You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP NHỎ


LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG (1930 – 1945)
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN QUỐC HUY 2247746
ĐINH VĨNH HÙNG
PHẠM GIA HUY
BÙI NGUYỄN KHÁNH
HUỲNH QUỐC KHÁNH
HUỲNH TẤN KHIÊM
LỚP: CƠ KHÍ Z3KC, Z3
KHÓA: 2022 – 2023

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM (1930 -
1935).................................................................................................3
II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỬNG NĂM (1936 -
1939).................................................................................................8
III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỬNG NĂM (1939 -
1945)...............................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................19

2
I – CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM (1930 –
1935)
1.Luận cương chính trị (10 – 1930)
1.1.Nhiệm vụ cách mạng.
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải tranh đấu để
đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền
tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Hai
nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau: “… có đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa mới phá được “Cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng
thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ
được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái
cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền
lãnh đạo dân cày.
1.2.Lực lượng cách mạng.
Giai cấp vô sản và nông dân (dân cày) là hai động lực chính của cách
mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và
mạnh.
- Vô sản phần nhiều do dân cày hoặc là thủ công thất nghiệp mà hóa ra,
còn đương mới mẻ chưa thoat61 khỏi những tư tưởng hẹp hòi, những hủ
tục phong kiến và ít biết chữ, cho nên sự giác ngộ về giai cấp có bị trở
ngại. Tuy vậy, giai cấp ấu rất là tập trung và mỗi ngày lại thêm đông và
cách bóc lột áp bức theo lối thuộc địa rất tàn nhẫn, thành ra giai cấp vô
sản nhanh chóng phá đi sự trở ngại ấy và nổi lên đấu tranh càng ngày
hang hái để chống lại tư bản đế quốc.

3
- Nông dân (dân cày) là những người chiếm đại đa số trong lực lượng,
họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền. Trong đấu
tranh chống địa chủ và đế quốc chủ nghĩa thì vô sản kéo hết thảy nông
dân về phía cách mạng, nhưng lúc phân hóa giai cấp ở thôn quê càng
rộng và sâu, cuộc thổ địa cách mạng càng bành trướng thì phú nông
nhanh chóng bước qua phe phản cách mạng.
1.3. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.:
- Toàn đông dưong
1.4. Nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Luận cương chính trị tháng 10-1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản
về chiến lược cách mạng. Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính
cương, sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930.
- Nhược điểm:
+ Luận cương chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội
thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm
lược và bọn tay sai của chúng
+ Luận cương không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng
về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất
+ Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi
trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Luận cương đã phủ nhận
vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của
giai cấp tư sản dân tộc, cường điệu mặt tiêu cực của họ; không thấy
được khả năng phân hoá của giai cấp địa chủ và lôi kéo một bộ phận

4
địa chủ vừa và nhỏ đi theo Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3 – 1935)
2.1. Nhiệm vụ cách mạng
Thứ nhất : cũng cố và phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực
lượng Đảng vào các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông
quan trọng, biến mỗi xí nghiệp thành một cơ sở vững chắc của Đảng;
đồng thời, phải đưa nông dân lao động và trí thức cách mạng đã trải qua
thử thách vào Đảng. Phải chăm lo tăng cường các đảng viên ưu tú xuất
thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Để bảo đảm sự
thống nhất về t° t°ởng và hành động, các đảng bộ cần tăng cường phê
bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt chống “tả” khuynh và hữu
khuynh, giữ vững kỷ luật cāa Đảng.
Thứ hai : đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng. “Đảng
mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng...
muốn đưa cao trào cách mạng mới lên tới trình độ cao, tới toàn quốc vũ
trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền
Xôviết, thì trước hết cần phải thâu phục quảng đại quần chúng. Thâu
phục quảng đại quần chúng là một nhiệm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp
của Đảng hiện thời”
Thứ ba : mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh,
ủng hộ Liên Xô, thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng
Trung Quốc.
2.2. Lực lượng cách mạng:
Nông dân là lực lượng đông đảo nhất chiếm hơn 90% dân số Đông
Dương
nhưng lại bị đế quốc bốc lột nặng nề. Do đó, cần tích cực lôi kéo lực
lượng này tham gia cách mạng.
Công nhân là “lực lượng cách mạng rất vững biền, chắc chắn, rất lớn lao
mà Đảng Cộng sản là đội tiên phong của vô sản không thể không hết sức
chú ý tổ chức và dẫn đạo”.
5
Binh lính không phải là lực lượng “nghịch thiện giai cấp của công nông
mà chỉ là con em của công nông mang lốt lính, binh lính là một hạng
người rất khổ sở, sức tranh đấu của họ rất dũng cảm, tuy có khi họ bị lợi
dụng mà vẫn là đội cảm tử của cách mạng. Binh lính là những kẻ đã tập
trung hết thảy lực lượng và khí cụ, tụi đế quốc Pháp tự đào tạo đặng giết
chúng. Binh lính là một lực lượng cách mạng rất lớn. Nếu Đảng ta
không tổ chức họ và không kéo được họ sang phe cách mạng thì cuộc
cách mạng Đông Dương quyết không thể thành công”.Thanh niên lao
động là một lực lượng cách mạng rất lớn, “vị trí thanh niên trong các
phong trào cách mạng dân tộc trước năm 1930 rất quan trọng. Trong
thời kỳ cao trào cách mạng năm 1930 - 1931 thanh niên lao động rất
hăng hái tham gia các cuộc bãi công, biểu tình, vũ trang bạo động, thiết
lập chính quyền Xôviết”.
2.3. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc cāa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ nhất (3 – 1935) vẫn trên toàn Đông Dương (giống như
Luận cương chính trị).
2.4. Nhận xét:
Ưu điểm : Đại hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên hợp
mật thiết các dân tộc Đông Dương để chống kẻ thù chung, đánh dấu sự
khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng trong xứ,
thúc đẩy nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đoàn kết đấu tranh chống
chế độ thuộc địa.
Hạn chế : Đại hội vẫn chưa đề ra một chủ trương chiến lược phù
hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, chưa đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu và tập hợp lực lượng toàn dân tộc. Đại hội vẫn cho
rằng, người ta không làm cách mạng phản đế, sau đó mới làm cách
mạng phản đế, sau đó mới làm cách mạng điền địa. Cách mạng sẽ chỉ
thắng lợi với điều kiện hai cuộc cách mạng ấy gắn bó chặt chẽ với nhau

6
và cùng đi với nhau. Chính sách của Đại hội Ma Cao vạch ra không sát

với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ.
3. Tiểu kết:
-Luận cương chính trị (10-1930) đã nêu được những vấn đề chiến lược
và sách lược của cách mạng Việt Nam. Là ánh sáng soi đường cho nhân
dân ta đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến giành lại độc lập dân
tộc. Bên cạnh đó luận cương cũng còn một số vấn đề hạn chế như chưa
nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn
cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu trang giai cấp và cách mạng
ruộng đất. Đánh giá chưa đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư
sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai
cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ
tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
-Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3-1935) đã đưa ra
những chính sách mới phần nào khắc phục được hạn chế của Luận
cương chính trị (10-1930). Nghị quyết đã nêu rõ mÿc đích cāa việc tổ
chức đội tự vệ: “ 1-Ủng hộ quần chúng hàng ngày. 2 - Ủng hộ quần
chúng trong các cuộc đấu tranh. 3- Ủng hộ các cơ quan cách mạng và
chiến sĩ cách mạng của công nông. 4 - Quân sự huấn luyện cho lao động
cách mạng, chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận động cách
mạng phát triển thắng lợi”. Nghị quyết nhấn mạnh: “... Luôn luôn phải
giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực”. Nghị
quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành tư
tưởng quân sự Đảng. Lần đầu tiên những nguyên tắc xây dựng về chính
trị cũng như về quân sự của lực lượng nửa vũ trang cách mạng đã được
đề ra một cách cơbản và tương đối toàn diện. Những nguyên tắc ấy thể
hiện quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng và quan điểm thực tiễn
của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin việc xây dựng lực lượng vũ trang. Tuy
nhiên bên cạnh đó ta có thể thấy Đảng vẫn chưa đặt nhiệm vụ giải phóng
7
dân tộc lên hàng đầu và chưa đưa ra được sách lược cụ thể phù hợp với
thực tiễn cách mạng tại Việt Nam.
-Tóm lại, thông qua hai văn kiện trên ta thấy Đảng đã hình thành và phát
triển, từng bước khắc phục những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hạn
trong giai đoạn 1930-1935.
II Chủ trương của đảng trong những năm (1936-1939)
1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh ( 7-1936)
 Bối cảnh lịch sử
 Tình hình thế giới
- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức,
Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Tháng 7/1935, tại Đại hội lần VII, Quốc tế Cộng sản xác định: kẻ
thù là chủ nghĩa phát xít; nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít; mục tiêu
là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân
dân rộng rãi. Lê Hồng Phong, đại diện cho Đảng Cộng Sản Đông
Dương tham dự đại hội.
- Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành
cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
 Tình hình trong nước
- Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
- Công nhân bị thất nghiệp, lương giảm; nông dân không đủ ruộng
cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
- Tư sản dân tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép;
- Tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp, lương thấp;
- Còn các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng nề, sinh
hoạt đắt đỏ.
 Nhiệm vụ cách mạng :

8
+ Chống pháp xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản
động thuộc địa và tay sai , đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Kẻ thù
trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa
và bè lũ tay sai của chúng.
+ Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương nhằm tập hợp các đảng phái, giai cấp, các đoàn
thể chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, các dân tộc để cùng nhau tranh đấu
đòi những quyền lợi dân chủ như tự do hội họp, tự do ngôn luận, xuất
bản, ngày làm 8 giờ, mở rộng các cơ quan kinh tế, tài chính, Viện dân
biểu, Hội đồng quản hạt...
+ Đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu
tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương,
đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thì không những phải đoàn kết
chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ mặt
trận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khẩu hiệu "ủng hộ Chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kè thù chung là Phátxít
ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.
+ Hội nghị phê phán tư tưởng "tả” khuynh, hẹp hòi, chỉ tập hợp
quần chúng công nông mà không chịu hợp tác với các tầng lớp nhân dân
khác, chỉ chú trọng đấu tranh không hợp pháp; đồng thời Hội nghị cũng
đề phòng tư tưởng "hữu khuynh", không hiểu rõ mục đích của cách
mạng là giải phóng Đông Dương khỏi ách đế quốc và xoá bỏ tàn tích
phong kiến, xa rời lập trường giai cấp, ngăn cản công nhân đấu tranh với
tư sản, nông dân đấu tranh với địa chủ.
 Lực lượng cách mạng
Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận nhân
dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính
9
trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh
công - nông. Để phù hợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong
tình hình mới.
 Phạm vi tổ chức
Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ
chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh
công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho
Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo
quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.
Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công
khai, hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững
nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của
Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và
không hợp pháp và phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật
đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp.
 Nhận xét
 Ưu điểm
Tạm gác 2 nhiệm vụ chống đế quốc và xóa bỏ chế độ phong kiến ,
tiến hành tự do dân chủ , đòi cải thiện đời sống , chống khủng bố trắng ,
chống nguy cơ chiến tranh , chống phản động thuộc địavà tay sai , đòi tự
do dân chủ , cơm áo, hòa bình.
Lực lượng tham gia chỉ công nhân và nông dân thành tất cả các
giai cấp các tầng lớp ( công nhân, nông dân, tri thức, dân nghèo thành
thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Dựa trên cơ sở công – nông “ hai lực lượng chính của cách mạng “
để đoàn kết tâph hợp tất cả các giai cấp các đảng phái , các dân tộc, các
10
phần tử phản đế “ chĩa mũi nhọn “ của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu là
đế quốc và tay sai của chúng .Khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ Cộng
Hồ.
 Nhược điểm
Chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp trong lúc còn tạm gác khẩu
hiệu chiến lực đánh đồ Đế quốc Pháp giành độc lập dân tọc Đông
Dương.
Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương mà hội nghị thành
lập chưa thích ứng với điệu kiện cụ thể lúc này. Bởi vì , yêu cầu đặt ra
lúc này là cần có hình thức mặt trận đấu tranh rộng rãi hơn để quần
chúng đấu tranh giành quyền dân chủ, chống chiến tranh, chống phápxít,
bảo vệ hòa bình.
III. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM (1939 –
1945)
1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11-1939
1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai có dấu hiệu bắt đầu từ lúc phát
xít Nhật bắn phát súng đầu tiên ở Đông Bắc Trung Quốc (9/1931), sau
đó lần lượt các nước yếu khác bị xâm lược, cuộc chiến tranh kéo dài
liên miên cho đến ngày 1/9/1939, phát xít Đức tiến hành xâm lược Ba
Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ và bước sang giai đoạn mới.
Đông Dương: Là một nước thuộc địa đông người của Pháp, nên Đông
Dương cũng như lúc chiến tranh lần thứ nhất bị cuốn vào một cuộc đại
thảm sát chưa từng thấy. Pháp tiến hành thêm nhiều chính sách bóc lột,
trước sự lăm le của phát xít Nhật và ngọn lửa giải phóng dân tộc của
nhân dân Đông Dương ngày càng lớn dần thì Pháp quyết định cấu kết
11
với Nhật cùng cai trị Đông Dương khiến nhân dân them khổ cực.
1.2. Nội dung
Xác định nhiệm vụ cách mạng: không còn có con đường nào khác hơn
là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm. Đặt
nhiệm vụ chống đế quốc lên hang đầu.
Lực lượng cách mạng: Lực lượng chính của cách mệnh là công nông
dựa vào các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và đồng minh trong
chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa chủ. Mặt
trận ấy phải dưới.quyền chỉ huy của vô sản giai cấp.
Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang
đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động
hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
Nội dung chính: thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương (M.T.T.N.D.T.P.Đ.Đ.D) để tranh đấu chống đế quốc chiến
tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thối nát, giải phóng
các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: trên toàn Đông Dương
1.3. Nhận xét: đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng: đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
2. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11-1940
2.1. Hoàn cảnh lịch sử
- Thế giới:
Đức làm chủ đại bộ phận lục địa châu Âu (trừ Liên Xô), đồng minh
Anh, Pháp bị tan rã. Nhật và Mỹ xung đột gay go. Liên Xô đang là
mục tiêu của cả hai phe và nằm trong tình thế nguy hiểm.
- Phong trào cách mạng và phản chiến bùng nổ ở nhiều nước như
Anh, Pháp, Nhật, Ý, Mỹ.

12
- Đông Dương: Kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng cao. Pháp tiến
hành phát xít hóa bộ máy thống trị và tiến hành đàn áp dân chúng dã
man. Đồng thời dưới sự xâm lược của phát xít Nhật, Pháp phải nhượng
bộ nhiều quyền lợi cho Nhật, xứ Bắc Kỳ hoàn toàn biến thành căn cứ
của Nhật.
2.2. Nội dung
- Xác định nhiệm vụ cách mạng: Khẳng định sự đúng đắn của chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị lần thứ 6 tháng
11/1939, xác định kẻ thù trước mắt là phát xít Nhật-Pháp
- Lực lượng cách mạng: Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có
vô sản thành thị và thôn quê (trong đó thợ thuyền kỹ nghệ là lực
lượng kiên quyết nhất). Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản
Đông Dương là:
+ Trung bần nông,
+Tiểu tư sản thành thị,
+ Tư sản bản xứ - kể cả tư sản công nghệ, thương mại và phú nông,
+ Địa chủ phản đế,
+ Hoa kiều,
+ Cách mạng ở các nước lân bang (Xiêm, Tàu, ấn Độ, v.v..),
+ Cách mạng ở Pháp, ở Nhật.
+ Sức dự trữ gián tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là:
+ Liên bang Nga-Xô Viết
+ Cách mạng thế giới
+ Cuộc xung đột giữa các đế quốc chủ nghĩa về vấn đề Đông Dương
(Pháp, Nhật; Xiêm , Pháp; Anh, Mỹ, Pháp, Nhật)…
2.2.1. Nội dung quan trọng:

13
- Vấn đề thứ nhất, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những
đội du kích , dung hình thức vũ trang công tác, xây dựng cơ sở cách
mạng, khi cần thiết thì chiến đấu chống địch khủng bố, tiến tới thành
lập căn cứ du kích, lấy vùng Bắc Sơn, Võ Nhai làm trung tâm, do Trung
ương trực tiếp chỉ đạo.
- Vấn đề thứ hai, sau khi nghe báo cáo về tình hình Nam Bộ, Hội
nghị chỉ thị cho Xứ ủy Nam kỳ đình chỉ khởi nghĩa vũ trang ở Nam
Bộ vì chưa đủ điều kiện chủ quan và khách quan đảm bảo giành
thắng lợi
2.3. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: trên toàn Đông Dương
2.4.Nhận xét: Dựa theo tình hình quốc tế và trong nước, Đảng đã đưa
ra những quyết định sáng suốt, đặc biệt là về vấn đề thứ hai, thể hiện
việc nắm vững lý luận về khởi nghĩa vũ trang cách mạng.
3. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5-1941
3.1. Hoàn cảnh lịch sử: phát xít Đức lăm le tấn công Liên Xô và
chiến tranh Thái Bình
- Dương sắp bùng nổ. Chiến tranh sắp chính thức bước qua một giai
đoạn mới.
3.2. Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ cách mạng: nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách
mạng là giải phóng dân tộc. Mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết đó
chính là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc phát xít Nhật – Pháp.
- Lực lượng cách mạng: Tập hợp toàn bộ nhân dân không phân biệt
giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
3.2.1.Nội dung chính:
- Tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay
bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia
cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức.

14
- Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, Chương trình cứu
nước của Việt Minh. Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc
trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu
quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên
Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Quân
nhân Cứu quốc... Với các dân tộc Lào, Cao Miên, Đảng chủ trương
thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung
Đông Dương.
- Phương pháp đấu tranh: phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng
Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị
quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời
cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa
từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở
đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".
- Phạm vi giải quyết vấn đề cách mạng: Hội nghị quyết định đặt vấn đề
dân tộc trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào, Khơ me, thi
hành đúng quyền “dân tộc tự quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết,
giúp đỡ nhau giành thắng lợi...
3.3. Nhận xét: Hội nghị 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng
đấu tranh từ Hội nghị 6 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách
mạng là độc lập dân tộc, có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách
mạng Tháng Tám năm 1945.
4. Tiểu kết:

So sánh chủ trương của Đảng 1939-1945 với 1936-1939

1936-1939 1939-
1945
Tình Thế giới: chủ Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ
hình nghĩa phát 2 bùng nổ

15
trong xít ra đời và ráo Phong trào cách mạng thế giới
nước riết chuẩn bị cho phát triển nhanh chóng
và quốc chiến tranh thế Trong nước:
tế giới thứ 2. Mặt Chiến tranh ảnh hưởng đến các
trận nhân dân nước Đông Dương nặng nề
chống chủ nghĩa Phát xít Nhật vào Đông Dương
phát xít ra đời ở và bắt tay với Pháp cai trị khiến
nhiều quốc gia nhân dân lầm than
Mâu thuẫn ta với phát xít Nhật-
Pháp ngày càng gay gắt
Chủ Nhiệm vụ chiến Đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải
trương lược trong suốt phóng dân tộc lên hang đầu.
xuyên giai đoạn là chống Nhiệm vụ chống phong kiến và
suốt đế quốc và phong các nhiệm vụ dân chủ khác phải
giai kiến rải ra, thực hiện từng bước có kế
đoạn hoạch, phục tùng
nhiệm chống đế quốc
Lực Các giai cấp nhân Tập hợp rộng rãi các tầng lớp
lượng dân, gồm lực nhân dân không phân biệt giàu
cách lượng chính là nghèo, Đảng phái, tôn giáo
mạng công dân, nông
dân, đoàn kết với
tiểu tư sản thành
thị và nông thôn ,
đồng minh hoặc
trung lập tạm thời
với giai cấp tư sản
bản xứ, trung và
tiểu địa chủ, các
Đảng
quốc gia cách
mạng.
Hình Kết hợp các hình Khởi nghĩa vũ trang
thức
thức
công khai và bí
đấu
mật, hợp pháp và
tranh
bất hợp pháp.
Phạm Trên toàn Đông Trong
16 nước Việt Nam
Dương
vi giải
quyết
vấn đề
dân
tộc
Tổng kết
- Nhiệm vụ cách mạng có bước biến chuyển lớn, thay vì thổ địa là cái
cốt của cách mạng thì Đảng đã xác định được mục tiêu cách mạng
cần được giải quyết cấp bách là giải phóng dân tộc.
- Lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị bao
gồm tầng lớp nông dân và nông dân rồi sau đó phát triển với thêm
nhiều tầng lớp khác như tiểu tư sản, thợ thuyền rồi cuối cùng là toàn
bộ nhân dân không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo đã giúp
phát huy toàn bộ sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
- Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Từ việc giải quyết vấn đề trên toàn
Đông Dương, Đảng dần quyết định tách ra và hoạt động chỉ trong nước
và giúp đỡ các nước khác để có thể tập trung tốt vào nhiệm vụ giải
phóng dân tộc trong nước và nâng cao quyền dân tộc tự quyết của các
nước khác trong Đông Dương.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP - TẬP 2
(HTTPS://TULIEUVANKIEN.DANGCONGSAN.VN/VAN-KIEN-
TU-LIEU-VE-DANG/VAN-KIEN-DANG-TOAN-TAP)
VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP - TẬP 5
(HTTPS://TULIEUVANKIEN.DANGCONGSAN.VN/VAN-KIEN-
TU-LIEU-VE-DANG/VAN-KIEN-DANG-TOAN-TAP)
VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP - TẬP 6
(HTTPS://TULIEUVANKIEN.DANGCONGSAN.VN/VAN-KIEN-
TU-LIEU-VE-DANG/VAN-KIEN-DANG-TOAN-TAP)
VĂN KIỆN ĐẢNG TOÀN TẬP - TẬP 7
(HTTPS://TULIEUVANKIEN.DANGCONGSAN.VN/VAN-KIEN-
TU-LIEU-VE-DANG/VAN-KIEN-DANG-TOAN-TAP)

18
19

You might also like