You are on page 1of 5

3.2.

Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
3.2.1. Nội dung bổ sung, hoàn chỉnh
Để thấy rõ sự bổ sung và hoàn chỉnh của đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ
Nhân dân, ta sẽ so sánh Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam với Cương lĩnh chính trị
đầu tiền (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị (tháng 10/1930):
Một là, về tính chất xã hội Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác
định xã hội Đông Dương có hai mâu thuẫn chính là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai
cấp. Trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất.
Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam thì xác định xã hội Việt Nam có 3 tính chất
là một phần thuộc địa, nửa phong kiến và dân chủ nhân dân.
So với 2 văn kiện trước đó thì Chính cương Lao Động Việt Nam đã xác định thêm
hai tính chất tồn tại trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đó là tính chất dân chủ nhân dân
và tính chất một phần thuộc địa.
Hai là, về đối tượng của cách mạng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định đối tượng chính của cách mạng là đế quốc
thực dân Pháp, vua quan phong kiến và tầng lớp phản cách mạng.
Luận cương chính trị cũng xác định là đế quốc Pháp, tầng lớp phong kiến và bọn
tay sai. Ở 2 văn kiện đầu, Đảng vẫn chưa phân biệt rạch ròi được giữa đế quốc và phong
kiến mà gộp chung thành 1 kẻ thù, điều này vô tình đánh đồng luôn những người yêu
nước, có tư tưởng cấp tiến trong tầng lớp phong kiến và vô hình chung bỏ qua một lực
lượng cách mạng tiềm năng. Thêm nữa 2 văn kiện đầu cũng chưa xác định được một tầng
lớp phản cách mạng là tư sản mại bản, khiến chúng dễ dàng luồn sâu vào lực lượng cách
mạng và phá hủy từ bên trong.
Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam thì đã phân biệt rạch ròi được kẻ thù chính
của cách mạng là đế quốc Pháp và bọn đứng sau là đế quốc Mĩ. Ngoài ra Chính cương
cũng xác định đối tượng cách mạng phụ là tầng lớp nửa phong kiến và bọn tay sai của đế
quốc và chỉ rõ chỉ những kẻ làm tay sai cho đế quốc xâm lược mới là kẻ thù, bỏ qua
những người có tư tưởng tiến bộ, qua đó giúp tăng thêm lực lượng cách mạng hoặc ít
nhất là loại bỏ những tầng lớp không phải kẻ thù. Không chỉ thế, xác định được sự quay
lại của Pháo có sự giúp đỡ và nhúng tay của Mĩ nên Chính cương đã xác định kẻ thù là
toàn bộ ngoại bang xâm lược chứ không chỉ có Pháp. Xác định rõ kẻ chính của các mạng
phải là đế quốc xâm lược.
Ba là, về nhiệm vụ cách mạng. “Tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh
đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để”
và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”9. Trong
luận cương chính trị xác định nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ tàn dư của chế độ phong
kiến cũ và đánh đổ đế quốc thực dân Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Luận cương đã xác định 2 nhiệm chiến lược là dân chủ và dân tộc, trong bối cảnh những
năm đầu 1930, việc xác định nhiệm vụ chiến lược như vậy đã đáp ứng những yêu cầu
khách quan đồng thời giải quyết được những mâu thuẫn còn tồn tại và ngày càng trở nên
gay gắt là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Tuy nhiên, nhiệm vụ cách mạng mà
2 văn kiện trước đặt ra là giành độc lập cho toàn Đông Dương và đến sau 1945 đã không
còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta.
Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam thì đã xác định đúng nhiệm vụ là đánh đuổi
quân xâm lược, giành độc lập tự do thật sự cho chính dân tộc Việt Nam.
Như vậy, về cơ bản, cả Cương lĩnh chính trị và Chính cương Đảng Lao Động đều
xác định nhiệm vụ chính là đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập hoàn toàn, quốc hữu
hóa tài sản của bọn bán nước, giúp cho dân nghèo có rộng đất canh tác, có tư do dân chủ.
Tuy nhiên, khác biệt là Chính cương đã có những bổ sung cần thiết là phát triển chế độ
dân chủ nhân dân làm trung gian để tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đây chính là thành quả của
việc hoạch định rõ ràng đường lối cách mạng và phát triển đất nước của Đảng sau khi
nước ta thực hiện thành công cách mạng tháng Tám.
Bốn là, về lực lượng cách mạng. Về cơ bản, cả Luận cương chính trị và Chính
cương Đảng Lao Động đều xác định lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp. Trong đó
cơ sở là lực lượng công – nông liên minh với các tầng lớp khác. Tuy nhiên, Luận cương
chính trị lại chỉ tập trung vào giai cấp vô sản với tầng lớp nông dân là động lực chính của
cách mạng tư sản dân quyền. Còn những tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản

9
Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
thương nghiệp thì là Việt gian, là kẻ thù. Trong khi đó Chính cương Đảng Lao Động lại
xác định lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp khác ngoài công nông như địa chủ yêu
nước, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. Còn một hạn chế nữa mà Chính cương Đảng Lao Động
đã khắc phục được so với Luận cương chính trị đó là phát huy hiệu quả khối đại đoàn kết
dân tộc, đây là hệ quả tất yếu khi nhiệm vụ dân tộc được nêu cao và phạm vi cách mạng
thu hẹp lại chỉ trong Việt Nam. Điều này giúp cho lực lượng cách mạng trở nên đông
đảo, thuần nhất hơn và tránh để những phần tử trung lập trở thành tay sai cho đế quốc,
tận dụng mọi lực lượng tiềm năng có thể có cho cách mạng và kháng chiến chống quân
xâm lược.
Năm là, về các giai đoạn phát triển của cách mạng. So với Luận cương chính trị,
Chính cương Đảng Lao Động đã xác định rõ ràng 3 giai đoạn cần phải trải qua của cách
mạng, xác định rõ giai đoạn và nhiệm vụ cấp thiết, tối quan trọng là đánh đuổi quân xâm
lược. Tiếp đến là xóa bỏ những tàn dư cũ còn sót lại của phong kiến, hoàn chỉnh chế độ
dân chủ nhân dân. Cuối cùng là tiến lên xã hội chủ nghĩa. “Con đường từ nay lên chủ
nghĩa xã hội còn khó khăn và dài. Không thể giang chân ra mà bước một bước khổng lồ
để đến ngay chủ nghĩa xã hội. Phải bước nhiều bước, chia thành nhiều độ mà đi”10. Như
vậy, Chính cương đã xác định đúng đắn và rõ ràng con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa
không hề dễ dàng, mà phải đi từng bước, chậm nhưng phải thật chắc.
3.2.2. Giá trị thực tiễn
Giá trị thực tiễn của Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam có thể gói gọn trong
hai ý sau:
Một là, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Chính cương
đã xác định những vấn đề chiến lược của cách mạng, bao gồm việc xác định hai nhiệm
vụ chính trong những nhiệm vụ mới của Đảng là lãnh đạo kháng chiến thắng lợi và xây
dựng Đảng Lao Động Việt Nam. Chính cương cũng có những chính sách mang tính cấp
thiết với bối cảnh hiện thời là xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố và phát triển Mặt
trận thống nhất dân tộc, phát huy hiệu quả khối đại đoàn kết dân tộc và tinh thần yêu
nước của mọi tầng lớp. Thực hiện chính sách ruộng đất nhằm phân chia lại của cải, giúp
cho nông dân có tài nguyên để canh tác, thông qua đó đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Ngoài

10
Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.49.
việc tập trung lực lượng cách mạng trong nước, ta cũng tích cực giúp đỡ cuộc kháng
chiến của Campuchia và Lào, củng cố tinh thần đoàn kết và xây dựng liên minh Việt –
Miên – Lào. Việc giúp đỡ nhân dân Lào và Campuchia kháng chiến không những không
làm phân tán lực lượng cách mạng mà ngược lại còn có thêm sự sẻ chia từ các nước bạn.
Tuy rằng liên minh kháng chiến với tinh thần đoàn kết khăng khít nhưng vẫn phát huy
được tinh thần dân tộc đối với mỗi quốc gia, nhất là với dân tộc Việt Nam. Ngoài ra,
Chính cương cũng nêu rõ con đường đi lên xã hội chủ nghĩa gồm 3 giai đoạn và nhiệm
vụ của từng giai đoạn. Như vậy, đây chính là những giá trị thực tiễn mang ý nghĩa to lớn
đối với sự giải phóng dân tộc và thống nhất tổ quốc.
Hai là, đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Nhờ việc xác định
mục tiêu của cách mạng là tiến lên xã hội chủ nghĩa và xác định rõ con đường đó, Chính
cương Đảng Lao Động Việt Nam đã trở thành văn kiện có ý nghĩa sâu sắc về lý luận cách
mạng, có ý nghĩa sâu sắc đối với tiến trình phát triển của đất nước sau này. Chính cương
cũng nêu rõ “muốn xây dựng, củng cố và phát triển Đảng…, phải phát triển phê bình và
tự phê bình”11. Điều này cho thấy rõ phải đề cao vấn đề phê bình và tự phê bình, đúc rút
kinh nghiệm để luôn luôn kiện toàn đường lối cách mạng. Có thể nói, Chính cương Đảng
Lao Động Việt Nam như kim chỉ nam cho công cuộc phát triển của đất nước, có giá trị
đến cả ngày nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Đại hội đại biểu lần thứ II là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng
thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đại hội đã thông qua Chính cương
Đảng Lao động Việt Nam, xác định những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam,
nêu rõ hai nhiệm vụ chính trong những nhiệm vụ mới của Đảng là: Đưa kháng chiến đến
thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ đó,
Chính cương đã đề ra những chính sách và biện pháp hệ trọng, cấp thiết như: Đẩy mạnh
xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt; củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống
nhất, phát huy tinh thần yêu nước và đẩy mạnh thi đua ái quốc; triệt để giảm tô, giảm tức,
tịch thu ruộng đất của thực dân và việt gian chia cho dân cày nghèo; bảo vệ nền kinh tế
tài chính, đấu tranh kinh tế với địch, thực hiện công bằng, hợp lý về thuế khóa; tích cực

11
Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76.
giúp đỡ cuộc kháng chiến của Campuchia và Lào, tiến tới thành lập Mặt trận thống nhất
Việt - Miên - Lào; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, v.v.
Ngoài ra, Chính cương cũng nêu rõ con đường đi lên xã hội chủ nghĩa gồm 3 giai
đoạn, đó là: (1) Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc; (2) Xóa bỏ tàn dư
của chế độ phong kiến cũ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; (3) Tiến lên xã hội chủ
nghĩa.
Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam thể hiện rõ sự bổ sung và hoàn chỉnh của
đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và
Luận cương chính trị qua các phương diện:
Về tính chất xã hội Việt Nam: xác định thêm tính chất dân chủ nhân dân tồn tại
trong xã hội Việt Nam, đây là tính chất trung gian giúp Việt Nam tiến lên xã hội chủ
nghĩa.
Về đối tượng của cách mạng: xác định rõ kẻ chính của các mạng phải là đế quốc
xâm lược, phân biệt rạch ròi được kẻ thù chính của cách mạng là đế quốc Pháp và bọn
đứng sau là đế quốc Mỹ.
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: phạm vi cách mạng thu hẹp chỉ còn tại Việt
Nam, cho thấy vấn đề dân tộc được nêu cao, thể hiện quyền tự quyết của dân tộc.
Về lực lượng cách mạng: xác định lực lượng cách mạng gồm nhiều tầng lớp khác
ngoài công nông như địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, phát huy hiệu quả
khối đại đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lực lượng tiềm năng có thể có cho cách mạng và
kháng chiến chống quân xâm lược.
Về các giai đoạn phát triển của cách mạng: xác định đúng đắn và rõ ràng con
đường tiến lên xã hội chủ nghĩa không hề dễ dàng, mà phải đi từng bước, chậm nhưng
phải thật chắc.
Như vậy, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành văn kiện có giá trị sâu
sắc về tổng kết thực tiễn và lý luận cách mạng. Những nội dung mà văn kiện thông qua là
sự bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng, đem
lại ý nghĩa sâu sắc đối với tiến trình phát triển cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trước
mắt và sau này.

You might also like