You are on page 1of 12

1.

Tại sao cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi không nên đi theo con
đường cách mạng tư sản?
TL
Cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cuối
thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam.
-Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sự ra đời của Hiệp ước Hácmăng
(Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884 đã đánh dấu sự đầu hàng
chính thức của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp xâm lược.
-Với tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, nhiều sĩ phu cấp tiến đã tập hợp lực
lượng và lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu
biểu phải kể đến phong trào của hai chí sĩ Phan Bội Châu (1867 - 1940) và Phan
Châu Trinh (1872 - 1926). Nhưng do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên
các phong trào này không tìm được phương hướng giải quyết nhiệm vụ giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp trong xã hội Việt Nam khi đó.
- các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn
ra mạnh mẽ, đa dạng về hình thức, thu hút được lực lượng lớn quần chúng tham
gia nhưng đặc điểm chung của các phong trào là: mang tính tự phát, thiếu đường
lối cụ thể và sự liên kết có tính tổ chức chặt chẽ. Thất bại của của các phong trào
này chứng tỏ lịch sử Việt Nam không lựa chọn xu hướng cách mạng dân chủ tư
sản
=> xu hướng cách mạng dân chủ tư sản không phù hợp với điều kiện cụ thể của
Việt Nam, không giải quyết triệt để hai nhiệm vụ căn bản và cấp bách của cách
mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với cách tiếp
cận và phương thức mới. Người đã đi tới hai khu vực, hai cực đối lập của chủ
nghĩa đế quốc, đó là các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và dừng lại một thời
gian dài tại Mỹ (cuối năm 1912 đến cuối năm 1913), Anh (từ năm 1914 đến năm
1917), Pháp (từ năm 1917 đến năm 1923). Người chứng kiến cảnh sống cơ cực
của nhân dân các nước thuộc địa và người lao động ở các nước tư bản cũng
không khác gì nhân dân Việt Nam. Do đó Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định
con đường cách mạng tư sản là cách mạng "không đến nơi", không thể đưa lại tự
do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân lao động, cũng không thể là con đường giải
phóng dân tộc, giải phóng đồng bào Việt Nam.
2. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).
TL
Các văn kiện, chánh cương vắn tắt của Đảng và chính sách vắn tắt của Đảng đã
phản ánh về đường lối phát triển và những vấn đề cơ bản của chiến lược và sách
lược của cách mạng Việt Nam.
- Nội dung cương lĩnh ( 6ND )
• Phương hướng chiến lược CMVN : tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
• Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của CMVN:
 Chính trị: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thầu hết sản nghiệp lớn(
như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng,...) của tư bản đế
quốc CN Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý
 Xã hội: phản án đúng tình hình kinh tế, xã hội cần được giải
quyết ở VN, vừa thể hiện tính CM, toàn diện triệt để
• Về lực lượng CM:
 Phải đoàn kết cônh nhân-nông dân => đây là lực lượng cơ bản
 Giai cấp công nhân lãnh đạo
 Chủ trương đoàn kết, yêu nước để tập trung chống đế quốc tay
sai
• Phương pháp cách mạng:
 Tiến hành CM giải phóng dân tộc = con đường bạo lực CM
 Có sách lược đấu tranh CM thích hợp để lôi kéo tiểu TS tri thức,
trung nông về giai cấp vô sản
• Về mqh giữa CMVS với CMTG:
 CMVN là 1 bộ phận của CMVSTG
 Phải liên lạc mật thiết, tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ các dân tộc
bị áp bức và giai cấp VSTG, nhất là giai cấp VS pháp.
• Vai trò lãnh đạo của Đảng:
 Đảnh là đội tiên phong của giai cấp VS
 Phải tha phục được đại bộ phận giai cấp mình
 Phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng
3.Nội dung Luận cương chính trị của Đảng CS Đông Dương (10/1930)
TL
Gồm 7 ND
➢ Xác định mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở VN, Lào, Cao Miên là “ một
bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ
phong kiến và tư bản đế quốc.”
➢ Phương hướng chiến lược của CM: lúc đầu là 1 cuộc “ CMTS dân quyền”,
“có tách chất thổ địa và phản đề”. Sau đó tiếp tục “ phát triển bỏ qua thời
kì tư bản mà trang đấu thẳng lên con đường XHCN”
➢ Nhiệm vụ CM ( 2 nhiệm vụ :
▪ Đánh đổ ĐQCN Pháp, làm cho đông dương hoàn toàn độc lập
▪ Đánh đổ các di tích PK, thực hiện CM ruộng đất triệt để
 2 nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít. Trong đó “ vấn đề thổ địa là
cái cốt của CMTS dân quyền” là cơ sở để Đảng lãnh đạo dân cày
giành chính quyền.
➢ Lực lượng CM:
▪ Giai cấp VS và nông dân là 2 động lực chính của CM
▪ Giai cấp VS là động lực chính và mạnh
➢ Phương pháp CM: phải ra sức cbi cho quần chúng về con đường “ vũ trang
bạo động” theo khuôn phép nhà binh. Coi đây là nhân tố giành chính quyền
➢ Vai trò lãnh đạo của Đảng:
▪ Sự lãnh đạo của Đảng là “ điều kiện cốt yếu” cho sự thắng lợi của
cuộc CM
▪ Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, phải
liên hệ mật thiết với quần chúng, lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng
➢ Về mqh giữa CM Đông Dương với CMTG:
▪ CMĐD là 1 bộ phận của CMVSTG
▪ Giai cấp VS đông dương phải đoàn kết, gắn bó với giai cấp VSTG (
trước hết là VS pháp)
▪ Phải liên hệ mật thiết với phong trào CM ở các nước thuộc địa, nửa
thuộc địa, tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh CM ở đông
dương.
4. So sánh 2 văn kiện: Cương lĩnh chính trị đầu tiên (02/1930) và Luận cương
chính trị 10/1930, trình bày những nội dung thể hiện tính thống nhất và
những nội dung thể hiện sự khác nhau giữa 2 văn kiện.
TL
*Những nội dung thể hiện tính thống nhất của 2 văn kiện:
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả hai văn kiện đều xác định được
tính chất của cách mạng Việt Nạm là Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách
mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.
- Về nhiệm vụ cách mạng: Chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và
giành độc lập dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân - hai lực lượng
nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải
phóng dân tộc nước ta.
- Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt
Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là
đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
- Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít với cách mạng
thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Những nội dung thể hiện sự khác nhau của 2 văn kiện:

STT CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ


Luận cương chính trị xây dựng đường lối
Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối
Phạm vi cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các
của cách mạng Việt Nam
nước Đông Dương nói chung.
Xã hội Đông Dương gồm hai mâu thuẫn dân
Tính chất xã Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa
tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là
hội phong kiến, bao gồm hai mâu thuẫn:
cơ bản nhất.
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với đế quốc Pháp (mâu thuẫn cơ bản
nhất, gay gắt nhất).
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ
yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến.
Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách
Cách mạng trải qua hai giai đoạn: Cách
Tính chất mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến
mạng tư sản dân quyền và Cách mạng thổ
cách mạng lên XHCN không qua giai đoạn phát triển
địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
TBCN.
Xác định kẻ
Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù,
thù và
nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Luận cương chính trị xác định kẻ thù là Đế
nhiệm vụ,
Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và quốc và phong kiến.
mục tiêu
tay sai phản cách mạng.
cách mạng
Mục tiêu của cương lĩnh: Làm cho Việt
Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự
Luận cương chính trị xác định phải tranh đấu
do, dân chủ, bình đẳng, tích thu ruộng đất
để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ
của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân
Nhiệm vụ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để
cày nghèo, thành lập chính phủ công
cách mạng thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để;
nông binh và tổ chức cho quân đội công
đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho
nông, thì hành chính sách tự do dân chủ
Đông Dương hoàn toàn độc lập.
bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng
công nông hoá.
Vai trò lãnh Giai cấp công nhân thông qua đội tiên Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng
đạo phong là Đảng Cộng sản Việt Nam Cộng sản Đông Dương
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng
Luận cương chính trị xác định giai cấp vô sản
cách mạng là giai cấp công nhân và nông n
và nông dân là hai động lực chính của cách
Lực lượng dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên
mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô
cách mạng minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng
sản là động lực chính và mạnh, là giai cấp
hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu
lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng
địa chủ.
đông đảo nhất, là một động lực mạnh của
cách mạng.

5.Nội dung Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Tại sao Đảng CS Đông Dương chưa phát động tổng khởi nghĩa thời gian này
mà chỉ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề sẵn sàng chuyển
lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.
TL
Trước chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Đảng ta vẫn khảng
định mặc dù tình hình chính trị củađịch có nhiều khủng hoảng nhưng điều kiện
tổng khởi nghĩa ở Việt Nam nói chung và toàn Đông Dương nói riêng hiện nay
chưa thật sự chín muồi vì lí do:
-Tuy bộ máy chính trị của Pháp ở Đông Dương có nhiều bất ổn hàng ngũ quân đội
tan rã đến cực điểm, nhưng thế lực của Nhậthiện tại cơ bản là ổn định.
-Các tầng lớp nhân dân đứng giữa tất nhiên phải qua 1 thời kỳ chán ngán những
kết quả tai hại của cuộc đảo chính của Nhật, lúc đó mới ngả hẳn về phe Việt Minh,
mới quyết tâm giúp đỡ lực lượng khởi nghĩa.
-Các lực lượng vũ trang vẫn còn lúng túng ở chỗ sửa soạn khởi nghĩa, chưa sẵn
sàng chiến đấu, chưa quyết tâm hy sinh.

6. Phân tích thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám
năm 1945.
TL
-Sự thành công của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều kiện khách
quan và chủ quan khác nhau. Và một trong những vấn đề đó chính là việc Đảng ta
đã biết nhận định về thời cơ và chớp lấy thời cơ.
-Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, đảm bảo một
việc nào đó có thể tiến hành có kết quả. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra
khi đã nắm bắt được tình thế cách mạng theo quan điểm CN mác lênin:
o Vào tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương lần thứ Tám tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và quyền Tổng Bí thư Trường Chinh. Nghị quyết đã dự báo một
cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó. Thời cơ
sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,
phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ. Hội nghị còn nhận định
rằng cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của phong trào cách
mạng thế giới và lúc đó là một bộ phận của phong trào dân chủ chống phát-
xít. Vận mệnh của dân tộc Đông Dương gắn liền với vận mệnh của Liên xô;
đồng thời, cũng gắn liền với cách mạng Trung Quốc.
o Cuối năm 1941, đầu 1942, khi chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, Nhật tràn
vào Đông Dương thì lúc này khả năng đội quân kháng Nhật của Trung Quốc
sẽ tràn vào đánh Nhật ở trên đất nước ta. => Vấn đề thời cơ lại được nêu ra.
Tuy nhiên, những điều kiện khởi nghĩa của Đông dương chưa chín mùi. một
là quân thù chưa có sự hoang mang đến cực điểm, chiến tranh chưa đẩy
chúng đến một tình thế khủng hoảng phổ thông; hai là tầng lớp nhân dân
ngoài vô sản tuy đã ghét Pháp và bắt đầu chán Nhật, nhưng chưa ngã hẳn về
phía cách mạng, họ còn chịu ảnh hưởng của bọn Việt gian một phần nào...
o Tháng 10 năm 1944, chiến tranh thế giới thứ 2 dần đi tới hồi kết, quân Nhật
thất bại thảm hại ở chiến trường Thái Bình Dương. Nguyễn Ái Quốc đã nhấn
mạnh và khẳng định : “cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm
hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”. Tuy nhiên,
“nhanh” nhưng không nóng vội, vì vậy, Người đã chỉ thị thành lập đội “Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân” vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.
o Trong suốt đầu năm 1945, Trung ương Đảng luôn chú ý đến vấn đề “cuộc
đảo chính của phát-xít Nhật”. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng
ngay trong tối 9 tháng 3 năm 1945 khi nhận thấy Nhật sắp lật Pháp đến nơi.
Điều kiện của khởi nghĩa Đông Dương đang dần chín muồi. Hội nghị đã ra
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12
tháng 3 năm 1945. Ðảng quyết định phát động cao trào chống Nhật cứu
nước.
o Giữa trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực
lượng Đồng minh. Người nhận thấy thời cơ có một không hai đã đến với dân
tộc chúng ta. Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy
ban khởi nghĩa toàn quốc và lệnh khởi nghĩa được ban ra kịp thời => hơn
20tr đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng=>
Trong vòng chưa đầy nửa tháng, các địa phương trên cả nước đã giành thắng
lợi.
 thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Đối
với cuộc Cách mạng tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan
trong vòng khoảng 20 ngày, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu
hàng (ngày 13-8) và kết thúc khi quân Đồng Minh vào tước khí giới
quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pôt-xđam (ngày 5-9). Nếu
phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước
ngày 13-8 và sau ngày 5-9 đều không có khả năng thành công, bởi
trước ngày 13-8, quân Nhật còn mạnh, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều
xương máu, còn sau ngày 5-9, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ
tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ, từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân
Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược), cuộc cách mạng Việt
nam sẽ mất đi thế chủ động và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Vì vậy,
chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc
nghiệt đó.
7.Nội dung cơ bản của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (Tháng 2 năm
1951).
TL
- xác định tính chất xã hội VN:
• Xã hội Việt Nam có ba tính chất: “dân chủ nhân dân, một phần thuộc
địa và nửa phong kiến”
• Đối tượng đấu tranh của CMVN: chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp,
can thiệp Mỹ và phong kiến tay sai
- Nhiệm vụ của CMVN: “đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và
thống nhất thật sự cho dân tộc; xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân
dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”
- Động lực của CMVN: gồm 4 giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư
sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ yêu nước và tiến bộ ( địa chủ yêu
nước), trong đó lấy nền tảng là giai cấp công, nông và lao động trí óc, giai
cấp công nhân đóng vai trò là lực lượng lãnh đạo CMVN
- Triển vọng của CMVN: CMVN là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nên nhất định sẽ tiến lên
CNXH. Đây là quá trình lâu dài, với những nhiệm vụ trọng tâm: hoàn thành
giải phóng dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa pk, thực hiện triệt để
người cày có ruộng, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân, tiến tới xây dựng
cơ sở vật chất cho CNXH.
- Chính sách lớn của Đảng mới: chính cương nêu ra 15 chính sách lớn của
Đảng trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ
sở kiến thiết quốc gia, thực hiện chế độ dân chủ nhân dân ở VN, làm tiền đề
tiến lên CNXH.
8. Nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong
giai đoạn 1965-1975.
TL
Nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được đưa ra từ 2 Hội
nghị sau: - hội nghị trung ương lần thứ XI ( T3/1965)
- Hội nghị trung ương lần tứ XII ( T12/1965)
1) Quyết tâm chiến lược:
o Nhận định cuộc “ chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở
miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược tực dân mới, buộc
phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó
chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược.
o Trung ương Đảng khẳng định đã có đủ điều kiện và sức mạnh để
đánh Mỹ và thắng Mỹ.
o “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” coi đây là nhiệm vụ
thiêng liêng của cả dân tộc.
2) Mục tiêu chiến lược: kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng
miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
3) Phương châm chiến lược:
o Đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ ở
miền Nam
o Phát động chiến tranh nhân đân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ
ở miền Bắc
o Thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Tuy
nhiên vẫn tập trung lực lượng, tranh thủ thời cơ giành thắng lơih
quyết định trong thời gian tương đối gần trên chiến trường miền
Nam
4) Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam:
o Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên
tục tiến công
o đẩu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng
ba mũi giáp công", đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Đấu
tranh quân sự giữ vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp.
5) Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc:
o xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng
o chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
o chi viện cho miền Nam kháng chiến
6) Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền:
o Nhiệm vụ: miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến
lớn
o Mqh: 2 nhiệm vụ trên ko tách rời nhau mà mật thiết gắn bó nhau.
Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
9. Mô hình, mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng xác định trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011)
TL
Về mô hình
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định rõ 3 điểm:
Một là, đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử.
Hai là, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp;
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển;
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới;
Ba là, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ 2 nội dung quan trọng:
(1) Nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Quá trình xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa
cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát
triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.
(2) Chỉ rõ những thuận lợi cơ bản:
- Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh
đạo;
- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt;
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần
cù lao động và sáng tạo, luôn luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng;
- Chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan
trọng;
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh
tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một thời cơ để
phát triển.
Về mục tiêu
- Về mục tiêu của chặng đường sắp tới: Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)
nêu mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI: toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.

You might also like