You are on page 1of 5

Đại hội đại biểu lần thứ 2

Đại hội Đại biểu lần thứ 2 của Đảng họp từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 trong 9 ngày, tại xã
Vinh Quang ( nay là Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 766.000 đảng
viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng
sản Thái Lan.
Đại hội được tiến hành trong bối cảnh,
 Liên Xô lớn mạnh vượt bật về mọi mặt, các nước XHXN ở Đông Âu bước vào công cuộc xây
dựng cơ sở vật chất cho CNXH
 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi lực lượng có lợi cho hòa bình và
phong trào cách mạng
 Trong nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta giành nhiều thắng lợi quan trọng
 Cách mạng Lào, Campuchia diễn biến tích cực
 Tạo điều kiện thuận lợi đẩy kháng chiến mau đến thắng lợi hoàn toàn
Tuy nhiên, cùng lúc đó:
 Thực dân Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho
ta nhiều khó khăn, phức tạp.
Do tình hình xã hội, kinh tế, chính trị của mỗi nước có những thay đổi khác nhau. Cách mạng
và kháng chiến của mỗi nước cũng có những bước phát triển riêng biệt. Điều kiện lịch sử đó đặt ra
cho Đảng Cộng sản Đông Dương yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng phù hợp với
mỗi nước ở Đông Dương.
=> Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu lần thứ 2 được triệu
tập.
Đại hội đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Đông
Dương một Đảng Mác-Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội đã thành lập Đảng Lao động Việt Nam và
đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Trong những ngày làm việc, đại hội đã Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới.
Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban
Chấp hành mới đã bầu Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức,1 ủy viên dự khuyết và Ban bí thư.
Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh là Tổng Bí thư.

1
Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày (chiều ngày 11-2) là một văn kiện có
giá trị thực tiễn và lý luận to lớn. Báo cáo tổng kết phong trào cách mạng Thế giới và cách mạng
Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, dự báo những triển vọng tốt đẹp của thế kỷ sau, rút ra bài học
trong 21 năm hoạt động của Đảng.
Báo cáo nêu hai nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là:
1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.
Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. Các nhiệm vụ khác
đều nhằm phục vụ nhiệm vụ cấp bách đó. Báo cáo chỉ rõ, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, phải
đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh thi đua yêu nước, mở rộng khối đại đoàn kết dân
tộc, tăng cường đoàn kết quốc tế
Về tổ chức Đảng, Báo cáo khẳng định: "Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp
với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi,
Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam", đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng Lao động Việt
Nam thành “một Đảng to lớn, mạnh mẻ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để” để lãnh đạo đưa
cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Báo cáo do đồng chí Trường Chinh trình bày (ngày 12-2) phân tích một cách hệ thống và
sâu sắc toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam, đó là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 được đại hội thông qua có bố cục
gồm ba chương
Chương I: Thế giới và Việt Nam
Chương II: Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam
Chương III: Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam
Nội dung chính của chính cương được thể hiện qua các phương diện sau:
- Tính chất của xã hội Việt Nam
Trong giai đoạn này tính chất xã hội Việt Nam là một xã hội phát triển không đều, một xã hội
có 3 tính chất: Dân chủ - nhân dân, một phần thuộc địa và nữa phong kiến.
Trong xã hội đó tồn tại các mâu thuẫn sau:
 Mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược
 Mâu thuẫn giữa số đông nhân dân (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến
2
 Mẫu thuẫn giữa lao động với tư bản trong nước
Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau và mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết dưới hình thức quyết liệt
là chiến tranh.
- Đối tượng của Cách mạng Việt Nam
Đối tượng chính của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc và thế lược phong kiến
Ngoài nước: Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Cụ thể lúc này là đế quốc Pháp,
can thiệp Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đương đầu với kẻ thù chính thực dân đế quốc. Tiêu diệt
được kẻ thù này chúng ta mới có được độc lập dân tộc.
Trong nước, tàn dư của chế độ cũ vẫn còn, chúng biến tướng thành tay sai phản động. Đó là
bè lũ phong kiến tay sai sẵn sàng bắt tay với giặc ngoại xâm mà ra sức chống phá cách mạng.
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
Trên cơ sở nhận định kẻ thù và mục tiêu của cuộc cách mạng, Đảng ta xác định rõ ba nhiệm vụ cụ
thể như sau:
Thứ nhất, Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho quốc gia, dân tộc
Thứ hai, Xoá bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng
Thứ ba, Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội
Những nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là
hoàn thành giải phóng dân tộc. Vì có giải phóng dân tộc thì mới chặt đứt được tay sai phong kiến.
Có độc lập dân tộc thì mới có thể đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa để đem lại cuộc sống ấm no cho
nhân dân. Và hơn lúc nào hết, chúng ta phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để hoàn
thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Động lực của cách mạng Việt Nam: được xác định gồm có 4 giai cấp gồm công nhân, nông
dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ (thân hào, địa chủ) yêu nước và
tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử này họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là giai cấp
công – nông và lao động trí óc.
Đặc biệt, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Điều này được Chính cương nêu
rất rõ: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt Nam là Đảng của
giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ
dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam”
3
Đồng thời, Chính cương còn khẳng định: Triển vọng phát triển của cách mạng Việt Nam
nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng tư
sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ,
nhân dân
 Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc.
 Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông
dân.
 Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy
Đây cuộc cách mạng do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, là một quá trình lâu dài và có các
giai đoạn phát triển tương ứng với những nhiệm vụ trung tâm, đó là:
 Hoàn thành giải phóng dân tộc
 Xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có
ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân
 Tiến tới xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội
Ba giai đoạn này không tách rời nhau, mà liên hệ mật thiết, xen kẽ với nhau. Và đường lối,
chính sách của Đảng sẽ được bổ sung, phát triển qua các hội nghị trung ương tiếp theo dựa trên
thực tiễn lịch sử cách mạng
- Chính sách của Đảng.
Bên cạnh đó, nội dung chính cương còn nêu ra 15 chính sách lớn của Đảng nhằm đẩy phát triển
chế độ dân chủ nhân dân ở VN, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến
thắng lợi. 15 chính sách là sự tổng hợp các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm:
(1) Kháng chiến (9) Chính sách dân tộc
(2) Chính quyền nhân dân (10) Đối với vùng tạm bị chiếm
(3) Mặt trận dân tộc thống nhất (11) Ngoại giao
(4) Quân đội (12) Đối với Miên, Lào
(5) Kinh tế tài chính (13) Đối với ngoại kiều
(6) Cải cách ruộng đất (14) Đấu tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới
(7) Vǎn hoá giáo dục (15) Thi đua ái quốc
(8) Đối với tôn giáo

4
Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam được đại hội thông qua có 13 chương, 71 điều
trong đó xác định rõ mục đích của Đảng là “phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam”
Điều lệ Đảng cũng nêu ra những quy định về đảng viên, về nền tảng tư tưởng của Đảng
nguyên tắc hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam.
Báo cáo chính trị tại Đại hội nhấn mạnh: “trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công
nhân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử
Đại hội đại biểu lần thứ 2 thành công là một bước tiến mới của Đảng về mọi mặt, là “Đại hội kháng
chiến kiến quốc”, “thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt
Nam

You might also like