You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÀI TẬP NHỎ 1


TRÊN CƠ SỞ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (1930-1945), LÀM RÕ
QUÁ TRÌNH ĐẢNG TỪNG BƯỚC HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

LỚP DT02--- NHÓM 09 --- HK 213


Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Bích Hồng

STT Sinh viên thực hiện MSSV Điểm số


1 Nguyễn Hữu Nghĩa 2013872
2 Lưu Thị Minh Nguyệt 2011720
3 Cao Khả Quốc Nhân 2011723
4 Phạm Đình Nhân 1914454
5 Đào Thị Duyên Nhân 1910399

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


1. Chủ trương của Đảng trong những năm 1930 – 1935

1.1. Hoàn cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

Từ năm 1929-1933, Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và tập thể
hóa nông nghiệp, đạt một số thành tựu nhất định. Tác động tích cực đến nền kinh tế Việt
Nam.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa diễn ra một cuộc khủng khoảng kinh tế trên quy mô lớn
với những hậu quả nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư ban phát triển
gay gắt. Phong trào cách mạng thế giới dâng cao.

Tình hình trong nước

Cuộc khủng khoảng kinh tế 1929-1933 ảnh hưởng lớn đến các nước thuộc địa và phụ
thuộc, làm cho mọi hoạt động sản xuất đình đốn. Ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường
bóc lột để bù đắp những hậu quả của cuộc khủng khoảng ở chính quốc. Mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai càng phát triển gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra
chống thực dân Pháp nhưng bị đàn áp khốc liệt, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Bái tháng 2-
1930.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính
trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.

1.2. Luận cương chính trị (10/1930)

1.2.1. Nội dung

Tháng 10-1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần I tại Hương Cảng đã
thông qua bản Luận cương chính trị với các nội dung cơ bản sau:

Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: Luận Cương xác định ở Việt Nam, Lào,
Campuchia mâu thuẫn diễn ra ngày càng gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và
các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc.

Về phương hướng chiến lược của cách mạng: Tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để
làm xã hội cách mạng, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ phát triển bỏ qua
thời kỳ tư bản chủ nghĩa đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.1 Lúc đầu cách
mạng Đông Dương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất “thổ địa và
phản đế”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời
kỳ tư bản chủ nghĩa mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.

Về nhiệm vụ cụ thể của cách mạng: đánh đổ phong kiến, thực hành triệt để thổ địa
cách mạng; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai
nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó thổ đại cách mạng là cái cốt của cách
mạng tư sản dân quyền, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ
và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ
được đế quốc chủ nghĩa. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền”.

Về lực lượng cách mạng: Vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính của cách mạng
tư sản dân quyền, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.

+ Tư bản thương mại, tư bản công nghệ ,khi phong trào quần chúng nổi lên cao thì bọn này
sẽ theo đế quốc .

+ Tiểu tư sản có nhiều hạng: thủ công nghiệp đối với phong trào cách mạng vô sản, hạng
này cũng có ác cảm....rất do dự.

+ Bọn thương gia không tán thành cách mạng .

+ Trí thức - tiểu tư sản, học sinh.... đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bản bản xứ.

+ Giai cấp tư sản công nghiệp, tư sản nông nghiệp đứng về phe đế quốc chống lại cách
mạng.

+ Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng.

+ Khước bỏ vai trò của giai cấp tiểu tư sản, trí thức, địa chủ vừa và nhỏ.

Về phương pháp cách mạng: Lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu
phần ít để bênh vực lợi quyền cho quần chúng đến lúc cách mạng lên rất mạnh, giai cấp
thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa muốn bỏ về phe cách mạng Đảng phải lập tức

1
Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930 và chủ trương chuyển hướng giải phóng dân tộc 1939-1945,
https://luatminhkhue.vn/noi-dung-luan-cuong-chinh-tri-thang-10-1930-va-chu-truong-chuyen-huong-giai-phong-dan-
toc-1939-1945.aspx , truy cập ngày 22/06/2022
lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch, võ trang bạo động không phải là một
việc thường phải theo khuôn phép nhà binh.

Về quan hệ với quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế
giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi
của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật
thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin
làm nền tảng tư tưởng.

1.2.2. Nhận xét

Ưu điểm

Bỏ qua thời kỳ tư bản mà thẳng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khẳng định nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh chính
trị đầu tiên đã nêu ra như nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng trong quan
hệ với cách mạng vô sản thế giới và lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông
dân.

Tiếp tục khẳng định phương hướng chiến lược của Việt Nam là giành độc lập và đi lên
chủ nghĩa xã hội. Xác định đúng hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

Đã phát triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái
Quốc.

Sử dụng bạo lực cách mạng là phương pháp cách mạng.

Luận cương là kết quả của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác – Lênin, đường lối quốc tế cộng sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách
mạng Đông Dương.

Hạn chế

Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa coi
trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt Nam.
Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của ta là mâu thuẫn dân tộc: nhân dân >< thực
dân Pháp.

Chưa tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân cùng đấu tranh lật đổ đế quốc mà xác
định động lực cách mạng là công nhân và nông dân.

Không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu mà lại nhấn mạnh nhiệm vụ chống
phong kiến nên không xác định được đâu là mâu thuẫn cốt lõi cần giải quyết trước.

Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế
quốc của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo của một bộ phận trung và tiểu địa chủ. Chỉ tập
hợp nông dân, nông dân và phần tử lao khổ.

Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong đấu tranh
chống đế quốc và tay sai.

Phủ nhận quan điểm đúng đắn trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

Trong tập hợp lực lượng Cách mang: đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng
lớp phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng lôi
kéo của một bộ phận trung và tiểu địa chủ mà tập hợp chỉ có công nhân, nông dân, những
người nghèo.

Đề cao việc đấu tranh giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương nhưng bỏ qua sự khác
biệt về lịch sử, văn hóa… giữa các nước, chính vì thế không thể tập hợp sức mạnh, chung
sức chung lòng cùng làm cách mạng được. Đồng thời tạo thêm gánh nặng cho cách mạng
Việt Nam.

1.3. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3/1935)

1.3.1. Nội dung

Nhiệm vụ xây dựng, củng cố và phát triển Đảng

Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân

Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng

Tăng cường phát triển Đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông
quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một thành luỹ của Đảng; đồng thời phải đưa nông dân
lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng.
Phải chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan
lãnh đạo của Đảng. Để bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần
tăng cường phê bình và tự phê bình đấu tranh trên cả hai mặt chống “tả” khuynh và “hữu”
khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng.

Nhiệm vụ chống đế quốc

Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, thành trì của
cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc... Đảng Đại hội quyết định rằng
nhiệm vụ chống đế quốc chiến tranh là nhiệm vụ toàn Đảng và các đoàn thể cách mạng 2.
Đại hội quyết định thành lập Ban Chống chiến tranh đế quốc do Đảng lãnh đạo, bao gồm đại
biểu nhiều tổ chức cách mạng và cá nhân yêu nước, hoà bình và công lý.

Trong đó nhiệm vụ chính là: Củng cố hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa
phương, từ trong nước đến nước ngoài. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại
một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) nhằm xác định đường lối cho thời
kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi. Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu
tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nhiệm vụ thâu phục quần chúng

Đại hội chỉ rõ Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thể lực của Đảng trong quần
chúng. Nếu Đảng không mật thiết liên lạc với quần chúng, không được quần chúng tán
thành và ủng hộ những khẩu hiệu của mình thì những những nghị quyết cách mạng đưa ra
vẫn chỉ là lời nói không. Muốn thâu phục quảng đại quần chúng thì nhiệm vụ trung tâm, căn
bản, cần kíp trước mắt của Đảng là: Bênh vực quyền lợi của quần chúng; củng cố và phát
triển các tổ chức quần chúng. Đại hội chủ trương tổ chức quần chúng chủ yếu theo hình
thức bí mật, bất hợp pháp, đồng thời coi trọng những hình thức công khai, hợp pháp.

Lực lượng cách mạng

Củng cố và phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực lượng Đảng vào các nơi quan
trọng như xí nghiệp, đồn điền, … để tạo nên cơ sở vững chắc của Đảng; đồng thời, phải đưa
nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua thử thách vào Đảng. Để bảo đảm sự

2
Quốc Hùng, Những quyết sách quan trọng qua các kỳ Đại hội Đảng,
https://angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/an+giang+portal-vi/sa-tintuc/nhung-quyet-sach-quan-trong-qua-cac-ky-
dai-hoi-dang , truy cập ngày 22/06/2022
thống nhất về tư tưởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê bình và tự phê bình,
đấu tranh trên cả hai mặt chống “tả” khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật của Đảng.3

Đẩy mạnh công cuộc thu phục quần chúng. Bênh vực quyền lợi của quần chúng. Củng
cố và phát triển các tổ chức quần chúng.4

Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: vừa mang tính chất dân tộc, vừa mang tính chất quốc tế.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đại hội đánh
dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh gìn giữ và khôi phục được hệ thống tổ chức của
Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; thống nhất phong trào
đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là một điều kiện cơ bản và cần thiết để Đảng
bước vào một thời kỳ đấu tranh mới với một đội ngũ cán bộ đã được tôi luyện.

1.3.2. Nhận xét

Ưu điểm

Đại hội lần thứ nhất của Đảng được tổ chức, đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức
Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng. Đó là một thắng lợi to lớn của Đảng. Chuẩn
bị điều kiện để Đảng tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng bước vào thời kỳ đấu tranh
mới.

Đã xác định được mâu thuẫn chính là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc
Pháp, đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, bên cạnh đó còn ủng hộ phong trào cách
mạng thế giới.

Nhận ra vai trò của giai cấp trí thức và tiểu tư sản, đẩy mạnh công cuộc thu phục quần
chúng và có những định hướng đúng đắn để đảm bảo sự thống nhất về tư tưởng và hành
động.

Hạn chế

Chưa tổng kết được những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng từ khi thành lập.

Không nhạy cảm với thời cuộc trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế

3
Đại hội lần thứ nhất của Đảng, https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-
lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/dai-hoi-lan-thu-nhat-cua-dang-
534453.html , truy cập ngày 22/06/2022
4
Quốc Hùng, Những quyết sách quan trọng qua các kỳ Đại hội Đảng,
https://angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/an+giang+portal-vi/sa-tintuc/nhung-quyet-sach-quan-trong-qua-cac-ky-
dai-hoi-dang ,truy cập ngày 22/06/2022
quốc, không thấy khả năng mới để đấu tranh chống phát xít và chống thực dân nên không đề
ra được sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược phù hợp.

1.4. Tiểu kết

- Về Luận Cương chính trị: Luận Cương chính trị 10/1930 làm sâu sắc nhiều vấn đề thuộc
về chiến lược của cách mạng Việt Nam mà cương lĩnh 2/1930 đã nêu. Luận Cương một lần
nữa khẳng định tính đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng. Khẳng định
nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã
nêu ra như nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng trong quan hệ với cách
mạng vô sản thế giới và lực lượng cách mạng chủ yếu là công nhân và nông dân. Đã phát
triển và hoàn chỉnh hóa “Chính cương và sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc. Luận
Cương là kết quả của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác – Lênin, đường lối quốc tế cộng sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng
Đông Dương.… Tuy vậy, Luận Cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu
của xã hội thuộc địa, coi trọng vấn đề chống phong kiến không phù hợp với cách mạng Việt
Nam, không đề ra được mối liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh dân
tộc và bọn tay sai, đánh giá không đúng vai trò vị trí của các giai cấp tầng lớp khác do đó
không lôi kéo được bộ phận có tinh thần yêu nước.

- Về nội dung Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3/1935): Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ I của Đảng (tháng 03/1935) đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi
phục hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng trong cả nước, chuẩn
bị điều kiện cho Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới . Đã khôi phục tổ chức, thống nhất
các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, củng cố hệ thống tổ chức
của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến nước ngoài. Đại hội đã thông
qua Nghị quyết chính trị của Đảng; các nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông
dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về đội tự vệ, về các dân
tộc ít người...; Điều lệ của Đảng; Điều lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng. Đại hội đại
biểu lần thứ I của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu thắng lợi căn bản của
cuộc đấu tranh gìn giữ và khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở.
Đây là một điều kiện cơ bản và cần thiết để Đảng bước vào một thời kỳ đấu tranh mới với
một đội ngũ cán bộ đã được tôi luyện.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3/1935) so với Luận Cương chính trị
(10/1930) đã hạn chế và khắc phục thông qua việc xác định được đâu là mâu thuẫn chủ yếu
của xã hội thuộc địa, qua đó xác định được thực tiễn của xã hội Việt Nam đặt ra. Về lực
lượng cách mạng, Nghị quyết đại hội đã mở rộng thêm qua việc vận động lực lượng công
nhân, vận động nông dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về
đội tự vệ, về các dân tộc ít người… Bằng việc mở rộng phạm vi lực lượng cách mạng, Đại
hội đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh gìn giữ và khôi phục được hệ thống tổ
chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; thống nhất
phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939

2.1. Hoàn cảnh lịch sử

Tình hình thế giới

Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

Tháng 7/1935, tại Đại hội lần VII, Quốc tế Cộng sản xác định: kẻ thù là chủ nghĩa phát
xít; nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít; mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa
bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. Lê Hồng Phong, đại diện cho Đảng Cộng Sản
Đông Dương tham dự đại hội.

Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở
thuộc địa.

Tình hình trong nước

Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp; công nhân bị thất
nghiệp, lương giảm; nông dân không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa
chủ, cường hào…; tư sản dân tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép; tiểu tư sản
trí thức bị thất nghiệp, lương thấp; còn các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng
nề, sinh hoạt đắt đỏ.

Lực lượng cầm quyền phản động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột, khủng bố, đàn
áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách
tăng thuế của Pháp; công nhân bị thất nghiệp, lương giảm; nông dân không đủ ruộng cày,
chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…

Hệ thống tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục.

Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều mong muốn có những cải cách về dân chủ. Tư
sản dân tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép; tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp,
lương thấp; còn các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.

2.2. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7/1936)

2.2.1. Nội dung

Tháng 7/1936 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Trung Quốc khẳng định:

Mục tiêu cách mạng: Vẫn nhất quán làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
để tiển lên xã hội cộng sản. ( Nhưng trong hoàn cảnh nước ta cách mạng tư sản dân quyền là
đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và cảI thiện đờI sống)

Kẻ thù cách mạng: là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai.

Nhiệm vụ cách mạng

Đánh đổ bọn đế quốc phản động thuộc địa và tay sai của Pháp, đòi tự do, dân chủ, cơm
áo, hòa bình.

Lập Mặt trận dân chủ Đông Dương. (mặt trận nhân dân rộng rãi)

Phương pháp cách mạng: Biểu tình, bãi công, đấu tranh một cách ôn hòa chủ yếu là đấu
tranh chính trị.

Hình thức đấu tranh

Chuyển từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, hợp pháp. Kết hợp
chặt chẽ giữa đấu tranh bí mật, bất hợp pháp vớI đấu tranh công khai nhằm đạt được mục
tiêu đề ra và che dấu những lực lượng cách mạng cần được bảo vệ.

2.2.2. Nhận xét

Ưu điểm

Hạn chế
Nhiệm vụ cách mạng vẫn chưa xác đáng ở chỗ phải tiến hành cả thổ địa cách mạng để
chia lại ruộng đất, vì vấn đề điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc.
Trước hết phải tập trung đánh đổ đế quốc sau đó mới giải quyết vấn đề thuộc địa.

Lực lượng cách mạng bao gồm đông đảo quần chúng nhân dân.

Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc chưa thoả đáng vì xác định kẻ thù chỉ là một bộ
phận nhỏ trong kẻ thù của dân tộc.

2.3. Chung quanh vấn đề chính sách mới (10-1936)

2.3.1. Nội dung

Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng đã
nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc
cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển
cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý
thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Vì vậy, tuy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ
chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng
nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới
giải quyết vấn đề điền địa.

Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này
giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế phát
triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm lực lượng tranh
đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. “Nói tóm lại, nếu phát triển
cuộc đấu, tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải iựa chọn vấn đề nào
quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập
trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.

2.3.2. Nhận xét

Ưu điểm

Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần trong
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận
cương chính trị tháng 10-1930.
Chính sách mới đã xác định lại nhiệm vụ cách mạng một cách xác đáng và phù hợp
với thời cuộc hơn. Khẳng định sự sáng suốt của Đảng ta trong việc đưa ra đường lối cách
mạng.

Hạn chế

2.4. Tiểu kết

Về chủ trương của Đảng 7/1936: có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa cách
mạng tiến lên không ngừng .

Về chủ trương của Đảng 10/1936: bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương
chính trị tháng 10-1930.

Cao trào dân chủ 1936-1939 thực sự là cuộc vận động cách mạng sâu rộng, hiếm có ở
một xứ thuộc địa, đã tuyên truyền đường lối, chủ tưởng cách mạng của Đảng cho quảng đại
nhân dân, mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, sáng tạo nên những hình thức tổ chức,
hình thức đấu tranh mới linh hoạt, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu
tranh chung chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân thế giới.

Tóm lại, trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của Đàng đã giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các
mối quan hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng
ở Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm
hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu
tranh cao hơn vì độc lâp và tự do.

Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu bước
trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng; thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự
chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước.

3. Chủ trưởng của Đảng trong những năm 1939-1945

3.1. Bối cảnh lịch sử:

Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong
nước và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ và
Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường. Ngày 29/9/1939, Toàn quyền Đông
Dương ra Nghị định cấm tuyền truyền cộng sản, đặt Đảng cộng sản Đông Dương ra ngoài
vòng pháp luật, giải tán các hội, đoàn, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và
tụ tập đông người.

Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng. Sau khi chiếm một loạt
nước châu Âu, tháng 6/1941, Đức tân công Liên Xô.

Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy
thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng; thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”.
Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với
Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương chịu
cảnh “một cổ hai tròng”.

Từ giữa năm 1941, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển. Tháng
12/1941, chiến trah Thái Bình Dương bùng nổ. Quân phiệt Nhật lần lượt đánh chiếm nhiều
thuộc địa của Mỹ và Anh ở trên biển và trong đất liền.5

3.2. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939)

3.2.1. Nội dung

Nhiệm vụ Cách mạng

Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Xác định kẻ thù trước mắt là đế quốc
phát xít. Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu
hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”.

Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “lập chính quyền Xô viết công-nông-binh”,
thay bằng khẩu hiệu “lập chính quyền cộng hoà dân chủ”, hình thức nhà nước chung cho tất
cả các tầng lớp dân chúng và phong trào giải phóng dân tộc.

Lực lượng cách mạng

Lực lượng chính là công nông dựa vào các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và
đồng minh trong chốt lát hoặc trung lập giai cấp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa chủ và nằm
dưới quyền chỉ huy của giai cấp vô sản.

5
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học khối
không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), tr.42.
Phương pháp Cách mạng

Hội nghị bước đầu nêu ra một số chuyển hướng về tổ chức, vừa xây dựng những tổ
chức hợp pháp, đơn giản, rộng rãi, vừa xây dựng các đoàn thể quần chúng cách mạng.

Hội nghị đã quyết định các chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi
mặt, phải mật thiết liên hệ quần chúng nhân dân và đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất ý chí
và hành động trong toàn Đảng.

Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm thu hút tất cả các
dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm đánh đổ đế quốc
Pháp và tay sai, giành lại hoàn toàn độc lập cho các dân tộc Đông Dương. 6 Mục đích của
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương là đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn
xứ và tất cả bọn tay sai của đế quốc phản bội dân tộc.

3.2.2. Nhận xét

Ưu điểm

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng đúng
đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng. Đảng Cộng sản đông Dương giương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp và dân tộc đông Dương trong cùng
một Mặt trân Dân tộc Thống nhất, mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945.

Hạn chế

3.3. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (11/1940)

3.3.1. Nội dung

Nhiệm vụ cách mạng

Cho rằng “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái
làm trước, cái làm sau”. “Mặc dù lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế-cách mạng giải
phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì

6
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học khối
không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), tr.43.
cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của
cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương.”7

Chỉ ra tính chất của cách mạng Đông Dương là làm cách mạng giải phóng dân tộc với
2 nhiệm vụ phản đế và điền địa.

Hội nghị đã thảo luận và quyết định hai vấn đề cấp thiết trước mắt :

Duy trì, phát triển lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình
thức vũ trang công tác, khi cần thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ sinh mạng tài sản của
nhân dân…

Hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì ở miền Nam chưa có đủ điều kiện bảo đảm cho khởi
nghĩa thắng lợi. Đặt vấn đề khởi nghĩa nam Kỳ vào chương trình nghị sự.

Kẻ thù cách mạng

Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật. Kẻ thù phụ
là phong kiến bản xứ. Kẻ thù nguy hiểm nhất là “đội quân thứ năm” của bọn phát xít Nhật
và bọn Việt gian thân Pháp.

Lực lượng cách mạng

Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có vô sản thành thị và thôn quê (trong đó
thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất). Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản
Đông Dương là: trung bần nông, tiểu tư sản thành thị,…8

Phương pháp cách mạng là phương pháp khởi nghĩa vũ trang.

3.3.2. Nhận xét

Ưu điểm

Hội nghị đã có chủ trương đúng về hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ.

Hạn chế

Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu.9

3.4. Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941)
7
Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.68 và 74.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76.
9
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học khối
không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), tr.43.
3.4.1. Nội dung

Hội nghị phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai, từ đó nhận định phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương sẽ
bùng nổ. Loài người sẽ bị tàn sát ghê gớm trong cuộc chiến tranh phát xít. Phe Đồng minh
chống phát xít nhất định sẽ thắng lợi, phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phong trào cách
mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán: nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần
trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ
đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Hội nghị
nhận định cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, của phong
trào dân chủ chống phát xít.

Hội nghị chỉ rõ: Nhân dân Đông Dương phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc
chiến tranh thế giới, vì vậy thái độ chính trị của các giai cấp có thay đổi khá lớn. Mâu thuẫn
chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với
bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Hội nghị tán thành Nghị quyết của các Hội nghị Trung
ương lần thứ sáu, bảy về chuyển hướng chiến lược và sách lược. Hội nghị đề ra nhiều chủ
trương, chính sách cụ thể, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân tộc.

Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận
Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước
chống đế quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc,
Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ lão
Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Quân nhân Cứu quốc... Với các dân tộc Lào, Cao
Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận
chung Đông Dương.

Nhiệm vụ cách mạng

Hội nghị khẳng định dứt khoát chủ trương “phải thay đổi chiến lược” và giải thích:
“Cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc
cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”.

Mối quan hệ giữa cách mạng ở Đông Dương


Hội nghị quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông
Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Sau khi đánh đuổi Pháp-Nhật, các dân tộc
trên cõi Đông Dương sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành
lập một quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”.
Từ quan điểm đó, HN quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng
(Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh, Cao Miên độc lập đồng minh),
thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.

Về tổ chức

Theo đề nghị của Người, Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới và cử
đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Đồng thời phác họa về một nhà nước
tương lai sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo
tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”. HN chỉ rõ,
“không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xô viết mà phải nói toàn thể nhân
dân liên hiệp và thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa”

Lực lượng cách mạng

Xây dựng những tổ chức tiểu tổ du kích, du kích chính thức.

Đẩy mạnh xây dựng các đội vũ trang cách mạng tập trung làm nòng cốt cho phong trào
đánh Pháp, đuổi Nhật, chuẩn bị cho khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa
phương.

Ðội du kích Bắc Sơn được đổi tên thành Ðội Cứu quốc quân Bắc Sơn và được nâng
lên thành Trung đội Cứu quốc quân 1 để làm nòng cốt phát triển lực lượng vũ trang và mở
rộng căn cứ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trong cả nước.

Ngày 22-12-1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.

Phương pháp cách mạng:

Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
nhân dân; “phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn
cả mà đánh lại quân thù”. Trong những hoàn cảnh nhất định thì “với lực lượng sẵn có, ta có
thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự
thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.

3.4.2. Nhận xét


Ưu điểm

Hoàn chỉnh về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, chỉ ra được phương pháp vận động
cuộc cách mạng là khởi nghĩa vũ trang đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên cuộc tổng khởi
nghĩa cả nước.

Khắc phục triệt để những luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn.

Xây dựng được lực lượng nòng cốt để phục vụ công cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc.

So với thời kỳ thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, thời kỳ thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thì đây là lần đầu tiên đường lối chiến lược, chiến thuật, sách
lược của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xem xét ngay trên đất nước Việt Nam
cùng với toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng nên có đầy đủ điều kiện hoàn chỉnh,
hoàn thiện tốt nhất so với những giai đoạn trước.

Trong giai đoạn 1939 - 1945, đảng đã khắc phục được hai 2 hạn chế này thông qua quá
trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng ở hai hội nghị tháng 11-1939 và hội nghị
tháng 5-1941. Đặc biệt, hội nghị tháng 5-1941 đã khắc phục hạn chế của Luận cương chính
trị trước đó bằng việc xác định:

Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng
đất.

Thành lập mặt trận của riêng Việt Nam là Mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các giai
cấp tầng lớp Việt Nam chống đế quốc, phát xít Pháp - Nhật.

Như vậy, trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được
một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương thành lập mặt
trận thống nhất đoàn kết các lực lượng dân tộc.

Hạn chế

3.5. Tiểu kết

TỔNG KẾT

You might also like