You are on page 1of 7

So sánh hai văn kiện Cương lĩnh chính trị(2/1930)

và Luận cương chính trị(10/1930)


Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước
ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược,
sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnh chính
trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3/2/1930 đến
ngày 7/2/1930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí
thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm
tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng ta-Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó,
vào tháng 10.1930 cũng tại Hương Cảng-Trung Quốc Ban chấp hành
Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị
do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, xác
định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng
cách mạng, phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo
của Đảng.
Trong mỗi khía cạnh trên đều thể hiện rõ sự giống và khác nhau giữa hai
văn kiện. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và Luận
cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau:
Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
Luận cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930 và Luận cương lĩnh chính trị
tháng 10 – 1930 cơ bản có sự thống nhất với nhau về nhiều nội dung quan
trọng, cụ thể như là:

 Thống nhất về và phương hướng chiến lược: CMVN trải qua 2 giai
đoạn CM: giai đoạn đầu phải tiến hành CMTS dân quyền, sau đó tiến
lên CMXHCN để xây dựng CNXH và CNCS ở VN, bỏ qua giai đoạn
phát triển TBCN.
 Thống nhất về nhiệm vụ chiến lược: Cả 2 văn kiện đều đi sâu nghiên
cứu về CMTS dân quyền và đều cho rằng cuộc CM này có 2 nhiệm
vụ là đánh đổ đế quốc để giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến
để đem lại dân chủ cho nhân dân (thực hiện khẩu hiệu “người cày có
ruộng”); như vậy CMTSDQ để giải quyết 2 vấn đề là vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp.

 Thống nhất về lực lượng cách mạng: Nhìn chung cả 2 văn kiện đều
cho rằng lực lượng cách mạng chủ yếu dựa vào công nhân và nông
dân, nghĩa là dựa vào 2 giai cấp cơ bản nhất của xã hội VN.

 Thống nhất về phương pháp cách mạng: Cả 2 văn kiện đều chỉ ra rằng
phương pháp cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng con đường
đấu tranh cách mạng chứ không thể thực hiện từng phần theo kiểu cải
cách dân chủ, đấu tranh theo kiểu cải lương.

 Thống nhất về quan hệ của CMVN với cách mạng thế giới: Khi nhận
định về mới quan hệ giữa CMVN với CMTG, cả 2 văn kiện đều cho
rằng CMVN là một bộ phận của CMTG, cho nên CMVN phải đặt
trong dòng chảy chung của CMTG để kết hợp được sức mạnh dân tộc
với sức mạnh của thời đại.

Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm
khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt
Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương).
Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh
Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị
Phương “tư sản dân quyền cách Lúc đầu cách mạng Đông
hướng mạng và thổ địa cách mạng Dương là một cuộc “cách
chiến để đi tới xã hội cộng sản” mạng tư sản dân quyền”, có
lược tính chất thổ địa và phản đế,
“tư sản dân quyền cách mạng
là thời kỳ dự bị để làm xã hội
cách mạng”, sau khi cách
mạng tư sản dân quyền thắng
lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ
qua thời kỳ tư bổn mà tranh
đấu thẳng lên con đường
XHCN”
Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Đánh đổ phong kiến, thực
về chính Pháp và bọn phong kiến; hành cách mạng ruộng đất triệt
trị làm cho nước VN được để và đánh đổ đế quốc chủ
hoàn toàn độc lập; lập chính nghĩa Pháp, làm cho Đông
phủ công nông binh, tổ chức Dương hoàn toàn độc lập.
quân đội công nông.
Lực Thu phục cho được đại bộ Giai cấp vô sản là lực lượng
lượng phận dân cày, dựa vào dân chính của cách mạng tư sản
cách cày nghèo làm thổ địa cách dân quyền, vừa là giai cấp lãnh
mạng mạng, đánh đổ đại địa chủ đạo cách mạng.
và phong kiến; làm cho các Dân cày là lực lượng đông đảo
đoàn thể thợ thuyền và dân nhất và động lực mạnh của
cày khỏi ở dưới quyền lực cách mạng. Tư sản thương
và ảnh hưởng của tư bản nghiệp đứng về phe đế quốc,
quốc gia. địa chủ chống lại cách mạng,
Kéo tiểu tư sản, trí thức, tư sản CN đứng về phía quốc
trung nông,…vào phe vô gia cải lương, khi cách mạng
sản giai cấp. Làm rõ bộ phát triển cao họ sẽ đi theo đế
phận phản cách mạng, bộ quốc.
phận trung lập. Riêng đối Các phần tử lao khổ ở đô thị,
với bộ phận phản cách trí thức thất nghiệp đi theo
mạng thì phải lật đổ. cách mạng, còn lại thì có thái
độ do dự, không tán thành
cách mạng hoặc chỉ có thể
tham gia hang hái chống đế
quốc trong thời kỳ đầu.
Lãnh đạo GC vô sản là lực lượng lãnh Sự lãnh đạo của Đảng là điều
cách đạo cách mạng VN. kiện cốt yếu cho thắng lợi của
mạng cách mạng. Lấy chủ nghĩa
Mac-Lenin làm nền tảng tư
tưởng cho gc vô sản Đông
Dương.
Quan hệ Là 1 bộ phận của CM thế Là 1 bộ phận của CM thế giới,
CM VN giới, thực hành liên lạc với thực hành liên lạc với các dân
với các dân tộc bị áp bức và giai tộc bị áp bức và giai cấp vô
phong cấp vô sản thế giới. sản thế giới.
trào CM
thế giới
Ý nghĩa Là con đường đúng đắn giải Khẳng định lại nhiều vấn đề
phóng dân tộc theo phương căn bản thuộc chiến lược cách
hướng cách mạng vô sản, là mạng đã được nêu ra.
cơ sở để Đảng nắm ngọn cờ Tuy nhiên, không nêu được
lãnh đạo, giải quyết tình mâu thuẫn giữa VN và đế
trạng khủng hoảng về quốc Pháp. Không đề ra được
đường lối cách mạng, mở ra 1 chiến lược liên minh dân tộc
con đường và phương và gc rộng rãi trong cuộc đấu
hướng phát triển mới cho tranh chống đế quốc xâm lược
VN. và tay sai.
Tuy Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều là những văn kiện
thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta nhưng lại có sự khác nhau như
vậy. Đâu là nguyên nhân?
Tại sao lại có sự giống và khác giữa Cương lĩnh và Luận cương?
Hai văn kiện có sự giống nhau vì:
 Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mac – Lênin

 Ảnh hưởng vĩ đại từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Còn về sự khác nhau là do:


Cách nhìn, tầm nhìn, tầm nhận thức của Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú. -
Đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung
cũng như mâu thuẫn gay gắt trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Về Trần Phú, do thời gian dài hoạt động, học tập ở Liên Xô nên chịu ảnh
hưởng khuynh hướng tả của Quốc tế cộng sản; do sự hiểu biết ko đãy đủ
về xã hội Việt Nam nên không nhận thức được mâu thuẫn gay gắt nhất là
mâu thuẫn dân tộc. Trần Phú đã áp dụng một cách máy móc, dập khuôn,
giáo điều chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Chính vì vậy, Luận
cương chính trị tháng 10/1930 đã đặt nhiệm vụ và lợi ích giai cấp lên trên
nhiệm vụ và lợi ích dân tộc, không đề ra chiến lược đại đoàn kết dân tộc
dể có thể thu hút các tầng lớp và các giai cấp khác vào nhiệm vụ chống để
quốc.

Về Nguyễn Ái Quốc, Người hiểu rõ tình hình, đặc điểm xã hội Việt Nam,
nhận thức được mâu thuẫn gay gắt nhất của xã hội Việt Nam, đó là mâu
thuẫn dân tộc. Cương lĩnh tháng 2/1930 đặt nhiệm vụ, lợi ích dân tộc lên
trên nhiệm vụ, lợi ích giai cấp; đề ra chiến lược tại đoàn kết dân tộc rộng
rãi để có thể đoàn kết các tầng lớp, giai cấp trong xã hội tham gia thực
hiện bằng được nhiệm vụ chống để quốc.
Chính vì những sự khác biệt như vậy đã cho thấy sự sai lầm trong nhận
thức của một số cá nhân lúc đó. Nên ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ
Trung ương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng
chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng, coi việc đoàn kết toàn dân
thành một lực lượng rộng rãi, lấy công-nông làm hai lực lượng chính, là
một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ
thị phê phán những nhận thức sai lầm đã tách rời vấn đề dân tộc với vấn
đề giai cấp, nhận thức không đúng về vấn đề đoàn kết dân tộc.
Tóm lại, cả hai văn kiện đều có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời
của Đảng Cộng Sản đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Luận cương
cũng đã tiếp thu được quan điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, xác định nhiệm vụ nòng cốt của cách
mạng. Tuy nhiên luận cương còn nhiều hạn chế như: chưa nắm vững đặc
điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến, áp dụng máy móc chủ nghĩa
Mac-Lenin vào điều kiện hoàn cảnh nước ta. Trái lại, Cương lĩnh thể hiện
sự nắm bắt rất rõ về tình hình lịch sử, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-
Lenin và thực tế cách mạng Việt Nam, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản, tạo ra sự đoàn kết lực lượng cách mạng đem
lại thắng lợi cho phong trào đấu tranh, đáp ứng nhu cầu khách quan của
lịch sử và xu thế phát triển tất yếu của thời đại.
Bài viết lấy dữ liệu từ:
 https://thichhohap.com/duong-loi-cach-mang/sanh-luan-cuong-linh-chinh-
tri-thang-2-1930-voi-luan-cuong-linh-chinh-tri-thang-10-1930.html
 Slide bài giảng
 https://giaovienvietnam.com/so-sanh-noi-dung-cuong-linh-chinh-tri-dau-
tien-cua-dang-va-luan-cuong-chinh-tri-thang-10-nam-1930-cua-dang/
 https://tcctk61.blogspot.com/2018/05/so-sanh-su-giong-va-khac-nhau-
giua.html
 Giáo trình Đường lối cách mạng cảu Đảng Cộng sản Việt Nam
Đội ngũ thực hiện bài viết: Nhóm 9
Trưởng nhóm: Bùi Nguyễn Bảo Ngọc
Thành viên: Lương Thị Thu Hiền
Đinh Đại Nam
Nguyễn Thiện Nhân

You might also like