You are on page 1of 21

CHỦ ĐỀ 1: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ

CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG.


1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử đúng hay sai tại sao?
Ý 1: Hoàn cảnh lịch sử
1.1 Hoàn cảnh thế giới
- Chủ nghĩa đế quốc ra đời làm xuất hiện mâu thuẫn của thời đại mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân các nước thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc. Phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp.
- Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914 - 1918) để lại hậu quả nặng nề trên toàn thế
giới.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình
hình thế giới.
- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập đã vạch
đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản và chỉ đạo phong trào giải phóng dân
tộc.
1.2 Hoàn cảnh trong nước
- Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
- Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa rất toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội.
=> Các chính sách khai thác thuộc địa về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn
hóa của thực dân Pháp đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam.
Các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác
nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc.
Tình hình các giai cấp và mâu thuẫn xã hội có sự biến đổi sâu sắc:
+ Giai cấp địa chủ bị phân hóa.
+ Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số), đồng
thời là một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Tuy là lực lượng
còn nhỏ bé, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng
tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là
giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của Thực dân Pháp. Thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân.
+ Tầng lớp tiểu tư sản(tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản chèn ép,
khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời
cuộc.
Mâu thuẫn xã hội: Bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong
kiến, xuất hiện mâu thuẫn mới giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp.
Hai mâu thuẫn song song tồn tại nhưng mâu thuẫn cơ bản nhất, cần kíp phải giải
quyết trước tiên là mâu thuẫn dân tộc.
Ý 2: Ý nghĩa
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu của lịch sử. Chứng tỏ giai cấp công nhân
Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu
nước, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: cách mạng Việt Nam
trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam.
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã khẳng
định sự lựa chọn con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô
sản.
Ý 3:
- Xuất phát từ thực tiễn đất nước thuộc địa nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm
con đường đi mới cho dân tộc, thành lập ra tổ chức VNCMTN và hợp nhất các tổ chức
cộng sản thành lập ĐCSVN
2. SỰ RA ĐỜI CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương
trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản như sau:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt
Nam: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”.
- Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Cương lĩnh đã
xác định: chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân
tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở
vị trí hàng đầu.
- Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xác định lực lượng cách mạng: phải đoàn kết công nhân, nông dân, đây là lực lượng cơ
bản đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập
trung chống đế quốc và tay sai.
- Xác định phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Cương lĩnh khẳng định
phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng.
- Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp
vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Những văn kiện được thông qua trong Hội nghị hợp nhất dù “vắn tắt”, nhưng đã phản
ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng
Việt Nam sang một trang sử mới.
Câu hỏi: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc, phù hợp với
yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam đúng hay sai? Giải thích?
Đúng
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội
Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
- Cương lĩnh xác định nhiệm hàng đầu là giải phóng dân tộc: đánh đuổi thực dân Pháp xâm
lược giành độc lập dân tộc.
- Cương lĩnh đã tập hợp được mọi giai tầng trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp
trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc và các tầng lớp trung gian khác.
- Thực tiễn thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chứng minh tính đúng đắn,
khoa học của Cương lĩnh và cho thấy sự phù hợp với CMVN.
CHỦ ĐỀ 2: CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC
VÀ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
1. CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC
Bối cảnh lịch sử
- Ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương, Pháp
chống cự rất yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng.
- Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta.
Nội dung: Chỉ thị đã nhận định:
+ Nhật đảo chính Pháp sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện
khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi.
+ Xác định kẻ thù là Nhật, khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Chủ trương phát động cao
trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho khởi nghĩa.
+ Phương châm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng
căn cứ địa.
+ Dự báo thời cơ: thứ nhất, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra
mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Thứ hai, cách mạng Nhật bùng nổ,
chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập hoặc Nhật bị mất nước như Pháp
năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.
+ Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận.
Ý nghĩa của chỉ thị: Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, có giá trị và ý nghĩa
như một chương trình hành động, một lồi hiệu triệu, một lời dẫn dắt dân ta tiến hành một
cao trào kháng Nhật cứu nước tạo cơ sở cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở
đường lối chung của Đảng.
2. CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
Tại sao nói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tình hình nước ta như “ngàn cân treo
sợi tóc”? Đảng ta đã làm gì để giải quyết tình hình lúc đó?
Trả lời:
Tình hình : - Ngay sau CMT8/1945 Chính phủ và nhân dân phải đối diện với khó khăn trên
tất cả các lĩnh vực
+ về KT : Ngân sách quốc gia trống rỗng gần 2 triệu người chết đói, công nông nghiệp đình
trệ do thiên tai khủng hoảng chính trị
+ Về CT: dưới danh nghĩa quân Đồng minh các lực lượng phản động kéo vào VN nhằm lật
đổ chính quyền CM mới
+ Về VH-XH: khoảng 90% dân số mù chữ bị lôi kéo bởi các hủ tục mê tín dị đaon các âm
mưu phá hoại khối đoàn kết
- mỗi khó khăn trên lĩnh vực KT CT VH-XH đều đòi hỏi từng chủ trương của đảng
phải thận trọng, chắc chắn nếu có sái sớt nhỏ thôi cũng gây ra hệu quả nghêm trọng làm mất
chính quyền mất vai trò lãnh đạo của đảng =>> nên tình thế này gọi là ngàn cân treo sợi tóc
- chủ trương : chủ trương của đảng giải quyết tình thế ngàn cân treo sợi tóc
+ về KT: phát động tuần lễ vàng để giải quyết vấn đề ngân sách cứu đói khẩn cấp và tăng
gia sản xuất thục hành tiết kiệm để giải quyết nạn đói trước mắt và lâu dài
+ về CT : khéo léo nhân nhượng với quân Tưởng và tay sai hoà hoãn với quân Pháp để
chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài
+Về VH-XH: thành lập Nha bình dân học vụ chịu trách nhiệm giáo dục nang cao dân trí xây
dựng nếp sống mới cho nhân dân
KẾT LUẬN: - DCSVN , chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã chứng minh bản lĩnh tính khoa học sự
khéo léo và thành công trong việc giữ vững chính quyền CM trong tình thế khó khăn của
đất nước
Câu 2. (1.5 điểm) Có nhận định cho rằng: Cách mạng tháng 8/1945 chỉ là sự ăn may
của lịch sử đúng hay sai? Giải thích.
SAI.
Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi hoàn toàn không phải là sự ăn may của lịch sử mà là
kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh lâu dài, của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM.
Đảng ta đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chủ trương, lực lượng cách mạng, căn cứ địa cách
mạng, đặc biệt là dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện trong một thời gian rất ngắn, chỉ trong vòng 2 tuần
lễ nhưng đó là thời cơ vàng mà Đảng ta đã chớp lấy lãnh đạo toàn dân dốc toàn lực tung
ra đòn quyết định giành chính quyền trong cả nước. Và thời cơ chín muồi là khi cả điều
kiện chủ quan và điều kiện khách quan đều thuận lợi.
. Điều kiện khách quan là khi quân Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, quân đội
Nhật mất nhuệ khí, không còn chỗ dựa, quân Anh, Pháp tưởng chưa kịp giải giáp vào
nước ta.
. Điều kiện chủ quan là Đảng ta sẵn sàng lãnh đạo cách mạng, nhân dân sẵn sàng nổi lên
chiến đấu, có sự chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, căn cứ địa được mở rộng.
+ Về chủ trương, đường lối: Đảng ta đã có sự điều chỉnh về đường lối chiến lược và sách
lược cho phù hợp. Từ việc tiến hàng song song 2 nhiệm vụ cách mạng là phản đế và
phản phong, đến việc xác định nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc, kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
+ Về xây dựng lực lượng chính trị: Đảng ta xác định lực lượng chính trị nắm giữ vị trí
chủ chốt trong Đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào trong nước.
+ Về xây dựng lực lượng vũ trang: đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến
đấu,quyết định sự thành công của cách mạng.
CHỦ ĐỀ 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP CỦA ĐẢNG (1946-1954)
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được hình thành, bổ sung, phát
triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 đến 1947. Đường lối đó
được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng: Chỉ thị Kháng chiến kiến
quốc (25/11/1945), Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3/3/1946), Chỉ thị Hòa để
tiến (9/3/1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng
lợi của đồng chí Trường Chinh (8/1947),...
Nội dung đường lối:
+ Mục đích kháng chiến: tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm
lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
+ Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh
chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ
mới.
+ Chính sách kháng chiến: Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp.
Đoàn kết với Miên - Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn
dân, thực hiện toàn dân kháng chiến...phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.
+ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện
kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính.
+ Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.
=> Đường lối kháng chiến của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Đường lối đó trở thành một nhân tố quan trọng hàng
đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

CHỦ ĐỀ 4: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III (9/1960);
KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT
Câu hỏi: Anh (chị) phân tích những nội dung cơ bản được thông qua tại Đại hội III
(9/1960) của Đảng Cộng sản Việt Nam?
 Những nội dung cơ bản được thông qua tại Đại hội III của ĐCSVN:
− Trên cơ sở phân tích tình hình và đặc điểm nước ta, Đại hội xác định hai nhiệm vụ
chiến lược ở hai miền ở cách mạng VN là:
 Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền bắc
 Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền nam, thực hiện thống nhất
nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước
− Đại hội đã thông qua đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc
nước ta: đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù…củng
cố miền bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước
nhà.
− Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô
sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa.
 ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ III CỦA ĐẢNG (9/1960):
+ Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đại hội xác định nhiệm vụ thực hiện đồng
thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
+ Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách mạng ở
miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mắt đều
hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.
+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "Hai
nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết vớiau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau".
+ Vị trí, tác dụng:
 Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ:
- Xây dựng XHCN
- Bảo vệ căn cứ địa cả nước
- Hậu thuẫn cho cách mạng miền nam
- Giữa vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CM và đối với sự
nghiệp thống nhất đất nước
 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
- Giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,
- Thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước.
+ Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng,
Đảng kiên trì con đường hoà bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng
thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hoà bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường
tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng chung của thế
giới. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.
Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền
Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và
thống nhất Tổ quốc.
+ Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà
là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân
dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.
KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961-1965):
Nhiệm vụ: Thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất
và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế
miền Bắc trở thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Quá trình thực hiện:
- Năm 1963, Bộ Chính Trị đề ra 3 cuộc vận động lớn: Cuộc vận động cải tiến quản lý HTX,
cải tiến kĩ thuật trong nông nghiệp. Cuộc vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm, quản lý
kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (ba xây, ba chống).
Cuộc vận động xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa miền núi.
- Tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi ở các cấp, các ngành: Trong nông nghiệp có: Đại
Phong. Trong công nghiệp: Duyên Hải. Tiểu thủ CN: Thành Công. Giáo dục: Hai
Tốt. Quân đội: Ba Nhất. Phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng
bào miền Nam ruột thịt”.
Thành tựu đạt được: Các mục tiêu của kế hoạch căn bản hoàn thành. Tốc độ phát triển công
nghiệp 1961-1965 đạt 13,6%/năm. Đến năm 1965, xây dựng được 1.132 xí nghiệp quốc
doanh, hàng chục ngàn cơ sở tiểu thủ CN đảm bảo cung ứng 90% hàng tiêu dùng cho nhân
dân. Miền Bắc có 2.165 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.600 cán bộ có trình độ
trung cấp. Tổng sản lượng nông nghiệp hàng năm tăng 4,1%, CS VC_KT trong nông nghiệp
được tăng cường. Văn hóa - xã hội - giáo dục: Năm 1965 so với 1960: số trường phổ thông
các cấp tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số học sinh tăng từ 1.899.600 lên 2.934.900. Toàn
miền Bắc có hơn 4,5 triệu người đi học trên tổng số 16 triệu dân. Công tác chăm sóc sức
khỏe người dân, y tế được chú trọng và mở rộng hơn.
=> Trong 10 năm qua miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân
tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.

CHỦ ĐỀ 5: ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG CUỘC CNH, HĐH
TỪ 1986 ĐẾN NAY.
Câu hỏi: Phân tích chủ trương công nghiệp hóa hiện, hiện đại hóa của Đảng trong Đại hội
VIII(6/1996)? Anh (chị) cần làm gì để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0?
• Chủ trương đại hôi VIII - Đại hội họp tại Hà Nội từ ngày 28/6 – 1/7/1996
- Bối cảnh:
+ CM khoa học và công nghệ phát triển với trình độ cao hơn. Chủ nghĩa xã hội hiện thực
lâm vào thoái trào + Việt Nam: giành được những thắng lợi bước đầu về mọi mặt, phá được
thế bị bao vây, cô lập nhưng vẫn còn là nước nghèo, kém phát triển, xã hội còn nhiều tiêu
cực và nhiều vấn đề cần giải quyết
- Mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
- Nhiệm vụ: chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển
sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Rút ra 6 bài học:
+ Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới
+ Kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm
+ Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
+ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả dân tộc
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt
- Quan điểm về công nghiệp hóa:
+ Giữ độc lập tự chủ đi đôi với đa phuoeng hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
+ CNH, HĐH là sự nghiệp toàn dân, mọi thành phần kinh tế mà kinh tế nhà nước có vai trò
chủ đạo
+ Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản
+ Khoa học và công nghệ là động lực của CNH – HĐH + Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu
chuẩn cơ bản
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh
- Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu
=> Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời kỳ mới , đẩy mạnh
CNH – HĐH, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN
• Điều cầm làm để đáp ứng cách mạng 4.0 là:
- Luôn học tập trau dồi những kiến thức thực tiễn để có thể ứng dụng những tiến bộ khoa
học công nghệ
- Rèn luyện cho bản thân nguồn ngoại ngữ tốt để tiếp cận với tin tức và tài liệu nước ngoài
- Tích lũy những ki năng mềm thông qua các chương trình phát triển cá nhân để hoàn thiện
bản thân
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể nhanh chóng thihs nghi với mọi môi
trường làm việc

CHỦ ĐỀ 5: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NĂM 1954-1975


4.2.3. Ý nghĩa và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 – 1975)
4.2.3.1. Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam đã kết thúc 21
năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm chống
đế quốc xâm lược, quét sạch quân xâm lược, giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ cho đất nước.
- Đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở
ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng chung một
nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào Chủ nghĩa xã hội
và cách mạng thế giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất
của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, làm phá sản các chiến lược
chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và tác động đến nội tình nước Mỹ; làm suy
yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu
vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập
dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.
4.2.3.2. Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh
toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.
Hai là, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa toàn dân và
chiến tranh nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp.
Ba là, phải có công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chi ủy quân
đội, thực hiện giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.
Bốn là, hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền
Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước, tranh thủ tối đa sự đồng tình,
ủng hộ của quốc tế.
Hạn chế của Đảng trong chỉ thực tiễn: có thời điểm đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và
địch chưa thật đầy đủ và còn có những biểu hiện nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
CHỦ ĐỀ 6: ĐẠI HỘI V CỦA ĐẢNG (3/1982) VÀ CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ
KINH TẾ
1. Đại hội V của đảng (3/1982)
- Đại hội Đảng lần thứ V họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu
thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước, có 47 đoàn đại biểu của các đảng và tổ chức
quốc tế. Đại hội gồm 116 ủy viên chính thức, Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức. Đồng
chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
- Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm những hoạt động của Đảng từ sau Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tích thực
trạng kinh tế xã hội nước ta và những nguyện nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời chỉ ra
những phương hướng cơ bản để tháo gỡ khó khăn, tíêp tục đưa đất nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
- Đại hội thảo luận và thông qua các văn kiện: Báo cáo chính trị; Phương hướng, nhiệm vụ
và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981- 1985) và những năm 80;
Báo cáo xây dựng Đảng và Điều lệ Đảng (bổ sung và sửa đổi). Nội dung cơ bản của những
văn kiện đó là:
Một là, chỉ ra ba thắng lợi trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IV.
Hai là, xuất phát từ thực tiễn, Đại hội đã nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
nước ta trong giai đoạn mới là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng chiến đấu,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan
hệ mật thiết với nhau.
Ba là, đưa ra khái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, bao gồm thời kỳ 5 năm
(1981 - 1985) và kéo dài đến năm 1990, "là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt",
nhiêm vụ cần thiết trước mắt là ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Bốn là, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý một cách đồng bộ, lấy kế hoạch nhà nước làm
trung tâm, đồng thời coi trọng các đòn bẩy kinh tế, vận dụng các quan hệ thị trường, khuyến
khích sáng kiến và tài năng, nâng cao hiệu lực điều hành của các cấp, làm cho kế hoạch nhà
nước thật sự là cương lĩnh thứ hai của Đảng, là công cụ trung tâm của hệ thống quản lý.
Năm là, đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1981 - 1985): sản xuất
nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 6 - 7%, sản xuất công nghiệp tăng bình quân
khoảng 4 - 5%, thu nhập quốc dân tăng bình quân 4,5 - 5%, sản lượng lương thực tăng
32%...
Về công tác đối ngoại, Đại hội xác định: ra sức tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, tranh
thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và nhiều mặt cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội chủ trương xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, một Đảng
thật sự trong sạch, có sức chiến đấu cao và gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
2. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế
- Sau Đại hội V, Trung ương Đảng có nhiều Hội nghị cụ thể hoá, thực hiện Nghị quyết Đại
hội. Nổi bật nhất là Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6/1985) được coi là bước đột phá thứ
hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ
trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột
phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ bavề đổi mới kinh tế,đồng thời cũng là bước
quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng.
Về cơ cấu sản xuất, Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu
đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước
cũng như từng vùng, từng lĩnh vực.
Về cơ chế quản lý kinh tế, Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo
của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.
=>Các bước đột phá: Thứ nhất là Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (Tháng 8/1979), thứ hai là
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (Tháng 6/1985), thứ ba là Hội nghị Bộ chính trị khóa V
(Tháng 8/1986) phản ánh sự phát triển nhận thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực
tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới.
Câu 1 (1.5 điểm): Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) khẳng định:
“Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm
mặt trận hàng đầu”. Nhận định trên đúng hay sai? Giải thích.
Sai.vì nhận định trên được khẳng định trong đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V:
Đại hội V của Đảng (3/1982)
- Đại hội Đảng lần thứ V họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982. Dự Đại hội có 1.033
đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên cả nước, có 47 đoàn đại biểu của các
đảng và tổ chức quốc tế. Đại hội gồm 116 ủy viên chính thức, Bộ Chính trị gồm 13
ủy viên chính thức. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
- Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm những hoạt động của Đảng từ sau Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), đánh giá những thành tựu và khuyết điểm,
phân tích thực trạng kinh tế xã hội nước ta và những nguyện nhân dẫn đến thực trạng
đó. Đồng thời chỉ ra những phương hướng cơ bản để tháo gỡ khó khăn, tíêp tục đưa
đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nội dung, bước đi , cách làm thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
chẳng đường đầu tiên là: tập trung sức phát triển mạnh công nghiệp,coi nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra
sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dung và tiếp tục xây dựng một số ngành công
nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dung và công
nghiệp nặng trong cơ cấu công-nông hợp lý.

CHỦ ĐỀ 6: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ


TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TỪ 1986 ĐẾN NAY.
1. Quá trình lãnh đạo xây đựng nền KTTT định hướng XHCN từ ĐH IX đến ĐH XIII
- Đại hội IX của Đảng (2001) lần đầu tiên xác định nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là mô hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội X của Đảng (2006) nêu rõ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đại hội XI của Đảng (2011) xác định hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước.
- Đại hội XII (2016) của Đảng xác định: Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định
hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền KTTT hiện đại
và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Đại hội Đảng XIII (2021) khẳng định nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh
tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Câu 4. (1.5 điểm) Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức: Kinh tế
thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản đúng hay sai? Giải thích.
Sai. Vì: Kinh tế thị trường không phải cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu
phát triển chung của nhân loại:
- Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề
quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong
chiến và phát triển cao trong chủ nghĩa Tư bản
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước
=> Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng đến chủ nghĩa Tư bản mới được
phát triển ở trình độ cao chứ không phải do chủ nghĩa Tư bản sản sinh ra.
Câu hỏi: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế” là chủ trương đối ngoại của Đảng tại đại hội X (2006) đúng hay sai? Giải
thích? Sinh viên phải trang bị những gì để đáp ứng nhu cầu hội nhập?(1,5đ)
Sai. Vì: đây không phải là quan điểm của đại hội X (2006) của Đảng mà là quan điểm tại đại
hội XII (2016). Đại hội XII khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối
ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”
Sinh viên phải trang bị những gì để đáp ứng nhu cầu hội nhập:
- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh kinh tế đối
ngoại của toàn Đảng, toàn dân.
- Tích cực trang bị kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập Phấn đấu trở
thành công dân toàn cầu
CHỦ ĐỀ 7: KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM HIỆN NAY, NỘI DUNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HTCT.
Câu 5. (1.5 điểm) Lần đầu tiên Đảng đề cập tới khái niệm Hệ thống chính trị tại Đại
hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng đúng hay sai? Giải thích và làm rõ cấu trúc của Hệ
thống chính trị ở Việt Nam hiện nay?
SAI. VÌ Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng ta chính thức sử dụng từ Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3/1989) và sau đó được tiếp tục khẳng định
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991)
thông qua tại Đại hội VII của Đảng và tiếp tục nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng XI năm 2011.
1. Khái niệm
- “HTCT là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp (trong đó có cả những tổ chức
do giai cấp thống trị lập nên và cả các tổ chức do giai cấp không thống trị lập nên), các đảng
chính trị hợp pháp và nhà nước của giai cấp cầm quyền, cùng quan hệ qua lại trong sự tác
động của các yếu tố đó để chi phối các quá trình kinh tế - xã hội đương thời, bảo đảm quyền
lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền”.
7.1.2. Cấu trúc
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị - xã hội
(Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam), và các mối
quan hệ giữ các thành tố trong hệ thống.
- Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ
phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt
Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của hệ thống
chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết
toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất
hành động của các thành viên.
Câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là hạt nhân lãnh đạo Hệ
thống chính trị Việt Nam đúng hay sai? Giải thích? (1,5đ)
Đúng. Vì:
- Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao
gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, ...
- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó
mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
CHỦ ĐỀ 8: QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CNH,
HĐH TỪ 1986 ĐẾN NAY
Câu hỏi: Phân tích chủ trương công nghiệp hóa hiện, hiện đại hóa của
Đảng trong Đại hội VIII(6/1996)? Anh (chị) cần làm gì để đáp ứng yêu cầu
của cuộc cách mạng 4.0?
• Chủ trương đại hôi VIII - Đại hội họp tại Hà Nội từ ngày 28/6 – 1/7/1996
- Bối cảnh:
+ CM khoa học và công nghệ phát triển với trình độ cao hơn. Chủ nghĩa xã
hội hiện thực lâm vào thoái trào + Việt Nam: giành được những thắng lợi
bước đầu về mọi mặt, phá được thế bị bao vây, cô lập nhưng vẫn còn là
nước nghèo, kém phát triển, xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề cần
giải quyết
- Mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
- Nhiệm vụ: chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành,
cho phép chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước
- Rút ra 6 bài học:
+ Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới
+ Kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là
trọng tâm
+ Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
+ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh
cả dân tộc
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt
- Quan điểm về công nghiệp hóa:
+ Giữ độc lập tự chủ đi đôi với đa phuoeng hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại
+ CNH, HĐH là sự nghiệp toàn dân, mọi thành phần kinh tế mà kinh tế
nhà nước có vai trò chủ đạo
+ Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản
+ Khoa học và công nghệ là động lực của CNH – HĐH + Lấy hiệu quả
kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh
- Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu
=> Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời kỳ
mới , đẩy mạnh CNH – HĐH, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN
• Điều cầm làm để đáp ứng cách mạng 4.0 là:
- Luôn học tập trau dồi những kiến thức thực tiễn để có thể ứng dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ
- Rèn luyện cho bản thân nguồn ngoại ngữ tốt để tiếp cận với tin tức và tài
liệu nước ngoài
- Tích lũy những ki năng mềm thông qua các chương trình phát triển cá
nhân để hoàn thiện bản thân
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể nhanh chóng thihs nghi
với mọi môi trường làm việc

CHỦ ĐỀ 9: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ


TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TỪ ĐH VI ĐẾN NAY.
1. Quá trình nhận thức của Đảng về KTTT từ ĐH VI đến ĐH VIII
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chỉ rõ: Thực chất của cơ chế
mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh
XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đại hội lần thứ VII (6/1991) Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong
cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh. Nhà nước quản lý nền
kinh tế nhằm định hướng, dẫn đắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Đại hội lần thứ VIII (6/1996) của Đảng chỉ rõ tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
=> Qua ba Đại hội lần VI, VII, VIII của Đảng cho thấy điểm nổi bật của thời kỳ1986-1996
là Đảng thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành
tựu phát triển chung của nhân loại, không đối lập với CNXH.
+ Thứ 2: Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Kinh tế thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quá trình lãnh đạo xây đựng nền KTTT định hướng XHCN từ ĐH IX đến ĐH XIII
- Đại hội IX của Đảng (2001) lần đầu tiên xác định nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là mô hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội X của Đảng (2006) nêu rõ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đại hội XI của Đảng (2011) xác định hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước.
- Đại hội XII (2016) của Đảng xác định: Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định
hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền KTTT hiện đại
và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Đại hội Đảng XIII (2021) khẳng định nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh
tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Câu 4. (1.5 điểm) Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức: Kinh tế thị
trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản đúng hay sai? Giải thích.
Sai. Vì: Kinh tế thị trường không phải cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu
phát triển chung của nhân loại:
- Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề
quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong
chiến và phát triển cao trong chủ nghĩa Tư bản
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước
=> Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng đến chủ nghĩa Tư bản mới được
phát triển ở trình độ cao chứ không phải do chủ nghĩa Tư bản sản sinh ra.
Câu hỏi: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế” là chủ trương đối ngoại của Đảng tại đại hội X (2006) đúng hay sai? Giải thích?
Sinh viên phải trang bị những gì để đáp ứng nhu cầu hội nhập?(1,5đ)
Sai. Vì: đây không phải là quan điểm của đại hội X (2006) của Đảng mà là quan điểm tại đại
hội XII (2016). Đại hội XII khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối
ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; là bạn, là đối t
CHỦ ĐỀ 10: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CỦA ĐẢNG THỂ HIỆN TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5
(KHÓA VIII).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình
xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta. Nghị quyết đề ra 5 quan điểm cơ bản
chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa.
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chỉ rõ vai trò to lớn của văn hóa trong tiến trình lịch
sử dân tộc và tương lai đất nước. văn hóa không phải là kết quả thụ động, yếu tố đứng bên
ngoài, bên cạnh hoặc đi sau kinh tế, phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ phát triển kinh tế
mà văn hóa vừa là mục tiêu, vừa động lực thúc đẩy kinh tế. “Văn hóa thấm sâu vào toàn bộ
đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp".
- Nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH
theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì
hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài
hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá
trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là, lòng yêu
nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân - gia đình - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng
tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên
cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm …
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Đây là tư tưởng tiến bộ và nhân văn, phù hợp với thực tiễn của cộng đồng 54
dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam và xu thế chung của cộng đồng quốc tế đang hướng tới
xây dựng một công ước quốc tế về đa dạng văn hóa hiện nay.
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó
đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Quan điểm xác định trách nhiệm của mọi người
dân Việt Nam đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà; công nhân,
nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời là nền tảng của
sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đội ngũ trí thức, văn
nghệ sĩ gắn bó với nhân dân, giữ vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hóa.
- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng
lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Quan điểm chỉ rõ: Cuộc
đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa hiện nay đang diễn ra hết sức nóng bỏng,
quyết liệt, phức tạp. Văn hóa là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khác với các hoạt động
kinh tế. Tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, nhưng các hoạt động văn hóa luôn mang
ý nghĩa chính trị - xã hội, có tác động sâu sắc đối với đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm lý,
tập quán cộng đồng. Vì vậy, cần phải tiến hành một cách kiên trì, thận trọng, tránh nóng vội,
chủ quan, duy ý chí; phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của
nhân dân trong xây dựng và phát triển văn hóa; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động
của xã hội, vào từng con người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, cũng như mọi lĩnh
vực sinh hoạt và quan hệ con người trong xã hội.
=> Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình
xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta. Nghị quyết đề ra 5 quan điểm cơ bản
chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa.
Câu hỏi: Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII của Đảng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa như bản cương lĩnh xây dựng nền văn hóa thời
kì đổi mới đúng hay sai?
Đúng. Vì cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH khằng định nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong 6 đặc trưng của CNXH ở VN
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình
xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta. Nghị quyết đề ra 5 quan điểm cơ bản
chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa.
Các quan điểm:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội.
- Nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội
ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu
dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
Câu hỏi: Giữ vững quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu của đảng và của cả dân tộc
việt nam. Liên hệ thực tiễn hoặc trách nhiệm của sinh viên.
ĐÚNG. Vì tại Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân là nòng cốt”(4). Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta, tạo cơ sở quan trọng cho
Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân quán triệt và thực hiện.
Liên hệ trách nhiệm sinh viên:
• Tích cực học tập, rèn luyện, xây dựng niềm tin, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chế
độ, góp sức xây dựng đất nước.
• Nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng phải đi đôi với bảo
vệ đất nước.
• Tự giác, tích cực học tập, nắm vững kiến thức QPAN; tích cực tham gia các hoạt
động về QPAN.
• Chấp hành nghiêm pháp luật và quy định của nhà trường.
CHỦ ĐỀ 11: TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUỐC PHÒNG – AN NINH VÀ CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHẰM GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG – AN NINH TỪ
1986 ĐẾN NAY.
1. Tầm quan trọng
Khái niệm quốc phòng - an ninh
Quốc phòng - an ninh là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể họat
động đối nội và đối ngoại về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học...của nhà nước và
nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện cân đối trong đó lực
lượng quốc phòng - an ninh là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ngăn chặn đẩy lùi
chiến tranh và sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.
Vị trí, vai trò của quốc phòng - an ninh: Quốc phòng - an ninh là vấn đề hệ trọng của
mọi quốc gia có chủ quyền.
- Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta đã khẳng định: dựng nước phải đi đôi với
giữ nước; xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với việc bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
- Đại hội lần thứ V (3-1982), Đảng ta đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; coi đây là nhiệm vụ chính của cách mạng
Việt Nam.
- Đại hội XI của Đảng chỉ rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. - Sự mạnh yếu của quốc phòng - an ninh liên quan đến sự tồn
vong của quốc gia, dân tộc, của chế độ xã hội.
- Nếu lực lượng quân sự mạnh, kinh tế phát triển bền vững, lòng dân luôn hướng về
Đảng sẽ giữ vững được đất nước.
- Lực luợng an ninh hùng hậu sẽ làm cho pháp luật được thực thi nghiêm minh, từ đó
giữ vững ổn định đất nước từ bên trong. Quốc phòng - an ninh suy yếu sẽ bị kẻ thù
lợi dụng tấn công.
=> Đảng ta luôn khẳng định chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với tăng cường
quốc phòng - an ninh, đồng thời phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ
quốc.
2. Chủ trương của Đảng về quốc phòng-an ninh
Câu hỏi: Giữ vững quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu của đảng và của cả dân tộc
việt nam. Liên hệ thực tiễn hoặc trách nhiệm của sinh viên.
ĐÚNG. Vì tại Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân là nòng cốt”(4). Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta, tạo cơ sở quan trọng cho
Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn quân quán triệt và thực hiện.
Liên hệ trách nhiệm sinh viên:
• Tích cực học tập, rèn luyện, xây dựng niềm tin, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chế
độ, góp sức xây dựng đất nước.
• Nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng phải đi đôi với bảo
vệ đất nước.
• Tự giác, tích cực học tập, nắm vững kiến thức QPAN; tích cực tham gia các hoạt
động về QPAN.
• Chấp hành nghiêm pháp luật và quy định của nhà trường.
Câu 2: (3 điểm) Đại hội XI của Đảng (2011) xác định: “Sự mạnh yếu của quốc phòng -
an ninh còn liên quan đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc, của chế độ xã hội”. Anh
(chị) phân tích chủ trương của Đảng về quốc phòng - an ninh để làm rõ nhận định
trên? Liên hệ trách nhiệm sinh viên?
Chủ trương của Đảng về quốc phòng – an ninh
Một là, quốc phòng, an ninh là vấn đề trọng yếu, thường xuyên của cách mạng Việt Nam.
Hai là, nền quốc phòng và an ninh mang tính chất của dân, do dân, vì dân, phát triển theo
hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại.
Ba là, sức mạnh quốc phòng, an ninh là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị kết
hợp với sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân và
gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Bốn là, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của
toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Năm là, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quốc phòng và an ninh.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng QP-AN:
- Về nhận thức:
Phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc giữ vững QP-AN và trách
nhiệm của mỗi công dân trong việc giữ vững QP-AN.
Phải tích cực học tập nâng cao hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức quốc phòng, an
ninh, nhận thức rõ âm mưu, hoạt động chóng phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch.
- Trong hành động:
Tích cực luyện tập các kỹ năng quân sự, an ninh và chủ động tham gia các hoạt động về QP-
AN do nhà trường và địa phương triển khai.
Đấu tranh, đẩy lùi những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật, chống đối Đảng, Nhà nước;
tố cáo tội phạm, ngăn chặn các biểu hiện của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch.

You might also like