You are on page 1of 6

Chương 2

LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ SỰ HOÀN CHỈNH


ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 - 1945)

2.1. Luận cương chính trị


2.1.1. Bối cảnh ra đời Luận cương chính trị
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được
Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy ngắn gọn, chỉ có
282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược
và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về
nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng và có những đóng góp to lớn
cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đồng
chí đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo
trên các lĩnh vực, các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải
Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.
Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương tháng 10-1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận
điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.
2.1.2 Nội dung của Luận cương chính trị

Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở
Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua.
Luận cương chính trị của Đảng gồm ba phần: Tình hình thế giới và cách mạng Đông
Dương, những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương, tính chất và nhiệm vụ của cách
mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương
chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân
quyền.
Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời kỳ
tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc
Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất
cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít với nhau.
Luận cương phân tích rõ vai trò địa vị của mỗi giai cấp: Đối với các đảng phái quốc gia
cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong
trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp
tác, với điều kiện là họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở công tác tuyên truyền
cộng sản trong công nông, Đảng phải luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền và tổ
chức của mình và phê phán tính do dự của họ. Luận cương chính trị khẳng định, cách
mạng Đông Dương phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh lãnh đạo. "Điều kiện cốt yếu
cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản
có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung mật thiết liên lạc với quần chúng, và
từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ
nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả
giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để
đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".
Luận cương chỉ rõ: muốn giành được thắng lợi Đảng phải thu phục được đông đảo quần
chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đoàn thể cách mạng như Công hội, Nông hội...
Ngoài những vấn đề về đường lối chiến lược, Luận cương đã vạch ra những vấn đề hình
thức và phương pháp cách mạng. Luận cương chỉ rõ khi chưa có tình thế cách mạng, phải
đặt khẩu hiệu "phần ít" như tăng cường giảm giờ làm, chống thuế… qua cuộc đấu tranh
hàng ngày giáo dục cho quần chúng ý thức đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ
phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Nhiệm vụ của Đảng là "phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô
sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng".
Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Luận cương viết: “Đến lúc sức cách
mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về
phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì
Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy
chánh quyền cho công nông".
Về phương pháp cách mạng, Luận cương cho rằng khởi nghĩa "không phải là một việc
thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà
binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu;
nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ
trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi
công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này".
Luận cương cũng nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm
cho khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc ăn sâu trong quần chúng như khẩu hiệu "đổi
chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, "phản đối binh bị"...; đồng thời tăng
cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức tự vệ của công nông.
Cuối cùng, Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ: cách mạng Đông Dương là một bộ
phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận
của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, Luận
cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ chống đế quốc lên
hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được
đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu
nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh
thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.
2.1.3 So sánh Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) và Cương lĩnh chính trị
(2/1930)

a) Điểm giống nhau

Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả hai văn kiện đều xác định được tính
chất của cách mạng Việt Nạm là Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ
qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.
Về nhiệm vụ cách mạng: Chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc
lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân - hai lực lượng nòng cốt và
cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về
chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc
và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít với cách mạng thế giới
đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Điểm khác nhau

Cương lĩnh chính trị đầu tiên Luận cương chính trị
Nội dung
(2/1930) (10/1930)

Phạm vi Việt Nam Đông Dương

Nội dung về cách mạng Chỉ thực hiện nhiệm vụ chống đế


Bao gồm cả nhiệm vụ giải phóng
tư sản dân quốc,giành độc lập dân tộc, không
dân tộc và cách mạng ruộng đất
quyền bao gồm cách mạng ruộng đất

Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp

Nhiệm vụ chủ yếu Đánh đế quốc Đánh phong kiến

Thứ tự thực hiện các + Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân + Đề cao nhiệm vụ giai phóng giai
nhiệm vụ chiến lược tộc lên hàng đầu, đánh đế quốc cấp, đánh phong kiến trước, đánh đế
trước, đánh phong kiến sau
quốc sau
+ Nhiệm vụ chống đế quốc là
+ Chưa thấy được mâu thuẫn chính
nhiệm vụ
của đất nước khi đó là mâu thuẫn
quan trọng số 1, xuyên suốt của
dân tộc, đặt nặng chiến tranh giai
cách mạng
cấp và cách mạng ruộng đất
Việt Nam

+ Công nhân, nông dân là nòng


cốt.
+ Chỉ có công nhân và nông dân.
+ Tri thức, tiểu tư sản, phú nông,
⇒ Không nhận thức được khả
trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc
năng làm cách mạng của các giai
có thể lôi kéo, lợi dụng trung lập.
cấp khác trong xã hội như tiểu tư
Lực lượng cách mạng ⇒ Đánh giá đúng khả năng làm
sản, tư sản dân tộc,...không ý thức
cách mạng của các giai cấp, tầng
được khả năng có thể lôi kéo một bộ
lớp khác trong xã hội. Chủ
phận địa chủ vừa và nhỏ yêu nước
trương xây dựng đại đoàn kết
đi theo con đường cách mạng.
dân tộc, tập hợp các lực lượng yêu
nước cùng đứng lên giải phóng
dân tộc, chống đế quốc

Kết Luận

Tư tưởng của Quốc tế cộng sản có rất nhiều điểm đáng để học hỏi nhưng cũng có những
điểm không phù hợp với tình hình Việt Nam khi đó. Những hạn chế trong Luận cương
chính là hạn chế của thời đại, là sự áp đặt tư tưởng của Quốc tế cộng sản một cách máy
móc, thiếu linh hoạt lên cách mạng Việt Nam.
Cụ thể, hạn chế đầu tiên đó là đặt nặng vấn đề giải phóng giai cấp hơn vấn đề giải phóng
dân tộc. Phải biết rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn bao
trùm nhất của nước ta chính là mâu thuẫn dân tộc, là mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa
với đế quốc. Nhưng việc xác định sai mâu thuẫn chủ yếu này trong bản Luận cương
(Luận cương xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chính) đã dẫn tới việc xác định
nhiệm vụ cách mạng dân tộc, đánh đế quốc đáng lẽ nên được đặt lên hàng đầu lại xếp sau
nhiệm vụ giải phóng giai cấp, đánh phong kiến.
Hạn chế thứ hai là việc đánh giá không đúng khả năng làm cách mạng của các giai cấp
khác trong xã hội ngoài giai cấp công nhân, nông dân. Áp đặt tư duy giai cấp tư sản
không thể làm cách mạng, chỉ biết bóc lột kinh tế, tiểu tư sản bấp bênh về kinh tế, bạt
nhược về chính trị. Xác định phải đánh đổ giai cấp địa chủ dù biết rằng trong có một bộ
phận trung tiểu địa chủ yêu nước có tinh thần cách mạng, sẵn sàng gia nhập cách mạng.

Sau này, những hạn chế trong Luận cương (10/1930) đã được khắc phục tại Hội nghị Ban
chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.

You might also like