You are on page 1of 5

I) Hoàn cảnh diễn ra phong trào cách mạng 1930-1931:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã tác động mạnh mẽ đến tình
hình kinh tế, xã hội Việt Nam cụ thể:
- 1930 kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái và khủng hoảng sâu sắc:
+ Nông nghiệp: giá lúa, giá nông phẩm hạ, ruộng đất bị bỏ hoang
+ Công nghiệp: các nghành suy giảm
+ Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả tăng vọt
=> Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào
cảnh khốn cùng.

II) Nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931:
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét bóc lột của
thực dân Pháp đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng.
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra đời (3/2/1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình
hình và kịp thời lãnh đạo giai cấp công nông cùng các tầng lớp lao động vùng lên
đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
III) Diễn biến:
Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930 đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân,
nông dân trong cả nước.
Ngày 1/5/1930 nhân ngày quốc tế lao động nhiều cuộc dấu tranh bùng nổ trên
phạm vi cả nước.
Trong các tháng 6,7,8 phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Sang
tháng 9, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

IV) Kết quả


Hệ thống chính quyền thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, tan
rã.
Các tổ chức Đảng ở địa phương đã lãnh đạo quần chúng tự đứng ra quản lý đời
sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, hoạt động theo kiểu các tổ chức Xô Viết.
Phong trào cách mạng 1930-1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý
nghĩa lịch sử to lớn.

=> Bài học kinh nghiệm: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về công
tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống
nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

V) Hoạt động của chính quyền Xô Viết:


+ Chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập đội tự vệ
đỏ và toà án nhân dân
+ Kinh tế: chia ruộng đất cho nông dân nghèo, bắt địa chủ giảm tô nợ, xoá nợ, bãi
bỏ các thứ thuế của đế quốc
+ Văn hoá xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan
Tuy bị thất bại nhưng hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã đem lại lợi
ích cho nhân dân, chứng tỏ tính ưu việt của một chính quyền mới.
VI) Luận cương chính trị của Đảng Cộng Sản Đông Dương 10/1930
Ban chấp hành trung ương họp hội nghị lần thứ nhất quyết định đổi tên Đảng
Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương . Luận cương gồm các nội
dung chính:
+ Xác định mau thuẫn giai cấp gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên
+Phương hướng chiến lược: Nêu rõ tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu
là một cuộc “ cách mạng tư sản dân quyền “, “ có tánh chất thổ địa và phản đế”.
Sau đó sẽ tiếp tục “ phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con
đường xã hội chủ nghĩa”
+Nhiệm vụ cốt yếu: Cách mạng tư sản dân quyền phải đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
+Về lãnh đạo cách mạng: Đảng phải có một đường chính trị đúng
+Về phương pháp cách mạng: Ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường” võ
trang bạo động”

You might also like