nhiệm vụ, chỉ thị kháng chiến kiến quốc 25/11/1945 cũng đề ra nhiều
biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, phức tạp:
- Quân sự: Với cái dã tâm độc chiếm lại Đông Dương một lần nữa của TDP, chúng ta chủ
trương động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu
dài
- Ngoại giao: Chủ trương làm sao cho nước mình ít kẻ thù đi và nhiều bạn đồng minh hơn. Trên
cơ sở đề ra quan điểm ngoại giao, đối với quân Tưởng thì Đảng chủ trương thực hiện chính
sách, sách lược “Hoa Việt thân thiện”, còn đối với TDP chúng ta chủ trương thực hiện sách
lược “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”
 Ý nghĩa của chỉ thị cấp bách của Việt Nam lúc bấy giờ:
Là cơ sở để bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng trong giai đoạn khó khăn, phức tạp

Câu hỏi: Tại sao trong 4 nhiệm vụ: Củng cố chính quyền cách mạng; Chống TDP xâm
lược; Bài trừ nội phản; Cải thiện đời sống nhân dân, Đảng lại xác định nhiệm vụ củng cố
chính quyền cách mạng là quan trọng nhất?
Sở dĩ chúng ta thấy trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25/11/1945, Đảng ta xác
định nhiệm vụ cách mạng quan trọng nhất lúc này chính là củng cố chính quyền cách mạng là
bởi vì:
Thứ nhất, về căn cứ lý luận thì Mác Lê-nin đã khẳng định chính quyền là vấn đề cơ bản
của mọi cuộc cách mạng, giành chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền còn khó hơn gấp
vạn lần. Giai cấp nào có chính quyền trong tay, giai cấp đó sẽ nắm địa vị thống trị toàn xã hội.
Thứ hai, về căn cứ thực tiễn, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt
Nam đã chứng minh vấn đề chính quyền là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các cuộc cách
mạng. Các triều đại phong kiến VN, kể cả trong 3 lần chống quân Mông Nguyên sang xâm
lược, chúng ta đều sống chết giữ được lấy cái ngai vàng, cái triều đình cho chúng ta. Nếu để
cho quân Nguyên Mông cướp được chính quyền thì coi như chúng ta mất nước. Hơn 1000 năm
Bắc thuộc chúng ta đã phải trả giá cho điều đó rồi và lịch sữ đã chỉ rõ các triều đại phong kiến
mười mấy thế kỷ thì cứ triều đại này đến triều đại khác liên tiếp nhường ngai vàng cho nhau
bởi vì mỗi một triều đại đều có giai đoạn thịnh vượng và giai đoạn suy thoái, nhưng đến thời kỳ
suy vong thì lúc đó nhân dân lầm than, lúc đó sẽ có một tầng lớp đứng lên triệu tập nhân dân lật
đổ chế độ cũ để lập ra một triều đình mới, một thời đại mới của đất nước. Vậy, để có thể nắm
vững được ngai vàng, họ phải lật đổ giai cấp cầm quyền cũ và họ lên ngồi vào cái ngai vàng đó
để thống trị và để lãnh đạo nhân dân. Cũng như thế, và rồi ở VN, khi Pháp xâm lược, Pháp
cũng phải đánh sập hoàn toàn chế độ phong kiến, giành lấy chính quyền trong tay để biến vua
16
quan phong kiến triều đình thành bình phong, bù nhìn còn quyền lực thì hoàn toàn nằm trong
tay chính quyền P. Khi P sang xâm lược nước ta một lần nữa, nhân dân VN để giành được
chính quyền sau cách mạng 8/1945, trải qua hơn 80 năm đó bao nhiêu mồ hôi, nước mắt,
xương máu của các thế hệ cha ông đã nằm xuống, chúng ta mới có được cái chính quyền sau
cách mạng 8/1945. Nhưng chính quyền non trẻ vừa mới ra đời đang phải từng bước, từng ngày,
từng giờ phải đối mặt với khó khăn chồng chất khó khăn: giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc
ngoại xâm, cụ thể hơn đó chính là âm mưu của các thế lực thù địch trong nước và các thế lực
quân đội nước ngoài, mặc dù mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích nhưng họ lại có chung một
mục tiêu cuối cùng đó là tiêu diệt Đảng, tiêu diệt chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
xóa bỏ nền độc lập dân tộc mà chúng ta vừa mới giành được, xóa bỏ thành quả của cách mạng
8/1945. Đó là quân Tưởng ở miền Bắc và quân Anh Ấn Pháp ở miền Nam với các thế lực phản
động ở trong nước nổi dậy: Việt quốc, Việt cách,… chống phá cách mạng. Tất cả các khó khăn
đó đang đè nặng lên đôi vai của chính quyền non trẻ vừa mới ra đời, thành quả của cách mạng
8/1945 có thể bị mất đi bất cứ lúc nào nên vấn đề bây giờ đó chính là giành được chính quyền
đã khó rồi, nhưng giữ được chính quyền đó vẫn nằm trong tay Đảng, nằm trong tay quần chúng
nhân dân mới là vấn đề mấu chốt lúc bầy giờ. Bởi vì, chỉ có giữ được chính quyền, chúng ta
mới có cơ sở để đề ra đường lối, để lãnh đạo và kêu gọi quần chúng nhân dân tiếp tục ủng hộ
và tin tưởng theo Đảng, theo Chính phủ, đồng lòng, đồng sức với Đảng, với Chính phủ lần lượt
đối phó với các thế lực thù địch, đối phó với các loại giặc bên trong và bên ngoài nước để
chuẩn bị lực lượng, điều kiện tiếp tục kháng chiến với P ở miền Nam và tiếp theo nữa đó là
bước vào cuộc kháng chiến lâu dài trên phạm vi cả nước mà chúng ta biết chắc rằng không thể
tránh khỏi
Do đó, xuất phát từ lý luận cũng như xuất phát từ thực tiễn lịch sử như trên, cụ thể là sau
cách mạng tháng 8/1945 với những khó khăn chồng chất như trên, thì Đảng ta khẳng định trong
chỉ thị kháng chiến kiến quốc ngày 25/11/1945, đó là trong 4 nhiệm vụ thì nhiệm vụ quan trọng
nhất lúc bấy giờ chính là củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Câu hỏi: Trong rất nhiều các thế lực phản động trong nước và quốc tế thì Đảng ta tại sao
lại khẳng định rằng trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc kẻ thù chính của cách mạng VN
lúc bấy giờ chính là thực dân Pháp, mà không phải là Anh, Tưởng, Mỹ?
Sở dĩ trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc, Đảng xác định kẻ thù chính là Pháp bởi vì:
Thứ nhất, sau khi phân tích trên cơ sở âm mưu và thái độ của các thế lực quân đội đang có mặt
ở nước ta lúc bấy giờ:
*Về quân Tưởng:
- Quân đội Tưởng Giới Thạch mặc dù đang ngông cuồng, hống hách chống phá cách mạng ở
miền Bắc, chống phá Đảng, chống phá chế độ, đốt nhà cướp của của nhân dân ta. Và ban đầu,
chúng vào nước ta với âm mưu diệt cộng cầm hồ và xóa bỏ nền độc lập của chúng ta. Tuy
17
nhiên, sau khi phân tích về âm mưu lâu dài, chúng ta thấy được Tưởng trước sau gì cũng sẽ rút
quân về nước vì:
+ Để tập trung lực lượng đối phó với phong trào cách mạng TQ lúc này đang lên cao.
Vì vậy, họ sẽ quay về để bảo vệ chính quyền của họ
+ Mặc dù Tưởng ngang nhiên chống phá cách mạng nhưng chúng rất dễ thỏa hiệp. Chỉ
cần chính phủ ta nhượng bộ cho chúng một ít lợi ích về mặt kinh tế mà nó không ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chính quyền cách mạng của nước ta cụ thể là: chấp nhận cung cấp lương thực
cho hơn 20 vạn quân Tưởng, chấp nhận cho chúng tiêu thụ đồng tiền nhân dân tệ đang mất giá
được tiêu thụ, lưu hành ở, nhường cho chúng 7 cái ghế ở quốc hội,…Và chúng rất dễ dàng thỏa
hiệp với sự nhượng bộ của chúng ta về kinh tế, về chính trị thì trước sau gì Tưởng cũng sẽ rút
quần về nước.
+ Chắc chắn Pháp và Tưởng cũng sẽ đi đêm với nhau để Pháp sẽ tìm cách thỏa thuận
với Tưởng, để được thay quân Tưởng ra miền Bắc với điều kiện Pháp sẽ nhượng cho Tưởng
một số quyền lợi về KT, đồng thời nhượng lại cho Tưởng một số vị trí quan trọng ở TQ mà
Pháp đang nắm giữ và khi Tưởng đồng ý cho Pháp đưa quân ra miền Bắc đồng nghĩa với việc
Tưởng sẽ rút toàn bộ quân đội về nước
Như vậy, quân Tưởng không còn là kẻ thù chính và lâu dài của nhân dân VN
*Về Mỹ:
+ Mặc dù bên ngoài Mỹ luôn tỏ ra trung lập trong các mối quan hệ giữa các quốc gia
khác với VN song trên thực tế không có bất kỳ một mối quan hệ nào lại thiếu vắng vai trò của
Mỹ đối với vấn đề VN lúc bấy giờ. Mỹ có tham vọng độc chiếm Đông Dương nhưng lúc bấy
giờ tức là sau khi ra khỏi chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ chưa có điều kiện để thực hiện cái mưu
đồ độc chiếm Đông Dương nên Mỹ muốn thông qua vai trò của Tưởng để đè bẹp phong trào
cách mạng VN.
+Trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 chưa kết thúc, quan điểm của Mỹ đối với Đông
Dương đó là: Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pháp không được quyền quay trở lại
Đông Dương với bất kỳ lý do nào mà Đông Dương sẽ thuộc quyền cai trị, nằm trong tầm kiểm
soát và cai quản của quốc tế mà Pháp không được quay trở lại. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh
thế giới thứ 2 kết thúc, quan điểm của Mỹ đối với Đông Dương đã thay đổi hoàn toàn, đó là:
Mỹ quan niệm: “Thà để Đông Dương rơi vào tay Pháp, còn hơn để Đông Dương rơi vào tay
cộng sản”. Vì vậy, sau 2 lần Pháp đi đêm với Mỹ và Anh thì Mỹ đã đồng ý cho Pháp quay trở
lại Đông Dương và cho Pháp mượn tàu chiến chở vũ khí và quân đội để quay trở lại xâm lược
Đông Dương.
Như vậy, Mỹ không còn là kẻ thù chính, trước mắt của nhân dân VN
*Quân đội Anh Ấn:
Mặc dù vào VN với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Tuy nhiên, Anh Ấn cũng đã ký
với Pháp những thỏa thuận hợp tác, bảo trợ cho quân đội Pháp quay trở lại Đông Dương, Pháp
18
sẽ nhượng lại cho Anh Ấn những thuộc địa ở nơi khác của mình, và đồng thời Anh sẽ nhượng
lại Đông Dương cho Pháp
Như vậy, Anh Mỹ Tưởng không phải là kẻ thù chính lúc bấy giờ của chúng ta. Còn
TDP, Pháp là nước hơn 80 năm cai trị chúng ta nhưng cách mạng 8/1945, chúng ta lại giành
chính quyền từ tay phát xít Nhật. Mất Đông Dương một cách dễ dàng như vậy khiến TDP
không cam tâm nhìn chính quyền rơi vào tay đảng cộng sản của chúng ta. Và vì vậy, ngay khi
chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pháp đã tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương.
2/9/1945, Pháp đã lúp bóng quân Anh Ấn xả súng vào đoàn người meeting chào mừng ngày
độc lập của đất nước. 23/9/1945, Pháp đã nổ súng vào miền Nam, đánh chiếm TP.HCM, sự
kiện này đánh dấu quá trình Pháp chính thức quay trở lại xâm lược VN lần thứ 2. Đến tháng 11,
Pháp lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Nam với âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi VN chúng ta,
và lập ra một xứ Nam kỳ tự trị và sau đó đưa quân ra miền Bắc để độc chiếm lại Đông Dương
Như vậy, trên cơ sở phân tích âm mưu và thái độ của từng tên đế quốc đang có mặt ở
VN lúc bấy giờ, thì trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc 25/11/1945, Đảng đã khẳng định kẻ thù
chính của cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ chính là thực dân Pháp

Câu 11: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1950)
* Đường lối kháng chiến của Đảng:
- Nội dung cơ bản: Dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu
dài và dựa vào sức mình là chính.
- Mục tiêu: Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập tự do, thống nhất hoàn toàn;
vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.
- Kháng chiến toàn dân : Đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực
tham gia kháng chiến. Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi
lúc, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt
trận”. Trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
- Kháng chiến toàn diện: Đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ bằng quân sự mà
còn về chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ
trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định. Động viên và phát huy trong mọi lực tiềm
năng, sức mạnh của dân tộc, mọi nguồn lực vật chất, tinh thần trong nhân dân phục vụ kháng
chiến thắng lợi.
- Kháng chiến lâu dài: là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Trường kỳ kháng chiến là một
quá trình vừa đánh tiêu hao lực lượng địch, vừa xây dựng phát triển lực lượng ta; lấy thời gian
là lực lượng vật chất để chuyển hóa yếu thành mạnh. Kháng chiến lâu dài nhưng không có
nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy của cuộc kháng
chiến có bước nhảy vọt về chất, thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. .

19
- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: kế thừa tư tưởng chiến lược trong chỉ đạo sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Phải lấy nguồn nội
lực của dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn có trong nhân dân ta làm chỗ
dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Trên cơ sở đó, để tìm kiếm
phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ tinh thần và vật chất của quốc tế khi có điều
kiện. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.
 Đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ
lối, động viên toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ,
hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 12: Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)
Nội dung đại hội: Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đã diễn ra tại
Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Tại đại hội, theo sáng kiến của những người cộng sản VN để đáp
ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến thì Đại hội 2 xác định GCCN và nhân dân ở mỗi nước VN,
Lào và Campuchia cần có một Đảng riêng.
Ở VN, tại đại hội 2, Đảng đã hoạt động công khai và lấy tên là Đảng lao động VN
* Chính cương của Đảng lao động VN do đồng chí Trường Chinh trình bày:
- Tính chất XHVN: 3 tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến
(giáo trình) cuộc kháng chiến là để…chủ nghĩa đế quốc xâm lược
Cương lĩnh xác định đối tượng đấu tranh chính của VN hiện nay là: Đế quốc Pháp xâm lược,
can thiệp Mỹ và phong kiến phản động
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự
cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng,
phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
- Chính cương của đảng lao động VN xác đinh lực lượng cách mạng: Được xây dựng trên nền
tảng liên minh của GCCN, giai cấp nông dân và lao động trí óc
- Triển vọng của cách mạng: Cách mạng VN nhất định sẽ tiến lên: Chủ nghĩa xã hội
 Ý nghĩa của đại hội 2: đánh dấu một bước tiến mới của Đảng về mọi mặt, là “Đại hội kháng
chiến kiến quốc”, “thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động
VN.”

Câu 13: Hoàn cảnh lịch sử sau tháng 7/1954.


* Thế giới:
- Thuận lợi:
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới tiếp tục lớn mạnh cả về KT, quân sự, khoa học kĩ
thuật, đặc biệt là sự vươn lên vượt bậc của Liên Xô  tạo động lực và là chỗ dựa vững chắc

20
cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới trong đó
có VN
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dtộc trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ, chĩa mũi
nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa đế quốc, làm lung lay từng mảng lớn hệ thống thuộc địa trên thế
giới  tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của VN
+ Phong trào hòa bình dân chủ ở các nước tư bản lên cao, đe dọa đến sự cầm quyền của chủ
nghĩa tư bản, tạo thuận lợi cho cách mạng thế giới
- Khó khăn:
+ Đó là sự lớn mạnh của đế quốc Mỹ với âm mưu làm bá chủ thế giới cùng với chiến lược
toàn cầu phản cách mạng, nó đã và đang đe dọa đến nền hòa bình, thống nhất, nền độc lập của
hệ thống các nước thuộc địa trên thế giới
+ Những năm 50 – 70 của thế kỷ trước, thế giới bước vào cuộc chạy đua chiến tranh lạnh,
chạy đua vũ trang giữa 2 phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, điều này gây bất lợi cho
phong trào cách mạng thế giới.
+ Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa xuất hiện những bất đồng và chia rẽ sâu sắc, đặc biệt là
giữa Liên Xô và Trung Quốc  gây bất lợi trong việc hoạch định đường lối cách mạng của
mỗi nước
* Trong nước
- Thuận lợi:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng sau tháng 7/1954, trở thành căn cứ địa và hậu
phương vững chắc cho cả nước
+ Thế và lực của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung đã lớn mạnh hơn nhiều sau 9 năm
kháng chiến, nền độc lập và hòa bình của VN được thế giới công nhận, chúng ta nhận được sự
ủng hộ và giúp đỡ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh dân
chủ hòa bình trên thế giới.
+ Ý chí độc lập thống nhất của nhân dân cả nước lên cao sau 9 năm kháng chiến, nhân dân
tiếp tục tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của chính phủ và chủ tịch
HCM
- Khó khăn:
+ Đất nước bị chia làm 2 miền sau tháng 7/1954 với 2 chế độ chính trị, XH khác nhau: miền
Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ, tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc,
dân chủ, nhân dân. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là
đặc điểm lớn nhất của VN sau tháng 7/1954. Như vậy sau tháng 7/1954, đặc điểm chưa có tiền
lệ lịch sử là đất nước bị chia làm 2 miền có chế độ chính trị, XH khác nhau. Một đảng trong
cùng 1 thời gian trên cùng 1 đất nước phải lãnh đạo 2 chiến lược cách mạng khác nhau ở 2
miền đất nước khác nhau để rồi đều giành được thắng lợi lớn, điều này đã bổ sung vào kho tàng
lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin về 1 Đảng cùng 1 lúc lãnh đạo 2 chiến lược cách mạng đều
21
giành được thắng lợi ở 2 miền đất nước khác nhau.  Đặc điểm này đã chi phối toàn bộ quá
trình hoạch định đường lối chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong suốt 21
năm 1954 – 1975.
+ Miền Bắc vừa ra khỏi chiến tranh, kinh tế nghèo nàn lạc hậu dẫn đến những khó khăn nhất
định với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở
miền Nam
+ Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, cách mạng VN phải đối phó với một đế
quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, đấy là Mỹ, hơn hẳn ta gấp nhiều lần về kinh tế, quân
sự và quốc phòng, tạo ra một sự chênh lệch lớn giữa 2 bên khi bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Chúng ta phải đấu tranh chống lại âm mưu độc chiếm miền Nam, lấy miền Nam
làm bàn đạp để tấn công ra miền Bắc, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, lò lửa cộng sản ở miền Bắc,
đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá.

Câu 14: Đường lối cách mạng Việt Nam được thông qua tại Đại hội III (1960)
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9/1960)
Đại hội 3 tháng 9/1960 đã tiến hành, đại hội nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà chủ đề của Đại hội 3
Đề ra Đường lối chiến lược của cách mạng VN:
- Nhiệm vụ cách mạng; 2 nhiệm vụ: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiến
hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Đại hội 3 cũng xác định nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn mới là phải thực hiện
đồng thời 2 chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền Nam Bắc.
- Mục tiêu chiến lược chung: giải phóng miền Nam hòa bình thống nhất nước nhà.
- Vai trò, vị trí và nhiệm vụ cụ thể của từng miền:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
của toàn bộ cách mạng VN.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với
sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mỹ và tay sai
- Hòa bình thống nhất tổ quốc: Kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà
nhưng, luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.
- Triển vọng của cách mạng: Dù gian khổ, khó khăn, phức tạp lâu dài nhưng cuối cùng cách
mạng thắng lợi sẽ thuộc về chúng ta, Nam Bắc sẽ xum họp lại cùng một nhà.

Câu 15: Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng
* Chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Đường lối cách mạng miền Nam được hình thành từ các hội nghị TW từ tháng 7/1954 đến
tháng 12/1957 và được thông qua tại hội nghị TW lần thứ 15 (1/1959)
22
Đường lối cách mạng miền Nam: xác định kẻ thù chính, nhiệm vụ cơ bản và con đường phát
triển cơ bản.
* Đối với cách mạng miền Nam
+ Để đối phó vs âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, nhất là khi trong
những năm 54 – 60, Mỹ triển khai chiến lược chiến tranh đơn phương: Mỹ đơn phương vi
phạm hiệp định Genever thông qua chính quyền Sài Gòn, xóa bỏ hiệp định Genever, không
thực hiện đình chiến mà tiếp tục tàn sát đồng bào miền Nam, xóa bỏ những điều đã ký trong
hiệp định Genever, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng VN, không cho chúng ta tổ chức
tổng tuyển cử để thống nhất đất nước sau 2 năm theo hiệp định Genever (10/1956), Đảng ta đã
khẳng định từ tháng 7/1954, Đảng đã quyết định thay đổi phương thức đấu tranh từ đấu tranh
quân sự sang đấu tranh chính trị (nhằm yêu cầu Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện nghiêm
chỉnh các điều khoản đã ký trong hiệp định Genever, đòi tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất
nước). Trên cơ sở đó, 7/1954, Đảng xác định kẻ thù chính của VN lúc bấy giờ là đế quốc Mỹ.
+ Trên cơ sở đó, hội nghị 15 năm 1959, đã được triệu tập trong bối cảnh Mỹ và chính quyền
Sài Gòn tăng cường khủng bố phong trào cách mạng. Hội nghị TW lần thứ 15 năm 1959 đã
họp và ra nghị quyết về cách mạng miền Nam và xác định kẻ thù chính của cách mạng VN là
đế quốc Mỹ, từ đó xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: giải phóng miền Nam khỏi
ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền
Nam.
Xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam với tinh thần cơ bản: muốn
giải phóng miền nam phải bằng con đường sử dụng bạo lực cách mạng.
 Ý nghĩa: mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển
* Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc
- Đặc điểm lớn nhất: Từ nền KT nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu tiến thẳng lên xã hội chủ
nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
- Quan điểm chung: Đoàn kết toàn dân để tiến hành đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh và tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội
- Đường lối chung thời kỳ quá độ: tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ của 2 chiến lược
cách mạng ở 2 miền khác nhau đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội
- Phương hướng cơ bản:

Câu 16: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945-1975)

Câu 17: Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1975.

23
Câu 18: Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ở Việt Nam thời kỳ trước đổi
mới.

Câu 19: Cơ sở khoa học và nội dung của đường lối đổi mới đất nước được thông qua tại Đại
hội VI (1986) của Đảng.

Câu 20: Kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Câu 21: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng (năm 1991,
2011)

Câu 22: Toàn cầu hóa, chủ trương hội nhập quốc tế, chủ trương bảo vệ môi trường của Đảng
trong thời kỳ đổi mới.

Câu 23: Thành tựu hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

24

You might also like