You are on page 1of 9

BÀI 12

I.  Thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau
chiến tranh thế giới thứ nhất như sau:
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở
thành đối tượng của cách mạng.
- Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi,
nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
2. Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:
- Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với
chúng.
- Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có
tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không
kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
3. Tầng lớp tiểu tư sản: 
- Nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh.
- Một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
4. Giai cấp nông dân: 
- Chiếm tới 90% dân số, bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông
dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến.
- Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ
trở thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
II. Nhận xét tác động các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng việt
nam
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920,
Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
- Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, Chuẩn bị về tư tưởng chính
trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:
+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
+ Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
+ Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng
tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:
+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của
cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng.
+ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức
cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.

 
BÀI 13
I. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
-Chiến lược cách mạng: tiến hành  cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản.
-Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm 
cho nuớc Việt Nam độc lập tự do
-Lực lượng cách mạng: công, nông, tiểu tư sản, trí thức; lợi dụng hoặc trung lập phú
nông, địa chủ, tư sản..
-Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiền  phong của giai cấp vô sản.
- Quan hệ với thế giới: CMVN là một bộ phận của cách mạng thế giới nên phải liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vô sản 
=> Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và
giai cấp. Độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu của cương lĩnh này
II. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt  vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
-Là kết  quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt của nhân dân VN.
- Chấm dứt  sự khủng hoảng về  đường lối ,về giai cấp lãnh đạo, khẳng định quyền lãnh
đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.
-Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt
mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc VN.
-Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành  một bộ phận khăng khít của  cách  mạng thế
giới .
III. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của
sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng
thế giới.
- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt
về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

IV. TÍnh đúng đắn và sáng tạo của cương lĩnh chính trị

V. Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập đảng
1. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
2. Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và
chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng, chuẩn bị cho cuộc vận động
thành lập Hội VNCMTN
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án
bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và
kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. 
Về chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận điểm
chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân
tộc bị áp bức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của
Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Những luận điểm ấy sau
này phát triển thành những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam.
3. nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
4. Là người soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng 
BÀI 14

II. Phân tích được điểm mới trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong
trào dân tộc 1919 - 1930
Phong trào 1930 – 1931 có nhiều điểm mới so với các phong trào cách mạng trước khi
Đảng ra đời:
- Tính triệt để: nhằm trúng hai kẻ thù của dân tộc là đế quốc và phong kiến, không ảnh
tưởng về kẻ thù dân tộc.
- Quy mô: tạo thành một phong trào rộng lớn khắp cả nước, của nông dân, công nhân và
các tầng lớp lao động khác và có tính thống nhất cao.
- Hình thức phong phú: mít tinh, biểu tình, diễn thuyết, biểu tình có vũ trang, …
- Phong trào đã hình thành khối liên minh công – nông, công nhân và nông dân đã đoàn
kết cùng nhau trong đấu tranh cách mạng
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản
đã công nhận Đảng Cộng Sản Đông dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế cộng
sản
BÀI 15
I. Nhận xét được tác động ảnh hưởng của tình hình thế giới tới Việt Nam trong
những năm 1936 - 1939
* Tình hình thế giới:
- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay
sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến
tranh mới.
- Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) xác định:
+ Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.
- Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã áp dụng một số chính sách tự
do, dân chủ đối với các thuộc địa.
* Tình hình trong nước:
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố,
đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải
cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra tìm cách nhanh chóng hoạt động trở lại.
⟹ Như vậy, với tình hình thế giới và trong nước như trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến
đường lối đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939.

II. So sánh được điểm giống và khác phong trào 1936 - 1939 với phong trào 1930
- 1931
Sự giống nhau
a, Quy mô
  Cả hai phong trào đều có quy mô rộng khắp, lan rộng từ Bắc tới Nam, thu hút đông đảo
tầng lớp nhân dân tham gia.
b, Lực lượng lãnh đạo
Sau năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả hai phong trào đều đặt dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Đảng.
c, Ý nghĩa
  Cả hai phong trào đều gây nên tiếng vang lớn đối với thực dân Pháp.
  Đều được coi là hai cuộc diễn tập để chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng tám năm
1945.
Sự khác nhau

III. Phân tích Ý nghĩa của phong trào 1936 - 1939


+ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản
Đông Dương.
+ Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách
mạng; cán bộ được tập hợp và trưởng thành; Đảng tích lũy nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
+ Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng
thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của
các thế lực phản động khác.
+ Phong trào 1936-1939 là cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau
này.
BÀI 16
I. Nhận xét được mối quan hệ giữa cách mạng thế giới với cách mạng Việt Nam
II. Giải thích được nguyên nhân Đảng phát động phong trào kháng Nhật cứu
nước
*Tình hình thế giới:
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu phát xít Đức bị thất
bại liên tiếp. Liên quân Anh – Mỹ mở trận mới, nước Pháp giải phóng chính phủ kháng
chiến Đờ Gông trở về Pa-Ri.
– Ở mặt trận Thái Bình dương Nhật đang khốn đốn trước đón tấn công của liên quân
Anh, Mỹ.
– Ở Đông dương Pháp đang ráo riết hoạt động chờ Đồng minh vào đánh quân Nhật.
Trước tình hình đó Nhật buộc phải đảo chính Pháp dể chiếm đông dương.
* Tình hình trong nước:
– Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lên nắm chính quyền, tuyên bố giúp đỡ nên độc
lập của các dân tộc ở Đông Dương nhưng chúng đã thi hành chính sách bóc lột nhân dân
ta rất tàn ác, vì vậy bộ mặt thật của phát xít Nhật bị phơi trần.
– Trước tình hình đó Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghị mở rộng ra chỉ thị: “ Nhật –
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Xác định kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của
nhân dân ta là phát xít Nhật, Đảng phát động cao trào “ Kháng Nhật cứu nước ”.
III. Giải thích được vì sao thời cơ tổng khởi nghĩa T8/1945 được gọi là thời cơ
chín muồi ngàn năm có 1?
Thời cơ đã chín muồi:
  Điều kiện chủ quan:
 Lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị đầy đủ, được tập dượt qua các
phong trào đấu tranh cách mạng: 1930 - 1931; 1936 – 1939; 1939 - 1945
mà đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước…
 Đảng ta có đường lối đúng đắn, trưởng thành qua quá trình đấu tranh cách
mạng... sẵn sàng lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy khi thời cơ đến...
  Điều kiện khách quan thuận lợi.
 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc... Nhật đầu hàng Đồng minh....
 Quân Nhật ở Đông Dương và tay sai Nhật hoang mang, tê liệt....
 Điều kiện khách quan, chủ quan cho TKN đã chín muồi. Đảng quyết tâm
phát động TKN giành chính quyền... Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại
hội Quốc dân ở Tân Trào…
Thời cơ ngàn năm có một
 Thời cơ ngàn năm có một là thời điểm: Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng
minh không điều kiện nhưng quân Đồng minh lại chưa kịp vào Đông
Dương giải giáp quân đội Nhật, quân đội Pháp cũng chưa kịp khôi phục lại
được địa vị thống trị ở Đông Dương...
 Tuy nhiên cơ hội đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, (khoảng 2 tuần,
Đảng ta không kiên quyết chớp thời cơ, phát động tổng khởi nghĩa thì thời
cơ sẽ qua đi, vì chỉ sau một tuần khi ta tuyên bố độc lập, quân các nước
Đồng minh đã kéo vào Việt Nam…
IV. So sánh được chủ trương đề ra trong hội nghị t11/1939 với hội nghị t7/1936

V. Nhận xét ý nghĩa của hội nghị trung ương T8/1941


Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, được đề ra tại
Hội nghị tháng 11/1939, nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc
giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ ấy.
Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể là: Tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền đi từ khởi nghĩa từng phần đến tiến tới tổng khởi
nghĩa.
VI. Phân tích được sự sáng tạo của Đảng trong việc chớp lấy thời cơ phát động
Khởi nghĩa
VII. Phân tích ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách
mạng tháng 8
Nguyên nhân thắng lợi
- Khách quan: Quân Đồng minh thắng phát xít đã  tạo thời cơ  thuận lợi để nhân
dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
- Chủ quan:
+Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng  kêu gọi thì toàn dân nhất tề
đứng lên cứu nước, cứu nhà.
+Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh  
+Quá trình chuẩn bị lâu dài , chu đáo , rút kinh nghiệm qua đấu trnh , chớp đúng thời cơ
+Toàn Đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do
Trong những nguyên nhân trên sự lãnh đạo tài tình của Đảng là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám.
Ý nghĩa lịch sử .
  Đối với dân tộc:
+ Tạo ra bước ngoặt trong lịch sử: phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp và ách thống trị của
Nhật, lật nhào chế độ phong kiến, lập nên Nhà nước VNDCCH...
+ Mở ra một kỉ nguyên mới : kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự do, kỷ nguyên nhân dân nắm
chính quyền, làm chủ đất nước.
 Đối với thế giới :
+Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít ; +Cổ vũ các dân
tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
 Bài học kinh nghiệm:
-     Đảng có đường lối đúng đắn , trên cơ sở  vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-
nin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ
trương , biện pháp cách mạng  phù hợp.
-   Đảng tập hợp ,tổ chức các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất,
trên cơ sở liên minh công nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa và cô lập cao độ kẻ
thù để tiến tới tiêu diệt chúng.
-     Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang,  tiến hành khởi nghĩa từng phần, chớp
thời cơ phát động  Tổng khởi nghĩa trong cả nước  .
 

You might also like