You are on page 1of 3

1.

Giai cấp công nhân


- Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nắm trong
những mạch máu quan trọng do chúng nắm giữ.
- Thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp công nhân đã hình thành, là một giai cấp
mang tư cách xã hội.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhất là từ những năm 1920 –1929, giai cấp công nhân tăng
từ 10 vạn (1914) lên 22 vạn (1929). Nếu tính chung cả những người làm thuê trong các hãng
kinh doanh vừa và nhỏ thì số người vô sản và nửa vô sản sống ở thành thị và nông thôn tăng
đã lên tới nửa triệu người.
- Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới do điều kiện kinh tế xã hội quy
định (đặc điểm chính trị - xã hội: giai cấp tiên tiến nhất, có tính cách mạng triệt để nhất, có kỷ
luật chặt chẽ nhất, có bản chất quốc tế), do điều kiện lịch sử cụ thể, giai cấp công nhân Việt
Nam còn có những đặc điểm nổi bật riêng biệt:
+ Phải chịu ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư bản bản xứ);
+ Giai cấp công nhân Việt Nam do nguồn gốc xuất thân luôn gắn bó máu thịt với giai cấp
nông dân, với tấng lớp trí thức và nhân dân lao động, đó là cơ sở để hình thành nên khối liên
minh vững chắc.
+ Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, do đó không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa công đoàn,
chủ nghĩa cải lương
+ Kế thừa được truyền thống yêu nước của dân tộc; giai cấp công nhân Việt Nam có 2 mối thù
sâu sắc với đế quốc, thực dân (mối thù dân tộc do bị áp bức và mối thù giai cấp do bị bóc lột
nặng nề. Vì thế đây là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất), đã sớm tổ chức ra chính
Đảng của mình.
+ Ra đời vào lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ, được ảnh
hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc, tác động tích cực của Quốc
tế Cộng sản nên giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm tiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin, và
nhận được sự giúp đỡ của giai cấp công nhân quốc tế.
2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản: phan bội châu, phân chu
trinh, đông kinh nghĩa thục
* Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907) do Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền, Dương Bá Trạc lãnh đạo.
Trang 17 giáo trình
3. Hồ Chí Minh: bước thứ 5, đi theo Mác Lê nin
4. Hội nghị hợp nhất – 3 tổ chức cộng sản Đảng (trang 25)
9/1929: Đông dương cộng sản liên đoàn ra đời
5. So sánh giống nhau và khác nhau của luận cương và cương lĩnh
Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng
của Đảng ta. Tuy nhiên, hai văn kiện này có những điểm giống và khác nhau, cụ thể như sau:
– Điểm giống nhau:
+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của
cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn
tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản
+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc
lập dân tộc.
+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt
và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về
chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và
phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã
thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản
– Điểm khác nhau:
+ Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương chính trị
xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.
+ Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng:
Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó
mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng(nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ
dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề
dân tộc để giải quyết. Mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập,
nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia
cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông,
thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ
các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương chưa xác
định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao
vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng
đất.
+ Lực lượng cách mạng
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng
bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông,
trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng
mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh
đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng,
còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về
phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và
khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc.
6. Phong trào 36-39: trang 35 36
7. Phong trào 39-45: 39 40
Tự luận
1. Làm rõ giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng:
- Kế thừa đặc điểm của thế giới: giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho
một phương thức sản xuất, dược nắm bắt, được tiếp xúc với những dây
chuyền công nghệ hiện đại.
- có tinh thần cách mạng triệt để nhất: Giai cấp công nhân Việt Nam
sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất
chống ngoại xâm, trong điều kiện đất nước bị kẻ thù xâm lược, khiến
cho ý chí và động cơ cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam
được nâng lên gấp bội.
- có tinh thần kỉ luật chặt chẽ nhất: vì phải làm trong môi trường công
nghiệp của đế quốc cực kì khắc nghiệt.
- Thành phần xuất thân: nông dân
- Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc: có 2 mối thù sâu sắc
- Chịu tác động của các cuộc cách mạng lớn trên thế giới: CM t10
Nga, CM Trung Quốc, nhận được sự tác động tích cực của quốc tế
cộng sản nên dễ tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin để hình thành lập ra
chính đảng của mình.
(“Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn
luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách
mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai
cấp công nhân đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng và tin cậy nhất của
nhân dân”.)
-> Giai cấp công nhân đủ điều kiện để trở thành giai cấp lãnh đạo CM
2. Điểm sáng tạo trong tập hợp lực lượng cách mạng
- Bác Hồ chúng ta đã biết phát huy tập hợp tất cả những lực lượng cá nhân yêu
nước tiến bộ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, (trên cơ cơ sở đánh giá
thái độ của từng giai cấp, Bác đã đề ra chiến lược liên minh giai cấp
- Bác tập hợp lực lượng như vậy dựa trên cơ sở kế thừa những truyền thống yêu
nước đoàn kết của dân tộc
3. làm rõ, phân tích: Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng
Việt Nam:
- trước khi Đảng ra đời, diễn ra rất nhiều phong trào yêu nước nhưng cuối cùng
đều đi đến thất bại vì thiếu đường lối, thiếu đảng lãnh đạo,
- sau khi Đảng ra đời đã giải quyết được cuộc khủng hoảng lớn về đường lối cứu
nước, đưa cách mạng việt nam bước sang một bước ngoặt mới, Tổ chức và lãnh
đạo thắng lợi các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giúp cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác,
Kể ra thắng lợi:
- CM T8/1945, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ
- Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới
- Đảng lãnh đạo, tổ chức vận động cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính
quyền về tay nhân dân: xoá bỏ tận gốc chế độ thuộc địa nửa phong kiến,
- ngoài ra, Đảng còn Khởi xướng công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước đi lên
CNXH, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện trên tinh thần độc lập, tự chủ và
đoàn kết quốc tế trong sáng
=> kết luận: với những thành tựu như vậy...mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, giành độc lập cho đất nước, làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc,
thay đổi cả thân phận của người dân Việt Nam.

You might also like