You are on page 1of 3

I.

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935


1. Luận cương chính trị tháng 10/1930
Nội dung của luận cư: Đánh giá xác định mâu thuẫn gay gắt ở Đông
Dương là giữa 1 bên là các thợ thuyền (Công nhân), dân cày (Nông dân) và các
phần tử lao khổ ( bao gồm thợ thủ công, bán hàng rong, trí thức thất nghiệp)
với địa chủ phong kiến, giai cấp tư sản và đế quốc chủ nghĩa Pháp.
Phương hướng chiến lược: lúc đầu cách mạng tư sản dân quyền có tính
chất thổ địa và phản đế ( chống đế quốc và phong kiến về cả kinh tế lẫn chính
trị), lúc sau đi lên các mạng xã hội chủ nghĩa(bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa).
1.1 Nhiệm vụ cách mạng
Đánh đổ phong kiến để thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để và đánh
đổ đế quốc để toàn bộ Đông Dương độc lập. Hai nhiệm vụ này phải có
quan hệ khăng khít, trong đó thổ địa là cái cốt của tư sản dân quyền, là cơ
sở quan trọng để Đảng lãnh đạo dân tộc.
1.2 Lực lượng cách mạng
Giai cấp công dân là động lực chính, dân cày là động lực mạnh của
cách mạng. Đối với tư sản thương nghiệp và công nghiệp cho là đứng về
phe đế quốc chống cách mạng -> không đề ra chiến lực tập hợp tư sản; còn
đối với giai cấp tiểu tư sản cho là thủ công nghiệp có thái độ do dự, tiểu tư
sản thương gia không tán thành cách mạng, tiểu tư sản tri thức nếu có tham
gia cách mạng chỉ thời kỳ đầu, khi phong trào lên cao sẽ chống lại cách
mạng.
1.3 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Phạm vi giải quyết vấn đề dân là toàn bộ Đông Dương, thay tên Đảng
là Đảng cộng sản Đông Dương.
1.4 Nhận xét:
-Ưu điểm: Lựa chọn đi lên xã hội chủ nghĩa, chống đế quốc.Phương
pháp cách mạng đúng đắn là sử dụng bạo lực cách mạng. Quan hệ cách
mạng thế giới đoàn kết gắn bó mật thiết với giai cấp vô sản thế giới
-Nhược điểm: Đặt tư sản, phong kiến đứng cùng phe với đế quốc trong
khi mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến, công nhân với tư sản không
quá gay gắt, trái lại cả 2 giai cấp đều có 1 kẻ thù chung là đế quốc thực dân
Pháp. Về nhiệm vụ cách mạng, xem thổ địa là cái cốt, quá đề cao vai trò
của nông dân, hạ thấp vai trò của phong kiến-> đánh giá như vậy chưa
đúng với thực tiễn Việt Nam. Về lực lượng, luận cư khẳng định lực lượng
cách mạng chỉ có công nhân, nông dân và phần tử lao khổ-> chưa hợp lý,
quá máy móc, đó là 1 điều hạn chế, quá đề cao công nhân và nông dân
nhưng lại không thấy được các khả năng cách mạng của giai cấp khác mà
không tập hợp họ, làm rạn nứt đại đoàn kết dân tộc. Về phạm vi giải quyết
dân tộc, quá rộng trong khi lực lượng nồng cốt của Đảng là Việt Nam, đồng
thời không thể hiện rõ phong trào yêu nước của các quốc gia còn lại khi lực
lượng ít, đồng thời thấy được sự bất bình đẳng khi chỉ có ít thành viên của
các nước khác ở Đông Dương có vai trò trong Đảng.

2. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất
2.1 Nhiệm vụ cách mạng
Nhiệm vụ chiến lược: Củng cố và phát triển Đảng(đấu tranh trên cả hai
mặt chống "tả" khuynh và hữu khuynh), thâu phục quảng đại quần chúng
(kéo các quần chúng đi sai đường về làm đồng minh như quần chúng trong
các tổ chức quốc gia cải lương hay quần chúng trong cách mạng tiểu tư
sản), chống đế quốc chiến tranh và ủng hộ Xô-viết Liên bang và cách mạng
Tàu.
Nhiệm vụ cụ thể: Cách mạng phản đế và điền địa (tức là chống đế quốc
và phong kiến), xem phong kiến là đồng minh của đế quốc Pháp hút máu
mủ của quần chúng lao động. Đảng không chủ trương thủ tiêu tư bản bản
xứ về đường giai cấp.
2.2 Lực lượng cách mạng
Lực lượng cách mạng chính là thợ thuyền, nông dân lao động và dân
nghèo thành thị , ngoài ra còn có các lực lượng phản đế
2.3 Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc vẫn là toàn bộ Đông Dương,
2.4 Nhận xét: đánh dấu sự khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng từ trung
ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước. Đồng thời, thống nhất
phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành trung ương Đảng.
-Ưu điểm: chống đế quốc chiến tranh, không còn quá ưu tiên chống tư bản,
thâu phục quảng đại quần chúng để lôi kéo một ít về làm đồng minh, đồng thời
cũng lôi kéo được phản đế về làm cách mạng; củng cố và phát triển đảng, gắn
bó mật thiết với cách mạng vô sản thế giới.
-Nhược điểm, vẫn còn chống phong kiến và xem như đồng minh của đế
quốc mặc dù mâu thuẫn không quá gay gắt. Về lực lượng cách mạng không lôi
kéo các tiểu tư sản, đại trí thức vì nghĩ họ bị đế quốc mua chuộc, xem tư sản
thành thị có liên hệ mật thiết với địa chủ, vua quan nên cũng gắn là đồng minh
đế quốc. Lực lượng chính vẫn là công nhân, nông dân -> chưa hợp lý, quá máy
móc, đó là 1 điều hạn chế, quá đề cao công nhân và nông dân nhưng lại không
thấy được các khả năng cách mạng của giai cấp khác mà không tập hợp họ, làm
rạn nứt đại đoàn kết dân tộc mặc dù đề ra nhiệm vụ thâu phục quảng đại quần
chúng. Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc vẫn còn quá rộng khi xét toàn bộ
Đông Dương.
3. Tiểu kết
Về Luận cương chính trị (10-1930), nhiệm vụ cách mạng chưa hợp lý, đặt đế
quốc chung với tư bản và phong kiến, lực lượng cách mạng hạn hẹp, không tạo
được khối đại đoàn kết dân tộc, phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc quá rộng
(toàn bộ Đông Dương)
Về nội dung Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, đã khôi phục
được hệ thống tổ chức của Đảng, kêu gọi quần chúng(lực lượng phản đế), tuy
nhiên về nhiệm vụ cách mạng vẫn chưa hợp lý, khi đặt đế quốc chung với
phong kiến, lực lượng cách mạng vẫn chỉ chủ yếu là công nhân, nông dân và
phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc vẫn là Đông Dương, quá rộng.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất chỉ khắc phục được một số ít
hạn chế so với Luận cương chính trị 10-1930 về mặt không còn đặt nặng phải
chống tư bản, lực lượng cách mạng kêu gọi được thêm tiểu tri thức và ra sức lôi
kéo lực lượng phản đế. Các hạn chế còn lại vẫn chưa được giải quyết rõ ràng

Tài liệu tham khảo:


1.Tập 2 (1930 ) (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

2.Tập 5 (1935 ) (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

You might also like