You are on page 1of 9

LỊCH SỬ ĐẢNG CUỐI KÌ

CHƯƠNG 1:
1. So sánh Cương Lĩnh Chính Trị (2/1930) với Luận Cương Chính Trị (10/1930)
Khái quát:
a.Cương lĩnh chính trị
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị đã
thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua 7 tài liệu, văn
kiện, trong đó có bốn văn bản: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,
Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành
nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng.
- Trong Chính cương của Đảng đã nêu "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và
cách mạng Việt Nam. Mục tiêu trước mắt về xã hội làm cho nhân dân được tự do hội họp,
nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng; về chính trị đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập chính phủ,
quân đội của nhân dân (công, nông, binh); về kinh tế là xoá bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế
cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ nhân dân quản lý,
thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo, phát triển
công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ. Những mục tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ
bản của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta.
- Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu phục giai
cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông; tranh thủ,
phân hoá trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp
vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn đại địa
chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng.
Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng dân tộc dân chủ
Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng
Mác - Lênin.

b.Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)
-Tháng 10-1930, sau 08 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng do điều kiện trong
nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng. Hội nghị thảo luận và
thông qua bản Luận cương chánh trị, án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về
tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng, hợp thành
nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng. Hội nghị thông qua 17 văn bản là Nghị quyết, Điều
lệ của các tổ chức đoàn thể cách mạng ở nước ta, công tác vận động công nhân, nông dân,
thanh niên, phụ nữ, binh lính, lập Hội đồng minh phản đế Đông Dương và bản Thông cáo
cho các Xứ uỷ bổ sung nội dung của Cương lĩnh, Hội nghị Trung ương quyết định đổi tên
Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu đồng chí Trần Phú làm
Tổng Bí thư, nên Cương lĩnh thứ hai mà bản Luận cương chính trị là văn kiện quan trọng,
mang tên là Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm cơ bản giống với
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là tính chất cách
mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; là độc lập hoàn toàn cho các dân tộc, tự do dân
chủ cho nhân dân Đông Dương, lập chính phủ, quân đội nhân dân, dựa vào sức mạnh của
nhân dân, đoàn kết với giái cấp vô sản quốc tế, các dân tộc bị áp bức trên thế giời và sử dụng
phương pháp cách mạng bạo lực theo phương thức tổng bãi công, bạo động võ trang khi có
thời cơ; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, trung thành và hy sinh hết thảy vì lợi
ích dân tộc, lợi ích giai cấp và nhân dân lao động...
Điểm giống nhau
+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất
của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản
+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành
độc lập dân tộc.
+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt
và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về
chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và
phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới
đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản
Điểm khác nhau:

STT CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ

Luận cương chính trị xây dựng đường lối cách


Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối
Phạm vi mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước
của cách mạng Việt Nam
Đông Dương nói chung.
Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa
phong kiến, bao gồm hai mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Xã hội Đông Dương gồm hai mâu thuẫn dân
Tính chất xã
Nam với đế quốc Pháp (mâu thuẫn cơ bản tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là
hội
nhất, gay gắt nhất). cơ bản nhất.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ
yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến.
Cách mạng trải qua hai giai đoạn: Cách Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng
Tính chất
mạng tư sản dân quyền và Cách mạng thổ tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến lên
cách mạng
địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
Xác định kẻ Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù,
thù và nhiệm nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Luận cương chính trị xác định kẻ thù là Đế
vụ, mục tiêu Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và quốc và phong kiến.
cách mạng tay sai phản cách mạng.
Mục tiêu của cương lĩnh: Làm cho Việt
Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự
Luận cương chính trị xác định phải tranh đấu
do, dân chủ, bình đẳng, tích thu ruộng đất
để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các
của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân
Nhiệm vụ cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực
cày nghèo, thành lập chính phủ công nông
cách mạng hành thổ địa cách mạng cho triệt để; đánh đổ
binh và tổ chức cho quân đội công nông,
đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương
thì hành chính sách tự do dân chủ bình
hoàn toàn độc lập.
đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công
nông hoá.

Vai trò lãnh Giai cấp công nhân thông qua đội tiên Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng
đạo phong là Đảng Cộng sản Việt Nam Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị xác định giai cấp vô sản


Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng
và nông dân là hai động lực chính của cách
cách mạng là giai cấp công nhân và nông
mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô
Lực lượng dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên
sản là động lực chính và mạnh, là giai cấp
cách mạng minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng
lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng
hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu
đông đảo nhất, là một động lực mạnh của
địa chủ.
cách mạng.

Đánh giá:
-Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách
mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: là không đặc nặng vấn
đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà đặc nặng vấn đề đấu tranh giai cấp không xác định rỏ
đâu là mâu thuẩn chủ yếu của xã hội việt nam lúc bấy giờ, chưa đánh giá đúng vai trò của
tầng lớp giai cấp khác..
-Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản
của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa
MácLênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt
Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của
lịch sử .
-Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự
ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn
kiện nhằm xây dựng, phát t Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là
một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Cương lĩnh chính trị
2.So sánh Luận Cương Chính Trị với Nghị quyết HNTW 8 (5/1941)
Khái quát
Luận Cương Chính Trị (giống như trên)
Nghị quyết HNTW 8 (5/1941)
-Đầu năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bí mật trở về nước sau 30 năm Người ra nước
ngoài tìm đường cứu nước. Tháng 5-1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ
trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng. Hội nghị xác định: Nhiệm vụ giải phóng dân
tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng Đông Dương. Nhiệm vụ trước hết của cách
mạng Việt Nam lúc này là phải giành cho được độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc cho
đồng bào.
-Để tập hợp được mọi người Việt Nam yêu nước, tranh thủ các lực lượng cách mạng chĩa
mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là phát xít Nhật-Pháp, Hội nghị lần thứ 8 của
Trung ương Đảng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như: Thành lập Việt Nam Độc lập
Đồng minh hội (gọi tắt là Việt Minh); tạm gác khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của địa chủ
chia cho dân cày”; đề ra chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân
cày nghèo; giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng; chủ
trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương; thành lập, phát
triển và tăng cường lãnh đạo các tổ chức vũ trang và nửa vũ trang; chuẩn bị khởi nghĩa vũ
trang, đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
-Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới và cử
đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngay sau hội nghị, đồng chí Nguyễn Ái
Quốc đã ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đuổi đế quốc Nhật-Pháp.
-Hội nghị lần thứ 8 (khóa I) của Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đối
với cách mạng nước ta. Nghị quyết của hội nghị thể hiện một cách sâu sắc và hoàn chỉnh vấn
đề giải phóng dân tộc, đánh dấu bước tiến mới trong tư duy cách mạng và sự lãnh đạo của
Đảng, khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam; có ý nghĩa quyết định
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 8 và những chủ
trương sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu
thực hiện, đi đến thành công.
Điểm giống nhau
-Đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Nam là Cách mạng tư sản dân quyền và
thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.
-Về nhiệm vụ cách mạng, cả hai đều nhấn mạnh việc chống đế quốc, chống phong kiến để
lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
-Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân và tiểu tư sả.
-Xác định vai trò lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít với cách mạng thế giới.
-Cả hai tài liệu đều được ra đời vào giai đoạn Đảng Cộng sản Việt Nam mới được thành lập.
-Cả hai tài liệu đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng một đảng cộng sản thực sự
đấu tranh cho sự giải phóng của dân tộc
Điểm khác nhau ( chưa rõ)
3. So sánh Cương Lĩnh chính trị (2/1930) với Nghị quyết HNTW 8 ( 5/1941)
+ Khái quát:
Cương lĩnh chính trị:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra tại Hội nghị hợp nhất
của tổ chức Cộng sản trong nước (có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam). Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ
trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (06/1929);
hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động
ngoài nước.
Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long( Hương Cảng), từ
ngày 06/06/1929 - 07/02/1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
và nhất trí thông qua 07 tài liệu, văn kiện, trong đó có 04 văn bản:
- Chính cương vắn tắt của Đảng;
- Sách lược vắn tắt của Đảng;
- Chương trình tóm tắt của Đảng;
- Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tất cả các tài liệu, văn kiện nói trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi tạo dựa trên cơ sở vận
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu
các Cương lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng thế
giới và Đông Dương.
Nội dung:
Giáo trình trang 14,15
Nghị quyết HNTW 8 (5/1941)
Ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở
về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Người
triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở lán Khuổi Nặm,
Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng
Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt cùng một số đại biểu của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung
Kỳ và đại biểu tổ chức Đảng hoạt động ở nước ngoài. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm
Tổng Bí thư.
Xét về tính chất và quy mô, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 như một Đại hội toàn quốc của
Đảng. Nghị quyết Trung ương đã vạch ra những chiến lược căn bản cho con đường cách
mạng Việt Nam với những nội dung quan trọng.
Thứ nhất, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật bởi vì dưới hai tầng áp
bức Nhật – Pháp, quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vọng
không lúc nào bằng.
Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Để thực hiện nhiệm vụ đó,
Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày
thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo,
chia lị ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
Thứ ba, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi
hành chính sách dân tộc tự quyết; sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân tộc trên cõi Đông
Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng tành lập một quốc gia
tùy ý. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt
trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù
chung.
Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú
nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi đều có thể cùng nhau tham gia
vào mặt trận Việt Minh cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước của chung cả toàn thể dân tộc.
Thứ sáu, Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân
dân để khi thời cơ đến, với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng
phần trong từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
-Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và sự thay đổi chiến lược cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc và Trung ương Đảng trong việc giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm
vụ dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ trong điều kiện cụ thể của nước ta, chính là sự
hoàn chỉnh nội dung các nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 và 7 trước đó. Sự
thay đổi chiến lược một cách kịp thời, đầy sáng tạo của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đáp
ứng được khát vọng độc lập, tự do của toàn dân tộc, phù hợp với bối cảnh cụ thể của cách
mạng Việt Nam, thực chất là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường của cách
mạng Việt Nam đã được nêu ra trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt từ đầu năm 1930. Như
vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã mở đường cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đi
đến thắng lợi hoàn toàn ở Việt Nam.
4.Với bối cảnh Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương
đã đề ra chủ trương như thế nào. Làm rõ nội dung của chủ trương.
a. Hoàn cảnh
Cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, phe Trục liên tục thất bại trước phe Đồng minh trên
nhiều mặt trận. Tháng 8/1944, thủ đô Paris bị chiếm lại, chính phủ bù nhìn Vichy bị sụp đổ,
chính phủ chống phát xít Đức của tướng Charles de Gaulle lên nắm quyền. Tại Đông
Dương, lực lượng Pháp theo phái Charles de Gaulle hoạt động ráo riết.

Tối 9/3/1945, Nhật Bản tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
Ngay trong đêm đó, Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương họp khẩn tại Đình Bảng (Bắc Ninh).

Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật liền thi hành chính sách mua chuộc kết hợp
với những chính sách đàn áp, khủng bố. Về chính trị, Đế quốc Nhật Bản dùng biện pháp
tuyên bố "trao trả độc lập" cho chính phủ Đế quốc Việt Nam nhưng vẫn giữ nguyên bộ máy
cai trị của Pháp và thay người Nhật vào vị trí người Pháp. Các đảng phái, tổ chức chính trị
theo Nhật chống Việt Minh thừa dịp lập ra khắp nơi. Người Nhật dùng bộ máy tuyên truyền
đồ sộ quảng bá tinh thần bài Pháp, theo Nhật. Mặt khác, họ huy động quân đội tấn công vào
các chiến khu, các cơ sở cách mạng của Việt Minh.

Về kinh tế, Nhật Bản chiếm các cơ sở kinh tế của chế độ cũ, in giấy bạc mới tung ra thị
trường, vơ vét tư liệu sản xuất, hàng hóa, lương thực và cướp đoạt tài sản của dân chúng;
làm cho nền kinh tế Đông Dương bị kiệt quệ, cuộc sống người dân điêu đứng, cùng quẫn.
Giá gạo ở Bắc Kỳ vào tháng 10/1944 còn là 1150 đồng/tạ, thì đến tháng 2/1945 đã là 1.000
đồng/tạ. Tình trạng đó đã dẫn đến nạn đói Ất Dậu 1945, làm gần 2 triệu người bị chết đói.
Ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị "Nhật-
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" trước sự kiện đế quốc Nhật Bản đảo chính
thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Chỉ thị nhận định cuộc đảo chính đã làm cho điều
kiện khởi nghĩa chín muồi nhanh chóng. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động
cao trào kháng Nhật mạnh mẽ và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa; đồng thời thay đổi hình thức
tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ mới: thời kỳ tiền khởi nghĩa
b.Nội dung
1. Xác định kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật
-Sau cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định
rằng đế quốc phát xít Nhật Bản là kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương.
--Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình chiến lược và hướng dẫn cho phong
trào cách mạng.
-Trước đó, Pháp và Nhật Bản đều là những quốc gia đế quốc chiếm đóng Đông Dương. Tuy
nhiên, sau cuộc đảo chính, Nhật Bản đã trở thành quốc gia duy nhất kiểm soát Đông Dương.
Do đó, mục tiêu chính của phong trào cách mạng đã chuyển sang đấu tranh chống lại Nhật
Bản.
-Việc xác định rõ ràng kẻ thù giúp tập trung nỗ lực và tài nguyên vào cuộc đấu tranh chống
lại Nhật Bản, đồng thời tạo động lực cho nhân dân trong cuộc kháng chiến. Điều này cũng
tạo tiền đề cho việc thành lập chính quyền cách mạng sau này.
2. Thay đổi khẩu hiệu: Đánh đuổi phát xít Nhật
- Trước cuộc đảo chính của Nhật Bản vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, khẩu hiệu của Đảng
Cộng sản Đông Dương là “Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp”. Điều này phản ánh mục tiêu của
họ là đấu tranh chống lại cả hai quốc gia đế quốc phát xít đang chiếm đóng Đông Dương, đó
là Nhật Bản và Pháp.
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính, tình hình đã thay đổi. Nhật Bản đã trở thành kẻ thù chính và
duy nhất của nhân dân Đông Dương. Do đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi khẩu
hiệu của mình thành “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Điều này phản ánh sự thay đổi trong chiến
lược của họ, tập trung toàn bộ nỗ lực vào việc đấu tranh chống lại Nhật Bản. Đây cũng là
một bước đi quan trọng nhằm tạo động lực cho cuộc Tổng khởi nghĩa sau này.
3.Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền
đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khới nghĩa khi có đủ
điều kiện
 Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ: Đảng đã kêu gọi nhân
dân Đông Dương tham gia vào một cuộc kháng chiến mạnh mẽ chống lại Nhật Bản.
Mục tiêu là giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản. Cao trào này
không chỉ bao gồm các hành động vũ trang, mà còn bao gồm cả các hình thức đấu
tranh phi vũ trang như bất hợp tác, bãi công, bãi thị và biểu tình thị uy.
 Làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa: Cao trào kháng Nhật này được xem là bước
chuẩn bị quan trọng cho cuộc Tổng khởi nghĩa sắp tới. Mục tiêu là tạo ra một sự thay
đổi lớn trong cấu trúc chính trị và xã hội của Đông Dương, đặt nền móng cho việc
thành lập một chính quyền cách mạng mới.
 Sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện: Đảng đã nhận thức được
rằng cuộc Tổng khởi nghĩa chỉ có thể thành công khi có đủ điều kiện thuận lợi. Do
đó, trong quá trình phát động cao trào kháng Nhật, Đảng cũng đã chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để chuyển sang giai đoạn tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Điều này bao
gồm việc tập hợp lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tạo ra sự ủng hộ của nhân dân và tạo ra
một môi trường thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa.
c.Đánh giá:
- Trong phong trào chống Nhật, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đưa ra những chủ trương và
hành động quyết liệt nhằm đối phó với sự xâm lược của Nhật Bản. Đảng đã xác định rõ kẻ
thù chính là phát-xít Nhật và phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề
cho cuộc tổng khởi nghĩa12. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
ngày 12/3/1945 là một văn kiện quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và sự chuẩn bị của
Đảng cho giai đoạn tiền khởi nghĩa.
-Đảng cũng đã thay đổi hình thức tuyên truyền và tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ
mới, từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng
chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện3. Đồng thời, Đảng cũng chủ trương thành lập
Mặt trận Dân tộc thống nhất chống Nhật - Pháp và Mặt trận Dân chủ chống Nhật ở Đông
Dương để tập hợp các lực lượng chống phát-xít4.
-Những chủ trương này đã góp phần quan trọng vào việc tập hợp sức mạnh quần chúng,
chuẩn bị tinh thần và vật chất cho cuộc khởi nghĩa, và cuối cùng là dẫn đến thành công của
Cách mạng tháng Tám, mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam.
4. Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có sự phân hóa như thế nào?
Giai cấp naò có vai trò lãnh đạo. Tại sao?
Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có sự phân hóa như thế nào?
( Trang 8- chép cả tình hình Việt Nam)
Giai cấp có vai trò lãnh đạo: Giai cấp công nhân
Vì:
-Giai cấp công nhân được coi là giai cấp lãnh đạo của Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến đầu
thế kỷ 20 vì họ đại diện cho sức sản xuất tiên tiến và có đặc tính cách mạng mạnh mẽ. Họ
kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, và kỷ luật. Giai cấp công nhân cũng gánh vác trách
nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc để xây dựng một xã hội mới.

-Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, mặc dù số lượng của giai cấp công nhân Việt
Nam có thể còn ít, nhưng họ có thể lãnh đạo cách mạng không phải do số lượng mà do đặc
tính cách mạng của họ. Giai cấp công nhân đã thấm nhuần tư tưởng của Mác-Lênin và trên
nền tảng đấu tranh, họ đã xây dựng nên Đảng Lao động Việt Nam, đề ra chủ trương, đường
lối, khẩu hiệu cách mạng, và lôi kéo theo các giai cấp khác vào đấu tranh cách mạng.

-Sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam gắn liền với quá trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp, khi họ bắt đầu đầu tư vào các ngành công nghiệp, dẫn đến việc
hình thành đội ngũ công nhân Việt Nam đầu tiên từ những người nông dân mất đất và thợ
thủ công phá sản. Điều này đã tạo nên một lực lượng lao động có tổ chức, sẵn sàng đấu tranh
cho quyền lợi và tự do, đóng vai trò quan trọng trong các phong trào cách mạng sau này.
CHƯƠNG 2
1. Làm rõ tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”
Lợi thế và khó khăn ( giáo trình trang 28, 29)
Đánh giá

You might also like