You are on page 1of 6

9 CÂU HỎI TẠI SAO LSĐ

1. Tại sao phong trào công nhân phát triển theo hướng vô sản hóa?
-Vì do hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên đưa chủ nghĩa Mác-lê nin thâm nhập có
hệ thống vào phong trào công nhân ở VN.
2. Tại sao lấy tên Đảng là Đảng Cộng Sản Việt Nam?
- Lấy tên Đảng là ĐCSVN vì:
+ Phù hợp với quan điểm chủ nghĩa Mác-lê nin về vấn đề dân tộc
+ Phù hợp với thực tiễn nước ta
+ Khẳng định giá trị độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
3. Tại sao Cương lĩnh chính trị đầu tiên đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu?
Vì mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản nhất, chỉ có giải phóng dân tộc mới có thể
giải quyết được vấn đề giai cấp
Và vì Bác xác định mâu thuẩn chủ yếu của nước ta là mâu thuẩn giữa toàn thể dt VN
và đế quốc xâm lược
4. Tại sao Đại hội I đánh dấu thắng lợi trong công cuộc khôi phục tổ chức Đảng
và phong trào CM?
- Vì Đại hội đại biểu thứ I của Đảng họp ở Ma Cao, đề ra ba nhiệm vụ:
+ Củng cố và phát triển Đảng
+ Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng
+ Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và ủng hộ
cách mạng Trung Quốc
5. Tại sao Bác Hồ lại nhận định chính sách của Đại hội Macao vạch ra không sát
với đặc điểm tình hình thế giới và trong nước lúc bấy giờ?
- Vì:
+ Đại hội chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
+ Chưa tập hợp lực lượng toàn dân tộc
+ Vẫn cho rằng 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ nhất định phải kết chặt
+ Quốc tế chưa đề ra nhiệm vụ chống CN Phát xít
6. Tại sao Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9/3/1945 để độc chiếm
Đông Dương?
- Bước vào 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 đang trong giai đoạn kết thúc, chính phủ
Pháp đang củng cố lực lượng chuẩn bị đem quân qua Đông Dương. Nhận thấy tình
hình này, quân Nhật phải gấp rút đảo chính Pháp, trước khi quân Pháp được tăng
cường sang Đông Dương. Đồng thời, giữ lấy đường thoát thân.
- Xét về bản chất của chủ nghĩa đế quốc thì Nhật Bản không muốn chia sẻ quyền lợi
cho kẻ khác, lợi ích bị đe dọa thì họ có xu hướng loại đi kẻ thù. Sợ quân Đồng Minh
loại Đức rồi xoay sang đánh Nhật nên Nhật phải loại bớt một kẻ thù.
- Con đường thoát thân trên biển của Nhật Bản đã bị chặn nên Nhật muốn giữ lấy con
đường thoát thân duy nhất trên đường bộ.
7. Tại sao chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta không chủ
trương phát động tổng khởi nghĩa dành chủ quyền?
- Lúc này nhân dân ta đang lâm vào nạn đói năm 1945 nên lực lượng nhân dân chưa
đủ mạnh để tổng khởi nghĩa.
- Lúc này Phát xít Nhật đã đảo chính thành công nên khí thế còn mạnh. Nếu khởi
nghĩa thì sẽ không nắm chắc phần thắng trong tay.
- Còn nhiều thế lực trong nước chưa ngã hẳn về CM (tầng lớp trung gian).
- Lực lượng vũ trang chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
8. Tại sao tổng khởi nghĩa trước khi quân đồng minh đổ bộ vào Đông Dương?
- Theo hiệp định Ianta, Bác phân tích được âm mưu của Pháp và Anh muốn giành lấy
chính quyền ở nước ta một lần nữa.
- Dựa vào hội nghị Pốtđam, Anh và Tưởng vào giáp giáp Nhật mang bản chất là các
nước đế quốc -> lợi dụng thời cơ xâm lược nước ta.
- Tạo cơ sở để bảo vệ đấu tranh giành độc lập dân tộc.
9. Tại sao UBDT giải phóng VN ra đời là sự kiện chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự
ra đời với chính quyền VN lúc bấy giờ?
- Chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền được xác địng ở hội nghị Đảng toàn
quốc tại Tân Trào ( 13-15/8/1945 ). Với chủ trương tổng khởi nghĩa trước khi quân
đồng minh đổ bộ vào Đông Dương
LỊCH SỬ ĐẢNG CHƯƠNG I
1. Hiệp ước Patenôtre (06/6/1884) đã chia VN thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam
Kì.
2. Khái quát chính sách cai trị của thực dân Pháp: độc quyền về kinh tế, chuyên
chế về chính trị, nô dịch về văn hóa.
3. Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, xã hội VN có sự ra đời của 3 giai
cấp và tầng lớp mới: tiểu tư sản, tư sản, công nhân.
4. Xã hội VN cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản là mâu
thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc xâm lược và nông dân VN với địa chủ phong kiến.
Trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất và chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với
đế quốc xâm lược.
5. Trước khi ĐCSVN ra đời, phong trào yêu nước của VN diễn ra theo mấy
khuynh hướng? → 3 khuynh hướng: phong kiến, dân chủ tư sản và vô sản.
6. Sự kiện đánh dấu bước chuyển hẳn sang lập trường dân chủ tư sản của Phan
Bội Châu là thành lập VN Quang Phục Hội năm 1912.
7. Chủ trương của nhà yêu nước Phan Châu Trinh là: “Khai dân trí, chấn dân khí,
hậu dân sinh”.
8. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước theo
khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản (bằng các phong trào yêu nước
trước khi có Đảng: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Yên Bái, Cần Vương,…): +
Thiếu đường lối chính trị đúng đắn. + Thiếu lực lượng hùng mạnh của toàn dân tộc. +
Thiếu phương pháp đấu tranh thích hợp. + Thiếu một tổ chức lãnh đạo chặt chẽ (chủ
yếu nhất).
* 9. (câu 8) Nguyên nhân trên là chủ yếu nhất vì: phải có một tổ chức lãnh đạo chi
phối các hoạt động, thống nhất về đường lối đấu tranh và tìm ra lực lượng, phương
pháp đấu tranh đúng đắn → lãnh đạo chi phối các yếu tố khác.
10. Tác phẩm Đường Kách Mệnh 1927 là tác phẩm thể hiện những nội dung cơ bản
về đường lối cách mạng VN.
11. Từ năm 1928 – 1929, phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng vô
sản hóa.
* 12. (câu 11) Vì sao? → Do sự truyền bá của Chủ nghĩa Marx-Lenin vào VN thông
qua vai trò của Hội VN Cách mạng Thanh niên.
13. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương
Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) là sự kiện đánh dấu bước phát
triển về chất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
14. Ngày 24/02/1930, hoàn thành việc thống nhất các Tổ chức Cộng sản.
15. Đại hội III năm 1960 quyết định lấy ngày 03/02 dương lịch hằng năm làm
ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
* 16. Tại sao lấy tên là Đảng Cộng sản VN mà không phải Đảng Cộng sản Đông
Dương?
→ Tên ĐCSVN có ý nghĩa phù hợp với quan điểm CN Marx-Lenin về vấn đề dân tộc,
phù hợp với thực tiễn nước ta, khẳng định độc lập dân tộc và chủ quyền nước ta.
17. Lí do đồng chí Trần Phú đổi tên Đảng Cộng sản VN thành Đảng Cộng sản
Đông Dương?
+ Đồng chí Trần Phú chịu ảnh hưởng quá lớn của quan điểm Chủ nghĩa Quốc tế Cộng
sản.
+ Suy nghĩ chủ quan của đồng chí Trần Phú.
18. Đảng Cộng sản VN ra đời là sự kết hợp của 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác-Lênin,
phong trào công nhân, phong trào yêu nước (yêu nước có trước). Trong đó, “phong
trào yêu nước” là tính đặc thù của dân tộc VN, 2 yếu tố còn lại là tính phổ biến →
ĐCSVN vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù.
19. Tại sao phong trào yêu nước xuất hiện?
→ Phong trào yêu nước xuất hiện do truyền thống yêu nước của dân tộc VN.
20. Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng được thể hiện
qua 4 văn kiện:
+ Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6/1932).
+ Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương (3/1933).
+ Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương (1934).
+ Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (3/1935). 21. Đại hội I đánh dấu thắng lợi trong
công cuộc khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.
* 22. Tại sao Bác nói: “Chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong
trào cách mạng thế giới và phong trào trong nước lúc bấy giờ”?
+ Về tình hình trong nước: Đại hội chưa đề ra chủ trương chiến lược phù hợp, không
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, không chủ trương tập hợp lực lượng
toàn dân tộc, vẫn cho rằng 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ nhất định phải kết chặt.
+ Về tình hình quốc tế: chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện nhưng Đại hội chưa đề ra
nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.
23. Sự thống nhất giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (02/1930) và Luận cương
chính trị tháng 10/1930: + Phương hướng chiến lược: Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội.
+ Nhiệm vụ cách mạng: chống đế quốc, chống phong kiến. + Lực lượng cách mạng:
công – nông là động lực chính.
+ Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng.
+ Quan hệ cách mạng: cách mạng VN là một bộ phận của CM thế giới.
+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản.
24. Sự khác biệt giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (02/1930) và Luận cương
chính trị tháng 10/1930:
Cương lĩnh Luận cương

Mâu thuẫn chủ yếu Toàn thể dân tộc VN với Đế Không xác định được
quốc xâm lược

Nhiệm vụ cách Đặt nhiệm vụ giải phóng Đặt nhiệm vụ Đấu tranh
mạng dân tộc lên hàng đầu giai cấp (Thổ địa cách
mạng) lên hàng đầu

Lực lượng cách Phủ nhận vai trò các giai Toàn thể dân tộc VN
mạng cấp, tầng lớp khác ngoài
công - nông

Điểm gốc dẫn đến sự khác biệt là mâu thuẫn chủ yếu: 3 điểm khác biệt trên cũng là 3
điểm hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10.
25. Nghị quyết Chung quanh vấn đề chiến sách mới nhận thức lại mối quan hệ
giữa 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
26. Nghị quyết Chung quanh vấn đề chiến sách mới:
- Nội dung nhận thức:
+ Hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ không nhất định phải kết chặt.
+ Ưu tiên nhiệm vụ dân tộc.
- Ý nghĩa của nghị quyết: Nghị quyết đã bước đầu khắc phục hạn chế của Luận
cương chính trị tháng 10 và trở lại tinh thần Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
27. Luận cương chính trị tháng 10 & Đại hội I: 2 nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
phải kết chặt.
28. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo qua 3 Hội nghị Trung ương 6, 7, 8:
+ Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Thành lập Mặt trận Việt Minh (tức VN Độc lập Đồng Minh).
+ Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
29. Từ ngày 09 – 12/3/1945, Ban Thường vụ & Trung ương Đảng họp và ra Chỉ
thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
+ Kẻ thù chính: phát xít Nhật, khẩu hiệu: Đánh đuổi phát xít Nhật.
+ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước.
+ Đề ra chủ trương phá kho thóc Nhật để giải quyết nạn đói cho dân.
+ Hình thức khởi nghĩa: khởi nghĩa từng phần.
* 30. Tại sao chỉ “khởi nghĩa từng phần” chứ không phát động tổng khởi nghĩa?
+ Do đất nước đang khó khăn, nhân dân đang lâm vào nạn đói (năm 1945).
+ Nhật lúc này còn mạnh, vẫn chưa bị đánh bại.
+ Lực lượng vũ trang chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
+ Các tầng lớp trung gian chưa ngả hẳn về phía Cách mạng.
* 31. Tại sao Nhật đảo chính lật đổ Pháp vào thời điểm 09/3/1945? + Nhật đảo
chính loại bỏ Pháp để rảnh tay đối phó quân Đồng Minh khi quân Đồng Minh
vào đánh Nhật.
+ Để phòng bị chính phủ Đờ-Gôn phối hợp với Pháp đánh úp Nhật.
+ Pháp đang khôi phục lại lực lượng và chính quyền.
+ Quân Đồng minh đang lăm le bên ngoài và chỉ có cách độc chiếm Đông Dương thì
quân Nhật mới có đường lui (lúc này Mĩ đã chiếm được Philippines – đường biển) →
Nhật muốn giữ lại con đường thoát thân duy nhất còn lại trên bộ. + Bản chất của chủ
nghĩa đế quốc là không chia sẻ thuộc địa hay quyền lợi cho nhau, sự hòa hoãn chỉ là
tạm thời → giữa Nhật & Pháp có mâu thuẫn về lợi ích nên khi lợi ích bị đe dọa thì
Nhật sẽ phải loại bỏ Pháp.
32. Chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được xác định tại Hội nghị
Đảng toàn quốc tại Tân Trào (13 - 15/8/1945).
* 33. (câu 32) Chủ trương cụ thể: Tổng khởi nghĩa trước khi quân Đồng minh
đổ bộ vào Đông Dương. Còn HNTW tháng 3/1945: Tổng khởi nghĩa khi quân
ĐM đổ bộ vào Đông Dương. Tại sao có sự khác nhau như trên/Tại sao phải tổng
khởi nghĩa trước? → Tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân
Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương để tuyên bố độc lập chủ quyền và tránh nguy cơ
bị đô hộ bởi các nước đế quốc, đồng thời ngăn chặn âm mưu quay trở lại xâm lược
nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp, tạo cơ sở để đấu tranh bảo vệ độc lập chủ
quyền.
34. Đại hội Quốc dân Tân Trào quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc Giải
phóng VN do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch là sự kiện chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự
ra đời của chính quyền VN Dân Chủ Cộng hòa.
35. Tại sao là sự chuẩn bị về mặt tổ chức (câu trên)? → Vì Ủy ban DTGPVN
chính là chính phủ lâm thời của nước VNDCCH.
36. 28/8/1945 giành thắng lợi cuối cùng trong Cách mạng tháng 8 ở Hà Tiên.
37. Ở CMT8, VN chưa trở thành lá cờ đầu trong giải phóng dân tộc toàn thế giới,
chỉ mới chỉ cổ vũ, phải tới chiến thắng Điện Biên Phủ.
38. Từ 1930 – 1945, văn kiện nào xác định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu?
+ 30 - 31: Cương lĩnh CT đầu tiên (02/1930).
+ 32 - 35: không có. + 36 - 39: Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới.
+ 39 - 45: Tại HNTW 8 tháng 5/1941 (hoặc nói HNTW 6, 7, 8).
39. Từ 1930 – 1945, văn kiện nào xác định lực lượng Cách mạng là toàn thể dân
tộc VN?
+30-31: Cương lĩnh CT đầu tiên.
+ 32-35: không có.
+ 36-39: không có.
+ 39-45: Tại HNTW 8 tháng 5/1941 (hoặc nói HNTW 6, 7, 8) – thể hiện ở thành lập
Mặt trận Việt Minh (HNTW 8).
40. Từ 1930 – 1945, văn kiện nào xác định mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ?
+ 30-31: Cương lĩnh CT đầu tiên: không nhất định phải kết chặt. Luận cương tháng
10: nhất định kết chặt.
+ 32-35: Đại hội I: nhất định phải kết chặt.
+ 36-39: Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới: không nhất định phải kết
chặt (ưu tiên dân tộc).
+ 39-45: HNTW 6, 7, 8: đặt dân tộc lên hàng đầu

You might also like