You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TẬP NHỎ 1


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề:
Phân tích chủ trương của Đảng trong những năm 1930 - 1945
để làm rõ quá trình Đảng từng bức khắc phục hạn chế
và hoàn chỉnh đường lối Cách mạng giải phóng dân tộc

LỚP L04 - NHÓM 02 - HK212


NGÀY NỘP ………………

Giảng viên hướng dẫn: ĐÀO THỊ BÍCH HỒNG

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Lê Cao Bình 1912723
Phạm Thị Thanh Bình 1912736
Đinh Thị Thanh Bình 1912716
Nguyễn Hữu Cảnh 1912751
Nguyễn Xuân Chủ 1912797

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

1
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN BÀI TẬP NHỎ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Mức đóng góp


1 Lê Cao Bình 1912723 20%
2 Phạm Thị Thanh Bình 1912736 20%
3 Đinh Thị Thanh Bình 1912716 20%
4 Nguyễn Hữu Cảnh 1912751 20%
5 Nguyễn Xuân Chủ 1912797 20%

2
MỤC LỤC Trang

I. Giai đoạn 1 (1930-1936)…………………………………………………………………..4

1. Luận chương chính trị đầu tiên………………………………………………………….4

2. Nghị quyết đại hội, đại biểu lần 1……………………………………………………….5

3. Tiểu kết…………………………………………………………………………………..7

II. Giai đoạn 2 (1936-1939)……………………………………………………………….7

1. Chủ chương đấu tranh đòi quyền dân chủ sinh tháng 7/1936……………………….7

2. Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10/1936…………………………………………9

3. Tiểu kết…………………………………………………………………………………9

III. Giai đoạn 3 (1939-1945)……………………………………………………………10

1. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (11-1939)……………10

2. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 7 (11-1940)……..………11

3. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 8 (5-1941)………………12

4. Tiểu kết…………………………………………………………..……………………14

IV. Tổng kết lại sự phát triển của 3 giai đoạn………………………………………16

3
I. Giai đoạn 1 (1930-1936): Luận cương chính trị đầu tiên với Nghị quyết đại hội, đại
biểu lần 1

1. Luận chương chính trị đầu tiên

Luận chương chính trị đầu tiên ra đời trong thời gian 1929-1933, khi Liên Xô đạt được
những thành quả quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, thì ở các nước tư bản chủ
nghĩa diễn ra một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn với những hậu quả nặng nề, khiến
thực dân pháp ở Đông Dương tăng bóc lột để bù đắp cho thiệt hại của cuộc khủng hoảng
kinh tế gây ra ở chính quốc. Có nhiều phong trào yêu nước diễn ra nhưng đều thất bại do sự
đàn áp nặng nề của thực dân Pháp. Khiến mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc
Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt.

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

Về chiến lược của cách mạng Đông Dương: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách
mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa .tiến
thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Về nhiệm vụ cách mạng: hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong
kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau.

Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi trở thành thuộc địa và bị Pháp
bóc lột để phục vụ cho chính quốc đã làm cho đời sống nhân dân ta lúc bấy giờ trở nên khốn
khổ hơn hết. Vì vậy mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sau
trở nên gay gắt hơn bao giờ hết và cần phải giải quyết. Từ đó, đã đi đến xác định đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất
triệt để, đánh đổ đế quốc giải phóng dân tộc toàn Đông Dương. Theo Trần Phú, thì thổ địa
cách mạng đặt lên hàng đầu vì theo ông điều này sẽ giúp cho lực lượng cách mạng tăng lên
do có sự ủng hộ của nông dân. Những điều này chưa hợp lý vì khi chưa đánh đổ thực dân thì
lực lượng cách mạng sẽ bị đế quốc đàn áp trở lại và khiến mâu thuẫn dân tộc ngày càng
được đẩy lên gay gắt hơn bao giờ hết.

 Lực lượng cách mạng

Về lực lượng cách mạng thì đã xác định được động lực cách mạng là giai cấp công
nhân và nông dân. Tuy nhiên, Luận cương đánh giá không đúng khả năng cách mạng của
tầng lớp tiểu tư sản , khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp
tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc
thống nhất chống đế quốc và tay sai. Điều này chưa hợp lý vì ngoài giai cấp vô sản và nông
dân thì tiểu tư sản cũng có mâu thuẫn với thực dân Pháp và họ có ít mâu thuẫn với giai cấp

4
vô sản vậy nên tranh thủ sự ủng hộ của họ và chưa huy động được sức mạnh của toàn thể
dân tộc Việt Nam.

 Giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi toàn Đông Dương:

Thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương để lãnh đạo nhân dân ba nước Đông Dương
chống lại kẻ thù chung là thực dân Pháp. Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay
gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao
khổ; Một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và quốc chủ nghĩa". Đưa ra nhiệm vụ cách
mạng là phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối
tiền tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để" và "đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập". Đưa ra phương pháp cách mạng là rõ
phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang bạo động". Đến lúc có tình thế
cách mạng,"Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chính phủ của địch nhân và
giành lấy chính quyền cho công nông".

 Ưu điểm và hạn chế của Luận cương chính trị đầu tiên:

Luận cương chính trị đã nêu được những vấn đề chiến lược và sách lược của Cách
mạng Việt Nam, là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc, phong
kiến và để giành lại độc lập dân tộc.

Tuy nhiên, luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương,
không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng
đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế
quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ
phận trung , tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

2. Nghị quyết đại hội, đại biểu lần 1

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

Đại hội đề ra 3 mục tiêu trước mắt là:

Củng cố và phát triển Đảng: tăng cường phát triển lực lượng đảng trong các xí nghiệp,
đồn điền, … biến mỗi xí nghiệp thành một thành lũy của Đảng. Phải tích cực chiêu mộ Đảng
viên một cách chọn lọc, không quá khắt khe mà dẫn đến tiêu cực. Chăm lo tăng cường các
đảng viên ưu tú xuất thân từ công nhân vào các cơ quan lãnh đạo Đảng. Đảm bảo sự thống
nhất về tư tưởng và hành động, giữ kỷ luật của Đảng, tăng cường tự phê bình và phê bình.

Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng: "Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng
và thế lực của Đảng trong quần chúng... Muốn đưa cao trào cách mạng mới lên trình độ cao
5
tới toàn quốc vũ trang bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên chính quyền Xô viết
thì trước hết cần phải thâu phục quảng đại quần chúng. Thâu phục quảng đại quần chúng là
một nhiệm vụ trung tâm căn bản cần kíp của Đảng hiện thời".

Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và ủng hộ
cách mạng Trung Quốc.

 Lực lượng cách mạng

Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị của Đảng, các nghị quyết về vận động công
nhân, vận động nông dân, vận động thanh niên, phụ nữ, binh lính, về mặt trận phản đế, về
đội tự vệ, về các dân tộc thiểu số... và Điều lệ của Đảng, điều lệ của các tổ chức quần chúng
của Đảng.

Các vấn đề như: tên Đảng, tôn chỉ của Đảng, tổ chức Đảng, dân chủ và kỷ luật của
Đảng, đảng đoàn, tài chính, thanh niên cộng sản đoàn được Đại hội thông qua.

Đại hội đã quyết định bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và ban Thường vụ với
đồng chí Lê Hồng Phong là Tổng Bí thư, cử Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng Cộng
sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

 Giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi toàn Đông Dương

Vận động lực lượng toàn dân làm nhiệm vụ trọng tâm cho cuộc cách mạng.

Chỉ rõ kẻ thù chung là thực dân Pháp và lực lượng phong kiến thối nát.

Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên
là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; Một bên thì địa chủ, phong kiến,
tư bản và quốc chủ nghĩa".

Thực hiện đồng thời cả hai cuộc cách mạng phản đế và cuộc cách mạng điền địa đã đề
ra ở Luận cương chính trị đầu tiên.

 So sánh với luận chương chính trị đầu tiên

So với luận cương chính trị (10-1930), Đại hội Đảng lần thứ nhất chưa khắc phục
được những nhược điểm như: chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, chưa
đánh giá đúng khả năng của giai cấp tiểu tư sản trong nước, không sát với phong trào cách
mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ; vẫn cho rằng: Cách mạng sẽ chỉ thắng lợi với điều
kiện hai cuộc cách mạng phản đế và cách mạng điền địa phải gắn bó với nhau và cùng đi với
nhau.

6
3. Tiểu kết

Luận chương chính trị đầu tiên có những đóng góp quan trọng về đường lối chiến
lược và sách lược. Tuy nhiên so với cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc thì
nó vẫn còn một số hạn chế như mác định không đúng mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc
địa do đó không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Ngoài ra, còn quá nhấn
mạnh vai trò của công nhân, không chú ý đến vai trò, khả năng cách mạng của các giai câp
tầng lớp khác và sự đoàn kết các dân tộc chống Pháp

Đại hội Đảng lần thứ nhất đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong
trào cách mạng quần chúng, tạo điều kiện để bước vào một cao trào cách mạng mới - cuộc
cách mạng toàn dân. Việc tổ chức nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất đã
nêu cao tinh thần dám đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

II. Giai đoạn 2 (1936-1939): Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh tháng
7/1936 và Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10/1936

Tình hình thế giới lúc bấy giờ, xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Giai cấp tư
sản ở một số nước như Đức, Ý, Tây Ban Nha, … chủ trương dùng bạo lực đàn áp phòng trào
đấu tranh trong nước và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới lần thứ 2 để chia lại thị
trường. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi, nguy cơ bùng nổ và
đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình và an ninh quốc tế.

Tình hình trong nước lúc bấy giờ, mọi tầng lớp xã hội đều mong muốn có những cải
cách dân chủ nhằm thoát khỏi tình trạng ngột ngạt do khủng hoảng kinh tế và chính sách
khủng bố trắng. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi hệ thống tổ chức sau một thời gian
đấu tranh cực kì gian khổ và tranh thủ cơ hội thuận lợi để xây dựng, phát triển tổ chức Đảng
và các tổ chức quần chúng rộng rãi.

1. Chủ chương đấu tranh đòi quyền dân chủ sinh tháng 7/1936

Ngày 26-7-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải
(Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì, có Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên dự, nhằm “sửa
chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo những nghị quyết của
Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản.

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa
phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chủ nghĩa xã hội, mà là chống chủ nghĩa
phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
7
Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động là chủ nghĩa
phát xít.

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải
thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh
phát xít.

Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt của ta là chống phát xít, chống chiến tranh đế
quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Các Hội nghị lần thứ ba (3-1937) và lần thứ tư (9-1937) Ban Chấp hành Trung ương
Đảng bàn sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về
phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận chống
phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng tháng 3-1938 nhấn mạnh “lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ
trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại’’

 Lực lượng cách mạng

Lực lượng đông đảo là giai cấp công nhân và nhân dân lao động cùng với quần chúng
đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Để cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của
chúng, đòi các quyền dân chủ, dân sinh, không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp
công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp", mà còn đề ra khẩu
hiệu "ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là
bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa.

 Giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi toàn Đông Dương

Hội nghị chỉ rõ kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập
trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

Từ đó Hội nghị xác định những nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến
tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa
bình; "lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái,
các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để
cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ".

Cùng với việc đề ra chủ trương cụ thể, trước mắt để lãnh đạo phong trào dân chủ 1936-
1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ phản đế và điền địa. Chỉ thị của Ban Trung ương Gửi các tổ chức của Đảng (26-7-
8
1936) chỉ rõ, “ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan
tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở
rộng phong trào dân tộc”.

2. Chung quanh vấn đề chiến sách mới 10/1936

Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng
bí thư, ban văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (tháng 10-1936).

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành Trung ương cũng
đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và
điền địa trong cách mạng Đông Dương: cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải
gắn kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. “Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn
trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”.
Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước
đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.’.

3. Tiểu kết

Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 cho thấy
do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau nên chủ trương sách lược, hình thức tập hợp
lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp. Chủ trương của Đảng 1936-
1939 có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới. Những điểm
khác so với giai đoạn 1930 - 1931 :

Về kẻ thù, xác định là Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành
chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp

Về mục tiêu, tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược)

Về chủ trương, Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự
do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Về tập hợp lực lượng, mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ,
yêu nước và tiến bộ.

Về hình thức đấu tranh, đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp, đấu tranh
nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….

9
Về lực lượng tham gia, đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần
giai cấp, tôn giáo, chính trị.

Về địa bàn chủ yếu, chủ yếu ở thành thị.

III. Giai đoạn 3 (1939-1945)

1. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (11-1939)

Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đức tấn công Pháp. Tháng
6/1940, Pháp đầu hàng.

Tháng 9/1940: phát xít Nhật nhảy vào đông Dương, cấu kết với Pháp để vơ vét tài lực
và đàn áp cách mạng Việt Nam Nhân dân Việt Nam phải gánh chịu ách thống trị của hai
tầng áp bức Pháp – Nhật.

Đứng trước tình hình đó, Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản đông Dương họp
Hội nghị lần thứ 6 (8/11/1939) họp tại Bà điểm (Hóc Môn – Gia định) do Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu
thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Xác định nhiệm vụ là đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương lúc này.

Về khẩu hiệu, tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực
dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng. Thay khẩu hiệu
thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng
hòa.

 Lực lượng cách mạng:

Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có vô sản thành thị và thôn quê (trong đó
thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất). Xác định được nhiệm vụ đánh Pháp đuổi
Nhật không chỉ là của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ của toàn giai
cấp Việt Nam.

Về mặt trận, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt
trận dân chủ Đông Dương. Tập trung xây dựng lực lượng về mọi mặt. Cả lực lượng chính trị
lẫn vũ trang. Kết hợp đúng đắn xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang đáp ứng
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

10
Nghị quyết cũng xác định lực lượng là toàn dân, thu nạp cả tư sản và phong kiến yêu
nước cùng tư tưởng cứu quốc qua đó cho thấy sự tiến bộ của Đảng, khắc phục nhược điểm
chỉ ưu tiên dân nghèo cần quyền lợi.

 Giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi toàn Đông Dương

Hội nghị tháng 11-1939 đề ra nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt chung của cách mạng
Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc Đông Dương làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập .

Phương pháp đấu tranh, chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính
quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.

 Ưu điểm và hạn chế

Hội nghị Trung ương Đảng lần VI (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng. Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn. Đảng ta đã
gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết được rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, dân tộc
Đông Dương trong một mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung.

Sự chuyển hướng này đã mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp mở đường
tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này

2. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 7 (11-1940)

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

Nghị quyết Trung ương 7 nhận định việc Pháp đầu hàng Nhật làm cho Đông Dương
rơi vào cảnh một cổ hai tròng, vừa bị thực dân Pháp đàn áp, vừa bị phát xít Nhật hành hạ.
Kẻ thù mà nhân dân Đông Dương cần phải đánh đổ trong lúc này là thực dân Pháp và phát
xít Nhật.

 Lực lượng cách mạng

Nghị quyết Trung ương 7 còn xác định: Tính chất của cách mạng Đông Dương vẫn là
cách mạng tư sản dân quyền, với nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, diệt trừ phong kiến, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập và người cày có ruộng. Nghị quyết còn xác định quyền lãnh
đạo cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là giai cấp công nhân Đông Dương.

 Hạn chế so với nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 6 (11-1939)

11
Tại Hội nghị Trung ương 11/1940, Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa thật dứt
khoát với chủ chương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại hội nghị
thái 11-1943

3. Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 8 (5-1941)

Đời sống nhân dân ta dưới hai tầng lớp áp bức bóc lột của Nhật - Pháp hết sức khổ cực
điêu đứng, nhiều phong trào đấu tranh nổi ra nhưng đều thất bại.

28/1/1941, Nguyễn ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Hội
nghị TW lần VIII diễn ra từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Pó (Cao Bằng).

 Mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu
thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương. Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược
trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc
Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế,
chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.

Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.

 Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dần tộc

Về tổ chức: Theo đề nghị của Người, Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới
và cử đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị bầu Ban Chấp hành
Trung ương chính thức gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang,
Phùng Chí Kiên, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Ban Thường vụ Trung
ương Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang.

Đồng thời phác họa về một nhà nước tương lai sau khi cách mạng thành công sẽ thành
lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước
“của chung cả toàn thể dân tộc”. Hội nghị chỉ rõ, “không nên nói công nông liên hiệp và lập
chính quyền Xô viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và thành lập chính phủ dân chủ
cộng hòa”.

Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận
Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước
chống đế quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc,

12
Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ lão
Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Quân nhân Cứu quốc... Với các dân tộc Lào, Cao
Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận
chung Đông Dương.

Nhằm triệt để phát huy yếu tố dân tộc, phân hoá hàng ngũ giai cấp địa chủ, Hội nghị
tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày
thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo,
chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức.

 Giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi toàn Đông Dương

Về tình hình Đông Dương, Hội nghị xác định rõ: “Khẩu hiệu của Đảng ta là trước hết
phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương khỏi ách của giặc Pháp – Nhật”.

Về nhiệm vụ cách mạng Đông Dương: Hội nghị khẳng định dứt khoát chủ trương
“phải thay đổi chiến lược” và giải thích: “Cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không
phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề:
phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp
“dân tộc giải phóng”.

Về mối quan hệ giữa các dân tộc Đông Dương, Hội nghị khẳng định sự tôn trọng việc
lựa chọn hình thức nhà nước của mỗi dân tộc, sống trên bán đảo Đông Dương sau khi cách
mạng thành công, nhưng trước mắt muốn đánh đuổi Pháp – Nhật “Phải có một lực lượng
thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương họp lại”. Hội nghị tán thành Nghị quyết của
hai hội nghị Trung ương trước đó về việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược
nhằm nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết
định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng (Việt Nam độc lập đồng minh,
Ai Lao độc lập đồng minh, Cao Miên độc lập đồng minh), thực hiện đoàn kết từng dân tộc,
đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.

Hội nghị xác định: Phương pháp cách mạng là "Cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu
bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị
khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “Với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi
nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho
một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".

Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương
thay đổi chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, có ý nghĩa quyết định
thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

13
 So sánh hội nghị ban chấp hành trung ương 5/1941 với hội nghị 11/1939

Hội nghị ban chấp hành trung ương 5/1941 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược
và sách lược đề ra từ Hội nghị Trung ương 11/1939 đó là phải giương cao hơn nữa và đặt
ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đồng thời chủ trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền; giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương,
thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó là sự chuyển hướng chiến lược
tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong sang thực hiện chiến
lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề
cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc
lập hoàn toàn cho Tổ quốc.

Hội nghị tháng 11/1939 đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ
giải phóng dân tộc; xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là
đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn
toàn độc lập; thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Điều này cũng
có nghĩa sẽ giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương.

Cho đến Hội nghị tháng 5/1941, vấn đề dân tộc mới được giải quyết trong khuôn khổ
từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho
Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu
quốc và giúp đỡ thành lập mặt trậm ở các nước Lào, Campuchia. Ở Việt Nam là Việt Nam
độc lập Đồng minh; Lào là Ai Lao độc lập Đồng minh và Campuchia là Cao Miên độc lập
Đồng minh. Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này cũng có nghĩa giải quyết vấn đề dân tộc trong
khuôn khổ từng nước Đông Dương – giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết.

Đối với nước ta, đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị
Trung ương 5/1941 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo
chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, là ngọn đèn pha soi sáng, là
ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng tháng
Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

4. Tiểu kết

Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ
vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban chấp hành Trung ương đã quyết định chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược như sau:

14
Một là, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tạm gác khẩu hiểu “đánh đổ địa
chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiều “tịch thu ruộng đất của đế quốc và
Việt gian chia cho dân cày nghèo” chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm tô, giảm tức.

Hai là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Ở Việt
Nam, Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt
Minh) thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên
nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.

Ba là, quyết định phải xúc tiến ngay công tác khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. Để khởi nghĩa vũ trang đi đến thắng lợi cần
phải phát triển lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Hội nghị cũng chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh
đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

IV. Tổng kết lại sự phát triển của 3 giai đoạn

Có thể nói, qua quá trình phát triển của 3 giai đoạn, sự ra đời, phát triển của các lực
lượng vũ trang cách mạng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945 là sự
hiện thực hóa những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn
dân đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã phát triển mau chóng, từ
không đến có, từ nhỏ đến lớn và dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình
trong tiến trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta ở giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.

Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lần đầu tiên giành
thắng lợi ở một nước thuộc địa, đã đột phá một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.

Cách mạng Tháng Tám thành công để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam nhiều kinh
nghiệm đúc kết quý báu:

Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

Thứ hai, về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi dậy
tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt
trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của
quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh
15
chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần,
giành chính quyền bộ phận ở những vùng nông thôn có điều kiện, tiến lên nắm bắt đúng thời
cơ, phát động tổng khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị, giành chính quyền toàn quốc.

Thứ tư, về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng tiên phong của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với lợi
ích giai cấp và dân tộc; vận dụng và phát triển lý luận Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ
Chí Minh. Từ đó đưa ra đường lối chính trị đúng đắn; xây dựng đảng vững mạnh về mọi
mặt và có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, đội ngũ cán bộ đảng viên.

Bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, phát triển lực lượng vũ
trang cách mạng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945 tới nay vẫn mang tính lý
luận và thực tiễn sâu sắc; đã và đang được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.

16

You might also like