You are on page 1of 4

GIAI ĐOẠN 1927-1930

1. Hội nghị thành lập Đảng


- Bối cảnh lịch sử:
+ Cuối năm 1929, pt yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ,
giai cấp công nhân trở thảnh lực lượng tiên phong.
+ Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản hoạt động 1 cách riêng rẽ và có tranh giành
ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cách mạng nước ta có nguy cơ bị chia rẽ
+ Yêu cầu cấp thiết lúc này là hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 chính
Đảng duy nhất.
- Thời gian: 6/1- 7/2/1930
- Địa điểm: Cửu Long, Hương Cảng (HK), Trung Quốc.
- Thành phần tham dự: ĐDCSĐ, ANCSĐ, Quốc tế Cộng sản.
- Nội dung:
+ Phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức Cộng sản.
+ Thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành 1 Đảng duy nhất
lấy tên là ĐCSVN.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng
do NAQ soạn thảo. => Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Trình bày kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức.
+ Cử ra BCHTW lâm thời.
+ 24/2/1930, ĐDCSLĐ gia nhập ĐCSVN
+ ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đã quyết định lấy 3/2/193 làm ngày
kỉ niệm thành lập Đảng.
 Ý nghĩa của Hội nghị: mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2/1930) (do NAQ soạn thảo)
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Là sự hợp nhất của các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo, được
thông qua tại Hội nghị thành lập ĐCSVN.
- Nội dung:
+ Phương hướng chiến lược của CMVN: là “tư sản dân quyền CM và thổ địa
CM để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Xác định những nhiệm vụ cụ thể (nhiệm vụ chủ yếu/trước mắt):
 Về chính trị: chống đế quốc, địa chủ phong kiến và tư sản phản cách
mạng làm chi nước ta hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông
binh và tổ chức quân đội công nông.

-
GIAI ĐOẠN 1927-1930
 Về kinh tế: tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và phản CM chia do dân
cày nghèo , tiến hành cách mạng ruộng đất.
 Về văn hoá-xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,
phổ thông giao dục theo công nông hoá,…
 Về lực lượng cách mạng: tiến tới xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc-
đây là lực lượng cơ bản do giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời lôi
kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông…đi vào phe vô sản.
+ Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: Cương lĩnh chỉ rõ khi thực hiện nhiệm
vụ giải phóng dân tộc đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ các dân tộc bị áp
bức trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
+ Xác định lãnh đạo CM và vai trò lãnh đạo của Đảng: Giai cấp vô sản là lực
lượng lãnh đạo CMVN. “Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo
được dân chúng”.
- Ý nghĩa:
+ Là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
+ Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng; về giai cấp
lãnh đạo cách mạng.
+ Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
+Việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào
cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại làm nên những chiến thắng
vẻ vang.
+ CMVN đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân
thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Luận cương chính trị tháng 10/1930 (do Trần Phú soạn thảo)
- Nội dung:
+ Mâu thuẫn giai cấp: diễn ra gay gắt giữa thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao
khổ địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
+ Phương hướng chiến lược CM: lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó
tiếp tục phát triển , bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội chủ
nghĩa.
+ Nhiệm vụ cách mạng: 2 nhiệm vụ

 Đánh đổ phong kiến => tiến hành CM ruộng đất triệt để.

-
GIAI ĐOẠN 1927-1930
 Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp => làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập.
 Hai nhiệm vụ có mối quan hệ khắng khít với nhau.
+ Lực lượng cách mạng: động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng:
 Sự lãnh đạo của ĐCS là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng.
 Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, kỉ luật tập trung, liên hệ mật
thiết với quần chúng.
 Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy CN Maclenin làm nền tảng.
+ Luận cương nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh: Đảng lãnh đạo quần
chúng nhân dân để đánh đổ chính quyền, giành lấy chính quyền bằng phương pháp
vũ trang bạo động.
+ Quan hệ với CM thế giới:

 CM Đông Dương là một bộ phận của CM thế giới.


 Giai cấp vô sản Đông DƯơng phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.
 Liên lạc mật thiết với phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa.
Đánh giá:
Ưu điểm: Luận cương đã nêu ra được những vấn đề về chiến lược của CMVN. Là ánh
sáng soi đường cho nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến giành lại độc
lập dân tộc.
Hạn chế:
 Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
 Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách
mạng ruộng đất.
 Đánh gia không đúng về khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp
tư sản dân tộc.
Những hạn chế của LCCT được Đảng giải quyết trong những năm 1939-1945:
*Hội nghị TW Đảng tháng 11/1939:
- Xác định mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương
hoàn toàn độc lập.

-
GIAI ĐOẠN 1927-1930
- Khẩu hiệu: “lập chính quyền Xô viết công, nông, binh” được thay bằng khẩu hiệu
“lập chính quyền dân chủ cộng hoà”
- Tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương.
*Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941:
- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, chia lại
ruộng công.
- Thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

You might also like