You are on page 1of 5

So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

(2/1930) và Luận cương tháng (10/1930)


 Khái niệm cương lĩnh chính trị:
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là văn bản trình bày tóm
tắt mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Cương lĩnh chính trị được coi là văn bản có giá trị cao nhất trong hệ
thống các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930)
- “Chánh cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
phản ánh những nội dung cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược CMVN
 Đó là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Nội dung:
Phương hướng chiến lược: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
– Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho
nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh; tổ chức
quân đội công nông.
– Về kinh tế:
+Thủ tiêu hết các thứ quốc trái
+Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp
+Tịch thu toàn bộ ruộng đất chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế
+ mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật này làm 8 giờ.
– Về văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,
v.v.; phổ thông giáo dục theo công nông hóa
– Về lực lượng cách mạng: Đảng phải
+ thu phục cho được đại bộ phận dân cày
+ đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến
+ hết sức liên lạc với tiểu tư sản; trí thức, trung nông, v.v. để kéo họ đi vào
phe vô sản giai cấp.
+ Đối với bộ phận nào mà chưa rõ mặt phản cách mạng; thì phải lợi dụng, ít
lâu mới làm cho họ đứng trung lập.
+Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
– Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của DCS.
– Về quan hệ với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới.
Ý nghĩa lịch sử:
+ Là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng Mác-
Lenin với CMVN
+ Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước VN
+ Xác định đúng đắn con đường CM là giải phóng dân tộc theo phương hướng
CM vô sản
+ Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và mở ra hướng phát
triển mới cho đất nước
+ Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ được sự ủng
hộ to lớn của CM thế giới, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của XH
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng còn “vắn tắt”, nhưng đã phản ánh
một cách súc tích các luận điểm cơ bản của CMVN, đáp ứng được những yêu
cầu cấp bách XH VN đòi hỏi và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)
10/1930, Ban chấp hành Trung ương họp hội nghị tại Hương Cảng (Trung
Quốc), quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông
Dương
- Đại hội thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo
Nội dung:
Phương hướng chiến lược: Tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm xã hội
cách mạng, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ phát triển bỏ qua
thời kỳ tư bản chủ nghĩa đấu tranh thẳng lên con đường XHCN.
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành
triệt để thổ địa cách mạng; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập.
- Về lực lượng cách mạng: Vô sản là động lực chính, nông dân là động lực
mạnh và bộ phận phần tử lao khổ.
- Về phương pháp cách mạng: Phải dùng võ trang bao động và theo khuôn
phép nhà binh.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng
thế giới.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho
thắng lợi của cách mạng.
Ý nghĩa lịch sử:
+ Cụ thể hóa những vấn đề chiến lược, sách lược nêu trong cương lĩnh đầu tiên của
Đảng
+ Phân tích mối quan hệ giữa CMTSDQ & CMXHCN : TSDQCM là thời kì dự bị
để làm XHCM.
+ Nêu hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là chống phong kiến, chống đế quốc
+ Nhấn mạnh phương pháp cách mạng, nêu rõ thời cơ cho việc giành chính quyền.
Tiến hành võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật phải tuân
theo khuôn phép nhà binh.
 So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương
tháng (10/1930)
Giống nhau:
- Phương hướng chiến lược: đều tiến hành 2 giai đoạn là cách mạng tư sản
dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đi theo đường lối cách mạng là “độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
- Mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đế quốc và đánh phong kiến.
- Lực lượng cách mạng: lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là
công nhân và nông dân. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân
với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Mối quan hệ với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam (cách mạng
Đông Dương) là một bộ phận của cách mạng thế giới.

Khác nhau:
Nội dung so Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị
sánh (2/1930) (10/1930)
Phạm vi Việt Nam Đông Dương
Nội dung về Chỉ thực hiện nhiệm vụ Bao gồm cả nhiệm vụ giải
cách mạng tư chống đế quốc, giành độc phóng dân tộc và cách mạng
sản dân quyền lập dân tộc, không bao ruộng đất
gồm cách mạng ruộng đất
Mâu thuẫn Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp
chủ yếu
Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, Đánh phong kiến và đánh đế
(điểm khác biệt phong kiến và tư sản phản quốc là hai nhiệm vụ có quan
lớn nhất)
cách mạng hệ khăng khít.
Lực lượng + Công nhân, nông dân là + Chỉ có công nhân và nông
cách mạng nòng cốt. dân.
+ Tri thức, tiểu tư sản, phú Không nhận thức được khả năng
làm cách mạng của các giai cấp
nông, trung tiểu địa chủ, tư khác trong xã hội như tiểu tư sản, tư
sản dân tộc có thể lôi kéo, lợi sản dân tộc,...không ý thức được khả
dụng trung lập. năng có thể lôi kéo một bộ phận địa
Đánh giá đúng khả năng làm cách chủ vừa và nhỏ yêu nước đi theo con
mạng của các giai cấp, tầng lớp đường cách mạng
khác trong xã hội. Chủ trương xây
dựng đại đoàn kết dân tộc, tập hợp
các lực lượng yêu nước cùng đứng
lên giải phóng dân tộc, chống đế
quốc.
Nhận xét:
- Cương lĩnh chính trị là một cương lĩnh cách mạng đúng đắn, sáng tạo, kết
hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, lấy độc lập tự do làm cốt
lõi. Đồng thời phù hợp với tình hình đất nước, giải quyết được cơ bản nhất các
vấn đề của cách mạng Việt Nam.
- Luận cương đã kế thừa và tiếp thu các điểm đúng đắn của cương lĩnh, tuy
nhiên vẫn tồn tại các hạn chế như:
+ Chưa nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu (mâu thuẫn dân tộc), từ đó chưa đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Không đánh giá đúng khả năng làm cách mạng của các giai cấp khác trong
xã hội ngoài công nhân và nông dân, không tạo nên tinh thần đại đoàn kết dân
tộc.
SỰ KHÁC NHAU LÀ DO:
 Sự nhận thức của người khởi thảo khác biệt
• Trần Phú: Do học tập, hoạt động ở Liên Xô, không hiểu biết đầy đủ về vấn
đề xã hội của Việt Nam → Chịu ảnh hưởng khuynh hướng tả của Quốc tế Cộng
sản, không nhận thức được mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn gay gắt nhất → Trần
Phú áp dụng một cách máy móc, rập khuôn, giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam.
• Nguyễn Ái Quốc: Người hiểu rõ tình hình, đặc điểm xã hội Việt Nam →
Nhận thức được mâu thuẫn dân tộc là gay gắt nhất ở Việt Nam.

 Yêu cầu về thực tiễn cũng có những thay đổi


 Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện
hơn so với Luận cương. Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ
được mâu thuẫn cấp thiết nhất. Còn Luận cương Chính trị tập trung vào vấn đề giai
cấp, chưa tìm ra được đặc điểm của XH thuộc địa nửa phong kiến VN.
 Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt, song, đều đóng vai trò rất lớn. Đó
là sự chuẩn bị tất yếu. Đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng lí luận, tư tưởng
đến tận bây giờ.

You might also like