You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930- 1945.

I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1935.


1. Tình hình Việt Nam trong những năm 1929- 1933.
- Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, từ năm 1930 kinh tế Việt Nam
bước vào thời kỳ: Khủng hoảng, suy thoái.
- Sự khủng hoảng, suy thoái của kinh tế Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng 1929-
1933 bắt đầu từ kinh tế: Nông nghiệp.
- Hậu quả xã hội lớn nhất mà khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 gây ra đối với Việt Nam
là: Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân.

2. Phong trào cách mạng 1930- 1931.


a. Phong trào trên cả nước:
- Phong trào cách mạng 1930- 1931 bùng nổ do:
+ Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929- 1933
+ Thực dân Pháp tăng cường khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân: Đảng ra đời là nguyên nhân quyết định đến sự
phát triển, và biến đổi về chất của phong trào so với các phong trào yêu nước trước đó.
- Phong trào cách mạng 1930- 1931 là phong trào cách mạng lần đầu tiên giai cấp công
nhân biểu tình kỷ niệm: Ngày quốc tế lao động 1/ 5.
- Các cuộc đấu tranh trên phạm vi cả nước nhân ngày Quốc tế lao động 1 - 5 trong phong
trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa: đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng
- Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930- 1931 là: Sự thành lập các Xô Viết Nghệ-
Tĩnh.
- Sự ra đời của các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng
1930- 1931 vì: đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
- Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là: Cuộc biểu tình
của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên- Nghệ An (12/ 9/ 1930)
- Khẩu hiệu đưa ra trong phong trào cách mạng 1930- 1931 nhằm thẳng vào kẻ thù dân
tộc và giai cấp khẳng định tính triệt để của phong trào là: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng
đất cho dân cày”.
- Điểm hạn chế của phong trào cách mạng 1930- 1931 là đưa ra khẩu hiệu: “Trí- phú- địa-
hào đào tận gốc, trốc tận rễ”.
* Phong trào cách mạng 1930- 1931 là phong trào cách mạng:
+ Không phải do Đảng phát động- nhưng Đảng lãnh đạo.
+ Lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm xuất hiện.
+ Lần đầu tiên giai cấp công nhân biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/ 5.
+ Lần đầu tiên chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân ra đời (Hình thức chính
quyền công- nông).
+ Lần đầu tiên khối liên minh Công- nông được hình thành.
+ Là cuộc diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám- 1945.

b. Xô Viết Nghệ- Tĩnh.


- Xô Viết Nghệ- Tĩnh ra đời trong phong trào cách mạng 1930- 1931 từ tháng 9/ 1930 khi
phong trào phát triển đến đỉnh cao tại hai tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh vì đây là hai địa
phương có:
+ Cơ sở Đảng hoạt động mạnh.
1
+ Truyền thống đấu tranh cách mạng bất khuất.
- Tính ưu việt của chính quyền cách mạng, một chính quyền của dân, do dân và vì dân
được cac Xô Viết thể hiện thông quan các hệ thống chính sách:
+ Về chính trị:
. Quần chúng được tự do tham gia các tổ chức đoàn thể, tự do hội họp.
. Thành lập các đội tự vệ đỏ, toàn án nhân dân.
+ Về kinh tế:
. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
. Bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xóa nợ.
. Xây dựng tu sửa cầu cống, đường xá.
. Lập các tổ đội sản xuất.
+ Về văn hóa- xã hội:
. Mở các lớp dạy chữ quốc ngữ
. Xóa bỏ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan
. Giữ vững trật tự- trị an.
- Phong trào cách mạng 1930- 1931 mang tính chất: Thống nhất- quyết liệt và triệt để. Và
với quy mô rộng lớn.
- Tính triệt để của phong trào cách mạng 1930- 1931 được biểu hiện ở việc: không ảo
tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.

3. Hội nghị lần thứ nhất BCH trung ương lâm thời của Đảng (10/ 1930).
- Hội nghị được triệu tập tại Hương Cảng- Trung Quốc, giữa lúc phong trào cách mạng
1930- 1931: Phát triển đến đỉnh cao.
- Tại Hội nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đổi tên thành: Đảng Cộng sản Đông
Dương.
- Hội nghị đã thông qua Luân cương chính trị do Trần Phú soạn thảo. Với nội dung:
+ Xác định đường lối chiến lược của cách mạng là: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là
cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ TBCN tiến
thẳng lên con đường XHCN.
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: Đánh đổ Phong kiến- Đế quốc.
+ Động lực- lực lượng cách mạng là: Công nhân và nông dân
+ Lãnh đạo cách mạng là: Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Luận cương tháng Mười của Trần Phú còn hạn chế:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương nên không đưa ngọn cờ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của: Tầng lớp tiểu tư sản; Khả năng chống
đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của: Giai cấp tư sản; Khả năng lôi kéo
tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc tay sai của một bộ phận: Trung- tiểu
địa chủ.
- Hội nghị đã bầu BCH TW chính thức, do đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.
- Điểm khác nhau cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giữa Cương lĩnh
chính trị (2 - 1930) và Luận cương chính trị (10 – 1930) thể hiện ở nội dung: Xác định
nhiệm vụ và lực lượng tham gia.
- Về động lực của cách mạng, cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương tháng Mười
đều xác định: Công- nông là gốc của cách mạng.
- Một trong những điểm khác về xác định động lực cách mạng của Luận cương so với
cương lĩnh là: Đánh giá không đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.
2
II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936- 1939.
1. Tình hình thế giới và trong nước những năm 1936- 1939.
- Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện nguy cơ: Chủ nghĩa Phát
xít và chiến tranh thế giới.
- Tháng 7/ 1935, trước nguy cơ CNPX và chiến tranh thế giới, Quốc tế Cộng sản triệu tập
Đại hội VII, đại hội đã:
+ Xác định kẻ thù là CNPX
+ Xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế là: Chống CNPX
+ Xác định mục tiêu đấu tranh là: Giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận
nhân dân rộng rãi ở các nước.
- Tháng 6/ 1936: Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành nhiều chính
sách tiến bộ đối với thuộc địa (Là nguyên nhân quyết định đến sự hình thành và phát triển
của phong trào dân chủ 1936- 1939) như:
+ Thả tù chính trị
+ Nới rộng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
+ Cử phái đoàn điều tra tình hình thuộc địa.
- Những năm 1936- 1939 là giai đoạn mà kinh tế Việt Nam: Phục hồi và phát triển.

2. Phong trào dân chủ 1936- 1939.


a. Sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng giai đoạn 1936- 1939; Hội nghị tháng 7/
1936.
- Hội nghị tháng 7/ 1936 của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập tại Thượng Hải
(Trung Quốc). Dựa trên nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào tình
hình thế giới, trong nước thay đổi. Hội nghị đã xác định:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là: Chống đế
quốc- chống Phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống
Phát xít, chống chiến tranh.
+ Mục tiêu là đòi: Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Hình thức- phương pháp đấu tranh là kết hợp: Đấu tranh công khai- bí mật; Hợp pháp
và bất hợp pháp, đấu tranh nghị trường và đấu tranh báo chí.
- Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận: Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương
(Đến tháng 3/ 1938 đổi thành: Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương).Với khẩu hiệu:
“Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
b. Những phong trào tiêu biểu.
- Phong trào thu thập chữ ký vào bản kiến nghị gửi phái đoàn điều tra thuộc địa của Pháp
mang tên phong trào: Đông Dương Đại hội.
- Trong phong trào dân chủ 1936- 1939, lần đầu tiên nhân dân ta tổ chức mít tinh công
khai để: Kỷ niệm ngày quốc tế lao động (1/ 5/ 1938).
- Các hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936- 1939 là:
+ Đấu tranh Nghị trường.
+ Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
- Phong trào dân chủ 1936- 1939 mang tính chất: Dân tộc và dân chủ (Trong đó tính chất
dân chủ là điển hình).
- Phong trào dân chủ 1936- 1939 có ý nghĩa:
+ Là phong trào quần chúng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3
+ Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt về dân sinh dân chủ.
+ Qua phong trào Đảng tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo, cán bộ Đảng viên
được trưởng thành.
+ Phong trào là cuộc diễn tập thứ hai cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám- 1945.
- Phong trào dân sinh dân chủ 1936- 1939 là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám 1945 vì đã: xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông
đảo.
- Từ phong trào dân chủ 1936 - 1939, bài học còn nguyên giá trị đối với nước ta trong
thời đại ngày nay đó là: Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

III. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939- 1945.


1. Tình hình Việt Nam trong thế chiến thứ hai.
a, Chính trị.
- Ngày 1/ 9/ 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, những điều kiện đấu tranh đòi
dân sinh dân chủ không còn: Pháp đầu hàng Đức, chính phủ “thân Đức” ở Pháp thi hành
nhiều chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và nhân dân thuộc địa.
- Tháng 9/ 1940: Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng Nhật, ký với
Nhật: “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương” (23/ 7/ 1941). Với nội dung cơ bản là:
Nhật có thể tự do điều động quân khắp Đông Dương.
- Khi Nhật nhảy vào Đông Dương, chúng ra sức tuyên truyền, hô hào học thuyết: Đại
Đông Á.
- Thời cơ cách mạng đã xuất hiện nhưng chưa thực sự chín muồi với sự kiện: Nhật đảo
chính Pháp (9/ 3/ 1945).
b, Kinh tế:
- Khi thế chiến bùng nổ, thực dân Pháp đã ra lệnh: Tổng động viên.
- Để vơ vét tối đa tiềm lực kinh tế Đông Dương phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai,
thực dân Pháp đã thi hành chính sách: “Kinh tế chỉ huy”.
- Nhật bóc lột nhân dân ta thông qua tay: Thực dân Pháp.
c, Xã hội.
- Chính sách bóc lột của Nhật- Pháp đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, hâu quả xã hội
lớn nhất đó là: Cuối năm 1944- đầu 1945, hai triệu đồng bào ta đã chết đói.

2. Sự chuyển hướng chỉ đạo và hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của
Đảng.
a. Hội nghị BCH Trung ương VI (11/ 1939).
- Hội nghị xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là: Đánh đổ đế quốc- tay sai
- Hội nghị tạm gác khẩu hiệu: “Cách mạng ruộng đất”. Thay khẩu hiệu “thành lập chính
phủ Xô viết Công- nông- binh” bằng khẩu hiệu “thành lập chính phủ Cộng hòa”.
- Mục tiêu phương pháp đấu tranh:
- Hình thức tập hợp lực lượng: Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế
Đông Dương
- Hội nghị trung ương VI đã chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng, đưa nhân dân ta
vào thời kỳ: Trực tiếp vận động cứu nước.
b. Hội nghị BCH Trung ương VII (11/ 1940).
- Hội nghị xác định kẻ thù là: Đế quốc Pháp- Nhật.
- Hội nghị quyết định:
+ Duy trì đội du kích Bắc Sơn.
4
+ Tiến tới thành lập căn cứ du kích
+ Đình chỉ khởi nghĩa Nam kỳ.
- Hội nghị trung ương VII tiếp tục chuyển hướng chỉ đạo cách mạng.
c. Hội nghị BCH Trung ương VIII (05/ 1941).
- Hội nghị xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là: Giải phóng dân tộc.
- Hội nghị tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”, xác định sau khi giành
chính quyền sẽ thành lập chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Hội nghị quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương,
thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc. Ở Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc
lập đồng minh (Việt Minh).
- Hội nghị xác định hình thái của khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân là: Đi từ
khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- Hội nghị xác định nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là: Chuẩn bị khởi nghĩa
giành chính quyền.
- Hội nghị trung ương VIII đã đánh dấu: Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo cách mạng
của Đảng.
- Hội nghị chủ chương hoàn thành cuộc cách mạng: Giải phóng dân tộc.
- Trong giai đoạn 1939- 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được những
hạn chế của luận cương tháng Mười (1930) về động lực cách mạng qua chủ trương:
+ Tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc (Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc).
+ Tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc
+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
+ Thành lập mặt trận đoàn kết các lực lượng dân tộc (Mặt trận Việt Minh).
- Hạn chế của luận cương tháng Mười (1930) được khắc phục triệt để với các quyết định
tại: Hội nghị Trung ương VIII (5/ 1941).
- “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được
độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu
mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đổi
lại được”. Là đoạn trích thuộc văn kiện: Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng
tháng 5-1941.

3. Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.


- Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì nơi
đây có: địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng.
- Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó có “nhân hòa”
là yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố “nhân hòa” mà Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây
dựng căn cứ địa vì nơi đây có: phong trào quần chúng tốt từ trước.
- Khi thành lập, Mặt trận Việt Minh đã thay tên các “Hội phản đế” thành: “Hội cứu
quốc”.
- Các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh được bắt đầu xây dựng từ: miền núi.
- Việt Minh đã thí điểm thành lập các Hội cứu quốc tại: Cao Bằng.
- Năm 1944, để tập hợp hơn nữa lực lượng cho mục tiêu giành động lập, Đảng đã chủ
trương thành lập:
+ Đảng Dân chủ Việt Nam.
+ Hội Văn hóa cứu quốc.
- Tiền thân của các trung đội Cứu quốc quân là: Đội du kích Bắc Sơn
- Các căn cứ địa đầu tiên của cách mạng là:
5
+ Căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai
+ Căn cứ Cao Bằng.
- Kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị cho toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang được vạch ra tại
sự kiện: Hội nghị TW Đảng tại Võng La (Đông Anh- Phúc Yên) tháng 2/ 1943.
- Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là tổ chức: Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân.
- Trong “Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ” (12/ 1944) Hồ Chí Minh viết: “Vì cuộc
kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang
toàn dân...” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia. H.., 2011, Tr.3).
Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ
Chí Minh về: khởi nghĩa toàn dân.
- Lúc mới thành lập, Đội VNTTGPQ trú trọng nhiệm vụ: Chính trị hơn quân sự.
- Hai trận thắng đầu tiên của Đội VNTTGPQ là diệt hai đồn: Phay Khắt và Nà Ngần.
- Sau khi đảo chính Pháp (9/3/1945) Nhật đã mạnh miệng tuyên bố: “Giúp các dân tộc
Đông Dương xây dựng nền độc lập”.
- Hội nghị Ban thường vụ của Đảng tại Đình Bảng (Từ Sơn- Bắc Ninh) ngày 12/ 3/ 1945
đã quyết định:
+ Hội nghị đã nhận định sự kiện Nhật đảo chính Pháp: “Đã tạo ra sự khủng hoảng chính
trị sâu sắc nhưng những điều kiện cho tổng khởi nghĩa chưa chín muồi”.
+ Ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
+ Thay khẩu hiệu “Đánh đổ Pháp- Nhật” bằng khẩu hiệu: “Đánh đuổi Phát xít Nhật”.
+ Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu quốc” làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
- “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) là bản chỉ thị của :
Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Trước nạn đói đang diễn ra trầm trọng cuối năm 1944 đầu năm 1945 Đảng đã nêu khẩu
hiệu: “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.
- Phong trào “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói” thu hút đông đảo nhân dân Việt
Nam ở Bắc kỳ và Trung kỳ tham gia vì đã: đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quần
chúng.
- Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tù chính trị đã nổi dậy ở nhà lao: Ba Tơ (Quảng
Ngãi).
- Quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang của cách mạng tháng Tám- 1945 được
đưa ra trong sự kiện: Hội nghị quân sự Bắc kỳ (4/ 1945).
- Tại Hội nghị quân sự Bắc kỳ, Cứu quốc quân đã thống nhất với Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân thành: Việt Nam giải phóng quân.
- Lực lượng bán vũ trang trong cách mạng tháng 8 được xây dựng bao gồm: các đội du
kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu.
- TW Đảng ra chỉ thị kêu gọi nhân dân “ sắm vũ khí đuổi thù chung” là thuộc giai đoạn:
Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Khu giải phóng Việt Bắc trong cách mạng tháng Tám gồm các tỉnh: Cao Bằng- Bắc
Kạn- Lạng Sơn- Thái Nguyên- Tuyên Quang- Hà Giang. Với trung tâm là: Tân Trào.
- Phong trào cách mạng 1930- 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có
điểm tương đồng là: Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.

4. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

6
- Sự kiện tạo ra “thời cơ ngàn năm có một”- thời cơ thực sự chín muồi của cách mạng
tháng Tám là: Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (15/ 8/ 1945).
- Thời cơ “Ngàn năm có một” tồn tại trong khoảng thời gian: Từ sau khi Nhật đầu hàng
đồng minh đến trước khi lực lượng đồng minh tràn vào nước ta giải giáp vũ khí quân đội
Nhật.
- Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945) đã tạo điều kiện cho nhân dân Đông Nam Á:
Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.
- Văn kiện chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước là: “Quân lệnh số 1”.
- “Chúng ta phải hành động cho nhanh, với tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận
trọng!” Câu trích trên ở trong văn kiện: “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc (8-1945)
- Ngày 16- 17/ 8/ 1945, Đại hội quốc dân được triệu tập đã đưa ra các quyết định:
+ Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa
+ Thông quan mười chính sách của Việt Minh
+ Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
- Giữa tháng 8, cơ sở để các đảng bộ địa phương ở một số địa phương thuộc đồng bằng
sông Hồng, Thanh- Nghệ- Tĩnh… phát động khởi nghĩa giành chính quyền khi chưa nhận
được lệnh tổng khởi nghĩa là: Vận dụng linh hoạt chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”.
- Chiều ngày 16/ 8, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã từ Tân
Trào tiến về giải phóng thị xã: Thái Nguyên.
- Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước trong cách mạng tháng Tám là:
+ Bắc Giang
+ Hải Dương
+ Hà Tĩnh
+ Quảng Nam
- Việc giành chính quyền ở các địa phương đã quyết định thắng lợi của cách mạng tháng
Tám năm 1945 là ở: Hà Nội (19/ 8)- Huế (23/ 8)- Sài Gòn (25/8).
- Địa phương giành chính quyền muộn nhất cả nước trong cách mạng tháng Tám là: Đồng
Nai Thượng và Hà Tiên.
- Những địa phương không thể giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám vì quân
Trung Hoa Dân quốc và tay sai đã chiếm đóng từ trước là: Móng Cái, Hà Giang, Lai
Châu, Lào Cai, Vĩnh Yên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ với thắng lợi của: Cách mạng tháng Tám
năm 1945. Cụ thể với sự kiện: Ngày 30/ 8/ 1945 Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn- kiếm cho
chính quyền cách mạng.
- Tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam
là: Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc.
- Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền với
thắng lợi của: Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chiến thắng góp phần đánh bại CNPX, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc
địa của Chủ nghĩa thực dân, làm suy yếu chúng và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới là thắng lợi: Cách mạng tháng Tám- 1945.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc ta, đó là kỉ nguyên:
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
- Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945
chứng tỏ: Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
7
- Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam và cách mạng tháng Mười Nga 1917 đều có
điểm chung là về các vấn đề:
+ Đều chịu tác động của chiến tranh thế giới
+ Giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi.
+ Giành chính quyền bằng sử dụng bạo lực của quần chúng
+ Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
- Nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam
là:
+ kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng.
+ kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị
+ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
- Lực lượng quan trọng nhất giành chính quyền trong tổng khởi nghĩa cách mạng tháng
Tám 1945 là: Lực lượng chính trị.
- Vai trò của lực lượng vũ trang trong tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám: Xung kích,
hỗ trợ lực lượng chính trị.
- Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là: cuộc
cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang
- Các mạng tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân với:
+ Tính dân tộc điển hình
+ Tính dân chủ chưa triệt để
+ Tính nhân dân sâu sắc
- Sự kiện ghi nhận Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức trở thành đảng cầm quyền: Cách mạng tháng
Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2 – 9 – 1945).
- Trong những năm 1939 - 1945, sự phát triển lực lượng chính trị cách mạng của Đảng
Cộng sản Đông Dương có đặc điểm: Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.
- Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Việt Nam gắn liền với những phong trào cách mạng
: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
- Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 –
1945 cho thấy, biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải:
chuẩn bị thực lực, coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định.
- Bài học kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam
có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là: xây dựng và phát
huy khối đoàn kết dân tộc

You might also like