You are on page 1of 28

CÂU HỎI TỰ LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

A. Loại câu hỏi: 1,5 điểm

Câu 1: Anh (chị) hãy làm rõ chức năng của khoa học Lịch sử Đảng.
- Chức năng nhận thức:
Nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử về sự lãnh đạo, đấu
tranh, cầm quyền của Đảng Nhận thức Đảng với tư cách đảng chính trị - tổ
chức lãnh đạo GCCN, NDLĐ và dân tộc VN. Nhận thức về thời đại mới của
dân tộc – thời đại Hồ Chí Minh Nhận thức quy luật của CM: QL giải phóng
dân tộc, QL đi lên CNXH ở VN…
- Chức năng giáo dục:
Giáo dục sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào, tự tôn, ý chí tự
lực, tự cường dân tộc.
Giáo dục lý tưởng cách mạng với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
Giáo dục truyền thống của Đảng và dân tộc, góp phần giáo dục đạo đức CM,
nhân cách, lối sống cao đẹp.
Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần chiến đấu bất khuất, đức
hy sinh, tính tiên phong gương mẫu của các tổ chức đảng…
- Chức năng dự báo và phê phán:
+ Nhận thức diễn biến đã diễn ra trong quá khứ để hiểu rõ hiện tại và dự báo
tương lai của sự phát triển.
+ NÂng cao năng lức dự báo, tăng cường sự lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê
binhg và phê bình các quan điểm sai trái, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng đạo
đức và lối sống trong nội bộ của Đảng.
Câu 2: Kể tên các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Ý nghĩa của các phong trào đó.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến Vua Hàm Nghi
Tôn Thất Thuyết Hoàng Hoa Thám.
Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc. phong trào thôi
thúc ngọn lửa của tình yêu quê huwong đất nước, quyết tâm đấu tranh chống
giặc xâm lược. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp ở nước ta.
Phong trào để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta trong quá trình đấu
tranh chống thức dân Pháp.
Phong trào Cần Vương ( 1885 – 1896)
Ý nghĩa: là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực
dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễm ra
sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền
thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Phong trào Cần Vương
tiếp lối truyền thống của dân tộc. Chứng tổ sự phá sản của con đường cứu
nước theo ngọn vờ phong kiến. Tạo tiền đề cho giai đoạn kháng Pháp ở giai
đoạn sau.
 Khuynh hướng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu ( xu hướng bạo động: tổ
chức đưa thanh niên yêu nước VN sang Nhật học tập - phong trào Đông
Du) , Phan Châu Trinh( xu hướng cải cách: chủ trương cải cách đất nước,
hạn chế trong xu hướng cải cách là cụ đề nghị nhà nước “bảo hộ” Pháp tiến
hành cải cách); phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
-> nguyên nhân thất bại các phong trào: thiếu đường lối chính trị đúng đắn,
chưa tập hợp tổ chức vững mạnh, chưa xác định phương pháp đấu tranh
thích hợp. Nhưng đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân
dân.
- Góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, bồi đắp thêm
cho chủ nghĩa yêu nước Việt NAm, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà
yêu nước nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa một con đường
mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại.
* Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra: cần phải có 1 tổ chức cách mạng tiên
phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.

Câu 3: Anh (chị) hãy làm rõ những biến đổi của xã hội Việt Nam dưới sự
thống trị của thực dân Pháp.
Những biến đổi của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thựuc dân Pháp:
 Tính chất xã hội: Từ 1 xh thuần phong kiến sang xh thuộc địa nửa phong
kiến( thuộc địa và phong kiến)
 Kết cấu giai cấp:
Trước khi P xâm lược: tồn tại 2 giai cấp là nông dân và địa chủ
Sau khi P xâm lược xuất hiện thêm 2 giai cấp và 1 tầng lớp mới: công nhân,
tư sản và tiểu tư sản

 Xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội:


TRước P xâm lược: mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ( nhiệm vụ hàng
đầu nông dân đánh đổ địa chủ )
Sau P xâm lược: xuất hiện thêm mâu thuẫn dân tộc - mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc với thực dân P- là mâu thuẫn chủ yếu nhất và ngày càng gay gắt.
( thêm nhiệm vụ hàng đầu là đánh đổ thực dân P để giải phóng cho dân tộc)
 Nhiệm vụ hàng đầu
TRước P xâm lược: ( nhiệm vụ hàng đầu nông dân đánh đổ địa chủ, dành lại
quyền lợi,ruộng đất cho nông dân - giải phóng giai cấp )
Sau P xâm lược: ( nhiệm vụ hàng đầu là đánh đổ thực dân P để giải phóng
cho dân tộc, sau đó đánh đổ giành ruộng đất cho dân cày.
* Biến đổi tác động trực tiếp đến sự ra đời của ĐCS
Mâu thuẫn mới : Xuất hiện mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với thực dân Pháp
Nhiệm vụ mới : Đánh đổ thực dân Pháp để giải phóng cho dân tộ

Câu 4: Kể tên các tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam cuối năm 1929.
Sự xuất hiện của các tổ chức này dẫn đến hạn chế gì và yêu cầu đặt ra để khắc
phục những hạn chế đó?
* Các tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam cuối năm 1929:
- Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929) ở Bắc Kỳ, được phân hóa từ Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh Niên.
- An Nam Cộng sản Đảng (11/1929) ở Nam Kỳ, được phân hóa từ Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh Niên.
- Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (9/1929) ở Trung Kỳ, phân hóa từ Tân
Việt Cách mạng Đảng.
* Sự xuất hiện của các tổ chức này dẫn đến hạn chế: ba tổ chức cộng sản ở
ba miền đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa
nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, do đó không
tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức.
* Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải chấm dứt hiện
tượng chia rẽ giữa các nhóm cộng sản, thành lập một chính đảng cách mạng có khả
năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải
phóng dân tộc VN.
Câu 5: Nêu nội dung cơ bản nhất của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Trong Chính cương của Đảng đã nêu "chủ trương làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Đó là mục đích lâu dài, cuối
cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Đánh đuổi đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước
VN hoàn toàn độc lập
- Lực lượng cách mạng là công nông tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc các dân
tộc bị áp bức và vô sản hoá thế giới.
- ĐCS VN, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách
mạng.
- Phương pháp: thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng.
- Quan hệ quốc tế: là một bộ phận của CMTG
- Mục tiêu:
+ Về xã hội là làm cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ bình quyền, phổ
thông giáo dục cho dân chúng;
+ Về chính trị là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến làm
cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập chính phủ, quân đội của nhân dân (công,
nông, binh).
+ Về kinh tế là xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết
sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất
chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo, phát triển công,
nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ.
Câu 6: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1939-1941? Đảng đã chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược như thế nào? Mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta giai đoạn này
là mâu thuẫn nào?
* Nguyên nhân: Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân
Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương.
Nhân dân Đông Dương phải chiu cảnh “1 cổ 2 tròng” Pháp-Nhật.
* Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Đặt nhiệm vụ đấu tranh giải
phóng dân tộc lên hàng đầu thay cho đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ.
Bởi “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không
đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của giai cấp, của bộ phận đến vạn
năm cũng không đòi lại được”.
* Mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta giai đoạn này là: mâu thuẫn giữa toàn dân
tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và phátxít Nhật.
Câu 7. Nêu những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ tám
tháng 5/1941
- Thứ nhất phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
vối đế quốc Pháp và phátxít Nhật, bỏi vì dưới hai tầng áp bức Nhật - Pháp,
- Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi chiến lược đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng
ruộng đất.
- Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông
Dương, thi hành chính sách dân tộc tự quyết. Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật,
các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng hòa dân
chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý. Hội nghị quyết định thành
lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng
dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.
- Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt thợ thuyền,
dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nưốc thương nòi sẽ
cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền
độc lập, tự do cho dân tộc.
- Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ.
- Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung
tâm của Đảng và nhân dân để khi thời cơ đến với lực lượng sẵn có.

Câu 8: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Đảng quyết định phát động Cao trào
kháng Nhật, cứu nước? Cao trào này được thể hiện trong Chỉ thị nào (nêu
thời gian ra đời, tên của chỉ thị)? Chỉ thị đó xác định kẻ thù trước mắt của
dân tộc ta là gì?
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Đảng quyết định phát động Cao trào kháng
Nhật, cứu nước là ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc
chiếm Đông Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Sau
khi đảo chính thành công, Nhật thi hành một loạt chính sách nhằm củng cố
quyền thống trị.
- Cao trào này được thể hiện trong Chỉ thị: Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng mở rộng ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta.
- Chỉ thị đó xác định kẻ thù trước mắt của dân tộc ta là phátxít Nhật với khẩu
hiệu “ Đánh đuổi phátxít Nhật.
Câu 9: Tại sao nói, Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc điển hình?
Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình
là vì:
- Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân
tộc, tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai; đáp ứng đúng yêu cầu khách
quan của lịch sử và ý chí, nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân.
- Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận
Việt Minh vổi những tổ chức quần chúng mang tên “cứu quốc”, động viên đến
mức cao nhât mọi lực lượng dân tộc lên trận địa cách mạng.
- Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc” theo chủ trương
của Đảng, với hình thức cộng hòa dân chủ, chỉ trừ tay sai của đế quốc và những kẻ
phản quốc.
Câu 10: Nêu bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
- Một là, về chỉ đạo chiến lược: Phải nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, giải quyết đúng đắn mối quan hệ độc lập dân tộc, dân chủ, chống đế
quốc và phong kiến. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ cách
mạng ruộng đất gác lại, thực hiện từng bước thích hợp.
- Hai là, về xây dựng lực lượng: Phải xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất tiêu
biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng vững chắc của khối liên
minh công nông, đấu tranh vì độc lập, tự do.
- Ba là, về phương pháp cách mạng: Phải kiên quyết sử dụng bạo lực cách mạng để
giành chính quyền, đồng thời triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù,
tranh thủ những phần tử trung lập, lưng chừng, tập trung mọi lực lượng chống kẻ
thù nguy hiểm nhất, kịp thời nắm thời cơ, chủ động sáng tạo trong sử dụng các
hình thức, phương pháp thích hợp khởi nghĩa giành chính quyền.
- Bốn là, về xây dựng Đảng: phải xây dựng Đảng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo
thành công cuộc đấu tranh giành chính quyền.
Câu 11: Tại sao Đảng ta nhận định: vận mệnh dân tộc Việt Nam sau cách
mạng Tháng Tám năm 1945 như “ngàn cân treo sợi tóc”? Đảng ta đã đề ra
Chỉ thị gì để giải quyết khó khăn trong giai đoạn này. Trong Chỉ thị, đã nêu
ra những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn là gì?
* Đảng ta nhận định: vận mệnh dân tộc Việt Nam sau cách mạng Tháng
Tám năm 1945 như “ngàn cân treo sợi tóc” vì:
- Thuận lợi: Việt Nam là Tổ quốc độc lập, chính quyền về tay nhân dân,
người dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Đảng Cộng sản
Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền, được nhân dân tin tưởng, giúp đỡ.
- Khó khăn:
 Cùng một lúc phải đối phó với 3 loại giặc:
- Một là, giặc đói: nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công-nông nghiệp rơi vào tình
trạng đình đốn, trì trệ; nền tài tính, ngân khố kiệt quệ, trống rỗng; làm 2 triệu
người dân chết đói.
- Hai là, giặc dốt: trình độ dân trí thấp (95% dân số thất học, mù chữ), hủ tục
lạc hậu, thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp...
- Ba là, thù trong giặt ngoài: giặc ngoại xâm tứ phương ở cả hai miền Bắc và
miền Nam.
 Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu
thốn, yếu kém về nhiều mặt.
*Để giải quyết khó khăn trong giai đoạn này, Đảng đã đề ra chỉ thị: Kháng
chiến kiến quốc. (25/11/1945)
* Trong Chỉ thị, đã nêu ra những biện pháp cụ thể để giải quyết những khó
khăn là:
- Nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội để đi đến thành lập Chính phủ chính
thức; lập ra Hiến pháp động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến và chuẩn
bị kháng chiến lâu dài.
- Kiên định nguyên tắc về độc lập chính trị.
- Về ngoại giao phải đặc biệt chú ý “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều
bạn đồng minh hơn hết”
- Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân pháp
xâm lược, đặc biệt chống mưu mô phá hoại chia rẽ.
Câu 12: Đại hội lần thứ III (tháng 9/1960) Đảng ta xác định vị trí, vai trò,
nhiệm vụ cụ thể của chiến lược cách mạng mỗi miền là gì?
Đại hội lần thứ III (tháng 9/1960) Đảng ta xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ
cụ thể của chiến lược cách mạng mỗi miền là
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và
bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu phương cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị
cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với
sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất
nước nhà.
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực
tiếp đối vối sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và
bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.
- Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức(2)
- Hoàn thiện và xây dựng kinh tế thị trường nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.(1)
- Hội nhập quốc tế kết hợp nội lực và ngoại lực.(3)
- Giữ vững kim chỉ nam hệ tư tượng lãnh đạo của Đảng, và hệ tư tưởng chủ
nghĩ MÁC và tư tưởng HCM ( đảng phải trong sạch vững mạnh )(4)
- Không thể tham nhũng, luật phải nghiêm, luật pháp cần phải hoàn thiện, phải
có hiệu lực, có hiệu quả và phải nghiêm minh, đấu tranh chống tham nhũng.
(5)
- Nâng cao giá trị của con người
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
chuyền.

Câu 13: Tại sao Đảng ta thực chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về
mặt nhà nước? Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (từ
ngày 24/6 – 3/7/1976) đã đặt tên nước, Quốc kỳ, Thủ đô, Quốc ca, Quốc huy
như thế nào?
Vì :
- Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã thắng lợi, nước ta đã thống nhất
về mặt lãnh thổ, song mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước
khác nhau.
- Nhân dân ta ở hai miền có mong muốn đất nước phải được thống nhất về mặt
nhà nước.
Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam
thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội, Quốc hội quyết định:
- Đặt tên nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc kỳ nền đỏ sao vàng 5 cánh.
- Thủ đô là Hà Nội.
- Quốc ca là bài Tiến quân ca.
- Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 14: Anh chị hiểu thế nào là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế?
Việc Việt Nam mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa có ý nghĩa gì?
* Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế là:
- Đa phương hóa quan hệ quốc tế là việc thực hiện đối ngoại với nhiều bên
cùng một lúc, nói cách khác là quan hệ đối ngoại có sự thỏa thuận hay tham gia
của nhiều bên. Quan hệ quốc tế với các nước bạn bè truyền thống, các nước tư bản
phát triển, các nước đang phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc
tế.
- Đa dạng hóa quan hệ quốc tế: là các quan hệ đối ngoại làm cho hoạt động đối
ngoại trở nên đa dạng hơn, quan hệ trên nhiều mặt, nhiều phương diện về kinh tế
chính trị-xã hội, khoa học, kỹ thuật...
* Việc Việt Nam mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa có ý nghĩa:
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, phá thế bị bao vây
cấm vận, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.
- Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công nghiệp đổi mới để phát triển kinh
tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao địa vị quốc gia trên chính trường
quốc tế.
- Kết hợp nội lực và ngoại lực để tạo ra nguồn lực tổng hợp đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa
bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu 15: Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất
nước tại Đại hội nào? Bốn bài học quý báu rút ra từ Đại hội này là gì?
1. Đảng khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước tại Đại hội lần
thứ VI
2. Bài học rút ra
- hoàn thiện cải cách hệ thống luật pháp 1 cách đồng bộ, phát luận cần nghiêm
minh, cứng rắn.
- Nâng cao nhận thức của con người về việc giữ gìn bảo vệ một nhà nước trong
sạch, ko tệ nạn.
- Giữ vững kim chỉ nam hệ tư tượng lãnh đạo của Đảng, phát huy mặt tích cực
ngăn ngừa tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
truyền.

- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
chuyền.

B. Loại câu hỏi: 2,5 điểm


Câu 1: Trình bày những mặt thống nhất và khác biệt cơ bản giữa Luận cương
chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 của
Đảng Cộng sản Việt Nam?
*Mặt thống nhất giữa Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh
chính trị đầu tiên tháng 2/1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam là đều xác định:
- Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả hai văn kiện đều xác định
được tính chất của cách mạng Việt Nạm là Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa
cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản.
- Về nhiệm vụ cách mạng: chống đế quốc và phong kiến, làm cho nước Việt
Nam được hoàn toàn độc lập và lấy lại ruộng đất.
- Về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng.
Tuyệt đối không đi vào con đường thoả hiệp.
- Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân - hai lực lượng
nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội.
- Về lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít với cách
mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
* Khác biệt cơ bản:

Tiêu chí Cương lĩnh chính trị đầu Luận cương chính trị tháng
tiên tháng 2/1930 10/1930
1.Xác định Mâu thuẫn dân tộc. Mâu thuẫn giai cấp, phong
mâu thuẫn Xác định được mâu thuẫn: kiến.
chủ yếu toàn thể dân tộc >< đế quốc Không xác định được mẫu
thuẫn chủ yếu.
2.Nhiệm vụ Chống đế quốc, giành độc lập Chống phong kiến giành ruộng
hàng đầu cho dân tộc được đặt ở vị trí đất.
hàng đầu.
3.Lực lượng Toàn thể nhân dân, Công + Giai cấp công nhân và nông
cách mạng nông + tiểu tư sản + trí thức, dân.
còn phú nông, trung, tiểu địa
chủ và tư sản thì lợi dụng
hoặc trung lập
4.Chiến lược Liên minh toàn thể nhân dân, Chỉ giai cấp vô sản và nông
liên minh giai đại đoàn kết toàn dân tộc. dân.
cấp
Mục tiêu Làm cho Việt Nam hoàn toàn Làm cho Đông dương hoàn
độc lập, nhân dân được tự do, toàn độc lập.
dân chủ, bình đẳng
Vai trò lãnh Giai cấp công nhân thông qua Giai cấp vô sản với đội tiên
đạo đội tiên phong là Đảng Cộng phong là Đảng Cộng sản Đông
sản Việt Nam Dương
Câu 2: Theo Anh (chị), tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn? Để phát
triển nông nghiệp, nông dân nông thôn theo hướng bền vững cần làm gì?
* Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn vì:
+) tính chất:
- Là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong GDP các nước đang phát triển.
- Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm dần khi kinh tế phát triển
- Tỷ lệ LĐ nông nghiệp giảm dần khi kinh tế phát triển
+) vài trò:
- Cung cấp LĐ cho khu vực công nghiệp, dịch vụ
- Giảm nghèo
- Cung cấp nhu yếu phẩm
- Là nguồn ngoại hối quan trọng
- Là thị trường nội địa cho hàng công nghiệp

* Để phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn theo hướng bền vững cần
làm:
- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn, phát
huy vai trò của hội nông dân; tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách,
pháp luật về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, cải thiện căn bản chất lượng nhân lực,
nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, văn hóa và tinh thần chủ động vươn lên
của nông dân và cư dân nông thôn nói chung.
. - Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng
dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
-Hoàn thiện cơ chế chính sách, đất đai, tín dụng, đào tạo, liên kết thu hút doanh
nghiệp; xây dựng nông thôn mới, trong đó, quan tâm đến môi trường văn hóa, phát
triển cộng đồng thôn bản; khoa học công nghệ...
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra những thách thức trong phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở Việt Nam hiện nay? Theo Anh (Chị), để phát triển
nông nghiệp, nông dân nông thôn theo hướng bền vững cần làm gì?
* Những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
ở Việt Nam hiện nay:
- Là 1 trong 5 nước chịu tổn thương lớn nhất của biến đổi khí hậu.
- Nền nông nghiệp chủ yếu vẫn đang sản xuất ở quy mô hộ nhỏ lẻ
- Lực lượng LĐ khu vực nông thôn đông nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, NSLĐ
thấp nhất nền KT –> rào cản trong XD quy mô nền nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao.
- Nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt.
- Những hàng rào thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, xuất xứ hàng
hóa là những thách thức không dễ vượt qua.
- Biến động của thị trường xuất khẩu…
* Để phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn theo hướng bền vững
cần làm:
- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn, phát
huy vai trò của hội nông dân; tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách,
pháp luật về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, cải thiện căn bản chất lượng nhân lực,
nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, văn hóa và tinh thần chủ động vươn lên
của nông dân và cư dân nông thôn nói chung.
. - Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng
dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
-Hoàn thiện cơ chế chính sách, đất đai, tín dụng, đào tạo, liên kết thu hút doanh
nghiệp; xây dựng nông thôn mới, trong đó, quan tâm đến môi trường văn hóa, phát
triển cộng đồng thôn bản; khoa học công nghệ...
Câu 4: Anh (chị) hãy chỉ ra 5 nguồn lực để phát triển đất nước? Tại sao Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định con người là nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển nhanh và bền vững đất nước? Những đề xuất để phát triển nguồn
nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại?
* 5 nguồn lực để phát triển đất nước:
- Con người
- Khoa học- kỹ thuật và công nghệ
- Vốn
- Cơ cấu kinh tế
- Thể chế chính trị và quản lý Nhà nước.
* Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định con người là nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước vì:
- Nguồn lực con người được coi là nguồn lực vô tận, phong phú, vô giá duy
nhất sáng tạo và có khả năng sinh ra giá trị lớn trong quá trình sản xuất xã hội.
- Khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động.
- Ý thức tinh thần, đạo đức của nhân tố con người quy định tính nhân đạo,
nhân văn cho một sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Quá trình hình thành tiến bộ xã hội không phải là một quá trình tự động,
mà phải thông qua hoạt động của mọi con người trong xã hội.
- Con người có trình độ, chất lượng lao động tốt, chuyên môn kĩ thuật cao,
sáng tạo,… thì sẽ giúp đất nước phát triển và ngược lại.
* Những đề xuất để phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại:
- Cầnn phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế nguồn nhân lực
của đất nước, của từng vùng, từng địa phương trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá;
- Tạo sự đột phá về đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực chất lượng cao, thực
hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng và hiệu quả đóng góp;
tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến để tạo động lực, kích thích,
khuyến khích họ lao động sáng tạo và hiệu quả.
- Khắc phục các bất hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu trình độ ngành, nghề
và cơ cấu vùng, miền; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công
nghệ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và phát triển các thành tựu khoa học và
công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc
phòng - an ninh.
- Cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức của mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân về vị trí, tầm quan trọng,
mục tiêu, nội dung và phương hướng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trong sự
nghiệp CNH,HĐH đất nước
Câu 5: Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là cơ chế nào? Ưu
điểm và hạn chế của cơ chế đó? Những khuyến nghị để phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?chữa
* Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là cơ chế nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm:
- huy động và phân bổ nguồn lưucj kinh kế.
- giải phóng sức sản xuát, phát triển và ứng dụng Kh và công nghệ
- thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng xuất lao động.
- thể chế KTTT từng bước được hoàn thiện.
- môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, tăng năng lực cạnh tranh quốc
gia.
- đời sống nhân dân nâng cao, tiến bộ và công bằng xã hộ được đảm bảo.
- hệ thống các thị trường, đặc biệt là TT các yếu tố sản xuất được hình thành phát
triển theo hướng đồng bộ, gắn với thị trường quốc tế.
- hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

- Hạn chế: TPKT thành phần kinh tế.


- Mức độ hoàn thiện và hoàn thiện các thể chế cho phát triển thih trường.
- Khả năng kiến tạo của nhà nước.
- Trình độ phát triển cuả thị trường các yếu tố sản xuất, NSLD , hiệu quả hoạt động
và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước.
- Mức độ hợp tác và cạnh tranh giữa các TPKT
- Thu nhập của nhân dân
- Sự bình đẳng trong phát triển giữa các vừng miền, giữa thành thị và nông thôn
- Sự phát triển hài hòa với tự nhiên và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

* Kiến nghị để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa:
- về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
- phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

- gắn kết tăng trưởng kinh tế đảm bảo phát triển bền vững , tiến bộ và công
bằng xã hội, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
- đẩy mạnh nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng và hệ thống chính trị.
- Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ
các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi
trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch.
- Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích hình thành, phát
triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh
khu vực, quốc tế.
- Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu
quả đầu ra của quá trình sản xuất.
- Nâng cao sự phát triển, đổi mới của khoa học kĩ thuật, bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, khuyến khích đồng bộ hóa công nghệ số vào sản xuất nhằm mục đích
nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong sản xuất.
Câu 6. Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (6-2016), Đảng Cộng sản Việt Nam
đưa ra Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Theo anh chị, trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, chúng ta có nên đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế không?
Vì sao? Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
* Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta không nên đánh đổi môi
trường để phát triển kinh tế. Quá trình CNH, HĐH phải gắn với bảo vệ tài nguyên
môi trường.
* Bởi vì
Môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững
(PTBV) KT XH.
▪ Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, cần được đặt ở vị trí
trung tâm của các quyết định phát triển; ▪ phát triển KT phải hài hòa với thiên
nhiên,
▪ không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng KT.
▪ Lấy bảo vệ sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. ▪ Đầu tư cho
bảo vệ môi trường là đầu tư cho PTBV.
▪ Hậu quả: môi trường ở một số nơi vẫn bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực
sông, làng nghề, một số sự cố môi trường vẫn xảy ra
* Để bảo vệ môi trường cần làm:
Kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường,

✓ Đảm bảo chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh
thái,

✓ Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

✓ Tăng đầu tư và chi tiêu công trong những lĩnh vực kích thích xanh hóa
nền kinh tế.

✓ Tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công
nghệ và kinh nghiệm quản lý từ cộng đồng quốc tế cho phát triển nền kinh tế xanh.

✓ Kịp thời hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ
môi trường

✓ Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

✓ Tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng thân
thiện với môi trường.

✓ Nâng cao ý thức về phân loại rác thải tại nguồn…


Câu 7. Đại hội XII (1-2016) Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm về đối
ngoại: “Chủ động tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự
chủ, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Anh chị hiểu thế nào là chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế? Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần làm gì để nâng
cao vị thế trên trường quốc tế?
* Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là:
- Chủ động hội nhập quốc tếko trông chờ lệ thuộc vào đk khách quan, đk
quốc tế đem lại mà tự mình chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng cơ hội hợp tác
quốc tế trên mọi lĩnh vực
- Tích cực hội nhập quốc tế: chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây
dựng các luật lệ và chuẩn mưucj quốc tế vì lợi ích quốc gia dân tộc.
+ HDQT theo đúng nghĩa là hội nhập trên tất cae lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội.
+ là sự nghiệp của chính trị, đòi hỏi sự tham gia tổng lực của các cấp, nghành, các
tổ chức chính trị - xã hội doanh nghiệp và người dân.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế có nghĩa là định hướng chiến lược lớn
của Dảng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nma
XHCN.
* Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao vị thế trên trường quốc tế Việt Nam
cần:
- Đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam với thế giới; bảo
tồn và phát huy các giá trị của các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới,
khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc
Việt Nam. .
- Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối
ngoại, làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ
hơn về đất nước và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng.
- Biết tìm kiếm và phát hiện kịp thời những thế mạnh của sản xuất và thị
trường trong nước và thế yếu của thị trường thế giới để khai thác tốt nhất trong
việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta theo hướng đa phương và đa
dạng hoá
- Không ngừng đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, nhất là các nước
láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và các nước
bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và
phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào
nhân dân thế giới, nhằm góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu
vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phù
hợp với khả năng, điều kiện và lợi ích của nước ta.
- Thực hiện tốt các cam kết với tổ chức thương mại quốc tế WTO và các
quan hệ thương mại song phương khác để chứng tỏ rằng Việt Nam là đối
tác làm ăn tin cậy của họ.
Câu 8: Anh chị hãy chỉ ra những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đối với tài nguyên, môi trường. Những đề xuất của anh chị
để thực hiện bảo vệ và phát triển môi trường bền vững trong sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước?
* Những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối
với tài nguyên, môi trường:
- Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính của các
nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm .Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy
hiểm cho sức khỏe công cộng và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu từ đó thúc
đẩy, phá hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng và hoang mạc hóa tăng.
- Ô nhiễm tiếng ồn từ các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,...
- Gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do: nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp. Hiện nay, ô nhiễm môi trường tại các tuyến kênh rạch, hồ
trong nội thành, nội thị vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều sông ở nội thành vẫn là
các kênh dẫn nước thải, chất lượng nước cũng bị suy giảm.
- Bùng nổ chất thải rắn từ sinh hoạt, công nghiệp dẫn đến khó khăn trong
việc thu gom, vận chuyển, xử lý gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lan truyền
dịch bệnh,...
- Sử dụng đất bất hợp lý khiến cho diện tích rừng tự nhiên, cây xanh bị thu
hẹp để sử dụng cho đất ở, cơ sở hạ tầng.
- Một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt đã
ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
và nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người của những thế hệ
tiếp theo.
* Những đề xuất để thực hiện bảo vệ và phát triển môi trường bền vững
trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
- Triển khai hoàn thiện và thực hiện đầy đủ Luật bảo vệ môi trường. Đẩy
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống
tội phạm về tài nguyên môi trường, tập trung xử lý các cơsở sản xuất gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
- Khắc phục tình trạng tiêu xài phung phí nguồn tài nguyên thiên nhiên
không tái tạo được, cần tận dụng tối đa tính năng vốn có sử dụng tài nguyên thiên
nhiên từ bề rộng sang bề sâu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm nhẹ
chất khí thải và chất độc hại ra môi trường.
- Sử dụng các hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên, Sử dụng năng lượng
sạch, Xử lý ô nhiễm nước thải trước khi xả ra môi trường...
- Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất nông công nghiệp và xử lý chất thải.
- Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
Câu 9: Tại sao Đảng ta xác định: “Khoa học và công nghệ là động lực của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Theo anh (chị), để phát triển khoa học và
công nghệ cần làm gì?
* Đảng ta xác định: “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” bởi vì:
Trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay, Khoa học - công nghệ đang chiếm
một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì nước ta đi lên CNXH từ một nền kinh
tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ là phổ biến. Dẫn đến thiếu thốn chính là
một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành CNH,HDH nhằm
xây dựng cơ sở vật chất công nghệ-kỹ thuật cho CNXH. Khi ứng dụng và phát
triển mạnh khoa học và công nghệ sẽ mang lại cho phát triển nhanh và bền vững
đất nước như:
- Khoa học và công nghệ đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân,
bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- KHCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia từ nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Công nghệ khoa học hiện đại đã tác động tới nguồn nguyên vật liệu sản
xuất thêm đồng bộ, cải tiến, giảm thời gian lao động, giảm các chi phí như nguồn
lao động...=> nâng cao lợi thế cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng nhanh.
=> Quá trình CNH, HĐH đất nước diễn ra nhanh hay chậm, chất lượng hay
không chất lượng phụ thuộc rất lớn vào ứng dụng KHCN trên tất cả các lĩnh vực,
đặc biệt là ngành công nghiệp của đất nước.
* Để phát triển khoa học và công nghệ cần:
- Hoàn thiện hành lang pháp lý và tập trung nguồn lực để thực hiện nội dung
đột phá chiến lược về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KHCN.
- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và
công nghệ.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công
nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ
của Việt Nam.
- Tăng cường chuyển giao KHCN từ các nước phát triển về VN, nhất là công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới...
- Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà KH đầu ngành và công
nhân kỹ thuật có tay nhề cao.
- Khuyến khích, động viên, tôn vinh các nhà nghiên cứu KHCN có sản phẩm
được đưa vào thực tiễn cuộc sống.
Câu 10: Anh chị hãy nêu những thách thức trong phát triển nền kinh tế tri
thức ở Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0? Những đề xuất
của anh/chị để phát triển nền kinh tế tri thức?
1. Trong nền kinh tế thị trường, các nền văn hó đứng trước những rủi ro lớn :
lai căng, pha tạp, dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Sự thay đổi nhanh chóng của tri thức gây sức ép lớn chob người lao động ->
phải học hỏi không ngừng nghỉ, tìm tòi sáng tạo, chuyển đổi nghề nghiệp,
chuyển giao công nghệ -> con người có nguy cơ trở thành cỗ máy hoạt
động ko ngừng nghỉ ít thời gian nghỉ ngơi du lịch, thư giãn.
Phân hóa giàu nghèo, nguy cơ thất nghiệp và khủng hoảng tâm lý – xã hôin
với con người lao động.
ảnh hưởng đến sức khỏa con ngườikhi thường xuyên tiếp xúc hay lạm dụng
công nghệ.
Nguồn nhân lực kinh tế tri thức còn thiếu về số lượng và chất lượng.
Gây áp lực với môi trường khi liên tục đổi mới các đời công nghệ.
2.
- Hoàn thiện cải cách hệ thống luật pháp 1 cách đồng bộ, tạo cho nền kinh tế tri
thức có những ưu đãi, để tạo động lực nền kinh tế tri thức cố gắng và phát
triển.
- Nâng cao chất lượng nhân lực, tận dụng cơ hội phát triển kt của cá nhân,
mạnh mẽ vươn lên khởi nghiệp.
- Phát triển kinh tế tri thức, hội nhập, thống nhất trong nhận thức, tư tưởng về
vai trò của kinh tế tri thức.
- Phát huy tích cực vai trò của Đảng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho
người lao động hợp pháp.
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
truyền.
Câu 11: Tại sao Đảng ta xác định “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức”? Những giải pháp để gắn CNH-HĐH với phát
triển kinh tế tri thức?
1. Rút ngắn khoảng cách giữa các nước trên thế giới, sớm thu hẹp trình độ phát
triển, những thành quả của các nước đi trước.
Một nước đi sau có đk tận dũng nhũng kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và
thành quả của các nước đi trc, tận dụng xu thế của thời đại hội nhập quốc tế
rút ngắn thời gian.
2. Phát triển kt và công nghệ cần phải vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy
vọt.
Phát huy lợi thế của đát nước, gắn CNH HDH , từng bước phát triển kinh tế
tri thức.
Phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt
Đặc biệt coi trọng và phát triên GD và ĐT, KHCN xem đây là nền tảng và
động lực cho cnh, hdh
Câu 12: Theo anh (chị) nguồn nhân lực con người phục vụ cho quá trình
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì?
Những đề xuất của anh/chị để phát triển nguồn nhân lực con người phục vụ
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại.
1.
Ưu điểm: Cơ cấu dân số trẻ, dồi dào tăng nhanh, số người trong độ tuổi lao động
lớn. Trung bình mỗi năm có thêm 1tr lao động. Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ
thuật. Chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng cao.
Nhược điểm: Hạn chế về trình độ và thể lực. Chưa tiếp thu được hết mọi trình độ
kỹ thuật tiên tiến. Lao động chưa quua đào tạo còn quá nhiều.
2.
- Hoàn thiện cải cách hệ thống luật pháp 1 cách đồng bộ, tạo cho những người
lao động có những ưu đãi, để làm động lực cho họ cố gắng và phát triển.
- Nâng cao chất lượng nhân lực, tận dụng cơ hội phát triển kt của cá nhân,
mạnh mẽ vươn lên khởi nghiệp.
- Mở những trường dạy nghề, giáo dục thường xuyên để người lao động có thể
tiếp thu các trình độ khoa học, máy mọc hiện đại và tiên tiến.
- Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập, thống nhất trong nhận thức, tư tưởng
về vai trò của kinh tế tư nhân.
- Phát huy tích cực vai trò của Đảng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho
người lao động hợp pháp.
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
truyền.

Câu 13: Mục tiêu cụ thể phát triển đất nước trong giai đoạn tới được Đại hội
XIII xác định như thế nào? Theo anh/chị, để thực hiện được mục tiêu trên,
Đảng và Nhà nước Việt Nam cần làm gì?
Mục tiêu:
- Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp.
- Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Trở thành nước phát triển và thu nhập cao
Đảng cần làm:
- Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức(2)
- Hoàn thiện và xây dựng kinh tế thị trường nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.(1)
- Hội nhập quốc tế kết hợp nội lực và ngoại lực.(3)
- Giữ vững kim chỉ nam hệ tư tượng lãnh đạo của Đảng, và hệ tư tưởng chủ
nghĩ MÁC và tư tưởng HCM ( đảng phải trong sạch vững mạnh )(4)
- Không thể tham nhũng, luật phải nghiêm, luật pháp cần phải hoàn thiện, phải
có hiệu lực, có hiệu quả và phải nghiêm minh, đấu tranh chống tham nhũng.
(5)
- Nâng cao giá trị của con người trong công cuộc xây dượng và phất triển đất
nước.
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
truyền.
Câu 14: Đại hội XIII của Đảng xác định như thế nào về vai trò của thành
phần kinh tế tư nhân? Ý nghĩa của quan điểm đó? Theo anh/chị, để kinh tế tư
nhân có điều kiện phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần làm gì?
Xác định: phát triển mạnh mẽ khu vực KTTN cae về số lượng, hiệu quả thực sự
trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế.
Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế
Ý nghĩa: làm cho nền kinh tế được phát triển, khơi dậy khát vọng làm giàu vươn
lên xã hội cuồng minh, thể hiện sự ghi nhận của đảng và nhà nước cho sợ phát
triển của đc, tạo đk thuận lợi cho kt tư nhân phát triển
Đảng cần làm:
- hoàn thiện cải cách hệ thống luật pháp 1 cách đồng bộ, tạo đk chính sách hỗ
trợ với chính sách tư nhân.
- Nâng cao chất lượng nhân lực, tận dụng cơ hội phát triển kt của cá nhân,
mạnh mẽ vươn lên khởi nghiệp.
- Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập, thống nhất trong nhận thức, tư tưởng
về vai trò của kinh tế tư nhân.
- Giữ vững kim chỉ nam hệ tư tượng lãnh đạo của Đảng, phát huy mặt tích cực
ngăn ngừa tiêu cực của nền kinh tế tư nhân
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
truyền.

Câu 15: Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII
(1/1994) xác định 4 nguy cơ thách thức lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là
gì? Theo anh/chị, hiện nay 4 nguy cơ này còn tồn tại không? Nếu có, ảnh
hưởng đến Đảng và chế độ như thế nào? Để đẩy lùi 4 nguy cơ, Đảng, Nhà
nước và nhân dân cần làm gì?
Xác định 4 thách thức:
- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế: phải có một khuôn khổ pháp luật, thể chế,
chế tài để tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả thục tiễn.
- Nguy cơ chệch hướng XHCN: các nguy cơ này vẫn tồn tại, phải đấu tranh,
ngăn chặn, đẩy lùi không thể chủ quan, xem thường bất cứ nguy cơ nào. Đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Nạn tham nhũng và tệ nạn xã hội: chống tham nhũng lãng phí tiêu cực.
- Âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch: đoàn
kết, vững vàng, bảo lĩnh chính trị cao và dựa trên trí tuệ của toàn Đảng, toàn
dân thì ko thế lực nào ngăn cản con đường phát triển của đất nước ta.
Hiện tại 4 nguy cơ này vẫn cố khả năng tồn tại. Và ảnh hưởng tới sự hòa
bình độc lập của Đảng và nhà nước.
Đảng, nhà nước và nhân dân cần làm:
- hoàn thiện cải cách hệ thống luật pháp 1 cách đồng bộ, phát luận cần nghiêm
minh, cứng rắn.
- Nâng cao nhận thức của con người về việc giữ gìn bảo vệ một nhà nước trong
sạch, ko tệ nạn.
- Giữ vững kim chỉ nam hệ tư tượng lãnh đạo của Đảng, phát huy mặt tích cực
ngăn ngừa tiêu cực của chủ nghĩa cá nhan
- Phải thống nhất trong hệ thống nhận thức, phải có sự vận động và tuyên
truyền.

You might also like