You are on page 1of 4

NHÓM 15

I. Giai đoạn 1930 – 1939


1. Về luận cương chính trị 10/1930:
 Những nội dung của Luận cương chính trị thống nhất về cơ bản với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên:
- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng là: chống đế quốc và phong kiến.
- Tính chất của cách mạng lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiếp
tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản tiến thắng lên con đường xã hội chủ nghĩa (độc lập
dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội).
- Phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng. Tuyệt đối
không đi vào con đường thoả hiệp.
- Về lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua đội tiền phong là
Đảng Cộng sản.
- Về mối quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Việt
Nam với cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
 Những điểm chưa thống nhất và là hạn chế của Luận cương:
- Một là, Luận cương chưa phân tích sâu sắc đặc điểm của xã hội Việt Nam nên
không nêu được mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn
giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp và tay sai của chúng, do đó không đặt nhiệm
vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
- Hai là, Luận cương đánh giá chưa đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản
và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một
bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Luận cương chính trị
nhận rõ vai trò của liên minh công nông, nhưng lại chưa đề cập vấn đề Mặt trận dân
tộc thống nhất.
- Ba là, trong xác định nhiệm vụ cách mạng, chưa đặt nhiệm vụ chống đế quốc là
nhiệm vụ hàng đầu, xem vấn đề thổ địa là cái cốt của các mạng dân quyền và khẳng
định hai nhiệm vụ chống Đế Quốc và phong kiến phải khăng khít. Tư tưởng này vô
hình chung đã đẩy một bộ phận phong kiến về phía Đế Quốc.
- Bốn là, chưa phát huy được quyền tự quyết của dân tộc khi xác định chống Đế
Quốc để Đông Dương hoàn toàn độc lập. Do phạm vi Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia) là quá rộng, mỗi nước, mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng và do đó cần
có quyền tự quyết riêng của dân tộc đó.
2. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần I
 Những khắc phục so với luận cương chính trị (10/1930):
- Đã nhận ra vai trò của tầng lớp tiểu tư sản và có các đường lối nhằm tranh thủ, lôi
kéo các tầng lớp tiểu tư sản về phía cộng sản nhưng vẫn đảm bảo giữ độc lập về
đường lối tổ chức và lý thuyết, giữ quyền chỉ trích hành động không triệt để. Có ý
thức về việc thành lập Mặt trận phản đế thống nhất.
- Xác định nhiệm vụ của Đảng bao gồm 3 nhiệm vụ: củng cố và phát triển Đảng,
thâu phục quảng đại quần chúng lao động và chống đế quốc chiến tranh.
- Đã có khẩu hiệu về việc các dân tộc có quyền tự quyết.
- Đã thay đổi chủ trương không thủ tiêu ngay tư bản bản địa. Nhận thức được mâu
thuẫn của tư bản thuộc địa với đế quốc - “Bọn tư sản thuộc địa tuy có ít nhiều mâu
thuẫn với đế quốc Pháp, vì chúng bị đế quốc ngăn cản phát triển, bị bọn tài chính Pháp
cướp mất miếng lớn trong sự phân phối thặng dư giá trị”
 Hạn chế:
- Vẫn chưa xác định được nhiệm vụ quan trọng nhất trong phản đế và thổ địa cách
mạng mà vẫn còn gắn chặt với nhau.
- Vẫn còn phạm vi hướng tới toàn Đông Dương dù đã nhận thức được vai trò tự quyết
của các dân tộc.
- Tuy đã xác định rõ được không phải tất cả tiểu tư sản đều phản động nhưng mới chỉ
dừng ở việc lôi kéo về phía cộng sản nhưng chưa có ý thức về việc vận động các tầng
lớp tư sản theo xu hướng trung lập.
3. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7/1936)
 Những điểm khắc phục so với trước:
- Đã nhận ra thiếu sót khi tập trung vào đấu tranh giai cấp “Hơn nữa, ở một xứ thuộc
địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của
cuộc đấu tranh giai cấp có thể nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải
phóng dân tộc.”, “ Những đồng chí này quên rằng, trong hoàn cảnh khủng bố tàn bạo
hiện nay, những yêu sách tối thiểu về nền tự do dân chủ - mặc dù không thoả mãn
nguyện vọng của quần chúng, những có thể tạo nên một số điều kiện dễ dàng cho sự
hoạt động của quần chúng và của Đảng, từ đó dẫn đến tranh đấu cho những yêu cầu
cao hơn”
- Nhận thức được sự cần thiết phải lập mặt trận thống nhất với các đảng cách mạng
dân tộc.
- Thấy được tinh thần dân tộc “được củng cố không chỉ ở sự giác ngộ của các tầng
lớp tư sản và tiểu tư sản, mà tinh thần dân tộc đó còn có ảnh hưởng to lớn đến các tầng
lớp khác nhau của quần chúng lao khổ”, “Các đồng chí không biết sử dụng mâu thuẫn
giữa tư sản dân tộc và chủ nghĩa đế quốc Pháp”.
- Đã có được ý thức tự quyết của dân tộc dù cho hiện tại ở Pháp, chính phủ Lêông
Blum là chính phủ đấu tranh chống đế quốc, vì hoà bình chung nhưng “Đồng thời,
không nên có ảo tưởng rằng, Chính phủ Lêông Blum sẽ trao tặng chúng ta nền độc lập
và tự do hào phóng nhất”.
 Hạn chế:
- Đã nhận thức được vấn đề quyền lợi giữa các dân tộc riêng rẽ “Họ chỉ nghĩ đến
việc củng cố các tổ chức của họ đặc biệt trong hoàn cảnh bí mật” nhưng vẫn giữ
nguyên quyết định thành lập Mặt trận dân tộc phản đế ở Đông Dương mà chưa nghĩ
đến việc giới hạn phạm vi ở trong nước trước.
- Vẫn chưa đặt tầm quan trọng của chống Đế Quốc lên trên mục tiêu ruộng đất.
4. Chung quanh vấn đề chính sách mới 10/1936
Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập làm
Tổng Bí thư, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành
Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương: cách mạng giải phóng
dân tộc không nhất thiết phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. “Nếu phát
triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải chọn vấn đề
nào quan trọng hơn mà giải quyết trước”. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận
cương chính trị tháng 10-1930. Tóm lại, trong những năm 1936-1939, bám sát tình
hình thực tiễn, Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả
các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với các hình thức đấu tranh phong
phú và linh hoạt. Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng
được mở rộng và nâng cao trong quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của
Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng
được củng cố và mở rộng.
 Khắc phục:
- Một là, nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận
cương chính trị tháng 10- 1930.
- Hai là, xác định được và tập trung giải quyết nhiệm vụ quan trọng trước mắt –
nhiệm vụ chống đế quốc.
- Ba là, khắc phục những lệch lạc trong phong trào, tăng cường đoàn kết trong nội bộ
Đảng.
 Hạn chế: Vẫn chưa thành lập một Đảng lãnh đạo cách mạng cho riêng Việt Nam
lúc bấy giờ.
II. Giai đoạn 1939 – 1945
 Nghị quyết hội nghị 11/1939
Căn cứ vào những sự biến đổi trên quốc tế và trong xứ và sự biến chuyển mới
của phong trào cách mệnh thế giới và Đông Dương, Đảng ta phải thay đổi chính
sách. Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay không còn thích
hợp nữa. Ngày nay phải thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến
thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập.
Nội dung và đặc điểm của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương: là hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới nền thống trị đế
quốc Pháp, tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng
cho dân tộc, để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh, chống xâm lược phát xít, đánh
đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn tay sai của đế quốc đòi hoà bình
cơm áo, thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương với quyền
dân tộc tự quyết. Khác với Mặt trận dân chủ là sự liên hiệp các giai cấp có ít nhiều
tiến bộ, các đảng phái cách mệnh với các đảng phái cải lương để đòi cải cách tiến
bộ, Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế là sự liên hiệp các dân tộc, các giai cấp, các
đảng phái, các phần tử có tính chất phản đế.
Mặt trận T.N.D.T.P.Đ.Đ.D với cách mệnh tư sản dân quyền: Cuộc cách
mệnh giải phóng các dân tộc của Mặt trận phản đế là một kiểu của cách mệnh tư sản
dân quyền. Song đứng trong tình thế khác, chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền
bây giờ cũng phải thay đổi, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu
ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng;
thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công – nông – binh bằng khẩu hiệu lập
chính quyền dân chủ cộng hòa.
Chiến lược của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương: Mục
đích của Mặt trận là đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn tay sai
của đế quốc phản bội dân tộc.
Lực lượng chính của cách mệnh: là công nông dựa vào các tầng lớp trung
sản thành thị, thôn quê và đồng minh trong chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư sản
bổn xứ, trung tiểu địa chủ. Mặt trận ấy phải dưới quyền chỉ huy của vô sản giai cấp.
Ý nghĩa: Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước.
 Nghị quyết hội nghị 11/1941
Giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng
đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ “bức
thiết nhất”; tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ thực hiện khẩu
hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.
Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Việt Nam
độc lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không phân
biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng.
Chiến lược: Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng
nổ và thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đũng thời
cơ; đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
Ý nghĩa:
+ Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
+ Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế
của Luận cương Chính trị tháng 10 – 1930.
+ Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

You might also like