You are on page 1of 20

01THUYẾT TRÌNH

BÀI

Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị, được thông qua tại
Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).

02

Sự ra đời của Đảng CSVN đã đánh dấu sự thay đổi như thế nào
NHÓM 08 trong phong trào cách mạng VN?
I CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG

1. Hoàn cảnh
1.1. Hoàn cảnh ra đời
1.2. Hoàn cảnh lịch sử

MỤC 2. Tính đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh


2.1. Tính đúng đắn
LỤC 2.2. Tính sáng tạo

II SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Hoàn cảnh ra đời


1.1. Hoàn cảnh thế giới
1.2. Hoàn cảnh trong nước

2. Quá trình lãnh đạo của Đảng

3. Ý nghĩa và kết quả sự ra đời của Đảng Cộng Sản đối với phong trào cách
mạng Việt Nam
I
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
CỦA ĐẢNG
1. HOÀN CẢNH
1.1. Hoàn cảnh ra đời

• Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại
hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí
Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng
với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản
Đảng (06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và
một số đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài nước.

• 03/02/1930, Hội nghị đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam và nhất trí thông qua 07 tài liệu, văn kiện, trong đó có 04
văn bản:
1. Chính cương vắn tắt của Đảng
2. Sách lược vắn tắt của Đảng
3. Chương trình tóm tắt của Đảng
4. Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

• Hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tất cả các tài liệu,
văn kiện đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng
chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng
sản; nghiên cứu các Cương lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản
trong nước, tình hình cách mạng thế giới và Đông Dương.
1. HOÀN CẢNH
1.2. Hoàn cảnh lịch sử

• Đến cuối năm 1929, những người cách mạng


Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận
thức được sự cần thiết; và cấp bách phải
thành lập một đảng cộng sản thống nhất;
chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng
sản ở Việt Nam.

Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi
những người Cộng sản Đông Dương tài liệu
Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông
Dương; yêu cầu những người cộng sản Đông
Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa
các nhóm cộng sản và thành lập một đảng
của giai cấp vô sản.

Nhận được tin về sự chia rẽ của những người
2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Hữu Cảnh
cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng: Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm
Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đại diện cho quốc tế cộng sản
hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc.
2. TÍNH ĐÚNG ĐẮN VÀ SÁNG TẠO TRONG CƯƠNG LĨNH
2.1. Tính đúng đắn

Tính đúng đắn của Cương lĩnh đầu tiên được thể hiện qua những nội dung sau

MỘT: Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn
• CMTS dân quyền ( về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ).
• CMXH chủ nghĩa ( làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XH cộng
sản )
• Như vậy ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt
Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

HAI: Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta : đánh đổ đế quốc Pháp, vua
quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
Mục tiêu :
• Làm cho nước Việt Nam độc lập.
• Dựng lên chính phủ công nông binh.
• Tổ chức ra quân đội công nông.
• Tịch thu sản nghiệp lớn của bọn đế quốc và ruộng đất của bọn đế quốc, bọn phản cách mạng đem chia
cho dân cày nghèo, chuẩn bị cách mạng thổ địa. Như vậy Cương lĩnh bao gồm nội dung dân tộc và dân
chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi bật là chống đế quốc và tay sai phản động, giành
độc lập tự do cho toàn thể dân tộc.
BA: Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng : chủ yếu là công nông, đồng thời phải lôi kéo tiểu tư
sản, trí thức, trung nông về phe giai cấp vô sản, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam
chưa lộ rõ bộ mặt phản động thì phải lợi dụng và làm cho họ trung lập.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ tối đa lực lượng cách mạng, cô lập tối đa lực lượng kẻ
thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của đảng, trên cơ sở công – nông – liên –
trí liên minh.

BỐN: Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- Đảng phải lấy chủ nghĩa Mac Lê nin làm nền tảng tư tưởng
- Đảng phải có trách nhiệm phục vụ đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp mình lãnh đạo
được quần chúng
- Phải thu phục đại đa số dân cày, dựa vững vào dân cày.
- Đồng thời phải liên minh với các giai cấp và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh
chống đế quốc phong kiến.

NĂM: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng còn coi cách mạng nước ta là bộ phận của CMVS thế giới,
đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân
thế giới
- Như vậy Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng
đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư
tưởng cốt lõi là ĐỘC LẬP – TỰ DO. Nội dung của con đường cứu nước là do giai cấp công nhân lãnh
đạo, lực lượng nòng cốt là công – nông. Đồng thời đoàn kết với tiểu tư sản, trí thức, tiểu địa chủ, tiểu
tư sản và phú nông, dùng bạo lực cách mạng.
2.2. Tính sáng tạo

So sánh luận cương và cương lĩnh chính trị


Chủ nghĩa Mác Cương lĩnh
Nhiệm vụ Tập trung đấu tranh giai cấp Chống đế quốc, chống
và cách mạng ruộng đất. phong kiến, bỏ qua
thời kỳ tư bản mà
tranh đấu thẳng lên
con đường XHCN.

Lực lượng Giai cấp vô sản Giai cấp vô sản, giai


cấp trí thức, tiểu địa
chủ, tiểu tư bản,… tất
cả các tầng lớp giai
cấp có lòng yêu nước,
ủng hộ Đảng.

Hạn chế của chủ nghĩa Mác:


Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai
cấp và cách mạng ruộng đất.
Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư
sản, giai cấp tư sản dân tộc,khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu
địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và
phong kiến.
II
SỰ RA
ĐỜI CỦA ĐẢNG CS
VIỆT NAM
KHÁI NIỆM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy
nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

Đây là cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi sẽ bầu ra Ban Chấp
hành Trung ương giữa các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan
tối cao quyết định các vấn đề của Đảng. Sau Đại hội, Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu một Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí
thư.

Với vai trò là lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội đây là đảng cầm quyền
tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội,
chính trị của Nhà nước này, đảng viên là những người nắm giữ các cương vị chủ chốt
trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thuật ngữ tiếng Anh:

Đảng Cộng sản Việt Nam tiếng Anh là Communist Party of Vietnam.
Hoàn cảnh ra đời của Đảng tiếng Anh là Circumstances of birth of the Party.
1. HOÀN CẢNH
1.1. Hoàn cảnh trên thế giới
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa.
• Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân
dân lao động trong nước
• Vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.

Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân
ngày càng gay gắt. Khi các quyền lợi và sự tự do, dân chủ bị
kìm chặt, đến giới hạn chịu đựng của người dân. Những cuộc
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các
nước thuộc địa. Từ đó mang đến nhận thức dân tộc sâu sắc và
kinh nghiệm đấu tranh.

+ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
Chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực sau CM T10 Nga thắng lợi. Qua đó mở ra một thời đại mới, thời đại
cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Càng thúc đẩy tinh thần, tăng cường sức mạnh cho dân tộc ta.

+ Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản:


• Năm 1917 cách mạng tháng 10 nga thành công. Mở đầu thời đại mới “Thời đại cách mạng đế quốc thời đại giải phóng dân
tộc”
• Vào tháng 03/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
• Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.

+ Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin


CN Mác-Lênin chỉ rõ muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân phải lập
ra đảng cộng sản. Đây là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công dân chống áp bức bốc lột.
1.2. Hoàn cảnh trong nước:
Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam có nhiều thay đổi

+ Kinh tế:
• Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện
chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập
đồng điền, ra sức vơ vét tài nguyên.
• Cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý, xây dựng
một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến
cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
• Xác định nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý. Chúng
dồn nhân dân ta vào phục vụ sản xuất, khai thác và bóc lột
sức lao động.

+ Chính trị:
Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn
Đây là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người
dân, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một
chế độ cai trị riêng.
=> Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp câm lược diễn ra mạnh mẽ
nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng:
• Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc
khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi.
• Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can
lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị tất bại…
+ Văn hóa:
• Thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân.
• Ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên Thế giới.
• Khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa
Việt Nam.
• Dung tính, duy trì các hủ tục lạc hậu.

Tình hình giai cấp và các mâu thuẫn trong xã hội việt nam:

• Giai cấp địa chủ Việt Nam: Giai cấp này chiếm khoảng 7% cư dân
nông thông nhưng nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự kết 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đoàn
cấu giai cấp địa chủ và thực dân Pháp gia tăng trong quá tình cai trị kết một lòng giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ toàn vẹn chủ
của thực dân Pháp. Tuy nhiên vẫn có một số bộ phân giai cấp địa quyền lãnh thổ quốc gia và phát triển kinh tế -xã hội nước nhà
chủ có long yêu nước căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu (ảnh tranh cổ động)
tranh với nhiều hình thức
• Giai cấp nông dân: đây là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt
Nam( khoảng 90% dân số) bị thực dân phong kiến áp bức bốc lột
• Giai cấp công dân: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp. Tập trung chủ yếu ở các thành phố và vùng mỏ.
• Giai cấp tư sản: Gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp và
tư sản nông nghiệp. Có một số bộ phận có thế lực kinh tế địa vị trính
trị nhỏ, yếu ớt
• Tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm học sinh, trí thức, công nhân viên
chức, thợ thủ công và các nghề làm tự do… có lòng yêu nước và
căm thù chế độ thực dân rất nhạy cảm với các tư tưởng bên ngoài.
2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
Ngay sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến
hành ba cao trào cách mạng: Cao trào
cách mạng 1930 - 1931, với đỉnh cao là
phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Cao trào
cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 -
1939) và Cao trào cách mạng giải phóng
dân tộc (1939 - 1945), để đến năm 1945,
khi thời cơ cách mạng chín muồi, Đảng đã
lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm
nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng
Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa vào ngày 02/9/1945. Tiếp đó, Đảng đã
lãnh đạo Nhân dân lần lượt đánh bại mọi
âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù,
đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông
Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân
Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (năm
1954), chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt
Nam.
Giai đoạn từ năm 1954 - 1975, đất nước bị chia cắt làm
hai miền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc vừa nỗ
lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa dốc sức làm tròn
nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Với
tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì
quý hơn độc lập, tự do”; trên cơ sở đường lối đúng đắn,
sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn
dân tộc, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến
lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Đất nước thống nhất, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, sau đó
tiếp tục bước vào các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới,
bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Nhân dân ta đã giành thắng lợi, hoàn thành
nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Từ năm 1986, Đảng lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, bị bao
vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình
thức sở hữu và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn
tượng.

Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường; chính trị-xã hội ổn định;
độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế không ngừng nâng cao, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng
tốt đẹp.
3. Ý NGHĨA VÀ KẾT QUẢ
Ý nghĩa và kết quả sự ra đời của Đảng Cộng Sản đối với phong trào cách mạng Việt Nam

• Là kết qủa tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam thời đại mới.

• Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam.

• Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu
tranh của cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ
sức lãnh đạo cách mạng. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp
công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và cách mạng Việt Nam trở thành một bộ
phận của cách mạng thế giới.

• Sự ra đời của Đảng là nhân tố quyết định sự phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam. Nó đánh
dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.

• Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách
mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh ra đời
đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ
chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ khi có Đảng Cộng sản ra đời cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng
đắn và tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm
dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một
Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận
vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước.

Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây
dựng đất nước được, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành
một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đảng ra đời đã tranh thủ được sự ủng hộ to
lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên
những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự
nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội.
• NGUỒN THAM KHẢO

• https://infonet.vietnamnet.vn/thoi-su/tinh-dung-dan-cua-cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua-dang-
cong-san-viet-nam-246142.html
• https://lichsu247.com/5-diem-the-hien-tinh-dung-dan-va-sang-tao-cua-cuong-linh-chinh-tri-dau-t
ien-1930-a8190.html
• Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa? (luatduonggia.vn)
• Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (luathoangphi.vn)
• Hoàn Cảnh Lịch Sử Ra Đời Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra Đời: Hoàn Cảnh, Ý Nghĩa
(giaoducphanthiet.edu.vn)
CẢM ƠN CÔ ĐÃ THEO DÕI!

You might also like